Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Chướng bụng đau tức 20 năm

Thưa Thầy,
Con tên Trần Việt Dung, là nữ, năm nay 42 tuổi, chiều cao: 1.56m, cân nặng 51kg. Bàn tay, bàn chân sờ vào luôn có cảm giác ấm, trán sờ ấm bình thường.

Chỉ số huyết áp: theo thứ tự trước ăn; sau ăn 30 phút; sau tập (toàn bộ tập không uống coca)
Sáng: Trái: 94/59/63; 102/56/65; 99/55/69.
Phải: 100/61/64; 102/57/65; 100/60/67.
Tối: Trái: 91/60/70; 101/58/70; 103/62/74.
Phải: 94/62/67; 101/58/73; 105/60/70.
Đường: trước ăn 134 mg; sau ăn 134.

Con bị đầy hơi, đau tức, ợ hơi thường xuyên, rất nhiều lần trong ngày và ợ to (chỉ là hơi, không ợ chua). Bệnh này đã kéo dài mười mấy năm. Những năm đầu, có lúc bụng căng to, chướng hơi từng cơn, đau tức không chịu nổi, phải nới lỏng quần áo (cho dù con đã biết bệnh của mình và không mặc đồ ôm), nằm nghỉ ngơi, và trung tiện xả hơi được thì bụng sẽ nhẹ bớt. Những khi bụng chướng hơi con có thể ợ liên tục vài chục lần.

Những năm sau, con đã biết điều chỉnh hơn, không để tình trạng chướng hơi theo cơn như vậy nữa. Nhưng bụng con luôn đau tức, tức ra cả vùng lưng phía sau. Bất kể vật gì dựa vào bụng hay lưng đều làm con khó chịu, đau tức và ợ hơi liền. Ví dụ, để một cái mền nhẹ lên bụng/lưng, hay tay em bé dựa vào con cũng không chịu được. Con có tìm thầy thuốc đông y (có thầy bảo con bị khí thống, có thầy bảo con bị tỳ vị yếu), uống thấy đỡ đau tức, nhưng vẫn đầy hơi và ợ không thuyên giảm. Cho đến giờ, bụng con vẫn thường chướng hơi, đau tức, người gầy song bụng to, cơ bụng đưa ra phía trước, dùng tay vỗ có những lúc hay vị trí kêu bịch bịch như vỗ lên trống. Con vẫn phải mặc đồ rộng, ngồi phải nhìn thẳng ra phía trước, nếu ngồi mà xoay nghiêng (ví dụ như nói chuyện với người ngồi bên cạnh) sẽ chỉ được khoảng 10 phút là bị đau tức nhiều, bụng chướng, ợ to liên tục, khó chịu, thậm chí đầu óc loáng choáng, có cảm giác muốn nôn.

2) Cơ bắp cơ thể con rất mềm nhão, dù con tập gym khá thường xuyên, đều đặn, nhưng cơ bắp lỏng, nhão, không bằng những người không hề thể dục. Nếu con bỏ khoảng vài tháng không tập, cơ bắp chảy nhão như người già, thậm chí cánh tay con chảy sệ như tay mẹ con đã 70 tuổi, lấy tay nắm lên cảm giác chỉ kéo được da, không hề thấy có thịt hay cơ.

3) Khoảng hai năm nay, con đi ngoài phân không thành khuôn, phân nát và được rất ít, chỉ một chút như em bé đi phân su, có ngày đi 1 lần, có ngày không đi lần nào nên luôn có cảm giác khó chịu. Vì vậy, xì hơi hôi thối không chịu nổi, gây bất tiện trong sinh hoạt.

Con đọc được bài tập Kéo ép gối của Thầy, và đã tập mỗi ngày 3 lần sau ăn, lần 200 cái, trong đó có uống coca khoảng 2 tuần đầu, sau đó không uống. Ngay lần tập đầu tiên, sáng hôm sau con đã đi ngoài rất tốt, phân thành khuôn, cảm giác đi sạch bụng. Đến nay con tập được khoảng 1 tháng, nhưng công dụng đó không còn nữa, trở về tình trạng đi phân nát, đi rất ít, xì hơi hôi thối, cho dù con cũng cố gắng tập khoảng 400 – 600 cái/lần.

4) Ngoài ra con bị rụng tóc nhiều, cứ đưa tay vuốt tóc là thấy rụng nhiều sợi, khi gội đầu vuốt ra cả nắm. Tình trạng sức khỏe chung là hay mệt mỏi, đi làm cảm giác rất đuối, thèm ngủ, cơ thể sờ vào thấy luôn ấm nóng, nhưng người hay thấy lạnh. Trước đây con đã từng bị trĩ độ 3, đã mổ, sau đó tái phát, rồi khoảng một năm nay đã tự hết. Con cũng đã bị ngoại tâm thu, khi nào làm việc nhiều, mệt mỏi kéo dài thì lại tái phát.

Nay con xin Thầy định bệnh, chỉ giúp con bài tập và uống thuốc cần thiết. Con cần phải tập/uống trong thời gian bao lâu để cải thiện tình trạng sức khỏe của con ạ.
Con xin cảm ơn Thầy. Kính chúc Thầy dồi dào sức khỏe.
Dung Viet <dung0308@gmail.com
--------------
Trả lời :
Áp huyết tiêu chuẩn tuổi : 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
So sánh áp huyết hiện tại để biết nguyên nhân bệnh do đâu :
Sáng: Trái: 94/59/63; 102/56/65; 99/55/69.
Phải: 100/61/64; 102/57/65; 100/60/67.
Tối: Trái: 91/60/70; 101/58/70; 103/62/74.
Phải: 94/62/67; 101/58/73; 105/60/70.
Đường: trước ăn 134 mg; sau ăn 134.

A-So sánh áp huyết tay trái bữa ăn sáng :
1-Thiếu khí lực , số thứ nhất tay trái bên bao tử, sau khi ăn 102 so với tiêu chuẩn tối đa 130

2-Mất máu, thiếu máu : số thứ hai trước khi ăn 59, sau khi ăn thức ăn không có chất bổ máu, nên mất máu xuống còn 56, so với tiêu chuẩn tối đa 80

3-Nhịp co bóp của tim, trước khi ăn 63, sau khi ăn 65, chứng tỏ bao tử không làm việc nhiều, so với tiêu chuẩn tối đa 75.
Đường trước khi ăn và sau khi ăn giống nhau thì thức ăn trong bao thiếu ngọt không làm tăng nhiệt lượng co bóp bao tử chuyển hóa thức ăn được do đó có những dấu hiệu biến chứng của bệnh bao tử. Đông y nói chức năng tỳ vỉ sinh huyết bổ bắp thịt, mà ăn thức ăn không có máu, không có đường, không chuyển hóa thức ăn thành máu nuôi cơ bắp, thịt thì thịt nhẽo là hậu qủa do ăn uống.
Đường trước khi ăn tiêu chuẩn 100-140, sau khi ăn từ 140-200mg/dL

B-So sánh áp huyết tay phải bữa ăn tối, thuộc chức năng gan :
1-Khí lực trước khi ăn phải tối đa 130 thì chỉ có 99 thì gan khí thiếu không co bóp nhiều, sau khi ăn mới co bóp cung cấp mật và chất chua cho bao tử, thì chức năng đã sai, không giúp gì cho chức năng bao tử. Do đó thức ăn trong bao tử không được chuyển hóa thành chất bổ, nên hơi thức ăn đưa lên họng.

2-Máu trong gan trưóc khi ăn là 62 sau khi ăn gan lại mất máu còn 58, so với tiêu chuẩn 70-80 thì làm gan mất máu cung cấp cho tim là tâm hỏa, nên tâm hỏa không đủ giúp cho con nó là tỳ vị thổ làm việc, tâm hư là mẹ hư làm con hư.

3-Nhịp tim bên phải 67-70 là cơ thể hàn, nếu có đủ đường huyết thì nhịp tim mới đập đúng tiêu chuẩn 70-75 giúp cơ thể đủ ấm nóng.

Kết luận :
1-Về Tinh, thức ăn thiếu chất bổ máu, thức ăn không đủ ngọt, giúp tỳ vị chuyển hóa thức ăn thành máu. Nên cần phải chọn thức ăn có nhiều chất bổ máu là chính.
Cũng như nguyên nhân mình đang đói thiếu ăn mà cứ chỉ tập khí công cho khỏe để hết đói thì sai. Do đó có tập khí công gì cũng không phải là chữa gốc bệnh.
Không có thuốc nào hay nếu thức ăn không đủ chất bổ máu, thuốc cũng không giúp gì cho cơ thể có máu được.

2-Về Khí : Tây y có B12 phụ giúp biến đổi thức ăn có chất xúc tác B12 biến thức ăn thành máu, với 2 điều kiện, trong thức ăn phải có chất bổ máu, và sau khi ăn 30 phút uống thêm 1/2 lon Coca rồi phải tập bài Kéo Ép Gối Thổi Ra Làm Mền Bụng 300 lần để giúp bao tử chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu. Coca làm tăng đường, và tăng khí chuyển hóa thức ăn trong bao tử, làm tăng áp huyết.

Sau đó, đo lại áp huyết và đường, nếu thiếu áp huyết và đường còn thấp thì uống thêm 1/2 lon Coca tập tiếp bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần, và bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần giúp thông khí huyết ngũ tạng và thông ra 2 tay nuôi cơ bắp. Coca làm tăng đường huyết chống mệt mỏi và làm tăng áp huyết, ngược lại Pepsi làm tăng đường chống mệt mỏi nhưng làm hạ áp huyết.

Nhớ rằng cơ thể mệt mỏi do cơ tim cơ bắp thiếu đường, nên cần phải ngập thêm kẹo để chống mệt.

Có 2 loại kẹo : Kẹo chanh cam, chocolat làm hạ áp huyết. Kẹo gừng, quế làm tăng áp huyết.
Tập Gym không phải là bổ máu, không có huyết, thiếu máu mà càng tập khí công hay gym mà không ăn uống đủ bổ máu thì lại càng mất máu mất sức.

Nguyên nhân chính là thức ăn thiếu chất bổ máu, đối với người nữ, thiếu máu làm mất trí nhớ, rụng tóc, loãng xương, đau bụng kinh và dẫn đến những bệnh phụ khoa là nguyên nhân gây ra ung thư tử cung khi áp huyết tụt thấp từ 80-90/55-60mmhHg

Kiên trì ăn uống tẩm bổ máu và tập luyện khí công để chuyển hóa thức ăn thành máu, và tăng cường oxy duy trì công thức máu thì cơ thể khỏe mạnh, các dấu hiệu bệnh do chức năng gan tỳ vị được phục hồi sẽ hết bệnh tật.

Thân
doducngoc

Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng :
http://www.youtube.com/watch?v=LYsdFolNWRM
Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng
http://www.youtube.com/watch?v=pkms8wHh5Tk
Đứng hát kéo gối lên ngực :
http://www.youtube.com/watch?v=KO1PWscjaxU