Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Điều chỉnh bệnh áp huyết

Xem Sổ Tay Tìm Huyệt :

https://drive.google.com/file/d/0BzTtsb_fw3P0OTY0NTI4NzItYWFiYy00MGQxLWFkYzUtNjZlNDAwN2Y0NTkw/edit?ddrp=1&hl=en

A-ÁP HUYẾT CAO :

1-Áp huyết cao do trường vị (ăn no, không tiêu, bón) :

Tả Khúc Trì (ĐT.7), tả Túc Tam Lý (V.36), Vuốt giáng Nhân Nghinh (V.9)

2-Áp huyết cao do Tâm Bào ( thực, ống mạch căng) :

Bấm giữ huyệt ổn áp tự động Nội Quan trái (TB.6), Tả Thần Môn trái (Tâm 9), Tả Lao Cung trái ( TB.8), Tả Đại Lăng trái (TB.7)

3-Áp huyết cao do gan thực, do mỡ cholesterol trong ống mạch tim.

Dùng huyệt bên phải :

Tả Thái Xung (C.3), Bấm giữ Khúc Trì (ĐT.11), Tả Túc Tam Lý (V.36), Tả Phong Trì (Đ.20), Vuốt giáng Nhân Nghinh (V.9).

Sau dđó có thể dán cao Salonpas 1cm2 lên huyệt

4-Áp huyết cao do phong đàm :

Châm bằng đầu nhọn bút vào Ấn Đường. Bấm giữ Khúc Trì (ĐT.11), Tả Phong Long (V.40)

5-Áp huyết cao do Tỳ-Vị do ăn uống :

Tả Túc Tam Lý (V.36), Day Ẩn Bạch (Tý 1) cả hai bên chân.

6-Áp huyết cao do viêm mũi :

Tả Đại Chùy (MĐ 14) cho đến khi mủi thông.

7-Áp huyết cao do tim lớn, tim thòng.

Day bấm đau Dũng Tuyền trái (Thận 1)

8-Áp huyết cao do phong rút bả vai làm liệt tay :

Chữa bên liệt :

Tả Kiên Liêu (Tam tiêu 14), Tả Kiên Ngoại Du (Ttr.11)

9-Áp huyết cao do co thắt bao tử, làm vẹo cổ :

Tả Lạc Linh Ngủ (trên khe mu bàn tay giữa hai ngón trỏ và ngón iữa)

10-Áp huyết dồn lên đầu làm đầu nóng chân lạnh rõ rệt :

Do tâm thận bất giao, âm hư hỏa vượng phải tư âm giáng hỏa, mát can dưỡng huyết.

Tả Hợp Cóc (ĐT.4) và day Tam Âm Giao (tỳ 6)

11-Áp huyết cao do thận nhiệt :

Đầu nóng, chân nóng, nếu cao thưòng xuyên thì kèm theo bệnh tiểu đường, glucoza huyết tăng.

Tả Thận Nhiệt Huyệt (Kỳ huyệt) cách MĐ 0,5 thốn ngang huyệt Đốc Du), Tả Thái Khê (Th.3), Day bổ Thận Du (BQ.23)

B-ÁP HUYẾT THẤP :

1-Áp huyết thấp, tim đập chậm :

Châm hay day Tố Liêu (MĐ.25)

2-Áp huyết thấp làm chóng mặt :

Hơ hay day bổ Bách Hội (MĐ 20), bấm giữ Nội Qung (TB.6) và Nhân Trung (MĐ.26), day Tó Liê (MĐ 25) và Tả Thái Xung bên phải (C.3)

3-Tụt áp huyết bị choáng do nguyên khí dương suy :

Hơ ấm xong dán cao 2 huyệt Khí Hải (MN.6) và Quan Nguyên (MN.4)

4-Ổn định áp huyết tự động :

Bấm giữ Nội Quan trái (TB.6) 1-2 phút, rồi dán cao, ngừa say tầu, xe.

 

C-TOA THUỐC CHỮA BỆNH CAO ÁP HUYẾT :

Uống :

Tỏi 3 củ, lột vỏ, đập dập

Hành hương 2 củ lột vỏ, đập dập

Rau cần tầu 2 lượng

Củ năng tầu 2 củ rửa sạch sắc mỏng để cả vỏ.

Cà chua 2 trái cắt nhỏ.

Đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén.

Sáng uống 1 thang, chiều uống 1 thang. Nghỉ 15 ngày uống lại 1 nngày 2 thang như trên.

Vì thuốc hạ áp huyết nhanh, nên không uống liên tiếp mà cứ 15 ngày uống 1 ngày cho đến khi áp huyết ổn định bình thuờng.

Ăn :

Nên ăn rau dền , rau má, cà tím, măng cầu xiêm.

Kiêng gia vị cay, không ăn thịt nhiều, cữ nước mía, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng, hồng, mỡ, đường, nước cốt dừa, cam.

Nếu trong người có nhiều độc tố làm nhức đầu như rượu, thuốc lá, cà phê, các loại thuốc dược hóa chất...Nên uống “Hạt Liên Kiều” mua ở tiêm thuốc bắc, lấy 10-20 hạt bỏ vào miệng nhai cho nhuyễn đến khi nó tan trong miệnh hết, không uống nước. Liên Kiều dùng để giải độc tố trong máu, làm mát máu và làm hạ áp huyết, hết nhức đầu.

Một tuần nhai 3-4 lần, khi áp huyết ổn định thì ngưng .

D-TRỊ LIỆU PHỐI HỢP :

1-Uống nước táo sáng tối 2 lần, loại Traditionnel, hoặc loại viên sau bữa ăn.

2-Ngậm 10 viên Lục Vị Hoàn, 3 lần trong ngày để điều hòa âm-dương, ổn định áp huyết

3-Đứng Hạc Tấn mở mắt 30 phút mỗi ngày

4-Bấm bẻ các khớp ngón tay gập váo lòng bàn tay cho mềm dẻo.

5-Dùng ngón tay cái day vào huyệt Dũng Tuyền dưới gan bàn chân mỗi ngày 10 phút.

6-Đứng dậm chân tại chỗhay đi trên đá dăm nhỏ kích thích gan bàn chân 10 phút/mỗi ngày làm hạ áp huyết, thoe nguyên tắc ý ở chân khí huyết sẽ hạ xuống chân.

7-Uống trà hạ áp huyết Anti-Hypetension Tea.

Thành phần thuốc Lục Vị Hoàn :

Lục Vị Hoàn gồm 6 chất gọi tắt là : Địa, Linh, Đơn, Tả, Thù, Dược.

Tên thương mại gọi là Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, có bán sẵn loại thuốc viên ở tiệm thuốc bắc.

Nếu muốn uống thuốc thang, theo tỷ lệ sau :

Thục Địa 3 chỉ

Phục Linh 2,5 chỉ

Đơn Bì 2,5 chỉ

Trạch Tả 1,5 chỉ

Sơn Thù 2 chỉ

Sơn Dược 2 chỉ (còn có tên là Hoài Sơn)

Tất cả sắc 3 chén còn 7 phân, uống ấm vào lúc tối

Trường hợp bệnh cấp, uống 1 tuần, khi bớt sau đó tiếp tục uống thuốc viên.

Dược tính :

Thục Địa : Nguyên là Địa Hoàng, có tính hàn, được sao chế thành Thục Địa để bớt hàn, trị tiêu huyết ứ do thấp nhiệt.

Phục Linh : vị đạm, có tính thẩm thấp hóa đàm, lợi khiếu, thu rút nuớc, thông thủy đạo.

Đơn Bì : vị đắng hàn, phá huyết ứ tắc làm thông kinh mạch, tả huyết nhiệt đã gây ra đau nhức xương cốt.

Trạch Tả : vị đắng, tính hàn, làm giảm khát, làm tiêu phù thủng nuớc, trừ thấp, lợi tiểu, hóa giải bệnh xuất mồ hôi lạnh.

Sơn Thù : tính ấm (ôn), cố tinh lợi tủy, chữa thận hư, tai điếc, đau đầu gối.

Sơn Dược : vị ngọt, tính ấm, bổ tỳ khí, cầm tiêu chảy, bổ thận khí, bổ tiêu hóa, chữa bệnh hư nhược

Phối hợp 6 vị như vậy chữa được các chứng như sau :

Chữa âm hư, hư hỏa xông lên, thận tinh thiếu để nuôi xương cốt, thiếu thủy khắc chế hỏa, đau lưng, mỏi gối, đái són, di mộng tinh, đàm nhớt đưa lên làm nghẽn tâm phế khí, đổ mồ hôi dầm dề, mắt mờ, tai nặng, đầu nặng, chân nhẹ.

Dùng đẻ tái lập lại quân bình âm-dương của lục phủ ngũ tạng, loại thuốc vừa bổ vừa trị bệnh, không có độc, có thể uống để ngừa bệnh không có phản ứng phụ, già trẻ lớn bé đều dùng được, nguời lớn uống làm ổn định áp huyết.

 

Thân

doducngoc