Tác gỉa: DoDucNgoc
Cách Khám Bệnh Về Phẩm Chất Máu Bằng Máy Thử Tiểu Đường.
Theo đông y, các cơ quan tạng phủ được biểu tượng bằng năm hành : kim, thủy, mộc, hỏa, thổ, và quy định huyết là âm, khí là dương, nên mới có ngũ hành âm, và ngũ hành dương, trên nguyên tắc chỉ dùng để lý luận sự tương quan ngũ hành liên quan đến bệnh tật.
Trước kia, chúng ta đã biết khám bệnh và tìm nguyên nhân bệnh bằng máy đo áp huyết chuyên khám về khí, và chỉ biết huyết hàn hay nhiệt, đủ huyết hay thiếu huyết.
Còn muốn khám chuyên về phẩm chất huyết và tìm nguyên nhân bệnh do huyết gây ra thì khám bằng máy thử tiểu đường.
Theo lý thuyết đông y, thức ăn nuôi cơ thể được xét theo Tính-Khí-Vị cần phải bổ dưỡng đều cho năm tạng theo ngũ hành, như vậy chất ngọt là một trong năm chất ( mặn, ngọt, chua, cay, đắng) mà cơ thể cần, mỗi chất giống như một chất liệu riêng giúp cho sự hoạt động của mỗi tạng có chức năng hấp thụ và chuyển hóa không thể thiếu để giúp cho sự khí hóa của toàn cơ thể duy trì mạng sống.
Khi tạng nào bệnh, không hấp thụ và chuyển hóa được chất liệu của mình thì cơ thể sẽ mất sản phẩm của chất liệu ấy để nuôi dưỡng tế bào. Thí dụ tế bào thịt, cơ bắp cần sản phẩm chất ngọt do tỳ làm ra, tế bào xương cần sản phẩm của chất mặm do thận làm ra, tế bào gân cần sản phẩm của chất chua do gan làm ra, tế bào da, lông cần sản phẩm của ch ất cay do phế làm ra, tế bào máu, các dịch chất cần sản phẩm của chất đắng do tim làm ra...Cho nên đông y nói : Phế chủ da lông, tỳ chủ cơ nhục, gan chủ gân, thận chủ xương, tâm chủ huyết.
Muốn cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật, thì cơ thể không thể thiếu một chất nào được. Khi cơ thể bệnh chức năng hấp thụ chuyển hóa kém cần phải sửa chữa phục hồi để chức năng của tạng phủ đó trở lại bình thưòng.
Ngày nay tây y chỉ mới phát hiện ra bệnh dư đường bằng máy đo thử đường, hậu qủa của bệnh dư đường, theo lý thuyết tỳ chủ cơ nhục, tỳ dư đường thì cơ nhục bị hư hại hoại tử, teo nhũn cơ, lý thuyết truyền kinh, là thổ sinh kim là phế chủ da lông, nên da bị hư hoại tử, theo ngũ hành sinh khắc, tỳ thổ khắc thận thủy làm hại thận, chức năng thận chủ xương, óc, con ngươi mắt, biến chứng của bệnh tiểu đường làm mắt mờ do con ngươi nở lớn, và làm hư chức năng thận ...
Nếu tây y có máy đo thử mặn, thử chua, thử cay, thử đắng, thì có thể khám ra bệnh về thận, về gan, về phổi, về tim, thì những hậu qủa làm ra bệnh của những chất này cũng không kém phần nguy hiểm.
Như vậy cách chữa theo đông y không phải cấm không ăn đường vĩnh viễn sẽ không đúng với nguyên tắc chữa bệnh. Chữa bệnh là phải phục hồi lại chức năng hấp thụ và chuyển hóa để có thể ăn đường lại tiếp tục như xưa, thì cơ thể mới không bị bệnh. Do đó muốn phục hồi lại chức năng hấp thụ và chuyển hóa của tạng phủ để có thể ăn được đường mà không bị bệnh, chúng ta cần phải tìm hiểu về chức năng khí hóa của huyết..
A-Huyết biến đổi phẩm chất theo khí tạo ra nồng độ của máu khác nhau :
Muốn biết riêng về phẩm chất của huyết có bệnh do vi trùng, virus, nhiễm vi khuẩn hay không bởi nguyên nhân do sự thay đổi nội khí trong tạng phủ như khí phong do gan, khí hàn do thận, khí táo do phế, khí thấp do tỳ, khí nhiệt do tim đã gây ra bệnh. Nếu những khí này của 5 hành hòa hợp thì cơ thể không có bệnh, nhưng nếu có một khí của hành nào thiếu, hay dư thừa sẽ làm thành bệnh.
Đông y bắt mạch biết được tổng quát khí của 5 tạng dư hay thiếu, nhưng không thể biết được những khí dư hay thiếu kết đọng ở những khớp xương, làm đau nhức phong thấp, thoái hóa các khớp tại cục bộ, thoái hóa đĩa đệm ở cột sống lưng, đốt sống cổ…do đó các bệnh đau nhức phong thấp hàn nhiệt làm biến dạng ở các khớp, đông y không chữa được, còn tây y chỉ cho thuốc giảm đau, và mổ xẻ, cắt bỏ, thay thế chứ không giải quyết điều chỉnh khí nơi bị bệnh.
Theo đông y có bốn loại khí thường gây ra đủ mọi thứ bệnh tật cho con người, làm cho sưng đau nhức, tạo thành vi trùng, virus trong cơ thể, chứ chưa kể bị lây lan truyền nhiễm từ khí lục dâm bên ngoài do thời tiết và môi trường. Đó là khí phong do gan, khí thấp do tỳ-vị, khí hàn do thận, khí nhiệt do tim, những khí này làm cho phẩm chất máu bị thay đổi từng nơi từng chỗ mà chúng bị ứ lại, do không đủ khí lực đẩy máu tuần hoàn thông qua khe kẽ bị kẹt lại ở đó không tuần hoàn theo khí huyết đi khắp cơ thể được, lúc đó sự phản ứng tự nhiên của hệ miễn nhiễm do huyết thanh bao lại, không để bị lây lan theo máu tốt để đi truyền bệnh đến nơi khác. Cho nên khi lấy máu xét nghiệm vẫn không phát hiện được nguyên nhân tại sao chỗ đó bệnh, chỉ trừ trường hợp làm sinh thiết, lấy máu tại chỗ đau mới khám phá ra nơi bị bệnh đã do vi khuẩn, virus gì, chính nơi đó máu đã bị tụ lại tạo ra thấp khí hàn nhiệt. Chẳng hạn như nấm móng tay, thử máu tổng quát không thấy, nhưng lấy ít mủ góc móng tay để thử sẽ biết do vi khuẩn gì đã tạo ra nấm mủ làm tróc hư móng tay, những bệnh nấm móng tay này khi tìm đúng nguyên nhân, thì chỉ cần dùng crème Kénacomb-B bôi vào khe móng diệt vi khuẩn sẽ khỏi bệnh, chính thấp nhiệt làm máu ứ tụ lại một chỗ thành nấm.
B-Nồng độ máu thay đổi theo khí thấp hàn, khí thấp nhiệt :
Như vậy các loại bệnh làm mất phẩm chất máu không phải toàn phần trong lượng máu lưu thông, nên thử máu tổng quát theo tây y không phát hiện được, lúc đó cần phải thử máu ở cục bộ. theo tây y vừa bất tiện, vừa chậm có kết qủa vì phải chờ lâu để tìm xem vi khuẩn virus gì, rồi so sánh phân loại, mới kết luận đúng nguyên nhân gây bệnh.
Để giải quyết tìm phẩm chất máu gây ra bệnh tại cục bộ, bởi phong thấp nhiệt, phong thấp hàn, và tại gốc bệnh trong gan hay tỳ vị, do ảnh hưởng của chất chua, chất ngọt, ngành y học bổ sung- khí công y đạo, đã sử dụng máy thử tiểu đường để khám phá ra được nguyên nhân bệnh, từ đó mới có cách chữa đúng, có kết qủa nhanh trong những bệnh sau đây :
1-Tìm ra nguyên nhân gốc của bệnh tiểu đường :
Tây y thường châm nặn máu đầu ngón tay để thử lượng đường trong máu, tiêu chuẩn người không có bệnh tiểu đường sẽ có kết qủa từ 6.0mmol/l đến 8.3 mmol/l theo tiêu chuẩn của hãng thuốc Bayer, (dùng que thử và máy thử tiểu đường hiệu Contour của hãng Bayer chế tạo). Khi thử đường bằng máy Contour, nếu đường cao hơn 8.3mmol/l máy báo cho biết là cao(HI), thấp hơn 6.0mmol/l, máy báo chi biết là thấp (LO).
Tuy nhiên, ít ai để ý, nếu khám bệnh tìm nguyên nhân theo đông y, sẽ tìm lượng đường trong máu của đường kinh gan, châm vào huyệt Đại Đôn bên chân phải, nặn máu và thử đường ở huyệt này, sẽ cho ra kết qủa khác, và tìm nguyên nhân do tỳ ở huyệt Ẩn Bạch bên chân trái, nặn máu, và thử đường ở huyệt này, lại cho ra kết qủa khác, như vậy 3 kết qủa không giống nhau, điều đó chứng tỏ trong cơ thể có đường kinh dẫn máu riêng rẽ tùy theo chức năng vận chuyển khí khác nhau của tạng phủ là có thật.
a-Bệnh do kinh Tỳ :
Có hai nguyên nhân do thấp nhiệt hay thấp hàn, tùy theo kết qủa đo đường ở huyệt Ẩn Bạch bên chân trái thuộc kinh Tỳ :
Chức năng của Tỳ là điều hòa khí thấp vừa phải, không hàn không nhiệt, đủ để tạo men tiêu hóa làm nhuyễn thức ăn biến thành chất bổ có vị ngọt, để tạo máu, nếu nồng độ trong máu cao do lượng đường cao sẽ tạo ra thấp nhiệt, nếu nồng độ trong máu thấp tạo ra thấp hàn, do đó lượng đường trong máu của kinh Tỳ thấp. Có thể kiểm chứng được bằng cách đo lượng đường ở huyệt Ẩn bạch cao hơn 8.3 là thấp nhiệt, dưới 6.0 là thấp hàn.
b-Bệnh do kinh Can :
Khác với thấp nhiệt thấp hàn ở kinh tỳ. Ở kinh can, có hai nguyên nhân do phong nhiệt hay phong hàn, tùy theo kết qủa đo đường ở huyệt Đại Đôn bên chân phải thuộc kinh Can. Nếu cao hơn 8.3 là phong nhiệt, thấp hơn 6.0 là phong hàn.
2-Nội tạng thiếu đường do không hấp thụ :
Có 3 trường hợp xảy ra :
a-Biết được cơ thể thiếu đường do kiêng khem không ăn đường :
Đo đường cả hai đường kinh, kết qủa thấp hơn 4.0mmol/l là cơ thể thiếu đường, và thử đường đo ở tay thấp hơn tiêu chuẩn, như 4.0mmol/l, hậu qủa gây nhiều biến chứng do thiếu đường, bị mệt mỏi, mất sức, hay buồn ngủ, da thịt nhẽo, vì cơ thể nội tạng không đủ lượng đường cho cơ quan nội tạng hoạt động, nuôi dưỡng tế bào, bắp thịt, nếu lượng đường càng thấp, càng suy nhược thần kinh, dẫn đến ngủ mê man gần như hôn mê bất tỉnh, trí óc không tỉnh táo.
c-Biết đươc chức năng nội tạng gan tỳ không hấp thụ :
Có thể đường thử ở tay lên 9.0mmol/l lúc bụng đói, tây y kết luận là có bệnh tiểu đường, nhưng thử ở 2 kinh tỳ, can, đường ở hai huyệt này thấp dưới 5.0mmol/l chứng tỏ chức năng nội tạng không hấp thụ đưòng khi ăn, như vậy cách chữa là phải phục hồi lại chức năng hấp thụ và chuyển hóa đường chứ không phải kiêng không cho ăn đường và chích insulin để phân hủy đường.
Một thử nghiệm khác, để biết chức năng nội tạng không hấp thụ đường, là tăng lượng đường trong bữa ăn, sau khi ăn thử đường ở tay lên 18mmol/l. Sau 4-5 tiếng, khi bụng đói, thử lại đường vẫn cao khoảng 16.0mmol/l, rồi thử đường ở hai huyệt kinh can tỳ vẫn là 5.0mmol/l, chứng tỏ 2.0mmol/l đường không được hấp thụ vào gan tỳ, mà mất đi khi cơ thể tiêu hao năng lượng khi làm việc. Chứng tỏ chức năng gan tỳ hư suy, cần phải chữa để phục hồi lại chức năng gan tỳ, để gan tỳ có thể hấp thụ đường trong máu nhanh, khi thử đường ở hai huyệt gan tỳ được tăng lên 8.0mmol/l, thì đường trong máu sẽ hạ thấp.
Trong trường hợp này, chữa gốc là phải điều chỉnh lại chức năng gan tỳ, dùng loại bài tập nào có công dụng làm co bóp gan tỳ, không gì hay hơn là bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mền Bụng 200 lần sau khi ăn 30 phút, cần kéo ép sát gối vào bụng cho đụng vào gan hay bao tử để kích thích gan và bao tử hoạt động mạnh và đều làm nhuyễn thức ăn thành dưỡng trấp, cơ ruột mới dễ hấp thụ, theo máu về gan, lúc đó đo lượng đường ở gan tỳ sẽ tăng lên, đường trong máu giảm.
Còn chữa ngọn, là làm mất đường trong máu, nhưng sự hấp thụ đường trong gan tỳ không tăng, trường hợp này phải vận động và làm việc cho cơ thể xuất mồ hôi, như các người làm công việc lao động chân tay, như phu khuân vác, người đạp xích lô, các vận động viên thể dục thể thao, cơ bắp sẽ tiêu thụ hết số đường dư trong máu, biến thành mồ hôi, nhưng nếu không lao động, lượng đường sẽ cao trở lại, mà lượng đường trong gan tỳ không hấp thụ được nên vẫn thấp.
3- Biết được chức năng nội tạng không chuyển hóa :
Hấp thụ là đem đường có trong dưỡng trấp tử thức ăn, cất vào kho gan, nhưng chuyển hóa là phân phối đường từ gan đi nuôi tế bào và các cơ quan nội tạng khác, trong gan chỉ cần giữ lại số lượng vừa đủ theo tiêu chuẩn 6.0-8.3 mmol/l.
Thí dụ trước khi ăn, đo đường trong máu ở tay được 6.0mmol/l, ở gan tỳ 6.0mmol/l, sau khi ăn, đo đường ở tay lên 12.0mmol/l, ở gan tỳ 6.0mmol/l. Sau 2-3 tiếng đồng hồ, đo lại đường ở tay còn 6.0mmol/l là đường đã được hấp thụ. Nhưng đo đường trong gan tỳ tăng 12.0mmol/l là đường chưa được chuyển hóa, do cơ thể không vận động. Nếu đo đường trong gan tỳ còn 8.0mmol/l là gan tỳ đã chuyển hóa được 4mmol/l đường thành năng lượng cho cơ thể nuôi cơ bắp hoạt động.
Như vậy, gốc của bệnh tiểu đường là do chức năng gan tỳ hư không hấp thụ và chuyển hóa. Đã có một bệnh nhân, khi thử đường ở tay bình thường như tây y, và thử đường ở huyệt Ẩn Bạch bên chân trái thuộc kinh Tỳ và huyệt Đại Đôn ở chân phải thuộc gan, đều cho 3 số giống nhau 12.8mmol/l lúc bụng đói, trưòng hợp này, có hấp thụ, nhưng không chuyển hóa, bác sĩ cho chích insulin để tiêu hủy đường.
Sau khi bệnh nhân được hướng dẫn tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mền Bụng 100 lần, đo lại đường cả 3 nơi đều xuống còn 11.2, bệnh nhân tập tiếp, mình đè ấn trên bụng ở bên gan và bên bao tử cho mềm xuống theo hơi thở khi chân bệnh nhân ép vào bụng, tập đến 300 lần, mồ hôi ra nhễ nhại, bụng mền, bệnh nhân nằm nghì ngơi vài phút, lau mồ hôi, xong đo đường ở tay xuống còn 8.1mmol/l đã lọt vài tiêu chuẩn của Bayer. Dĩ nhiên sau mỗi bữa ăn 30 phút, cần tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200-400 lần giúp hấp thụ và chuyển hoá đường vào nội tạng nhanh, lượng đường trong máu sẽ không còn cao vượt tiêu chuẩn nữa.
4-Tại sao không kiêng không ăn đường mà thử máu vẫn có đường :
Nhiều bệnh nhân mặc dù đã kiêng không ăn đường, mà đường vẫn cao, đến nỗi phải chích insulin để phá hủy đường trong máu, mà phải chữa đến suốt đời gây ra hậu qủa bệnh càng nặng có thể đi đến tử vong.
Chúng ta nhớ rằng, lục phủ ngũ tạng muốn hoạt động được, lúc nào cũng phải có 5 chất mặn, ngọt, chua, cay, đắng là những chất xúc tác để hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, và để tạo ra khí nội tạng phong, hàn, thấp, táo, hỏa. Theo định lý thuận, thức ăn khi được chuyển hóa thì biến ra khí và huyết để nuôi các tế bào da lông, xương cốt, thịt, gân xương...
Có một điều quan trọng mọi người chưa biết, tạm gọi là định lý đảo. Nghĩa là muốn duy trì chức năng hoạt động của tạng phủ để hấp thụ và chuyển hóa, ngũ tạng lúc nào cũng vẫn phải cần đến 5 chất xúc tác mặn, ngọt, chua, cay đắng để biến hóa thức ăn, nên mặc dù không cho thêm chất ngọt vào bữa ăn, đáng lẽ thử đường trong máu phải thấp, chứ không cần phải chích hay uống chất phá hủy đường, nhưng thực tế trong máu vẫn có đường là tại sao, đó chính là phản ứng của định lý đảo, chức năng tạng phủ lại rút chất ngọt từ bắp thịt, chất đường dự trữ trong gan tỳ ra để làm công việc hấp thụ chuyển hóa thức ăn, để chúng ta ngày nào cũng ăn ngon, cũng tiêu hóa tốt, nhưng có biết đâu ... cuối cùng đường trong bắp thịt, trong gan tỳ hết dần sinh biến chứng lây sang các tạng phủ khác bị bệnh đi đến tử vong.
Nên cách chữa của đông y chỉ tạm thời cắt giảm đường trong thời gian điều trị, khi điều chỉnh phục hồi được chức năng thì tiếp tục vẫn có thể ăn đường trở lại bình thường.
5-Biết được trong gan thiếu máu :
Khi châm nặn máu ở các ngón chân, riêng ngón chân cái bên phải, nơi huyệt Đại Đôn, nặn mạnh mà máu không ra, là gan thiếu máu. Khi nặn ra máu, kết qủa thử đường thấp hơn 4.0mmol/l là can vừa thiếu máu vừa hàn. Nhưng thử đường trong máu cao hơn 10.0mmol/l lúc bụng đói, là can huyết hư sinh nội nhiệt
Thí dụ cùng ăn 10g đường với một người đủ máu trong gan, khi thử đường ở huyệt gan là 6.0mmol/, nhưng với một người bị thiếu máu trong gan, hay gan teo, thì đường sẽ cao hơn 10.0mmol/l.
Những bệnh do gan thiếu máu làm ra như :
Chứng can âm hư (Can âm bất túc ): (chứng 317 trong sách Triệu Chứng Lâm Sàng Học)
Do huyết không đủ nuôi dưỡng gan làm đau đầu, chóng mặt, mắt khô, mờ, quáng gà, kinh nguyệt ít hoặc bế, thường gặp trong các bệnh cao áp huyết, bệnh mắt, bệnh thần kinh, bệnh kinh nguyệt .Can âm hư làm can dương bốc lên gọi là can dương thượng cang.
Trường hợp này dù ăn ít đường, thử đường ở huyệt gan vẫn cao.
Chứng can huyết hư : (318)
Hoa mắt, váng đầu, tim đập nhanh, không sức, mệt mỏi, nhút nhát, suy nhược thần kinh, dễ bị nhiễm trùng gan như bệnh hépatite, móng chân tay ngả mầu tối xanh, sắc lưỡi nhạt, thường gặp trong bệnh xơ cứng động mạch, cao áp huyết, lão suy, bế kinh, tiền mãn kinh, sau khi sanh .
Trường hợp này gan không có khả năng hấp thụ đường, thử đường trong máu cao, nhưng đường ở huyệt gan rất thấp.
Chứng can thực : (319)
Cứng đau sườn ngực lan xuống bụng dưới, đau mắt, chóng mặt, nhức đầu, nóng lạnh, áp huyết tăng, nôn mửa nước chua, ho suyễn, thở kém, gân tay chân co rút, điếc do co thắt, trường vị co thắt, bón, ngoại vi ứ trệ, có bệnh liên quan đến sinh dục, ưa tức giận nổi nóng cáu gắt.
Trường hợp này can hấp thụ đường nhưng giữ lại không chuyển hóa.
Chứng can huyết hư : (335)
Sắc mặt vàng uá, thị lực giảm, hư phiền, mất ngủ, kinh nguyệt không đều, thường gặp ở bệnh thiếu máu, bần huyết, bệnh thần kinh đau nhức, bệnh mắt, bệnh kinh nguyệt. Can huyết hư sinh phong làm rút gân, chân tay co quắp, da tê, kinh nguyệt ra ít mầu nhạt.
Trường hợp này can không hấp thụ và cũng không chuyển hóa đường.
Chứng can huyết hư hàn : (336)
Huyết hư hàn không nuôi gan làm nhiệm vụ khí hóa nên gân mạch yếu, tuần hoàn huyết không ra đến đầu ngón tay chân làm thoái hóa các đốt ngón khó cử động co duỗi, gân lưng co rút cong vẹo.
Trường hợp này can thiếu đường.
Chứng can hỏa : (337)
Chức năng can thịnh do nhiệt nung nấu ở kinh can, do tình chí bị kích thích quá độ làm đau đầu, chóng mặt, mắt, mặt đỏ, đau mắt, miệng đắng, nóng nảy hay cáu gắt, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nặng hơn sẽ chảy máu cam, khạc nôn ra máu, phát cuồng.
Trường hợp này, can hấp thụ mà không chuyển hóa, giữ lại nhiều đường trong gan làm nồng độ men gan cao.
Chứng can nhiệt : (338)
Do can có nhiệt tà hoặc khí uất hoá nhiệt có dấu hiệu phiền muộn, miệng đắng khô, tay chân nóng, tiểu vàng đỏ, không ngủ được, nặng thì phát cuồng. Trường hợp này, đường chuyển hóa thành men làm tăng nồng độ men gan.
Chứng can nhiệt thịnh : (339)
Hỏa thiêu cân, gân bị co rút, sưng đau cổ họng, bốc hỏa lên mắt làm mờ mắt, ngủ không yên sợ mê, phiền giận, tiểu vàng đỏ, môi khô, miệng đắng, đầu lưỡi và bià lưỡi đỏ thâm. Trường hợp này gan thiếu máu mà lượng đường trong gan cao.
6-Biết được chức năng tỳ vị có hấp thụ và chuyển hóa được đường hay không :
Theo dấu hiệu triệu chứng lâm sàng của đông y, những chứng sau đây của tỳ thiếu máu không làm đúng nhiệm vụ hấp thụ và chuyển hóa :
Chứng tỳ âm hư (chúng thứ 219 trong sách Triệu Chứng Lâm Sàng Học)
Là chỉ tỳ và vị âm hư có nghĩa âm dịch ở tỳ vị không đủ để làm nhiệm vụ thu nạp và chuyển hoá, có dấu hiệu môi miệng khô, miệng nhạt vô vị, ăn kém, thích uống nước, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu ít và khô hoặc lưỡi sáng trơn.
Trường hợp này thử đường ở huyệt Ẩn Bạch của kinh Tỳ thấp.
Chứng tỳ thực : (222)
Bụng căng có nước trong ổ bụng làm khó thở, ngực nặng, bức rứt tim, cẳng chân nóng, trúng thực nôn mửa, chân tay gầy nhưng cảm thấy nặng nề, mỏi bắp thịt, miệng khô, cổ khát sinh bệnh tiêu khát, đái láu, tiểu đường.
Trường hợp này lượng đường trong tỳ cao vì không chuyển hóa.
Chứng tỳ hàn : (223)
Rối loạn tiêu hóa, iả chảy nước trong, ăn không tiêu đầy trướng, đờm nhiều, ngắn hơi khó thở,mình nặng nề, tứ chi lạnh.
Trường hợp này lượng đường trong tỳ thấp.
Chứng tỳ thấp hàn : (224)
Do ăn uống thức ăn lạnh hoặc do cảm mưa lạnh, khí hậu ẩm thấp hại tỳ, có dấu hiệu bụng trướng, buồn nôn, phân lỏng, tiểu ít, phụ nữ ra huyết trắng nhiều.
Trường hợp này lượng đường trong tỳ thấp.
Chứng tỳ nhiệt: (225)
Môi đỏ, họng khô, ợ chua,chóng đói,chân răng sưng chảy máu, mồ hôi trộm, đại tiện bí kết, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm do nhiệt tà hoặc do ăn nhiều thức táo nhiệt gây nên nhiệt chứng hoặc do viêm nhiễm ở gan mật ruột làm nhiệt khiến bao tử nóng.
Trường hợp này lượng đường trong tỳ cao không chuyển hóa, còn đường trong máu cao hay thấp do ăn nhiều đường hay ít.
Chứng tỳ bị thấp tà : (226)
Đầu nặng như đè ,bụng trướng đầy, không thích uống nước, thân nặng nề mệt mỏi, phiền muộn,không đói, miệng đầy nhớt có vị ngọt, iả chảy, bí tiểu, mạn tính sinh bệnh vàng da, lưỡi ướt nhầy,rêu lưỡi trắng trơn.
Trường hợp này lượng đường trong tỳ cao và đường trong máu cao.
Chứng tỳ thấp nhiệt: (227)
Do nhiễm vi khuẩn,vi rút, có dấu hiệu sốt, vàng da, bụng trướng đầy, buồn nôn.
Trường hợp này cả hai loại đường trong tỳ và trong máu cao.
Chứng tỳ vị cùng bị thấp nhiệt: (228)
Thấp nhiệt nung nấu ở tỳ vị có dấu hiệu mặt và thân thể đều vàng, bụng trướng, căng tức, trung quản tức đau, ăn uống giảm, lợm giọng, mệt mỏi, tiểu ít mà vàng nghệ,rêu lưỡi vàng nhớt, thường gặp ở bệnh viêm gan,vàng da, các bệnh cấp tính về gan mật, bệnh ngoài da như thấp chẩn, bỏng rạ...
Trường hợp này cả hai loại đường trong tỳ và trong máu cao.
Chứng tỳ khí hư (hạ hãm): (229)
Có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải thích nằm,chân tay yếu sức,thân gầy hoặc phù, ăn uống kém, khó tiêu, bụng trướng đầy, iả lỏng, nặng thì đại tiểu tiện ra máu, mặt vàng héo, chóng mặt, rêu lưỡi trắng nhạt, thường gặp ở bệnh loét bao tử, đường ruột, lệ mạn tính và bần huyết.
Trường hợp này đường trong tỳ thấp.
Chứng tỳ khí bất nạp : (230)
Chức năng tiêu hóa kém do can khí, do thấp tà làm hại tỳ dương, do ăn uống không phù hợp với tình trạng khí hóa của tỳ làm tổn thương tỳ vị bị ủng trệ làm vùng bụng và trung quản căng đầy trướng tức không tiêu hóa được sinh chán ăn.
Trường hợp này đường trong tỳ thấp.
Chứng tỳ dương bất túc (tỳ dương hư ) : (232)
Đau bụng ngầm thích xoa, thích uống nước nóng, ăn không tiêu, hễ ăn thức ăn sống lạnh đau bụng ngay, nước phân trong, chi gầy, thân nặng nề, phù thủng, mệt mỏi, da không ấm, sợ lạnh , tiểu bí, lưỡi dầy rêu trắng nhạt.
Trường hợp này đường trong tỳ thấp.
Chứng tỳ hư thấp khổn : (233)
Tỳ hư yếu sẵn lại do nội thấp ngăn trở, còn gọi là tỳ ố thấp nên chức năng vận hóa và điều hành dịch chất cho bao tử hoạt động giảm, không dẫn được thủy dịch lưu thông khiến thủy dịch ứ đọng tràn đầy, nếu thấp thắng thì cơ nhục phù thủng, ăn vào bị đầy không tiêu muốn ói ra, miệng lưỡi đầy, không khát, chân tay mỏi nặng nề, iả lỏng, rêu lưỡi dầy nhớt, thường gặp ở bệnh viêm gan, ruột mạn tính.
Trường hợp này đường trong tỳ thấp, nhưng vẫn có bệnh tiểu đường dù ăn ít vì đường không được hấp thụ và chuyển hóa.
Chứng tỳ không nhiếp huyết : (236)
Chức năng tỳ khí hư không quản lý vận hành huyết theo kinh mạch, nên huyết đi tràn ra ngoài kinh có dấu hiệu xuất huyết ở các bệnh băng lậu, kinh nguyệt ra nhiều,chảy máu cam,chảy máu dưới da, đại tiện ra huyết, chứng bần huyết, nổi ban đỏ,giảm huyết sắc tố...
Trường hợp này lượng đường cao làm hoại tử.
Chứng tỳ lao : (237)
Mất cơ nhục, gầy, chân tay mỏi, ăn không vào vì đầy bụng, đại tiện lỏng nhão do nguyên nhân tinh thần lo nghĩ, do vật chất ăn uống no đói thất thường, cả hai đều làm thương tổn tỳ.
Trường hợp này cơ thể thiếu đường trầm trọng trong tỳ và trong máu.
Chứng vị âm hư : (245)
Tỳ có thấp nhiệt làm tổn thương âm chất do vị hỏa thịnh làm vị âm bất túc gọi là vị âm hư khiến môi miệng khô ráo, ăn không biết ngon hoặc đói bụng mà không muốn ăn, oẹ khan và nấc, đại tiện táo, tiểu sẻn, có sốt nhẹ, giữa lưỡi đỏ khô, rêu ít, do bệnh nhiễm trùng, sốt làm tổn thương tân dịch sinh ra vị khí yếu, thường gặp ở bệnh viêm phổi, viêm dạ dầy mạn tính, rối loạn tiêu hoá, bệnh tiểu đường.
Trường hợp này đường trong tỳ thấp.
7-Thử nghiệm sự hấp thụ và chuyển hóa đường bằng Hột É :
Sáng tôi đo đường trước khi ăn 5.2-5.8mmol/l, sau khi ăn đường lên 9.0-12.0mmol/l, nếu cơ thể hấp thụ và chuyển hóa tốt, sau 2 tiếng, cơ thể tự động hấp thụ và chuyển hóa xuống còn 6.0mmol/l. Tôi muốn thí nghiệm loạị hạt CHIA seeds, giống như Hột É ở VN, sau khi ăn sáng đủ thứ như cà phê, bánh ngọt, đường lên 14.8mmol/l, tôi không tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, mà pha 1 muỗng nhỏ Hột É với nước sôi cho nở ra sau 30 phút mới uống, đo đường lạị, xuống còn 6.0mmol/l
Sáng hôm sau tôi thử cách khác, ăn bánh mì cà phê và bánh ngọt, đo đường lên 12.6mmol/l, pha một ly Hột É với 2 muỗng đường, uống sau khi ăn 30 phút, đường c ũng xuống 6.0mmol/l
Như vậy Hột É cũng có công hiệu giúp gan tỳ hấp thụ và chuyển hóa đường, mặc dù có pha thêm đường. Đó là lý do tại sao ở VN thường bán nước Hột É Lười Ươi pha đường với nước đá làm nước giải khát, vô tình dã làm hạ đường trong máu mà vẫn được ăn đường..
Với kết qủa này, tôi đem áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, tôi pha sẵn 1 ly Hột É cho nở ra, khi bệnh nhân nào bị bệnh tiểu đường, đo đường cao hơn 10.0mmol/l mặc dù bệnh nhân đã uống thuốc hay chích insulin, tôi cho bệnh nhân uống Hột É, tập Kéo Ếp Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng để tăng cường chức năng hấp thụ và chuyển hóa xong, đo đường xuống còn 6.5mmol/l, như vậy chứng tỏ gốc bệnh là chức năng hấp thụ và chuyển hóa kém, cần phải phục hồi lại chức năng và vẫn có thể ăn đường chứ không kiêng và cắt bỏ đường trong thực phẩm, làm cơ thể suy nhược vì thiếu đường.
8-Phương pháp chữa bệnh tiểu đường theo khí công :
A-Qua kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường theo phương pháp khí công y đạo, bệnh tiểu đường có nhiều nguyên nhân :
a-Gan không hấp thụ và chuyển hóa. (chứng gan hư)
b-Tỳ không hấp thụ và chuyển hóa (chứng tỳ hư)
c-Gan hấp thụ mà không chuyển hóa. (chứng gan thực)
d-Tỳ hấp thụ mà không chuyển hóa. (chứng tỳ thực)
e-Cả gan và tỳ không hấp thụ và chuyển hóa. (chứng gan tỳ hư)
f-Cả gan và tỷ hấp thụ mà không chuyển hóa. (chứng gan tỳ thực)
Có 6 nguyên nhân đơn giản kể trên cũng đã khó chữa đối với thầy thuốc đông tây, thực ra còn những nguyên nhân phức tạp khác lại càng khó chữa hơn nữa. Còn đối với tây y hiện nay mới biết đến 2 nguyên nhân của bệnh tiểu đường là tiểu đường loại1, và loại 2. Nhưng đối với phương pháp chữa bằng khí công, chỉ cần kích thích dẫn khí vào được gan và tỳ để tự điều chỉnh hư do thiếu khí co bóp đàn hồi trong nội tạng hay để loại khí dư thừa trong nội tạng để tự điều chỉnh khí thực.
Tạng gan thuộc phong, tạng tỳ thuộc thấp do nhiệt trong bao tử ứ đọng không chuyển hóa vì thiếu vận động thể dục thể thao. Đông y có câu : Phong tùng hỏa hóa.(hỏa theo gió mà biến mất).
Với nguyên lý này, thì dù nguyên nhân nào của gan tỳ vị đều do thấp nhiệt ở tỳ vị, hay phong nhiệt ở gan làm chức năng hấp thụ và chuyển hoá của 2 tạng này kém, mới không chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng được.
B-Cách điều chỉnh theo Tinh-Khí-Thần của Khí Công Y Đạo :
Cách điều chỉnh theo Tinh :
Nếu thử độ đường ở cả 3 điểm, trên tay, trên huyệt Ẩn Bạch và trên huyệt Đại Đôn cao hơn 8.3 mmol/l khi bụng đói, thì cần phài cho cơ thể ngưng ăn chất ngọt tạm thời trong vòng 1 tuần. Thay vào đó, mỗi sáng khi ngủ dậy, pha 2 muỗng nhỏ bột Hạnh Nhân với 1 ly nước sôi khuấy đều uống như sữa (xay Hạnh Nhân Nam và Hạnh Nhân Bắc, mỗi thứ 100g, xay đều thành bột). Sau 30-60 phút, đo đường sẽ xuống, đến khi nào cả 3 điểm đều xuống đến 6.0mmol/l, thì có thể tiếp tục được ăn uống bình thường, lúc đó chỉ cần làm chuyển hóa đường bằng bài tập thể dục khí công .
Nếu thử đường trong gan tỳ trong tiêu chuẩn 6.0-8.3mmol/l, mà đường thử ở ngón tay cao 9-10mmol/l trở lên khi bụng đói, là người có bệnh tiểu đường, gan tỳ không thể hấp thụ thêm được, cần phải cho chuyển hóa thành năng lượng bằng cách lao động chân tay cho cơ thể xuất mồ hôi, thì đường trong máu đo ở ngón tay sẽ xuống.
Trong trường hợp này, có thể uống thêm Hột É, ở ngoại quốc có bán loại hột tương đương như Hột É, tên gọi là CHIA seeds. Nếu đo đường ở tay qúa cao, thì uống nước Hột É không bỏ đường, pha 1 muổng nhỏ Hột É với 1 ly nước nóng, ngâm cho nở lớn, lâu chừng 1-2 giờ mới uống, Hột É sẽ là chất xúc tác chuyển hóa đường.
Nếu thử độ đường trong gan và tỳ thấp dưới 5.0mmol/l, mà thử đường ở ngón tay cao hơn 9.0mmol/l khi bụng đói, thì đường trong nội tạng vẫn thiếu vì không hấp thụ đường về gan tỳ, trường hợp này không cần phải nhịn ăn đường, chỉ cần tập khí công cho tăng tính hấp thụ đường trong máu về gan tỳ, lúc đó thử đường trong gan tỳ sẽ lên, và thử đường ở tay sẽ xuống, như vậy thực sự người này không có bệnh tiểu đường, mà phải tập cho chức năng gan tỳ hấp thụ. Trong trường hợp này, cần uống Hột É pha với 1 muổng đường, giúp đường hấp thụ vào gan tỳ đang bị thiếu đường. Nếu dùng thuốc phân hủy đường trong máu, thì đường trong gan tỳ sẽ nhả ra làm chất xúc tác chuyển hóa thức ăn, thì gan tỳ lại thiếu đường nặng hơn, chỉ cần tập khí công bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng giúp chức năng gan tỳ chuyển hóa đường vào gan tỳ..
Cách điều chỉnh theo khí :
Khí Công Y Đạo có những bài tập giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa không những chất đường mà hấp thụ chuyển hóa được các chất khác giúp cơ thể sinh khí huyết đầy đủ các thành phần cần thiết.
-Bài tăng khí cho tâm phế : Vỗ Tay 4 Nhịp (200 lần)
-Bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng (200 lần) chú ý cần phải ép đầu gối sát vào gan và bao tử cho hơi trong bụng ra theo hơi thở và cho bụng xẹp mềm xuống..
-Bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần, chỉnh chức năng gan tỳ.
-Bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau 5 phút, thông máu xuống chân, thông kinh Gan Tỳ.
Trước khi tập, đo đường ở 3 nơi, ngón tay, huyệt Ẩn Bạch, Đại Đôn, rồi đo lại sau khi tập 6 bài trong 10 phút để làm tiêu chuẩn xem xuống được bao nhiêu mmol/l, thí dụ xuống được 1-2mmol/l. Nếu mình muốn đường xuống 6 mmol/l thì thời gian tập gấp 3 lần là 30 phút...
Mỗi lần tập 10 phút sau bữa cơm 30 phút, ngày tập 3 lần, cách tập này tương đương với thuốc, nhưng khác nhau về công dụng. Tập khí công để hấp thụ và chuyển hóa đường là chữa gốc, còn uống thuốc làm phân hủy đường trong máu là chữa ngọn, trong lúc cơ thể vẫn thiếu đường, khiến cho tạng phủ phải rút lại đường dự trữ trong nội tạng để làm ch ất xúc tác cho nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn.
Cách điều chỉnh theo Thần :
Trước khi đi ngủ, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, rồi tập thở thiền ở huyệt Mệnh Môn, để chuyển Tinh hóa Khí.
9-Dùng máy thử độ đường trong bệnh đau nhức phong thấp khó chữa :
a-Theo lý thuyết đông y phong thuộc gan, thấp thuộc tỳ, thực thuộc nhiệt, hư thuộc hàn, khi thì phong mộc khắc thấp thổ, khi thấp thổ thừa khắc phong mộc, khi hàn thắng, khi nhiệt thắng, đông y gọi là hàn nhiệt tương tranh. Tây y không biết lý thuyết đông y thì chữa ngọn, đau đâu chữa đó, hư đâu cắt đó, còn không hư, không tổn thương thực thể, chỉ làm đau, thì chữa ngọn bằng cách cho thuốc giảm đau, nghĩa là không chữa vào đâu cả, nên bênh không khỏi được tận gốc.
b-Ngược lại đông y biết tìm ra gốc bệnh ở gan tỳ, biết thấp nhiệt thấp hàn, biết hàn nhiệt tương tranh, chữa được gốc bệnh, chữa được ngừa biến chứng làm cho bệnh đứng lại, không làm cho bệnh có cơ hội phát triển nặng thêm, nhưng còn nơi đau là ngọn của bệnh thì không biết chính xác phải chữa như thế nào, vì thế mà đông y cũng không chữa khỏi hẳn được bệnh đau nhức phong thấp hàn nhiệt, tây gọi là viêm đa khớp.
Còn đông y khí công nhờ máy thử tiểu đường đã tìm ra ngọn của bệnh là nơi đau bị thấp hàn hay thấp nhiệt để hóa giải sự ứ đọng của khí thấp hàn thấp nhiệt do lượng đường nơi máu tích tụ ứ đọng lại tại nơi đau làm phẩm chất nồng độ máu xấu không bình thường so với nơi không đau, khi kiểm chứng bằng máy đo đường, châm nặn máu ở 2 nơi đau và không đau chỉ cách nhau có vài cm, kết qủa đo đường sẽ khác nhau. Nhìn màu sắc máu nơi đau bị bầm đen, máu nơi không đau đỏ tươi…Đó cũng là lý do tại sao cổ nhân chữa đau nhức bằng chích lể mà bệnh mau khỏi, mà ngày nay đã kiểm chứng được lượng đường trong máu bằng máy thử tiểu đường, để biết được nguyên nhân do thấp hàn thấp nhiệt đã gây ra ứ đọng ở cục bộ sinh mà ra bệnh.
Đã có một bệnh nhân bị té trượt cầu thang, gẫy xương bàn chân, đi tây y mổ, khâu lại, sau một thời gian nơi chân bị ứ nghẽn khí huyết không thông làm sưng đau, chỉ cho uống thuốc giảm đau, và đi khập khễnh do sưng đau, da chân chỗ đau khô dầy, đổi màu đen mốc như chân voi, lúc đó tây y không còn cách nào chữa, họ đến với đông y khí công.
Đông y khí công có hai cách thử để biết bệnh thuộc khí hay huyết, như nếu có điểm đau nhất định một chỗ thì bệnh do ứ huyết, nếu không chỉ được điểm đau nhất định, lúc đau chỗ này, lúc cái đau chạy chỗ khác, thì do khí không thông do không chịu vận động. Còn do huyết ứ tụ, bệnh nhân có muốn vận động cũng không được, vì càng vận động càng đau.
Trong trường hợp ứ huyết sẽ tạo ra thấp khí (là khí tụ lại, vì máu có độc) nên huyết thanh bao lại để bảo vệ các tế bào lành không cho lây nhiễm, nếu bệnh nhân chỉ ra được chỗ đau chính xác, mình lấy kim thử đường châm nặn máu, rồi đo đường tại chỗ đó sẽ có kết qủa cao hơn hay thấp hơn so với chỗ bên cạnh gần đó không có điểm đau, nếu châm nặn máu rồi đo đường tại điểm này thì bình thường, thí dụ đau ở xương mắt cá là điểm A cách điểm B không đau, đo đường ở điểm A là 8.5 điểm B là 6.0 thì điểm A bị ứ huyết do thấp nhiệt, hoặc điểm A đo được 4.8 thấp hơn điểm B do ứ huyết thấp hàn. Dù do thấp nhiệt hay thấp hàn đều phải châm nặn máu, rồi đo lại đường ở điểm đau, khi hết đau, thì 2 điểm A,B đo đường sẽ bằng nhau.
Nhờ cách chữa ngọn, lấy hết thấp khí hàn nhiệt, bệnh nhân thấy hết đau, đi lại dễ dàng.
10-Áp dụng cách chữa vừa ngọn vừa gốc trong bệnh phong thấp hàn nhiệt:
Có thể áp dụng cách chữa ngọn này cho tất cả các loại bệnh ngoài da, xương khớp bị đau nhức, vẩy nến, eczema, thấp chẩn, phong thấp xương khớp, thoái hóa, bệnh gút, viêm đa khớp, ban đỏ, thoái hóa đĩa đệm, gai cột sống, lupus, té ngã, trật gân xương làm sưng đau nhức.. ..
Sau đó chữa vào gốc bệnh là Bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần cho thông khí huyết nội tạng,
Nếu do phong nhiệt hay phong hàn, thì chú ý ép gối vào vùng gan cho máu độc trong gan thoát ra, để trao đổi oxy cho gan thay đổi máu mới.
Nếu do thấp nhiệt thấp hàn, thì chú ý ép vào bao tử làm thông thấp nhiệt thấp hàn ở bao tử.
Nếu do cả phong cả thấp, thì ép cả hai bên bao tử và gan cùng một lúc làm thông khí huyết nội tạng.
Khi áp dụng bài tập khí công nằm Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần liên tục, chú ý mỗi lần ép đầu gối vào bụng phải thả lỏng cho khí trong bụng ra hết khiến bụng mềm, mới có kết qủa giúp cơ bụng, gan, tỳ vị co bóp nhiều lần để kích thích phục hồi chức năng gan tỳ, và điều hòa khí thấp hàn thấp nhiệt trở lại khí đúng không còn hàn không còn nhiệt.