Hội Y Sĩ Việt Nam tại Canada
Bs Nguyễn Thanh Bình
Ngày Y Tế 10 tháng 9 năm 2011 tại Montreal
• Ung thư ruột già là ung thư nhiều thứ nhì
• sau ung thư phổi.
• Mỗi năm, ở Canada, có 23.000 người bị bệnh này, trong đó khoảng hơn 9.000 người tức gần một nửa bị thiệt mạng.
I. TRIỆU CHỨNG
1) Đau bụng
• Thường xảy ra trễ,
• phải đau ở một vị trí cố định,
• càng ngày càng đau nhiều hơn.
Lâu lâu đau một lần, ở những vị trí khác nhau, thường vì ruột bị căng hơi, không đáng lo ngại
2) Thay đổi thói quen (đại tiện)
• - đang đi tiêu đều hàng ngày,
• - tự nhiên bị táo bón hoặc tiêu chảy
• - Phân nhỏ đi : ăn cơm, tiêu ra spaghetti.
3) Đi tiêu ra máu:
có nhiều nguyên nhân.
• Vì trĩ (khi đau, khi không)
• Vì rách hậu môn (lúc nào cũng đau, nhất là khi đi tiêu)
• Vì viêm ruột già (colite) do nhiễm trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng, hay loét ruột, lúc nào cũng đi kèm với tiêu chảy,
• Vì bong bóng (diverticule)
• Vì thiếu máu nuôi ruột (colite ischémique)
• Vì bướu thịt (polype) hoặc ung thư đi tiêu ra mũi lẫn máu (như jello)
- Thường thì không có triệu chứng gì hết, Tây nó gọi là kẻ giết người âm thầm (Tueur silencieux)
- Vì vậy cần phải phát hiện sớm, phải tìm nó để chữa trị kịp thời, trước khi quá muộn.
II. KHI NÀO CẦN TÌM BỆNH UNG THƯ RUỘT GIÀ?
Nguy cơ bị ung thư ruột được chia làm 2 loại:
• Nguy cơ trung bình và nguy cơ cao, tuỳ theo
• tuổi
• và bệnh sử cá nhân,
• hoặc bệnh sử gia đình.
• - tuổi : Người ta lấy tuổi 50 làm mốc.
• - Có bệnh sử gia đình cha mẹ, anh chị em bị ung thư ruột già.
• - Có bệnh sử cá nhân: đã bị mổ vì ung thư ruột già, hoặc đã được cắt bướu thịt trong quá khứ.
1. Nguy cơ trung bình:
• từ 50 tuổi trở lên: cần tìm bệnh
• từ 50 tuổi trở xuống: không cần tìm bệnh, trừ khi có triệu chứng
2. Nguy cơ cao
• nếu có bệnh sử gia đình hoặc cá nhân:
tìm bệnh từ 40 tuổi nếu người trong gia đình bị bệnh trước 50 tuổi, thì lấy tuổi của người bệnh trừ 10 để biết lúc nào cần tìm bệnh (thí dụ: 43 -10 = 33)
• nếu đã được mổ vì ung thư ruột già,phải soi ruột định kỳ:
Mổ --->1 năm --->3 năm --->5 năm--->5 năm
• nếu đã bị cắt bướu thịt, phải soi ruột định kỳ, nhưng khi nào cần soi phụ thuộc nhiều yếu tố:
. số bướu, loại bướu và độ lớn của bướu do bác sĩ chuyên khoa quyết định.
III. LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TÌM BỆNH UNG THƯ RUỘT GIÀ.
1) tìm máu trong phân
2) chụp hình Ruột
3) Soi ruột bên trái
4) liên kết chụp hình và soi ruột bên trái
5) soi ruột ảo
6) soi ruột thông thường
1) Tìm máu trong phân (máu mà mắt nhìn không thấy).
• Lấy phân hoà với nước rồi thử:
• phải làm 3 lần với phân của 3 ngày khác nhau.
- Hémocult:phải cữ ăn thịt đỏ, uống chất sắt, v.v…
mức độ khả tín chỉ 20%
- F.I.T: không cần ăn cữ:
Chính xác hơn cỡ 30%
• Làm 1 hay 2 lần mỗi năm chỉ là cách thử sơ đẳng, vì:
• Nếu không có máu:
Không bảo đảm là không có bệnh.
• Nếu có máu:
Không chắc là bị ung thư (vì trĩ, rách hậu môn v.v…)
• Nên làm thêm những thí nghiệm khác.
2. Chụp hình ruột: lavement-baryté
Rửa ruột: bơm Baryum, rồi chụp hình.
Mức độ khả tín 75%.
Khúc ruột lên, ruột ngang: coi rõ.
Khúc ruột vòng (sigmoide) vì hình chồng lên nhau, coi không rõ.
• Bướu thịt nhỏ hơn 1cm chỉ thấy được khoảng 50%.
• Cứ 5 năm làm 1 lần.
3) Soi ruột bên trái (Sigmoidoscopie)
• Chỉ coi được một phần ruột già, 2/3 không coi được, mức độ khả tín khoảng 35%.
Không nên làm vì không đủ bảo đảm.
4) Liên kết
chụp hình ruột già và soi ruột bên trái:
• 2 thứ bổ túc lẫn nhau, mức độ khả tín khá cao, cỡ 80%.
• 5 năm làm một lần.
5) Soi ruột ảo (colonoscopie virtuelle):
Rửa sạch ruột, bơm barium rồi chụp bằng scan:
Mức độ khả tín rất cao (60% - 92%) nhưng xin hẹn rất lâu. Làm tư tốn 500$00.
Mỗi 5 năm làm một lần.
6) Soi ruột bằng máy quay phim nhỏ (capsule endoscopique)
• máy quay phim nhỏ cỡ đầu ngón tay út
• bệnh nhân nuốt máy sau khi rửa ruột
• khi ra khỏi hậu môn, nó được cho vào máy điện toán để coi hình.
• Mức độ khả tín 70%.
• Nếu không thấy ung thư: không bảo đảm là không có bệnh.
• Thấy ung thư lại khó biết chính xác vị trí của nó.
• Rất đắt tiền.
7) Soi ruột thông thường (colonoscopie conventionnelle)
Rửa ruột thật sạch
Chích gân 2 thứ thuốc giảm đau và giảm lo (Fentanyl, versed)
Để máy soi dài (1 mét 8) vào hậu môn đẩy từ từ 10 cho đến 20 phút là xong.
• Nếu thấy bướu thịt thì cắt bằng kìm hay vòng điện)
• Nếu thấy ung thư:
- làm sinh thiết,
- chích mực tầu để đánh dấu chỗ bị bệnh, thử máu, làm scan, gừi đi gặp bác sĩ giải phẫu.
• Nghe soi ruột, mọi người đều sợ, sự thật rất dễ và đơn giản, thường thì việc rửa ruột là khổ nhất
(đau bụng, ói mửa, cả đêm trong nhà tắm) nhưng chụp hình, soi ruột ảo cũng phải rửa ruột như vậy.
• nếu lỡ chụp hình thấy bướu thịt hoặc ung thư
• thì bắt buộc phải soi ruột theo phương pháp thông thường, tức là lại phải rửa ruột lần thứ hai
• vì vậy nếu cần soi ruột thì quý vị CỨ BÌNH TĨNH MÀ LÀM, đừng sợ gì cả, đừng có nghe thiên hạ hù dọa.
IV. KẾT LUẬN
• Ung thư ruột rất nhiều, thường không có triệu chứng gì, nên cần phải tìm và phát hiện bệnh sớm.
Có nhiều phương pháp để tìm bệnh, tốt nhất là soi ruột
Nếu không có người nhà bị bệnh, nên soi ruột từ tuổi 50.
Nếu ruột bình thường, 10 năm sau mới cần soi lại.
Nếu có người nhà bị ung thư ruột, nên soi ruột sớm hơn, nếu bình thường cứ 5 năm soi ruột một lần
Nếu đã bị mổ
• vì ung thư ruột già
• hoặc đã được cắt bướu thịt, cần phải soi ruột định kỳ để theo dõi
Tốt nhất là cứ tiếp tục với bác sĩ chuyên môn của mình.
Trân trọng cám ơn quý vị
Bs Nguyễn Thanh Bình