Nhờ khám bệnh bằng máy đo đường đã biết được nguyên nhân và cách chữa các bệnh như mờ, bị mù, rách võng mạc hay sưng, hoặc mắt to mắt bé do đường cao hay thấp..
Một người lớn tuổi trên 70, khi đọc báo không cần đeo kính, ai cũng cho là mắt tốt. Nếu lấy trường hợp này làm tiêu chuẩn để tìm nguyên nhân, nên tôi đã xin phép họ cho tôi làm một cuộc thử nghiệm :
Trường hợp 1 : Một bà trên 70 tuổi, mắt tốt, không có bệnh bị tiểu đường hay cao áp huyết :
Tôi đo áp huyết tay trái 136/83mmHg mạch 70, tay phải 137/85mmHg mạch 71. Đo đường ở ngón tay 6.5mmol/l, ở huyệt Toản Trúc đầu chân mày trái 6.4mmol/l, ở huyệt Toản Trúc đầu chân mày phải 6.3mmol/l.
Trường hợp 2 : Một ông trên 70 tuổi, mắt tốt, áp huyết hơi cao, tiểu đường hơi thấp.
Tôi đo áp huyết bên tay trái 145/85mmHg mạch 78, tay phải 143/88mmHg mạch 76, đo đường ở ngón tay 5.0mmol/l, đo đường ở huyệt Toản Trúc mắt trái 6.1mmol/l, mắt phải 6.3mmol/l.
Trường hợp 3 : Một bệnh nhân trên 70 tuổi, có bệnh tiểu đường đang dùng thuốc, mắt không cần đeo kính.
Tôi đo áp huyết tay trái 125/80mmHg mạch 67, tay phải 128/80mmHg mạch 66, đo đường ở tay 9.8mml/l ở mắt trái 7.8mmol/l, mắt phải 8.5mmol/l. Tôi hỏi ông thấy mắt nào rõ hơn, ông trả lời mắt trái rõ hơn.
Trường hợp 4 : Một ông trên 70 tuổi, không có bệnh tiểu đường, mắt mờ, có bệnh áp huyết cao, không dùng thuốc mà tập khí công.
Tôi đo áp huyết tay trái 152/90mmHg mạch 75, tay phải 142/88mmHg mạch 77, đo đường ở mắt trái 9.5mmol/l, mắt phải 9.1 mmol/l. Đường ở ngón tay 7.0mmol/l. Ông đi khám mắt bác sĩ nói tăng nhãn áp, có cườm nước cần phải mổ, ông không mổ, không lái xe ban đêm được, ông bảo để thử tập khí công Bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng sau mỗi bữa ăn 30 phút trong thời gian một năm xem sao.
Một năm sau ông đến giới thiệu một bệnh khác cho tôi, ông nói nhờ tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng mỗi ngày 500 lần, dạo này con mắt thấy rõ lắm, lái xe ban đêm được rồi. Tôi đo lại đường trên mắt trái 7.8mmol/l, mắt phải 7.3mmol/l. ở tay 7.1mmol/l.
Như vậy chúng ta có thể kết luận đường cần phải được chuyển hóa đều trong cơ thể bằng cách tập khí công, để nồng độ đường trong máu ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể đều tương đương với nhau khắp mọi chỗ, và phải nằm trong tiêu chuẩn 6.0-8.0mmol/l dù có bệnh tiểu đường hay không.
Nếu đường thấp hay cao ngoài tiêu chuẩn thì sẽ có bệnh về mắt. Cũng trên nguyên tắc tìm sự lưu thông khí huyết tốt hay không tốt bằng cách đo nồng độ đường trong máu có được chuyển hóa đều và đủ tiêu chuẩn không, chúng ta sẽ biết được nguyên nhân do ăn uống đủ hay thiếu đường, có tập luyện thông khí huyết để chuyển hóa hay không, nhờ đó đã khám phá được nhiều nguyên nhân của bệnh nan y về mắt hoặc các bệnh khác và cách chữa như dưới đây ..
Trường hợp 5 : Bệnh nhân khai bệnh mờ mắt.
Tôi đo đường khi chưa ăn sáng, độ đường châm nặn máu đo ở ngón tay trỏ 13.5mmol/l, châm nặn máu ở huyệt Toản Trúc góc đầu mày bên mắt phải, là nơi cung cấp khí huyết lên mắt của đường kinh Bàng Quang, đo được 9.0mml/l, ở huyệt Toản Trúc bên mắt trái đo được 16.8mmol/l. Tôi hỏi bệnh nhân mắt bên nào bị mờ, bệnh nhân trả lời mắt trái bị mờ.
Đo áp huyết tay phải 110/75mmHg mạch 68, bên tay trái 105/72mmHg mạch 65, như vậy là do ăn uống không có chất bổ máu để làm tăng áp huyết, và thức ăn lại hàn lạnh nên mạch đập chậm. Trong khi đó đo nhiệt độ ở lưỡi bệnh nhân đo bằng máy bấm nhiệt độ, thì cao 37.8 độ C, ở Trung Quản giữa bụng sờ lạnh, nhiệt kế đo được 36.0 độ C, điều này chứng tỏ bệnh nhân không tập luyện cử động thể dục thể thao nên cơ thể chỗ nóng chỗ lạnh, nồng độ đường trong máu không đều nên đo đường khác nhau ở nhiều chỗ.
Tôi hướng dẫn bệnh nhân tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 3 lần bài hát 1,2,3…, tập xong bảo bệnh nhân ngậm miệng giữ khí, đo áp huyết lên 118/78mmHg mạch 80, trán và lòng bàn tay rịn mồ hô. Châm nặn máu ở 2 huyệt Toản Trúc, bên trái đo được 11.6mmol/l, bên phải đo được 9.5mmol/l, nhờ bài tập này mà nồng độ đường ở mắt đã xuống, nhưng chưa đúng với tiêu chuẩn khi bụng đói từ 6.0-8.0mmol/l.
Tôi yêu cầu bệnh nhân tập tiếp lại bài này 3 lần nữa, đo lại đường ở huyệt Toản Trúc trái xuống 9.3mmol/l, mắt phải. 8.8mmol/l. áp huyết hai tay lên 124/80mmHg mạch 82.
Tôi cho bệnh nhân biết, thông thường mọi bệnh nhân đều biết rằng tập khí công để chữa bệnh tương đương có công hiệu như thuốc, nhưng vì không có máy móc để đo xem liều lượng thời gian tập đủ chưa, nên nhiều người cứ tưởng tập xong thì khỏi bệnh, chỉ là đoán mò. Còn căn cứ vào thời gian tập 2 lần thì đường ở Toản Trúc từ 16.8 mmol/l đã giảm xuống còn 9,3mmol/l ở mắt trái, như vậy cần phải tăng thêm thời gian tập 1-2 lần nữa, thì đường mới lọt vào tiêu chuẩn được. Như vậy số lượng tập. thời gian tập do bệnh nhân tự đo đường và áp huyết để kiểm chứng và quyết định tập lâu hay mau, tập nhiều hay ít.
Có hai loại bệnh nhân chữa bệnh không bao giờ khỏi hẳn bệnh :
Một loại là lười tập, cứ tưởng là uống thuốc sẽ khỏi bệnh đã là sai với nguyên tắc của đông y. Bệnh do cả khí và huyết gây ra bệnh. Huyết gây ra bệnh thỉ chữa bằng thuốc, bằng ăn uống, nhưng cơ thể còn cần phải có khí để hấp thụ và chuyển hóa thuốc men và thức ăn mới biến đổi máu xấu thành máu tốt được.
Một loại thứ hai là có tập, tưởng rằng cứ tập thì cơ thể sẽ chuyển hóa làm thay đổi khí huyết thì sẽ khỏi bệnh, nhưng không có kiểm chứng bằng máy móc xem loại bài tập đó có phù hợp với bệnh của mình không, thí dụ mình cần tăng áp huyết phải tập bàì Càn Khôn Thập Linh hay bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực chẳng hạn mà lại tập bài thổi hơi ra làm hạ áp huyết, hoặc mình cần tập bài làm hạ áp huyết, lại tập bài Càn Khôn Thập Linh làm tăng áp huyết. Hoặc cần hạ đường trong máu thấp, lại tập bài làm tăng nồng độ đường trong máu. Hoặc có tập đúng bài làm tăng hay hạ đường, nhưng thời gian tập không đo kiểm chứng theo dõi xem đã đủ liều lượng chưa, nếu chưa đủ liều lượng thì chưa dứt khỏi hẳn bệnh.
Trường hợp 6 : Chóng mặt hoa mắt do nồng độ đường trong máu cung cấp lên mắt thiếu.
Một nữ bệnh nhân khai hay bị chóng mặt hoa mắt. Đo áp huyết nằm trong tiêu chuẩn thấp, đo đường ở tay khi bụng đói 6.0mmol/l đúng tiêu chuẩn vì bệnh nhân cho biết hằng ngày có uống thuốc trị tiểu đường.
Tôi đo nồng độ đường nơi huyệt Toản Trúc, bên trái 4.1mmol/l, bên phải 5.8mmol/l. Tôi hỏi thử xem bệnh nhân bị mờ mắt nào, thì bệnh nhân trả lời mắt trái. Như vậy mắt trái thiếu nồng độ đường trong máu, cũng có nghĩa là thiếu oxy, đông y gọi là thiếu dương khí.
Tôi hướng dẫn bệnh nhân tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp để cung cấp máu lên nuôi mắt 20 lần, rồi đo lại nồng độ đưởng ở 2 huyệt trên, đường ở mắt bên phải lên 6.2mmol/l, đường ở bên trái không lên nhiều, chỉ được 4.4mmol/l, chúng ta nghĩ ngay đến sự tắc nghẽn khí huyết, do đó khi châm nặn máu chúng ta cũng phải quan sát mầu máu khi nặn, thì khi nặm máu lần thứ hai ở mắt bên phải ra máu đỏ, còn mắt bên trái nặn lần thứ hai đã khó ra, và ra ít máu đen, khi thử đường vẫn thấp, tiếp tục nặn cho ra máu đỏ, chảy dễ, lúc đó đo lại, thì nồng độ đường lên 6.6mmol/l.
Nhờ những thử nghiệm này mới thấy lý thuyết về khí và huyết tuần hoàn của đông y đúng từ mấy ngàn năm cho đến ngày nay mà ngành y khoa tây y chưa biết hết, và những sự áp dụng trong chữa bệnh không hiểu hết công dụng, nếu không nhờ máy móc dụng cụ y khoa đo để kiểm chứng.
Trường hợp 7 : Một mắt không thấy đường, một mắt chỉ thấy được 30%, bác sĩ nhãn khoa kết luận rách võng mạc.
Một nữ bệnh nhân 45 tuổi, khai bệnh, bác sĩ mắt cho biết bị mù một bên mắt trái không thấy đường, mắt bên phải thấy được 30%, bác sĩ nhãn khoa bảo do rách võng mạc cần phải mổ, bệnh nhân hỏi tôi xem có chữa được không.
Tôi trả lời sau khi thử nồng độ đường vào mắt thiếu hay dư thừa mới biết kết qủa.
Tôi châm nặn máu ở huyệt Toản Trúc trên đầu chân mày bên mắt trái, đo được 4.4mmol/l, đo huyệt Toản Trúc bên phái phải 5.4mmol/l.
Điều đó chứng tỏ máu không tuân hoàn đều vào nuôi hai mắt, huyệt Toản Trúc thuộc kinh Bàng Bàng dẫn khí huyết vào mắt để nuôi mắt, còn huyệt Ngư Yêu giữa chân mày và giữa con ngươi lên, là huyệt làm sáng mắt.
Khi châm nặn máu không ra, nặn tiếp khi máu ra là máu bầm đen, đo đường có kết qủa như trên. Tôi tiếp tục nặn cho máu ra nữa, cho đến khi máu ra loãng và đỏ tươi, tôi dơ 1 ngón tay trước mắt bệnh nhân và hỏi, cô có nhìn thấy ngón tay của tôi không, bệnh nhân trả lời có thấy.
Tôi hỏi mắt bên nào nhìn rõ, bệnh nhân trả lời mắt bên phải nhìn rõ. Tôi đo lại đường, thì huyệt bên phải độ đường lên 7.5mmo/l, bên trái 6.6mmol/l, tôi nặn máu ở mắt bên trái tiếp, máu không ra nữa.
Tôi hướng dẫn tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp đưa máu lên nuôi mắt, vi thế khi cúi xuống đầu phải thấp hơn mông, mông chổng lên trời, tôi vỗ từ lưng xuống cổ gáy để dồn máu lên đầu, lên vùng gáy, và thấy hai vành tai đỏ hồng lên, khi bệnh nhân tập xong, mặt đỏ hồng, tôi nặn máu tiếp bên trái, máu ra, đo đường tăng lên 7.1mmol/l.
Tôi nói, bây giờ hai bên mắt đã thấy rõ rồi, hãy nhìn ngón tay tôi di chuyển, thì mắt nhìn theo, mục đích cho con ngươi cử động thông khí huyết cho chức năng vận động mắt và làm tăng sự điều tiết của mắt. Ngón tay tôi đưa lên, bệnh nhân đưa mắt hướng lên, ngón tay tôi đưa xuống bệnh nhân đưa mắt theo xuống, ngón tay tôi đưa qua trái, mắt bệnh nhân đưa qua trái, ngón tay tôi đưa qua phải, bệnh nhân đưa mắt qua phải, ngón tay tôi quay tròn, thuận chiều, nghịch chiều, mắt bệnh nhân đều đưa theo, ngón tay tôi đưa xa, lại gần, bệnh nhân đều thấy rõ.
Sau đó tôi đo đường ở ngón tay như y tá đo thử đường bình thường sau khi ăn theo tiêu chuẩn KCYĐ từ 8-12mmol/l, mà đường trong máu của bệnh nhân thấp có 6.0mmol/l sau khi ăn, chứng tỏ bệnh mắt do thiếu nồng độ đường trong máu.
Cách châm nặn máu để cho máu lưu thông nuôi mắt xem máu có lưu thông đều hai bên mắt không, nếu độ đường hai bên mắt giống nhau nằm đúng tiêu chuẩn, thì cả hai mắt đã phục hồi tốt..
Một người khỏe mạnh không bệnh tật thì thử đo áp huyết, đường và nhiệt kế thì bất cứ nơi nào cũng phải gần giống nhau không chênh lệch qúa, do đó cách khám nồng độ đường trong máu để biết khí huyết có lưu thông đều hay không sẽ chính xác hơn là đo nhiệt độ bên ngoài da.
Bệnh nhân sau khi tập, và được khuyên nên ăn thêm chè ngọt, đo áp huyết nhịp tim thấp, được khuyên uống Quế Mật Ong, làm tăng áp huyết, tăng nhịp tim đập và tăng đường trong máu. Người chông bệnh nhân đứng cạnh hỏi vợ :
Em thấy mắt thế nào ? bệnh nhân trả lời : Em nhìn thấy rõ rồi.
Người chồng ngạc nhiên hỏi lại : Thật sao ?
Tôi nói : Cô chạy một vòng cho ông ấy xem. Mọi người đều ngạc nhiên thấy cô chạy như người bình thường, mà không phải nhờ chồng dắt đến vì mắt bị mù nữa.
Trường hợp 8 : Sưng đầu chân mày mà không đau, bác sĩ muốn mổ.
Khi bệnh nhân hỏi tôi phải làm sao cho hết sưng, chỉ làm mất thẩm mỹ chứ không đau.
Tôi dùng nhiệt kết đo ở nơi sưng, nhiệt kết chỉ Lo. Tôi châm nặn máu ở điểm không có nhiệt, nặn không ra máu, cho đến khi ra máu, đo độ đường 4.0mmol/l, nhiệt kế chỉ 36.6 độ C, như vậy máu cũng đã chạy đến, nhưng nồng độ đường trong máu chưa đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên đường đo ở ngón tay là 6.8mmol/l. Chứng tỏ đường trong máu đủ, nhưng máu không tuần hoàn lên đầu vì thiếu tập luyện để cơ thể có nồng độ đường đều trong máu, tôi hướng dẫn bệnh nhân tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để đưa máu lên đầu.
Sau đó cho bà nhìn trong gương treo trong phòng, thấy nơi sưng ở đầu chân mày đã biến mất.
Trường hợp 9 : Một bệnh nhân, bác sĩ cho biết mắt sắp bị mù không chữa được do bệnh tiểu đường nặng hơn 30 năm.
Bệnh nhân từ Mỹ gọi điện thoại đến phòng mạch hỏi tôi có chữa được không. Tôi bảo bà đo áp huyết và đo đường trước và sau khi ăn 30 phút, cho tôi biết kết qủa, tôi mới trả lời được.
Sau 2 tiếng đồng hồ, bà gọi điện thoại cho biết kết qủa như sau :
Áp huyết tay trái trước khi ăn 125/78mmHg mạch 67, sau khi ăn 115/75mmHg mạch 65. Tay phải trước khi ăn 120/80mmHg mạch 65, sau khi ăn 112/81mmHg mạch 64, đường trước khi ăn 4.0mmol/l, sau khi ăn 4.2mmol/l.
Tôi nhận lời chữa, và 1 tuần sau bà sang Montreal ở lại 1 tuần để điểu trị trong 3 lần chữa.
Tôi cho bà biết, bà đã phạm sai lầm vừa uống thuốc hạ đường một lần, vừa không ăn chất ngọt, cơ thể mất thêm đường lần thứ hai, bà uống nước chanh, nước đá lạnh làm loãng nồng độ đường trong máu lần thứ ba, do đó cơ thể không đủ nồng độ đường trong máu để lưu thông lên nuôi mắt mặc dù bà có tập luyện.
Chanh đã làm hạ áp huyết xuống dưới tiêu chuẩn tuổi của bà :
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Mạch nhịp tim của bà đập chậm, theo đông y là mạch trì, chỉ là cơ thể hàn, khi cơ thể hàn, đồng tử nở lớn nên mất chức năng điều tiết. Thông thưởng mắt điều tiết con ngươi khi ra nắng thu hẹp lại 4mm, vào bóng tối con ngươi nở lớn ra 6mm. Con mắt của bà ra nắng hay vào bóng tối đều không có điều tiết, con ngươi lúc nào cũng nở lớn 7mm.
Tôi đo đường hai huyệt Toản Trúc, bên mắt trái 3.8mmol/l, mắt phải 4.0mmol/l.
Tôi cho bà uống thử 4 thìa đường, tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng áp huyết để chuyển hóa đường, rồi day Hà Đồ Lạc Thư thông khí huyết lên đầu nuôi mắt, con ngươi mắt thu nhỏ lại 6mm, áp huyết lên 130/80mmHg mạch 70.
Tôi bảo bà sang Nhà Hàng bên cạnh ăn tô phở cho nhiều cay nóng, ăn xong trở lại tôi đo đường và áp huyết. Bà bảo thế không sợ bánh phở làm tăng đường à ?
Tôi bảo cơ thể bà cần đường chứ không phải dư đường, nếu còn tiếp tục uống thuốc làm hạ đường là một sai lầm của tây y. Tất cả đúng hay sai đều phải thử nghiệm lọt vào tiêu chuẩn của tây y thì mới khỏi bệnh, thiếu và thừa đều gây ra bệnh, đó là theo nguyên tắc đông y lúc nào cũng giữ quân bình nằm trong tiêu chuẩn
Sau 3 lần chữa bằng cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần, Tinh là điều chỉnh thức ăn làm tăng áp huyết tăng đường, Khí là tập khí công bài Đứng Hát Kéo Gối lên Ngực 200 lần, Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút làm chuỳển hóa đường, thông khí huyết toàn thân và Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng thân nhiệt và tăng áp huyết, day Hà Đồ Lạc Thư cho con ngươi mắt thu nhỏ lại. Thần thì tập thở Đan Điền Thần, luyện lại mắt bằng cách đọc báo chữ lớn in đậm để mắt được điều tiết thường xuyên.
Trước khi trở về Mỹ, đo đường ở hai huyệt Toản Trúc, mắt trái 6.2mmol/l, mắt phải 6.5mmol/l. Áp huyêt ổn định theo tiêu chuẩn tuổi.
Bà hỏi, nếu nhỡ về Mỹ mắt mờ trở lại thì sao. Tôi dặn khi thấy mắt mờ, điều đó chứng tỏ không đủ nồng độ đường trong máu lên mắt. Khi châm vào huyệt Toản Trúc, thử đường nếu dưới 6.0mmol/l, thấy mầu máu đen, thì cứ tiếp tục nặn ra máu đõ, loãng, dễ chảy, đo lại đường thấy lên trên 6.0mmol/l là mắt lại sáng như bình thường.
Mấy tháng sau có những bệnh nhân từ Mỹ sang chữa bệnh, những người này nói bệnh nhân bị mù mắt nay đã khỏi, giới thiệu chúng tôi sang đây nhờ thầy chữa bệnh.
Trường hợp 10 : Mắt trái tự nhiên bé hơn măt phải.
Một ông lớn tuổi nói với tôi nhờ tập khí công nên đường và áp huyết ổn định rồi, nhưng sao con mắt trái nhìn mờ, và mắt trái từ từ nhỏ lại, mở mắt không lớn bằng mắt phải.
Tôi trả lời : Cũng do nồng độ đường trong máu chuyển vào mắt bệnh thấp hơn bên kia.
Ông nói : Nhờ thầy thử đường trên mắt tôi xem có đúng như thầy nói không ?
Tôi châm nặn máu huyệt Toản Trúc phải, đo đường 12.5mmol/l, ông bảo tôi mới vừa ăn xong, như vậy cũng tạm được. Đo mắt trái độ đường 14.8mmol/l. Tôi nói, như vậy ông đã biết lý do tại sao mắt bên trái bệnh.
Ông hỏI, vậy đường không đều phải làm sao ?
Tôi trả lời : Dễ lắm chỉ cầm làm cho máu tuần hoàn đều, chia đều thân nhiệt và đường trong máu nơi nào cũng giống nhau thì khỏi bệnh. Nhưng tôi thấy đầu mũi ông trắng xanh, là suy tim, nên nhịp tim không đều.
Ông trả lời : Áp huyết của tôi thì được, nhưng nhịp tim lúc nào cũng thấp trên dưới 65.
Tôi nói : Như vậy, KCYĐ có bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần, vừa làm tăng áp huyết, làm mở rộng van tim, tăng thân nhiệt và làm hạ đường trong máu.
Ông được hướng dẫn tập thử 25 lần, đo lại đường trên hai huyệt Toản Trúc đường xuống còn 9.2mmol/l bên phải, 9.7mmol/l bên trái, mặt ông hồng lên.
Ông cho biết, tự nhiên mắt phải thấy rõ, nhìn vào gương, thấy hai mắt mở lớn đều nhau chứ không bị mắt to mắt nhỏ.
Ông hỏi còn nhịp tim thấp phải làm sao.
Tôi trả lời sau mỗi bũa ăn, ông nên uống Quế Mật ong, làm tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim lên từ 70-80 thì ngưng, nếu tăng trên 80 thì nguời bị nhiệt, táo bón và áp huyết tăng cao hơn.
Vì thế thức ăn uống hay thuốc men để điều chỉnh cho khỏi bệnh thì ngưng, không bao giờ uống thuốc suốt đời lại sinh ra bệnh khác.
Trường hợp 11 : Một bệnh nhân đến khai, mắt trái nhìn như có ruồi bay hay như có vướng màng nhện .
Tôi đo đường bên huyệt Toản Trúc trái nồng độ đường 14.5mmol/l, huyệt Toản Trúc bên mắt phải 10.5mmol/l.
Châm, nặn máu đo đường xong, tôi tiếp tục nặn ra máu nhiều lần, khi ra hết máu đen bần, ra đến máu đỏ tươi, đo lại đường, nồng độ đường trong mắt phải xuống 9.0mmol/l, mắt trái 9.8mmol/l.
Tôi hướng dẫn ông tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực, 50 lần, Cúi Ngửa 4 Nhịp 10 lần, đo đường lại thấy xuống, mắt phải 8.5mmol/l, mắt trái 8.9mmol/l. Bệnh nhân cho biết hết nhìn thấy ruồi luẩn quẩn ở mắt trái rồi.
Trường hợp 12 : Môt bệnh nhân đang dùng thuốc chich insulin để chữa bệnh tiểu đường, mắt càng mờ dần, không còn lái xe được.
Tôi đo đường ở huyệt Toản Trúc mắt trái 4.2mmol/l, huyệt Toản Trúc mắt phải 4.4mmol/l, đo ở ngón tay như mọi người thường đo là 6.1 mơl/l. Tôi hỏi ông đã ăn gì chưa, ông trả lời : Đã ăn rồi.
Tôi cho biết ông lạm dụng thuốc trị tiểu đường, nên đường trong máu thấp qúa, cơ thể mất năng lượng, và gân cơ thịt bị teo lại, không đủ khí huyết tuần hoàn.
Nếu ông không tin, ông xem trên hộp que thử đường của nhà sản xuất công ty dược phẩm Contour có ghi khi bụng đói đường trung bình từ 6.0mmol/l đến 8.0mml/l là đúng tiêu chuẩn.
Ông bảo ông không nhìn thấy rõ. Đó là do hậu qủa của sự lạm dụng thuốc.
Ông nói, sao tây y khi thử đường, những người nào có độ đường 6.0mmol/l đã bắt phải uống thuốc trị tiểu đường rồi.
Tôi trả lời : Có thể là sai lầm của tây y sau mười mấy năm mới phát giác ra những người có đường thấp có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn đường cao, như chết âm thầm, mù mắt, suy nhược thần kinh, tâm thần, gân cơ co rút đau, tay chân rút gân co quắp...thì đã qúa muội.
Nếu ông muốn mắt sáng, ông có chịu uống nước nóng pha 2 muổng đường ngay bây giờ không, để ông biết sự thật máu đủ đường và máu thiếu đường khác nhau ra sao không. Dù sao tây y đã có tiêu chuẩn giới hạn từ 6.0-8.0mmlol/ khi bụng đói, mà hiện nay ông bụng no mà đường mới có 6.1mmol/l thì sợ gì đường lên cao, cứ không thử uống đường rồi đo lại, còn ông sợ thì KCYĐ có phương pháp tập cho đường trong cơ thể được hấp thụ và chuyển hóa, để đường sẽ xuống thấp trở lại ngay.
Ông nghe lời, thế là ông uống 1 ly nước nóng pha 2 thìa đường, sau đó thử đường ở tay lên được 7.0mmol/l, nhưng ở mắt chưa lên.
Tôi hướng dẫn ông tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, tôi châm nặn máu ở hai huyệt Toản Trúc cho ra hết máu đen, đến khi máu đỏ chảy ra loãng và tươi, bắt đầu thử đưòng, đường hai bên mắt lên, bên trái 6.2mmol/l, bên phải 6.4mmol/l. Ông nói : Ủa, mắt tôi sáng thật rồi nè !
Có nhiều người hỏi tập thể dục khí công của thầy, đường có xuống không ?
Trên nguyên tắc, bất cứ tập loại khí công nào củng đều làm thay đổi áp huyết lên hoặc xuống, nhưng khi tập thời gian lâu khiến cơ thể xuất mồ hôi thì đường và cholestrerol đều xuống, vì thế chúng ta không lấy làm lạ, thỉnh thoảng có người tập, mà huấn luyện viên không theo dõi để ý đến những người nào đang tập mà mồ hôi xuất ra, mặt trắng mà không hồng hào, hơi thở dốc, có vẻ mệt, là phải cho nghỉ, vì đường đang xuống thấp. Nếu không để ý đến họ thì tự nhiên họ bị té ngã chết giấc và hôn mê, mất oxy trong não.
Gặp trường hợp này không nên hốt hoảng, một tay bấm huyệt Nhân Trung duy trì oxy trong não, và cho bệnh nhân ngậm cục kẹo rồi sau đó pha trà gừng mật ong cho uống, bệnh nhân tỉnh dậy tập tiếp như thường. Nên phòng tập thể dục khí công cần phải có kẹo, đường trà gừng mật ong để cấp cứu trong những trường hợp này.
Tóm lại : Nhờ máy thử tiểu đường KCYĐ đã khám phá ra được nhiều nguyên nhân gây bệnh và cách chữa có kết qủa. Nay chúng tôi muốn phổ biến những kinh nghiện đến với mọi người biết cách tự khám, tự chữa theo phương pháp điều chỉnh Tinh-Khí-Thần, để đừng bị sai lầm trong việc lạm dụng thuốc chữa bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng thành tật suốt đời ngoài ý muốn.
Thân
Doducngoc