Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Phương Pháp chữa bệnh Seignalet

Jean Seignalet (1936-2003), chuyên gia nổi tiếng về miễn nhiễm, tùng sự tại bệnh viện Montpellier Pháp, điều khiển phòng thí nghiệm HLA, hành nghề bác sĩ từ 1959 đến 1968. Từ 1968 đến 1983 ông khảo cứu về miễn nhiễm và di truyền học, là người tiên phong về ghép thận. Việc khảo cứu và hành nghề bác sĩ tổng quát đã cho ông cái nhìn sâu rộng về mối liên hệ giữa dinh dưỡng và các bệnh viêm sưng kinh niên.

Đối với khoa dinh dưỡng, ông tỏ ra là một nhà khoa học lỗi lạc so với các bạn đồng nghiệp. Từ năm 1983, nhận thấy Âu dược tỏ ra bất lực trước các bệnh viêm sưng kinh niên, ông đã chú trọng đến ẩm thực để chữa trị rất nhiều bệnh nan y mà ông gọi đó là ngành y học thứ ba. Ông đã thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng và đã gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp. Phương pháp của ông được mọi người biết đến với cái tên Chế Độ Giảm Độc (régime hypotoxique). Trước khi mất, ông đã để lại cho đời 230 bài biên khảo trong đó 78 bài được đăng trong tạp chí y học thế giới. Bà Jacqueline Lagacé, tiến sĩ y khoa, giáo sư giảng dạy môn miễn nhiễm và vi trùng học tại đại học Y khoa Montréal. Từ nhiều năm, bà bị thấp khớp bàn tay khiến cho mỗi khi cử động, bà cảm thấy đau đớn vô cùng. Bà đã dùng đủ loại thuốc Tây và nhiều phương pháp chữa trị khác đều vô hiệu, thế mà khi áp dụng phương pháp Seignalet chỉ trong một thời gian ngắn là khỏi bệnh.

Quá vui mừng, bà đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu phương pháp này để biên soạn thành cuốn sách mang tên: “Comment j’ai vaincu la douleur et l’inflamation chronique par l’alimentation” (bằng cách nào tôi đã chiến thắng đau đớn và viêm sưng bằng ẩm thực) theo phương pháp ẩm thực trị liệu của ông J. Seignalet.

Chủ Trị

Các loại bệnh viêm sưng kinh niên, khôi phục chức năng cơ thể, tay chân hết đau. Chữa trị nhiều bệnh khác gây chứng viêm sưng.

Cơ Chế của Viêm Sưng

Viêm sưng là phản ứng tự vệ của cơ thể do hệ miễn nhiễm phụ trách. Có 2 hệ miễn nhiễm, hệ đầu là hệ thống nội tại bẩm sinh phản ứng nhanh nhưng kô có ký ức, hệ thứ hai bao gồm bạch huyết cầu B, T, CPA là hệ do thủ đắc mà có, phản ứng tuy chậm nhưng có ký ức, khi nó gặp vi trùng náo đó, nó nhớ ngay là đã gặp bọn nầy rồi ở lần chích ngừa hay nhiễm trùng trong quá khứ, thế là nó sai người đi dọ thám, phòng tuyến được dàn ra, cuộc chiến bắt đầu, vi trùng bị tiêu diệt dễ dàng và nhanh. Nếu địch chưa bị diệt nó sẽ hợp lực với hệ nội tại để thanh toán địch.

Chất gây bệnh phát tín hiệu làm mạch máu và mao quản giãn ra. Kết quả là bạch cầu vượt qua thành mao quản nhờ sự xuyên thấu, rồi tiến tới tác nhân gây bệnh, đồng thời tiết ra nhiều chất trung gian làm vết thương sưng để tiêu diệt hay nuốt sống chúng. Chất trung gian hiện diện trong huyết tương, phần được bạch cầu phóng thích trong tiến trình sưng, phần khác được enzymes chế tạo ra, tất cả gộp lại làm gia tốc phản ứng sưng, thêm vào đó còn có thêm mủ là xác của vi trùng, bạch huyết cầu, tế bào lạ. Khi hệ miễn nhiễm nội tại không loại hoàn toàn tác nhân gây bệnh thì hệ thống thứ cấp ra tay giúp đỡ. Nếu hệ thống nầy cũng bó tay thì chỗ sưng vẫn tiếp tục sưng và sẽ biến thành kinh niên. Vết sưng trải qua năm tháng sẽ trở thành thầm lặng và kô tạo cảm giác đau nhiều như trước, khiến bệnh nhân tưởng lầm là đã khỏi bệnh.

Thực ra bệnh vẫn còn. Viêm kinh niên làm cơ thể mất quân bình và làm thay đổi hormone, thay đổi sự bài tiết Insuline gây nên sự đế kháng Insuline; nang thượng thận tiết ra cortison làm tăng sự lãnh cảm với Insuline. Viêm kinh niên rất phức tạp vì phần lớn do đồ ăn gây nên. Chất béo Oméga6 được cơ thể chế thành prostaglandine2 là chất gây sưng, trong khi chất béo oméga 3 được chế thành prostaglandine 1 là chất chống sưng. Ngoài ra chất du căn (free radicals) trong đồ ăn mà ta đua vào cơ thể cũng đóng góp nhiều vào tiến trình sưng, tệ hại nhất là những hóa chất, làm cơ thể bị tiêu hao nhiều chất khoáng, sinh tố, flavonoid.

Tuy du căn cũng là tác nhân xông xáo trong việc tiêu diệt vi trùng nhưng nếu quá nhiều thì sẽ làm hại cơ thể. Cơ thể tự bảo vệ bằng cách chế ra chất trung hoà chất du căn, và nhất là nhờ đồ có ăn chứa chất chống oxyt-hoá như vit E, C, bêta-carotène, lycopène, flavonoid, thiol, Fe, Zn,Cu, Se, Mn.

Gốc Bệnh

Sống cần phải ăn uống, ăn uống cần phải được hấp thụ, có ăn mà không được hấp thụ thì sẽ bị suy dinh dưỡng (như trong bệnh anorexie) sẽ dẫn đến tử vong. Cơ quan phụ trách việc hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể chính là ruột non. Khỏe mạnh hay yếu bệnh từ đấy mà ra cho nên có thể nói, ruột non chính là gốc bệnh.

Ruột non dài 5 đến 6m là cơ quan trọng yếu có nhiệm vụ tiêu hóa đồ ăn, có một màng nhày ngăn cách cơ tạng bên trong cơ thể với đồ ăn từ ngoài cơ thể vào gồm chất dinh dưỡng và nước, bảo vệ ruột khỏi bị tác nhân khác làm hư hại như ký sinh trùng, vi trùng, vi khuẩn, đồ ăn.Màng ruột gồm nhiều nhung mao, trải thẳng ra rộng đến 100m2. Để tiêu hóa, ruột non tiết ra diếu tố (enzymes) để tách rời phân tử lớn và phức tạp của đồ ăn thành phân tử đơn giản; đường bột thành đường đơn, mỡ thành acid béo, đạm thành đạm đơn và acid animé.

Ruột hoạt động tốt là nhờ hằng tỷ vi khuẩn hữu ích sống ở đây gọi là tạp khuẩn ruột (flore intestinale).

Ống tiêu hóa của con người chứa khoảng 100 ngàn tỷ vi khuẩn để phát triển và để hoạt động bình thường (ống tiêu hóa và hệ miễn nhiễm). Nó hổ trợ đắc lực cho hệ thống miễn nhiễm nội tại của ruột non. Ruột già chỉ có khoảng 100 tỷ vi khuẩn kỵ khí, hoạt động được phần lớn (99%) là nhờ sự lên men. Ở ruột non, 2/3 khúc đầu là vi khuẩn hiếu khí (cần có oxy để hoạt động), đoạn cuối là kỵ khí (không cần oxy như ruột già). Có khoảng 400 đến 500 loại vi khuẩn khác nhau cùng sống chung với nhau trong ruột. Khi tạp khuẩn ở ruột non chết đi, chúng sẽ bị phân giải thành phân tử đường và chất béo.

Tạp khuẩn ruột giúp cơ thể tiêu hóa đồ ăn, chế tạo vit K, ngăn cản men nấm phát triển, phóng thích phân tử đạm lớn có ích cho tế bào mao trạng ruột. Trong sự tiêu hóa chất đạm 90% protein vượt qua hàng rào ruột thâm nhập vào màng ruột là lớp tế bào mao trạng gồm những nhung mao vi tế. Đạm được enzyme thủy phân thành peptid và acide animé là phân tử rất nhỏ 10% đạm còn lại thì vượt qua khe giáp nối giữa 2 tế bào mao trạng để vào bên trong ruột.

Khi sản phẩm của sự tiêu hóa có phân tử trung bình chỉ được tiêu hóa một phần thôi, phần đó sẽ được cuốn vào máu rồi đi tới gan, còn sản phẩm của sự tiêu hóa chất béo thì được bạch huyết (lymphe) mang đi, những chất khác chưa được tiêu hóa hết sẽ đi vào trong ruột non rồi nhờ nhu động ruột mà vào đến ruột già.

Nhưng sự chặt chẽ của màng tế bào ruột non thì kô phải lúc nào cũng hoàn hảo. Chỗ giáp nối giữa các tế bào mao trạng ruột có khi bị tổn hại do nhiều tác nhân gây ra khiến ruột kô thể ngăn cản phân tử lớn của đồ ăn hay vi khuẩn vào, những thứ đó vuợt qua được màng nhầy ruột ở khe hở, lọt vào được bên trong cơ thể để sinh nhiều bệnh tật, ta gọi đó là sự thẩm thấu bất toàn (hyperméabilité intestinale) như trường hợp uống sữa bò bị tiêu chảy (thiếu lactase) hay dùng bột mì bị dị ứng (do gluten) hay nặng hơn sinh bệnh tự hủy (auto-immunes)

Tác Nhân Gây Bệnh

Những tác nhân sau làm ruột yếu đi tạo nên hiện tượng thẩm thấu bất toàn tức là quá độ khiến cho vi trùng, độc tố, đồ ăn vượt rào ồ ạt vào trong cơ thể để gây bệnh.

1-Nguyên do đầu tiên là do Enzyme và Mucines (chất nhày ở ruột) không đủ khả năng làm tiêu hóa đồ ăn tân tiến (phần lớn do kỹ nghệ chế biến). Những chất đó khó tiêu hoá do thiếu enyme, trở nên hư thối, biến thành độc tố, kết tụ chất bựa ở bên trong và bên ngoài tế bào tạo môi trường tốt cho vi trùng độc hại sinh sôi nẩy nở, làm cho khe màng ruột hở ra khiến vi trùng và rác rưởi chui lọt qua màng ruột rồi đi vào máu mà gây ra bệnh tự hủy (phe ta chống lại phe ta, auto-immunes). Enzyme là đạm chất do tế bào sản xuất để xúc tiến phản ứng sinh hóa nơi vật sống, là yếu tố tối quan trọng, quyết định sự thành công trong việc điều trị mọi bệnh tật. Mỗi enzyme hoạt động ở nhiệt độ 37 độ trên mỗi đối tượng và môi trường khác biệt.

Pepsine phân hóa chất đạm protéine trong bao tử đòi hỏi môi trường Ph từ 2 đến 4 (rất acide), trong khi Trypsine làm việc như vậy trong ruột non đòi hỏi Ph từ 8 đến 9 (rất basique). Kẻ thù của enzyme là chất du căn (radicaux libres), thuốc sát trùng, thuốc tây nhất là trụ sinh, thuốc lá, ô nhiễm môi sinh.

2-Nguy hiểm nhất là đồ ăn tân tiến hiện nay (đồ do kỹ nghệ sản xuất, đồ ăn làm sẵn) khiến diếu tố (enzyme) không đủ và không thể tiêu hóa hoàn toàn đồ ăn khiến chúng bị lên men tạo ra chất độc gây hại cho ruột non và ruột già.

3-Thuốc chống sưng (loại salicylés như aspirine), Ibuprofène (advil), corticosteroide gây nhiều hậu quả tai hại cho thành ruột.

Trụ sinh dùng dài hạn có tác dụng như “vũ khí hủy diệt hàng loạt” tiêu diệt phần lớn tạp khuẩn ruột hữu ích (flore bactérienne utile) làm biến đổi môi trường tốt của tế bào màng nhày, làm đảo lộn công việc hấp thụ dinh dưỡng của ruột, tạo cơ hội tốt cho vi khuẩn có hại bành trướng.

4-Cytokines, đạm tố do tế bào hệ miễn nhiễm tạo ra, có nhiệm vụ làm liên lạc viên, làm điều hòa

phản ứng hệ miễn nhiễm, nhưng khi được tiết ra quá nhiều sẽ làm thay đổi thành phần chất béo ở màng tế bào ruột, làm sưng ruột.

5- Ô nhiễm môi sinh dưới nhiều thể trạng, chất du căn (radicaux libres= gốc tự do), thuốc sát trùng, chất làm thơm, mỹ phẩm, hoá trị, thuốc Tây.

Để cơ thể hoạt động bình thường, bạch huyêt cầu (lymphocyte) phải sống hòa hợp với tế bào bình thường, diệt trừ tế bào biến thái cũng như tế bào xâm lược từ môi trường chung quanh đến.

Phương tiện phòng thủ đầu tiên của ruột non, kô có tính miễn nhiễm là dịch vị (acide bao tử) có tính sát khuẩn; rồi đến diếu tố tiêu hoá (enzymes digestives), mật, nhu động ruột, vi khuẩn hoại sinh (bactéries saprophytes sống trên xác chết) chống lại phát triển mầm bệnh, chất sát trùng và chất nhầy trung hòa tác nhân gây bệnh.

Phòng tuyến thứ nhì thuộc hệ miễn nhiễm là các bạch huyết cầu do tế bào tủy sống sinh ra, được phân bố khắp màng nhày ruột non. Bạch huyết cầu thuộc hệ miễn nhiễm chế tạo ra kháng thể (anticorps) để chống lại tác nhân gây hại, nó có khả năng nhận dạng tế bào bình thường với tế bào lạ nhờ một phân tử đặc biệt nằm ở mặt ngoài màng tế bào gọi là kháng nguyên. Lúc đầu người ta tưởng rằng chỉ có bạch huyết cầu mới có kháng nguyên nên họ mới đặt tên cho phân tử này là kháng nguyên bạch cầu HLA (human leukocyte antigen). Ngày nay người ta biết rằng bất cứ tế bào nào cũng có kháng nguyên cho nên HLA là kháng nguyên nói chung. HLA giống như thẻ căn cước (hay giấy thông hành) của một tế bào. Nhờ dấu hiệu nhận diện này mà hệ thống miễn nhiễm mới biết được tế bào nào đó là phe ta (để hợp sức) hay phe địch (để tiêu diệt).

Kháng được phân làm 3 loại:

-Loại kháng nguyên của chính mình do cơ thể mình chế tạo nên kô làm hệ miễn nhiễm động binh.

-Loại bất thường cũng do cơ thể chế tạo nhưng đã biến thái thường gặp ở tế bào ung thư, đó là kháng nguyên u bướu và bị hệ miễn nhiễm chống lại.

-Loại xa lạ không do cơ thể chế tạo mà từ ngoài đi vào như từ đồ ăn thuốc uống.

Kháng nguyên có khả năng phát động hệ miễn nhiễm.

Khi ruột non bệnh thường xuất hiện các bệnh sau:

-Nhiễm trùng ruột, xác vi trùng, đồ ăn dư thừa sẽ qua được khe ruột.

-Bệnh tự hủy (auto-immune), do khắc kỵ gluten, hệ miễn nhiễm bị kích thích quá độ.

-Viêm khớp kinh niên. Các chất dư thừa nhập vào hệ thống tuần hoàn rồi đóng ở mô và khớp để gây bệnh.

-Loét ruột, Sưng ruột dạng Crohn...

“Họa từ miệng đi ra, Bệnh từ miệng đi vào” cho nên muốn trị bệnh ta phải kiểm soát xem đồ ăn nào đước phép “nhập khẩu” và thứ nào thì bị “cấm vận”, ít ra là trong giai đoạn điều trị.

A-Thực Phẩm Nên dùng :

-Gạo tẻ (rice), từ xưa đến nay, gạo tẻ vẫn giữ được tính thuần chủng nên là ngũ cốc tốt nhất.

-Hắc mạch(buckwheat), chứa nhiều khoáng tố, rutine có tính chống oxyd-hóa, chống sưng, chống ung thư.

-Mè (sesame) Mè chứa nhiều chất chống oxyd-hóa chống bệnh của tuổi già, chứa 18% lechitine rất cần cho não bộ, hệ thống thần kinh và cơ quan sinh dục, hòa tan cholesterol. Mè đen nhiều chất khoáng hơn mè trắng nhưng mè trắng an toàn hơn, vì ít lo sợ bị gian thương nhuộm phẩm đen.

-Tất cả trái cây tươi và rau tươi đều tốt. Rau dùng sống là tốt nhất kế đến là hấp (như tỏi, carotte, céleri, nấm, dưa leo, bầu bí, cresson, endive, mâche, dưa hấu, hành, ớt, su hào, rau diếp, cà chua).

THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP SEIGNALET

-Sinh tố, khoáng tố. Nên dùng kết hợp theo tỷ lệ tương xứng nhau như các sinh tố nhóm B, nhất là tìm trong đồ ăn đủ loại và thay đổi luôn. Vit A,D không được dùng nhiều. Vit D3 700UI/ngày với 500mg Cal làm giảm đáng kể loãng xương; sinh tố này bị giảm khi dùng cortison, và bị giam giữ trong mỡ dư thừa của bệnh béo phì (obésité).Sinh tố D và calcium giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của mọi tế bào, các mô trong cơ thể đều có bộ phận tiếp nhận vit D. Cơ thể thiếu vit D và calcium sẽ dễ bị bệnh xốp xương, ung thư kết tràng, ung thư vú, viêm ruột, đái đường loại 1 và 2, hội chứng biến dưỡng, cao áp, bệnh tim mạch. Phụ nữ nếu dùng 400 UI Vit D/ngày thì nguy cơ bị phong thấp (arthrite rhumatoide) và thấp khớp (arthrose) sẽ giảm 40%.

-Hormone parathyroidienne giữ cho calcium và phosphate ở mực độ bình thường trong cơ thể. Chính Vit D calcitriol cùng với calcium trong huyết thanh đã điều chỉnh hormone nầy ở mực độ điều hoà. Thiếu vit D sẽ làm tăng hormone parathyroidienne dẫn đến biến đổi xương gây nên bệnh xốp xương.

-Chất béo trong não chiếm đến 60%, trong đó dầu Oméga3 là quan trọng nhất vì nó cần cho sự phát triển của não. Loại oméga3 là acid docosahexaénoique (DHA) cần cho hoạt động và lành mạnh của võng mạc, tinh anh của mắt, phát triển tinh thần, và vận hành tốt của hệ thống miễn nhiễm. Mỡ no (gras saturés) không nên dùng vì nó làm tăng cholestérol xấu (LDL) còn mỡ TRANS càng tệ hơn vì chẳng những làm tăng LDL mà còn làm giảm cholestérol tốt HDL

B-Thực Phẩm Nên Tránh

1-Thực phẩm do kỹ nghệ chế tạo (Đồ hộp, chai lọ, gói sẵn, đồ ăn nhanh, v.v.), restaurant, fast foods

1-Thực phẩm bị xịt thuốc trừ sâu, được bón bằng phân hóa học, vì phân nầy làm hại vi khuẩn dưới đất khiến chúng trở nên ít đi, kiệt quệ không đủ sức làm cho đất trở thành giàu chất khoáng để nuôi cây.

2-Lúa mì vì nó chứa Gluten (một đạm chất dễ gây viêm ruột) và Asparagine (có nhiều trong lớp áo lụa của hạt) dễ biến chủng khi gặp nhiệt cao. Những ngũ cốc sau cũng nên tránh vì chứa asparagine : orge (đại mạch), seigle, kamut, épeautre, avoine, bắp. Khi dùng nhiệt độ trên 110 độ C để nấu nướng thì lúa mì và ngũ cốc chứa asparagine sẽ bị biến đổi phần nào và sinh ra độc tố acrylamide, glycotxine và phân tử

Maillard có hại.

3-Sữa bò vì nó là nguyên nhân gây ra bệnh đái đường loại 1 và nhiều bệnh viêm kinh niên là vì bò không còn được ăn cỏ như xưa mà phần lớn phải dùng thực phẩm không tự nhiên (pha hormone, trụ sinh, hóa chất) lại bị sát trùng ở nhiệt độ cao nên không còn giữ được chất tươi bổ dưỡng như khi chưa biến chế.

4-Đường trắng tinh (vì đã lọc hết chất bổ). Có thể dùng đường vàng (không lọc, không tẩy màu) nhưng với dung lượng khiêm tốn.

5-Muối nên dùng ít thôi.

3-Thịt nên dùng ít, nếu có thể được nên dùng sống tốt hơn, nếu phải dùng chín thì nên nên hấp với thời gian ngắn. Thịt nạc tốt hơn, vì chứa ít mỡ rác rưởi. Không nên dùng thịt làm sẵn.Thịt chế biến sẵn,

5- Margarine, dầu hoá đặc (hydrogéné) tức dầu trans tuyệt đối không dùng. Nên thay dầu tinh lọc bằng dầu ép lạnh không lọc.

6-Dùng trứng tốt nhất là dùng sống hay chín vừa (à la coque) hay trứng tráng chín vừa.

7-Thủy sản, cá nên hấp, nên dùng thường dầu cá. Sò hến được dùng.

C-Cách Nấu Nướng

Nhiệt độ cao làm đồ ăn trở nên xấu đi. Nên dùng nhiệt độ thấp (dưới 110), cho ít nước, hấp luộc hơn là nướng chiên Dùng nồi nấu chậm (slow cooker) khá tốt vì nước ở nhiệt độ thấp sẽ ngăn đồ ăn biết thành glycotoxine (chất độc). Tránh dùng lò micro onde vì nó làm tăng bội glycotoxine.

D-Probiotiques

Rất quan trọng, đó là những viên vi khuẩn có ích cho tạp khẩn ruột có tên chung là Probiotiques như vi khuẩn Lactobacillus Acidophilus (ở ruột non), Bifidus (ở ruột già) v v. một viên chứa từ 2 đến 20 tỷ vi khuẩn để Tái Lập Tạp Khuẩn Ruột Có Ích, phục hồi sức mạnh cho ruột. Nếu như phải dùng trụ sinh để diệt vi trùng đường ruột như vi khuẩn Clostridium difficile chẳng hạn thì phải kèm thêm capsules probiotiques như Lactobacillus Acidophilus Bio-K+ (100 tỷ vi khuẩn/ mỗi ngày) thì sẽ làm giảm 68% bệnh nhiễm trùng.

Probiotics có nhiệm vụ “gia tăng quân số” cho tạp khuẩn ruột là những vi khuẩn rất có ích cho ruột để hoàn thành các nhiệm vụ trọng yếu như sau:

-Tổng hợp sinh tố như Vit B1, B9 (folic acid), B6 (pyridoxine), vit K

-Sản xuất diếu tố (enzyme) tiêu hóa, giúp hấp thụ calcium, magnésium, sắt.

-Làm ruột tốt hơn, giúp ruột ngăn chận độc tố và vi khuẩn gây bệnh đi xuyên qua ruột rồi vào máu.

-Kiểm soát sưng viêm trong cơ thể.

-Kích thích và hổ trợ hệ miễn nhiễm, làm tăng sức đề kháng cơ thể.

-Điều hòa hoạt động tốt đẹp của ruột.

Một cơ thể khoẻ mạnh có tổng số vi khuẩn hữu ích là 250 ngàn tỷ gấp 10 lần tổng tế bào trong cơ thể và nặng 4 pounds cư trú tại ruột non và ruột già.

A-Thấp Khớp Thể Tự Hủy (PolyArthrite Rhumatoïde)

Là bệnh tự hủy (auto-immune) hệ miễn nhiễm tấn công màng hoạt dịch khớp làm đau và tổn thương vĩnh viễn khớp.Bệnh có thể ảnh hưởng đến mắt, tim, phổi.

Có hai loại PolyArthrite Rhumatoide dựa trên sự có mặt hay vắng mặt một loại kháng thể chống lại đạm tố citrullinée, yếu tố này quan trọng hơn là yếu tố thấp khớp và người ta thường làm thử nghiệm tim yếu tố nầy để định bệnh, đó cũng là yếu tố làm phá hủy khớp một cách trầm trọng và kèm thêm bệnh khác như tim mạch hay đau liên khớp. Khi mới bệnh sự chẩn đoán khó, nhưng khi bệnh tiến triển, sẽ dể đoán hơn với triệu chứng hiện rõ như sau:

1-Sáng sớm bị cứng khớp kéo dài trên 1 tiếng.

2-Ít nhất có 3 chỗ sưng đau

3-Đau phía cạnh khi bị ấn vào

4-Chỗ đau có tính đối xứng

5-Có biểu hiện yếu tố phong thấp

6- Có nổi lên nốt đau

7-Đau ở bàn tay cổ tay

Sáu tuần đầu phải xuất hiện 4 yếu tố, nhưng chỉ cần bị 2 yếu tố là có khả năng bị bệnh rồi.

Thí nghiệm để khám phá ra coi có sự hiện diện kháng thể kháng lại citrulline hay không ở ngay giai đoạn

đầu rồi thí nghiệm cọng hưởng từ tính bàn tay chân.Bệnh thấp khớp thường đi đôi với chủng HLA-DRB1

***Nguyên Nhân***

-Đồ ăn tân tiến khó tiêu hóa làm rối loạn tạp khuẩn ruột tạo cơ hội tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, trong khi đó diếu tố (enzyme), mucine, tác nhân bảo vệ, không tiêu hóa được đồ ăn khiến đồ ăn lên men thối hợp cùng với vi khuẩn gây bệnh như proteus mirabilis là loại vi khuẩn sinh ra peptide X nguy hiểm tấn công màng ruột làm cho màng ruột rơi vào tình trạng “thẩm thấu vô độ “ khiến peptide X chun lọt qua được màng ruột để vào trong cơ thể.

-Stress hổ trợ cho thấp khớp, sinh ra cytokine đồng thời gặp interferon gamma ở gần khớp. Chất nầy làm xuất hiện phân tử HLA-DR trên tế bào màng hoạt dịch và tế bào sụn. Những phân tử này kết hợp với peptide X rồi mang nó tới bề mặt của những tế bào đó.

-Chủng HLA-DR và peptide X kết hợp lại với nhau rồi lập căn cứ trên bề mặt tế bào hoạt dịch và tế bào sụn, bị bạch cầu T nhận diện, thế là bạch cầu phát động cuộc chiến chống lại peptide X, gây ra sự phá hủy từ từ tế bào hoạt dịch và sụn. Để trả thù, hoạt dịch và sụn tiết ra chất kích động hệ miễn nhiễm, phản công chống lại bạch cầu T. Bệnh tự hủy bắt đầu.

-Phản ứng trở thành kinh niên vì đồ ăn tân tiến làm vi khuẩn gây bệnh phát triển thuận lợi, khiến ruột non lâm vào tình trạng thẩm thấu vô độ. Bệnh trở nên tệ hơn khi có sự xuất hiện tế bào có kháng nguyên có khả năng phục hồi những kháng nguyên của những vi khuẩn từng bị bạch cầu T phân hủy. Sự kích thích của kháng nguyên được duy trì do peptide X từ ruột non liên tục kéo đến.

-Màng hoạt dịch trở thành dày cứng (pannus) do tế bào miễn nhiễm tiết ra chất trung gian và sợi thần kinh nhậy cảm. Sự tiến triển của pannus làm cho sụn xương, bao khớp bị thương tổn không thể phục hồi lại được.

***Chữa Trị***

Không dùng ngũ cốc có gluten, chỉ dùng gạo hắc mạch mè, nếu muốn khỏi nhanh nên tuyệt thực hoặc ăn chay không gluten vài ba ngày để tránh kháng nguyên từ đồ ăn đồng thời làm hạ LDL (cholestérol xấu) tăng HDL (cholestérol tốt), không dùng sữa động vật, nếu có thể được dùng đồ ăn sống hay chỉ nấu dưới 110 độ, dùng đồ ăn sinh học, ép lạnh, khoáng vi lượng, magnésium, sinh tố, men lactique. không dùng thịt, sữa.

Dùng probiotics để bổ sung vi khuẩn có ích làm mạnh ruột.

Kết quả : màng ruột có vi trùng có hại ít hơn , nhiệm vụ của ruột được cải thiện nhiều hơn, tiêu hóa tốt hơn, màng ruột trở lại bình thuờng không còn tình trạng thẩm thấu vô độ (superméabilité), kháng nguyên không còn vượt qua màng ruột nữa, nó sẽ bị bạch cầu tóm cổ và trừ khử, bệnh sẽ từ từ khỏi.

B -Đái đường loại 1(Diabete type 1)

Tuy bệnh là do di truyền (tế bào bêta, trên đảo langherhang của lá lách chế ra insuline, bị phá hủy) nhưng cũng do môi trường ruột tồi tệ. Dùng probiotiques sẽ cải thiện được bệnh (cơ thể tiết ra cytokines chống sưng ngăn ngừa phát triển đái đường type1). Ở bệnh tự hủy và diabet type1 màng ruột hở, tế bào hệ miễn nhiễm trở nên yếu kém trước kháng nguyên lạ của đồ ăn, nên làm phát triển diabete type1.Trong ruột có virus làm thay đổi xuất tiết cytokines càng làm màng ruột hở, dẫn đến gia tăng về miễn nhiễm đối với đạm thực phẩm. Theo đúng phần Thực Hành Phương Pháp Seignalet, dùng probiotics, không dùng lúa mì, sữa.

C-Đái đường loại 2

Mô mỡ khi bị viêm sưng nhẹ luôn kích thích hệ miễn nhiễm dần dần dẫn đến tình trạng kháng Insuline mà thành đái dường loạì 2, mặc dù tế bào bêta của tụy tạng vẫn tiết ra Insuline. Khi thử nghiệm: triglycéride, huyết áp tăng trong khi HDL giảm, mức độ dung nạp glucose giảm. Thuốc uống không bớt còn thêm phản ứng phụ tai hại. Béo phệ là hậu quả của thiếu hoạt động và hay dùng đồ ăn tân tiến làm hư ruột mà sinh bệnh chứ không phải do di truyền. Áp dụng phần thực hành PP Seignalet trong vài tuần sẽ có kết quả tốt.

D-U bướu thịt (Fibromyalgie) đau tổng thể ảnh hưởng hệ thống xương thịt với điểm đau nhất định từ 11 đến 18 vị trí, nhưng ko nhất thiết là phải đau tất cả các điểm. Bệnh nhân thấy mệt mỏi kinh niên, khó ngủ, trầm cảm. Nguyên do không phải là do bị thương ngoại hình hay bị viêm sưng mà là do nhậy cảm với những rối loạn ở bên trong. Seignalet cho rằng đồ ăn và vi khuẩn trong ruột quá tải làm thành ruột bị hở khiến chúng vào được đến giòng máu, trú khu tại tế bào bắp thịt, gân, thần kinh làm cho tế bào tổng quát thành quá nhậy cảm, ruột bị kích thích rồi chúng kích thich hệ miễn nhiễm trong và ngoài ruột gây bệnh sưng ruột, sưng khớp. Để chữa, áp dụng phần thực hành PP Seignalet.

E-Sơ cứng từng mảng (Sclérose en Plaques) là bệnh tự hủy, và là do di truyền, làm hư hại sợi thần kinh khiến cơ năng vận động và giác quan bị thương tổn. Seignalet thì cho rằng bệnh do vi khuẩn hoặc đồ ăn tân tiến (có hại) gây ra khiến enzymes ruột ko thể hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa, màng ruột bị hở khiến tác nhân gây bệnh ồ át chun lọt qua màng ruột mà vào trong cơ thể để gây bệnh.

Để chữa trị, theo phần phần Thưc Hành phương pháp Seignalet.

Nguyễn San Hà biên soạn

Montréal 18/1/2012