Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Ăn gạo lức muối mè lợi và hại, như thế nào mới đúng ?

Kính gửi Thầy,

Con xin phép được xưng con với Thầy, Thầy nhé vì con cảm nhận Thầy gần gũi và giản dị, luôn chăm lo cho tất thảy, không khác nào những người thân yêu quanh mình Thầy ah. Con không ngờ là mình có thể nhận được thư hồi âm của Thầy sớm đến như vậy vì con biết Thầy rất bận. Khi nhận được thư Thầy con mừng vô cùng, Thấy mình thật may mắn và nguyện hứa sẽ tiếp tục nắm bắt những kiến thức Thầy truyền dạy để áp dụng thật tốt vào cuộc sống của bản thân và cống hiến cho xã hội ah.

Thưa Thầy, thư của Thầy đã chỉ dạy cho con rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm của Thầy đối với vấn đề thực dưỡng gạo lức muối mè ah. Đọc thư Thầy mọi điều đều sáng tỏ và vô cùng hữu ích cho những ai đang tìm hiểu phương pháp chữa bệnh này. Hồi đầu mới tìm hiểu phương pháp này con cũng rất hoang mang, đọc rất nhiều sách, gặp nhiều người có kinh nghiệm để học hỏi và cũng đã đưa ra kết luận là mình không nên ăn triệt để theo phương pháp số 7 gạo lức muối mè vì cơ thể sẽ thiếu chất, không đủ sức để làm việc. Do đó, con và gia đình đã và đang áp dụng theo Thực Dưỡng hiện đại là ăn gạo lức thay gạo trắng, các thức ăn vẫn ăn bình thường nhưng theo tỉ lệ gạo lức là nhiều nhất (50-60%), rau xanh (20-30%), thịt cá (10%). Nhưng có lẽ như vậy vẫn chưa đủ nên con vẫn gầy, huyết áp thấp và khó lên cân lại, đúng không ah? Nhờ Thầy tư vấn giúp con với Thầy nhé.


Thầy ơi, theo như phương pháp KCYD của mình cũng như trong cuộc sống thì phần TINH là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nếu như mình biết cách ăn uống đúng là đã chuẩn bị một chặng đường tốt để tiếp tục tập luyện cho cơ thể khỏe mạnh rồi. Vậy mà hiện nay con Thầy bản thân mình và mọi người nói chung đều chưa có kiến thức đầy đủ và tổng quát, chọn ra cho mình phần TINH đúng thầy ah. Con luôn trăn trở về điều này, xuất phát từ suy nghĩ rằng ngày xưa các cụ mình không có nhiều đồ ăn, ăn đúng theo thiên nhiên, lao động làm việc chăm chỉ nên rất ít bệnh tật, các bà các mẹ sanh nở, nuôi nấng con cái dễ dàng, không hề khó khăn như bây giờ mặc dù xã hội bây giờ thì cái gì cũng có, dư thừa, nền y khoa cực kỳ phát triển. Vì vậy nên con đã tìm tòi và phát hiện ra phương pháp Thực dưỡng hiện đại, là sự kế thừa của phương pháp dưỡng sinh gạo lức muối mè. Nhưng trong quá trình tìm hiểu và áp dụng thì trong lòng con lại có những vấn đề mới nảy sinh mà không biết hỏi ai Thầy ah. Và con cũng biết rằng không chỉ riêng con, mà rất nhiều người cùng thắc mắc khi tìm hiểu. Mong Thầy minh triết chỉ giúp con Thầy nhé. Để những câu hỏi của con rõ ràng hơn, con xin phép Thầy cho con được ghi theo số thứ tự ah.

1.Về âm dương trong thực phẩm- Quyết định chọn hạt gạo lức làm thức ăn chính

Phương pháp thực dưỡng phân loại thức ăn theo âm dương như sau ah:

▼ - rượu - nước - trái cây - sữa - rong biển -
rau củ - đậu - Hạt Cốc - cá - thịt - trứng - ▲

Trong số này, hạt cốc lức được xem là thức ăn quân bình thích hợp với cơ thể con người; còn các loại thực phẩm khác đều Âm hơn hoặc Dương hơn. Khi dùng, nên chọn những thứ nằm gần hạt cốc hoặc ở giữa hai cực Âm và Dương. Và tỉ lệ quân bình Âm/ Dương là 5/1 ah.

Như vậy khi áp dụng con đã đưa ra tỉ lệ cho bữa ăn trong gia đình mình là 50-60% ngũ cốc lức, 20-30% rau củ (đậu hoặc rong biển), 10% đạm động vật (thịt, cá, trứng…). Khi áp dụng theo thực đơn này thì cả nhà con đều cũng gầy đi và khó lên cân. Con biết rằng mình chưa đúng, đã có lần con thử tăng tỉ lệ đạm động vật lên thì Thầy bé nhà con tiêu hóa có vẻ chậm hơn và biếng ăn hơn ah. Vì vậy con nghĩ rằng có thể thực đơn chưa chắc đã sai mà do khả năng hấp thụ, chuyển hóa thức ăn của cơ thể không tốt chăng?

Con đọc thư của Thầy, nhận Thầy rằng đã có lần Thầy ăn chỉ gạo lức muối mè (giã thêm đậu phộng và đường) mà cũng lên được tới 10 kg, như vậy có nghĩa bản thân hạt gạo lức cũng rất tốt (cái này khoa học cũng đã phân tích) đúng không ah? Thầy ơi, nếu như cho mình lựa chọn thì mình vẫn tiếp tục chọn gạo lức (vì nhiều dinh dưỡng hơn gạo trắng đã chà xát nhiều), mình cố gắng thay đổi tỉ lệ thích hợp, tập luyện để cơ thể có sự hấp thụ tốt hơn thì sẽ lên cân và tăng áp huyết đúng không ah? Vì con đang áp dụng cho cả nhà nên có rất nhiều ý kiến khác nhau khuyên bảo, riêng bản thân con vẫn đang tiếp tục mày mò, lắng nghe mọi điều và điều chỉnh dần Thầy ah.

2.Vấn đề đạm động vật và đạm thực vật- Chủ trương ưu tiên đạm thực vật

Phương pháp thực dưỡng đã khẳng định nghiên cứu rằng nếu như cùng nuôi 2 con chó, một con chỉ cho ăn thảo mộc, rau củ và một con cho ăn thịt thì giữa 2 con có sự khác biệt rất lớn. Con ăn thảo mộc tính tình luôn hiền lành, con ăn thịt thì hung dữ. Khi cho 2 con chạy đua thì đầu tiên con ăn thịt chạy nhanh hơn nhưng sau đó yếu sức dần, còn con ăn thảo mộc tuy ban đầu có chạy chậm hơn nhưng lại dai sức hơn, cuối cùng về sau con ăn thảo mộc bao giờ cũng thắng. Ngoài ra cấu tạo của hàm răng, ruột của con người gần với loài ăn thực vật (răng nanh không phát triển, răng hàm phát triển…). Con vật khi bị giết thịt sẽ tiết ra những độc tố không tốt cho con người khi con người ăn sau này. Con người nếu như ăn thức ăn động vật sẽ hay bị xáo động trong tâm, khó tu tập và thăng tiến tâm linh. Như vậy phương pháp này khuyên nhủ con người nên ăn ít thức ăn có nguồn gốc động vật và khi nuôi con cũng vậy, nếu như cho chúng ăn nhiều thức ăn động vật chúng sẽ trở nên hung dữ hơn. Vì vậy khi áp dụng thì em rất lúng túng, nhất là trong lúc đang nuôi con nhỏ, một mặt muốn cháu phát triển tốt về mặt tinh thần, một mặt lại lo các cháu bị thiếu chất, dẫn đến phát triển không tốt (về chiều cao, về cân nặng). Vậy đạm thực vật có thể thay thế được đạm động vật không thưa Thầy? Khi dựa vào kết quả của số đo áp huyết, nếu như mình ăn đạm thực vật mà huyết áp vẫn ở chuẩn thì điều đó hoàn toàn tốt và phù hợp đúng không ah? Các cháu bé có thể phát triển tốt nếu như hoàn toàn không có đạm động vật không ah?

Về vấn đề tính cách, số phận của con người, vì Thầy là người am hiểu thâm sâu về nghiệp quả luân hồi, xin Thầy chỉ bảo giúp con Thức ăn có thể ảnh hưởng hay quyết định đến tính cách và số phận của con người không ah? Trong thực dưỡng hiện đại, mọi người đều nói với nhau rằng phải có phước lắm thì mới nhận ra và được thọ hưởng hạt gạo lức Thầy ah. Và nếu như chúng ta ăn nhiều thịt (đạm động vật) thì chúng ta đã lỗi một nhịp bước so với sự tiến hóa của toàn nhân loại rồi ah. Vì còn ăn đạm động vật chúng ta còn sát sanh, còn gây nghiệp. Thầy ơi, vừa rồi thông tin đại chúng đã có tài liệu đặc biệt về bộ lạc Kogi ở Nam Mỹ, họ chỉ ăn thực vật rau cỏ, không ăn thịt mà vẫn sống khỏe mạnh và tuy ở xa chúng ta đến vậy mà họ vẫn biết hết những điều diễn ra trên trái đất nhờ công phu thiền định. Thầy nghĩ sao về vấn đề này ah? Giữa các thông tin con thu thập được làm con vô cùng băn khoăn để xậy dựng cho bản thân, gia đình lối sống tốt Thầy ah.
3.Quan niệm về sữa bò:

Phương pháp thực dưỡng chỉ ra rằng từ khi con người tìm ra sữa của con bò, bú sữa bò thì tầm vóc của nhân loại có tăng lên (như sự phát triển của con bò) nhưng ngược lại trình độ tâm linh, phát triển về mặt trí tuệ lại thua kém đi, đồng thời có nhiều bệnh tật hơn. Ai uống và sử dụng nhiều sữa bò thì tất yếu sẽ bị bệnh (các loại bệnh do cơ thể quá âm) và nếu người nào ăn theo thực dưỡng đúng đắn sẽ cảm nhận được đàm vướng ngay cổ nếu ngày hôm đó vô tình uống nhiều sữa. Khi áp dụng cho bản thân em cũng Thầy hiện tượng như vậy nên không cho cháu bé uống nhiều sữa, từ 3 ly/ ngày giờ chỉ còn 1ly/ngày thui ah. Xin Thầy chỉ giúp em áp dụng như vậy có đúng không ah?

4.Quan niệm về trái cây:

Theo thực dưỡng thì trái cây cũng rất âm nên chúng ta chỉ thỉnh thoảng mới dùng, và khi dùng thì cũng nên dương hóa chúng bằng cách chấm muối, sấy khô, hấp, ngâm tương… Nếu dùng nhiều cũng sẽ giống như sữa, sẽ bị âm hóa, bị mất máu và có hệ tiêu hóa không khỏe mạnh. ..Điều này thì trái ngược hẳn với khoa học hiện đại, luôn khuyên con người ăn trái cây vì đó là nguồn cung cấp vitamin phong phú. Vì vậy con cũng đã giảm hẳn số lượng trái cây cho cả nhà, nhưng trong lòng vẫn lăn tăn suy nghĩ. Con cũng đã nghĩ đến cách đo huyết áp trước và sau khi ăn để xem trái cây đó như thế nào? Liệu đây có phải là cách giải quyết đúng không ah?

5. Quan niệm về đường:

Thực dưỡng cũng cho rằng đường (nhất là đường tinh luyện) rất âm và tốt nhất là không nên sử dụng. Chỉ nên dùng đường mía hoặc đường chiết xuất từ các cốc loại. Thầy ơi, vì máy đo lượng đường phải chích lấy máu nên con vẫn chưa dám dùng vì vậy nên chưa có con số cụ thể để biết mình có thiếu đường hay không? Con sẽ cố gắng tập sử dụng thường xuyên ah. Vì Thầy đã có nhiều kinh nghiệm, xin Thầy cho con biết nếu như mình ăn ngũ cốc nhiều, khoảng 5-6 bát nhỏ/ngày thì có cung cấp đủ lượng đường cho cơ thể không ah?

6.Kính nhờ Thầy phổ biến cách ăn uống để có cuộc sống khỏe mạnh của Thầy ah

Thầy ơi, khi nhìn thần thái của Thầy trên mạng con và mọi người cảm phục vô cùng và luôn đặt câu hỏi không biết cách ăn uống của Thầy thế nào (vì phần tập luyện thì chúng con đã được Thầy giảng rồi ah) để Thầy có thể làm việc rất nhiều nhưng vẫn vui khỏe, yêu đời được như vậy ah? Nhờ Thầy phổ biến cho chúng sanh biết để học tập và thăng tiến ah.

7.Sự kết hợp tuyệt vời giữa KCYD và thực dưỡng hiện đại:

Khi tìm hiểu song song hai phương pháp này con thiết nghĩ nếu như mình tìm tòi học hỏi để có thêm hiểu biết, áp dụng đúng đắn thì sự kết hợp giữa KCYD và thực dưỡng hiện đại sẽ là bài thuốc tuyệt vời để chữa các căn bệnh hiện đại do ăn quá nhiều đạm động vật, dầu mỡ, hóa chất bảo quản… như các bệnh tim mạch, gout, huyết áp cao… ah. Đây chỉ là ý kiến mạo muội của con, kính xin Thầy xem xét ah.

Thầy ơi thư này con lại viết dài quá rồi, mong Thầy thông cảm cho con vì những điều này con đọc mà không biết hỏi ai, áp dụng thì cứ bị trầy trật hoài. Nhưng con luôn nguyện được đi tiên phong để có kinh nghiệm giúp cho bản thân, gia đình và những người xung quanh ah.

Con cảm ơn Thầy vô cùng ah. Con kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe và bình an ah.
Học trò Mai Anh.

Tp. Vũng Tàu- Việt Nam.

ntmaianhuk@yahoo.com
Trả lời :

1-Quy luật Âm-Dương không tuyệt đối mà tương đối.

Trong thiên nhiên, trời ban cho con người những thức ăn đủ loại. Ở thời tiền sử, không biết khoa học là gì, nên không cần biết chất bột, chất đạm, chất đường là gì, con người chỉ biết đói thì kiếm gì ăn, khát thì kiếm nước uống, mệt thì ngủ nghỉ. Đời sống rất đơn giản, sống an vui tự tại.

Tuy nhiên, con người biết quan sát, suy luận, mới để ý khi ăn một chất nào đó như rau, qủa, hay ăn thịt...tự nhiên thấy cơ thể phản ứng đau bụng tiêu chảy, hay đau bụng bị táo bón, nếu cứ lập đi lập lại những thức ăn đó đều cho ra một kết luận đúng là tiêu chảy hay táo bón, bắt đầu con người có kinh nghiệm dần trong vấn đề ăn uống. Từ đó những chất nào làm ra bệnh tiêu chảy, các thầy thuốc gọi chất đó là âm, chất nào táo bón thì gọi chất đó là dương.

Ngày xưa không biết tế bào là gì, nhưng tế bào được nuôi bằng máu, bằng nước thuộc chất thủy, thì tế bào sẽ tăng trưởng sinh ra da thịt, người đẫy đà lên cân, như vậy các thầy thuốc nhận định chất nào bổ máu thì gọi là âm có tính chất nở ra, ngược lại những thức ăn nào làm mất da thịt, teo co lại, thu nhỏ lại gọi là dương.

Khi ngành học đông y ra đời cũng chỉ biết đơn giản hai vấn đề âm dương có nghĩa là :

Âm thuộc huyết, nở ra, có tính lạnh, ướt, mát, tiêu chảy.

Dương thuộc khí, nhiệt, co rút khô, táo bón.

Từ quan niệm đó, con người bắt đầu đi tìm những loại cây, rau cỏ, cây ăn trái, các loại thịt, loại bột từ ngũ cốc... để nghiên cứu sắp xếp theo âm-dương lại nẩy sinh ra vấn đề như :
Những chất có tính âm như trên, nhưng có loại khi nếm có vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chứa thành phần tỷ lệ các chất nhiều ít khác nhau, các thầy thuốc lại viết ra những kinh nghiệm riêng của mình, qua nhiều thầy thuốc và qua nhiều thời đại khác nhau, đều có chung kết luận như chất âm bổ máu, nhưng chất có vị ngọt làm mạnh chức năng lá mía thuộc tỳ thì sinh ra máu nuôi tế bào da thịt sinh cơ bắp, chất chua thì bổ máu cho tế bào gan và dây thần kinh, chất cay thì bổ máu cho tế bào phổi, da lông,chất mặn thì bổ máu cho tế bào thận, xương cốt, râu tóc, chất đắng thì bổ máu cho tế bào tim, cơ tim. Như vậy riêng chất âm bổ máu có 5 loại bổ máu cho 5 tạng tâm, can, tỳ, phế, thận.

Những chất có tính dương như trên cũng có 5 vị mặn ngọt chua cay đắng, vị mặn giúp chức năng tế bào bàng quang, chất ngọt giúp chức năng tế bào bao tử hoạt động, chất chua giúp chức năng tiết mật, chất cay giúp tế bào chức năng đường ruột gìa, chất đắng giúp tế bào chức năng ruột non.

Sau nhiều trăm năm, những thức ăn uống đã sắp xếp theo âm-dương, ngũ hành theo vị mặn, ngọt chua cay đắng, nhưng lại phát hiện ra một tính chất khác, như khi nếm ngoài mùi vị, còn có thêm những đặc tính khác như : sau khi ăn sống, có loại thức ăn rau cỏ đó làm nhức đầu hay nhẹ đầu, chóng mặt, tức bụng, nặng chân tay, làm xuất mồ hôi, làm khó thở, dễ thở…nên đã có thêm kết luận, những thức ăn đó còn có khí lực được sắp loại như : khí thăng, là chất đó sau khi ăn vào cảm thấy khí đưa lên đầu, loại khí giáng, đưa khí xuống chân, khí xuất, khi ăn vào thì xuất mồ hôi, đánh dắm, ợ hơi, loại khí liễm như cơ thể đang mệt xuất vã mồ hôi, khi ăn vào tự nhiên mồ hôi được giữ lại, hay đang bị đi cầu đi tiểu nhiều nay được cầm giữ khỏi đi tiểu đi cầu nhiều gọi là thu liễm…

Qua nhiều thời đại, những kinh nghiệm của nhiều thầy thuốc đông y dân gian và các thầy thuốc cung đình gọi là quan thái y đều có kết luận giống nhau, mới thống nhất phân loại một chất thuốc cây cỏ hoa trái phải được ghi nhận đầy đủ công năng của nó như sau :

Chất đó có tính gì nhu hàn hay nhiệt hay ôn.

Chất đó có khí gì như thăng, giáng, thu, liễm, xuất.
Chất đó có mùi vị gì như mặn, ngọt chua cay đắng.
Chất đó vào đường kinh nào, tạng nào như tâm, can, tỳ, phế, thận hay vào phủ nào như vào ruột non, vào mật, bao tử, ruột già, bàng quang…

Những chất ăn uống hay dùng thuốc cây cỏ được xem là một vị thuốc điều chỉnh Tinh để chữa bệnh, thầy thuốc phải biết khám bệnh tìm ra bệnh và tìm ra loại thuốc cây cỏ hay chất ăn uống phù hợp để chữa đúng bệnh.

Thí dụ khám một bệnh nhân bí tiểu là bệnh thuộc bàng quang, cần vị thuốc mặn vào bàng quang, bí tiểu do nhiệt, thì tìm chất có tính hàn, có khí xuất, kết qủa là chất đó vào bàng quang làm mát tống xuất nước tiểu ra ngoài, ngược lại đi tiểu nhiều, thầy thuốc cũng chọn chất nào có vị mặn cho thuốc vào bàng quang, nhưng đi tiểu nhiều do hàn lạnh thì tìm chất có tính nhiệt và khí liễm giữ lại, thì bàng quang ấm lại và khí giữ lại không cho đi tiểu nhiều nữa…

Khi học tính chất thuốc về cây cỏ thiên nhiên qúa nhiều không thể học hết, nên nhiều học trò khi học thuốc đều hỏi thầy cho biết những thứ cây cỏ nào không phải là vị thuốc để loại bỏ ra khỏi phải học. Thầy trả lời : Các trò thử tìm xem cây cỏ nào không phải là thuốc. Cuối cùng các học trò đều kết luận, tất cả cây cỏ nào cũng đều là thuốc cả vì nó đều có một trong 5 vị, mặn, ngọt, chua, cay, đắng cả.

2-Quy luật chế biến làm thay đổi Âm-Dương :

Như vậy, sau khi nghiên cứu về một món ăn, một loại cây cỏ chữa bệnh, nếu chỉ phân biệt Âm là huyết, Dương là khí thì chưa đủ yếu tố để chữa bệnh, vì tính-khí-vị của nó lại làm thay đổi âm dương, vì thức ăn dù âm hay dương cũng có tính giữ lại (liễm) hay thăng (đưa lên), hay có khí xuất hay giáng hạ, làm thay đổi tính chất âm dương.
Nên Âm có khí thăng gọi là trong âm có dương. làm tăng máu như củ dền, cà rốt.
Dương có khí thăng gọi là trong dương lại thêm dương, có khí giáng xuất hạ gọi là trong dương có âm làm mất khí lực..

Về các vị thuốc hay thức ăn uống, đông y không dùng riêng một chất âm dương nào, vì được âm dương thì mất tính-khí-vị không phù hợp với bệnh.

Thí dụ nói khoai lang ăn sống thì bị tiêu chảy, nên khoai lang gọi là âm, khi chế biến luộc chín sẽ mất tiêu chảy mà nhuận trường tốt cho đường ruột, nhưng nướng làm khô tăng

hỏa nhiệt mất hẳn tính hàn thì ăn nhiều lại khó đi cầu.

Ăn gạo còn sống thì bị tiêu chảy đau bụng thì gạo gọi là âm, nhưng gạo nấu cơm thành cháy thì ăn vào sẽ bị táo bón, thì cơm cháy gọi là dương.

Trẻ sơ sinh chỉ uống sữa, bú sữa mẹ, nhiều chất thủy (nước) nên dư âm làm tăng cân. Nhưng uống sữa bột Guigoz thì bị táo bón, gọi nó có tính dương, sữa SMA thì bị tiêu chảy, gọi nó có tính âm, ăn sữa này cơ thể mau mập hơn, để tránh trẻ bị tiêu chảy, người ta dùng gạo sống có tính âm, đem rang cháy vàng làm mất âm tính, nấu thành nước pha với sữa SMA cho bé uống thì hết tiêu chảy.

Nói như vậy thì gạo lức cũng không ngoại lệ khi chế biến :

Thí dụ 1 đơn vị gạo lức với 1 đơn vị nước nấu thành cơm, sẽ khô cứng hơn gạo khác, khi

ăn vào cơ thể thiếu nước sẽ rút bớt nước trong cơ thể mới điều hòa chức năng tiêu hóa được nên người mất nước sẽ ốm gầy, như vậy người ta gọi nó là dương.

Nếu 1 đơn vị gạo lức với 2 đơn vị nước thì cơm vừa ăn, nên âm dương bằng nhau,
Nếu 1 đơn vị gạo lức với 4 đơn vị nước nấu thành cơm, thì dư 2 đơn vị nước là dư âm, nên ăn vào người lên cân.

Phương pháp thực dưỡng gọi thịt là âm vì nó bổ máu, nhưng khi đem nướng mất tính chất âm, vì ăn nhiều bị táo bón trở thành dương và tính hàn của nó trở thành nhiệt, khí của nó là liễm không xuất, cơ thể giữ lại chất béo không tiêu.

3-Quy luật quân bình âm dương trong cơ thể.

Quy luật quân bình âm dương trong cơ thể khác với quân bình âm dương thực phẩm bằng tỷ lệ lựa chọn theo tiêu chuẩn thực dưỡng gạo lức muối mè, hay tiêu chuẩn Canh Dưỡng Sinh chữa bệnh ung thư, vì đó chỉ là lý thuyết không đúng với thực tế..

Thí dụ một kỹ sư kiến trúc công trình xây cầu Vĩnh Long, theo tỷ lệ xi măng, đá, cát, nước, đạt được tiêu chuẩn sức bền vật liệu theo yêu cầu đúng như đã thử nghiệm kết qủa trong phòng thí nghiệm. Nhưng khi thực hành, kỹ sư công trường phải điều chỉnh độ ẩm của cát, đá và nước do trời mưa mỗi ngày khác nhau, phải thêm cát, thêm đá bù vào số nước thấm vào đá cát, nhưng phải bớt nước bù vào phần nước dư trong cát đá, mới đúng tỷ lệ tiêu chuẩn. Mẻ bê tông này lại phải được đem về cho kỹ sư phòng thí nghiệm thử sức bền vật liệu của bê tông có đạt tiêu chuẩn sức ép như đã quy định hay không, vì không đúng nên cầu mới xập đổ.

Như vậy tỉ lệ cho bữa ăn trong gia đình mình là 50-60% ngũ cốc lức, 20-30% rau củ (đậu hoặc rong biển), 10% đạm động vật (thịt, cá, trứng…).cũng sẽ không đúng với thực tế theo nhu cầu cần ở mỗi người mỗi khác, nó sẽ tốt cho người này mà hại cho người kia, thí dụ người có áp huyết cao, mập, ăn theo tỷ lệ này sẽ tốt, giảm áp huyết, xuống cân, thì những thành viên áp huyết thấp, người ốm gầy sẽ bị tụt áp huyết mất cân thêm nữa.
Hơn nữa, ở thời đại ngày nay, có nhiều loại cây cỏ mới, lai giống, ngay cả những thức ăn chế biến và quảng cáo tốt, có phân chất theo khoa học thì cũng chỉ là lý thuyết, hoàn toàn đúng, nhưng thực tế phải tính thêm điều kiện cần ở mỗi cơ thể khác nhau thì làm sao phân biệt được âm-dương, hàn nhiệt, tính-khí-vị mà trong sách vở không đề cập đến, các thầy thuốc cũng bó tay, do đó việc chữa bệnh bằng cây cỏ không còn ai tin vào độ chính xác thì phải làm sao ?

Nhưng may mắn, chúng ta có một loại máy móc thay thế cho một thầy thuốc giỏi nhất thế giới biết phân biệt âm dương hư thự, hàn nhiệt một cách chính xác không sợ sai lầm, đó là máy đo áp huyết, máy đo đường, máy nhiệt kế, thay chúng ta phân chất một vị thuốc hay một món thức ăn đúng hay sai cho từng cơ thể khác nhau.

Chúng ta hãy xem món ăn thực dưỡng gạo lức muối mè ngày nay mọi người đều khen và áp dụng, tuy nhiên kết qủa trên cơ thể mỗi người mỗi khác, có người khỏi bệnh, có người bệnh trở nặng thêm đi đến tử vong mà không biết nguyên nhân đúng sai ở đâu :

Bây giờ chúng ta trở lại lý thuyết căn bản âm dương theo đông y chúng ta sẽ biết chúng ta áp dụng đúng hay sai trong vần đề điều trị bệnh.

Âm là những chất tạo ra máu, là nở ra, mập, hàn, tiêu chảy, chứ không riêng gì là chất thịt hay chất rau mà chúng ta gọi chất thịt là âm chất rau là dương, vì chất thịt cũng có âm dương, chất rau cũng có âm dương.

Dương là những chất tạo khí lực, làm ra nhiệt, táo bón, làm co rút lại, cũng đều có trong rau và thịt.

Nghiên cứu hai thí dụ sau đây, để tự điều chỉnh các ăn uống gạo lức muối mè cho đúng :
Trường hợp 1 :

Chúng ta áp dụng sai khi dùng gạo lức muối mè cho một người cơ thể nhiều dương thiếu âm ( là ốm gầy, thiếu máu), kết qủa gạo lức muối mè thuần dương thêm mà không có âm làm nở da thịt tăng âm là bổ máu, nên càng ăn càng mất âm là mất máu, hạ áp huyết, xuống cân gầy ốm thêm.

Trường hợp này phải tăng âm bổ máu bằng cách luộc 200g củ dền và 200g cà rốt với 1 lít nước, rồi bỏ cái lẫn nước vào máy xay sinh tố làm nước uống tăng máu, hồng cầu, hay dùng nước này nấu vớ 1 nắm gạo lức thành cháo để ăn mỗi ngày, nếu cháo đặc thì cho thêm nước biến thành âm nhiều hơn dương thì sẽ mập lên cân.

Nấu gạo lức thay vì nấu ít nước để tăng dương, nhưng muốn tăng âm phải tăng thủy đủ nước là chất âm cho cơ thể. Tôi nấu gạo lức như nấu cháo, không cần ngâm gạo trước, cuối cùng gạo lức nở ra không thành cháo mà vẫn thành cơm hơi nhão, hột gạo nở lớn, khi cắn vào miệng là tan chảy ra một chất như sữa, không cần nhai. Nếu nấu khô, nhai một miếng cơm 50 lần mỏi răng, ăn 1 chén cơm lâu mất 1 giờ, còn khi nấu nhiều nước cho nở lớn ra, thì 30 phút ăn được 7 chén.

So sánh số lượng chất bổ vào cơ thể thì khi ăn khô được 1 chén gạo trong đó ¾ chén là nưóc, ¼ chén là gạo, không đủ nuôi dưỡng tế bào, chính là phương pháp làm ốm, tế bào thiếu chất bổ nuôi dưỡng, cơ thể tự lấy chất máu trong da thịt ra để nuôi tế bào cầm hơi, một thời gian da thịt mất dần, da khô héo, thì tế bào cũng chết dần.

Còn 30 phút ăn 7 chén, trong đó 3 chén là gạo, 4 chén là nước, cơ thể sẽ đủ nước nuôi tế bào nở ra, người sẽ mập lên, da thịt tươi nhuận. Tôi áp dụng 1 năm cơ thể mập lên 10 kg, thì phải ngưng, còn nếu mập qúa phải áp dụng trường hợp 2 ở dưới.

Trường hợp 2 :

Ngược lại một người nhiều âm, thiếu dương nên người mập, dư máu, mỡ, cao áp huyết, khi ăn gạo lức muối mè chỉ thuần dương, không có âm làm cơ thể tăng dương mất dần âm, nên người càng ốm gầy xuống cân, hạ áp huyết, hạ đường, mỡ máu…nhưng phải theo dõi trọng lượng cơ thể và đo áp huyết theo dõi khi hạ đến đúng tiêu chuẩn thì phải ngưng không được dùng tiếp sẽ mất âm là mất máu, mất da thịt, áp huyết xuống thật thấp,

cơ thể gầy ốm suy nhược, không đủ máu nuôi dưỡng tế bào, chúng sẽ trở thành tế bào ung thư.

Cho nên khi ốm gầy qúa, cơ thể suy nhược, không đủ máu lưu thông gây đau nhức, phải áp dụng cách ăn của trường hợp 1 ở trên.

4-Làm sao biết chúng ta áp dụng cách thực dưỡng đúng ?

Nhiều người thắc mắc hoang mang khi áp dụng phương pháp thực dưỡng để chữa bệnh, phòng bệnh, mang lại sức khỏe tốt không bệnh tật, cần phải theo dõi sự chỉ dẫn của một vị bác sĩ gỉỏi nhất trên thế giới lúc nào cũng có mặt trong mỗi gia đình chúng ta : Đó chinh là máy đo áp huyết, máy đo đường và nhiệt kế, để theo dõi khí-huyết trong cơ thể thay đổi lúc nào cũng phải lọt vào tiêu chuẩn của khí công y đạo như dưới đây :

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Tiêu chuẩn đường trong máu :

Khi bụng đói chưa ăn, đường trong máu đo ở ngón tay, từ 5.8-8.10mmol/l là bình thường không có bệnh tiểu đường.

Sau khi ăn, đường trong máu phải tăng lên từ 8.1-12.0mmol/l là bình thường. Nhưng nó phải được chuyển hóa dần trong 4-6 giờ sau lượng đường trong máu phải xuống trở lại như lúc bụng đói từ 5.8-8.1mmol/l mới là người bình thường.

Hiện nay trên thế giới áp dụng tiêu chuẩn đường có nhiều mâu thuẫn giữa ngành y và dược. Trên hộp giấy thử đường ghi theo tiêu chuẩn trên là bình thường, mà ngành y thì người nào có lượng đường từ 6.0-7.0mmol/l đều phải uống thuốc hạ đường. Thay vì nếu tiêu chuẩn này thống nhất thì ngành dược phải in sửa lại tiêu chuẩn cho phù hợp với tiêu chuẩn mà ngành y đang áp dụng, nhưng ngành dược vẫn không thống nhất để sửa, vì nếu tiêu chuẩn hạ thấp và uống thuốc để hạ thấp đường cơ thể sẽ mất năng lượng để làm việc nặng, sau khi làm việc nặng xuất mồ hôi đường tụt thấp dưới 4.0mmol/l cơ thể bị ngất xỉu té ngã đi vào hôn mê đến tử vong, không phù hợp với người đang làm việc lao động bằng chân tay. Còn người không lao động, khí huyết không lưu thông, nên lượng đường thấp máu tuần hoàn chậm không lên nuôi mắt, thử đường ở huyệt mắt Toản Trúc nơi đầu chân mày nếu dưới 5.0mmol/l thì mắt sẽ mù từ từ, khi đường ở mắt dưới 4.0mmol/l bác sĩ nhãn khoa kết luật là mù do bệnh tiểu đường không chữa được.

Nhiều bệnh nhân có bệnh cao áp huyết, tiểu đường, vừa uống thuốc hạ áp huyết, hạ đưòng, vừa ăn gạo lức muối mè, cả 3 phương pháp đều tăng dương mất âm, làm hạ áp huyết 3 lần, hạ 1 lần do thuốc hạ áp huyết, lần thứ 2 do hạ đường cũng làm hạ áp huyết và lần thứ 3 ăn gạo lức muối mè cũng làm hạ áp huyết và làm hạ mất đường trong máu, sẽ làm áp huyết xuống thấp 80mmHg, nếu tây y chữa bất cứ phương pháp nào mà để áp huyết xuống 70mmHg là cơ thể không đủ khí đẩy huyết, và cơ thể không có đủ máu tuần hoàn nuôi tế bào, các tế bào chết dần ngưng hoạt động, các tế bào đành từ giã mình ra đi âm thầm để thân xác lại cho người thân lo liệu, kiếp sau tái phạm lại ăn gạo lức muối mè tiếp để lặn hụp mãi trong sinh tử luân hồi..

Theo tiêu chuẩn áp huyết tỷ lệ thuận với tuổi do kinh nghiệm đối chứng lâm sàng của môn học KCYĐ, áp huyết ở tuỏi thiếu nhi là khí huyết vừa đúng đủ nuôi một cơ thể với 20-30kgs tế bào, giống như cây còn nhỏ chỉ cần nước tưới cây mỗi ngày 3-5 lít nước là đủ.
Khi lớn tuổi, giống như cây càng lớn thì nước tưới cây càng nhiều, 50-60 kgs tế bào cần phải có đủ khí và máu như ở tuổi trung niên, nếu cơ thể có áp huyết vẫn thấp như trẻ em, chỉ đủ nuôi 20-30 kgs tế bào thì với cơ thể 50-60 kgs những tế bào bị thiếu khí huyết nuôi dưỡng sẽ thoái hóa dần, đến suy nhược mất năng lượng điều hòa sự sống cho những chức năng hấp thụ và chuyển hóa của cơ thể, chúng sẽ trở thành tế bào ung thư, như vậy tế bào ung thư đã thành hình từ tuổi thiếu niên kéo dài một thời gian lâu 20-30 năm sau tây y mới phát hiện ra bệnh ung thư thì không thể nào chữa kịp được nữa, giống như một cây lớn không đủ nước tưới cây thì chỉ còn cái xác thân bên ngoài, trong ruột cây đã khô mục.
Những cha mẹ có áp huyết thấp không đúng tuổi như vậy, khi sinh con để hậu qủa cho con có khuyết tật, tế bào đã suy nhược thiếu máu, giống như hạt giống lép khó phát triển, sức khỏe èo oặt luôn bệnh hoạn, nếu biết điều chỉnh ăn uống bổ máu tăng khí huyết cho đúng tiêu chuẩn tuổi thì mới thoát khỏi bệnh tật.

Ngược lại, trẻ em thiếu niên chỉ cần áp huyết đúng tuổi, nhưng do ăn uống nhiều chất bổ từ cha mẹ, nghĩa là cha mẹ có bệnh cao áp huyết, mỡ máu, và đường, đang ở tuổi thanh niên mà đã có số đo áp huyết cao hơn lão niên, khi sanh con, chúng còn nhỏ mà đã có áp huyết cao vượt tiêu chuẩn tuổi trẻ em như dưới đây, sẽ có hậu qủa bị những bệnh nan y từ nhẹ đến nặng như trẻ em hay chảy máu cam vì áp huyết cao, tây y không chữa được, chỉ nói khi lớn tuổi nó sẽ hết, lý do khi lớn tuổi thì áp huyết bằng tuổi thanh niên, bệnh nặng hơn là trẻ em hiếu động, nặng hơn nữa là những trẻ em bị động kinh co giật chân tay, nặng nhất là bệnh điên.

Tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi ở trẻ em :

Tuổi từ 0-1 áp huyết 70-90/51 mmHg mạch 110-160, hơi thở 30-40 hơi/1 phút
Tuổi từ 1-2 áp huyết 80-95/58 mmHg mạch 100-150, hơi thở 25-35 hơi/1 phút
Tuổi từ 2-5 áp huyết 80-100/58 mmHg mạch 95-140, hơi thở 25-30 hơi/1 phút
Tuổi từ 5-9 áp huyết 90-105/62 mmHg mạch 80-120, hơi thở 20-25 hơi/1 phút
Tuổi từ 10-14 áp huyết 100-107/69-74 mmHg mạch 60-100 hơi thở 15-20 hơi/1 phút
Căn cứ vào bảng tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi, nên máy đo áp huyết chính là máy đo khí lực và máu tuần hoàn của cơ thể, thay cho phương pháp bắt mạch của đông y, kết qủa cho ra con số chính xác cụ thể không mơ hồ như đông y mà hiện nay bệnh của mình khi đo khám chỉ có thầy thuốc đông y hay tây y biết, mà mình không được biết nguyên nhân. Ngày nay chúng ta đo áp huyết sẽ biết được tất cả nguyên nhân âm-dương, hư-thực, hàn-nhiệt qua máy đo áp huyết, máy đo đường, nhiệt kế.

Số đầu tâm thu chỉ khí lực (dương), cao hơn tiêu chuẩn là dư khí ( dương), thấp hơn tiêu chuẩn là thiếu khí ( thiếu dương) , số thứ hai tâm thu, chỉ biên độ co bóp của van tim, số thứ ba là nhịp tim mạch, nếu mạch chậm hơn tiêu chuẩn là người hàn lạnh dưới 70, cao hơn tiêu chuẩn thì cơ thể nhiệt, cao hơn 80.

Trở lại đời sống đơn giản sống với thiên nhiên, không cần phải lo nghĩ phải ăn uống làm sao cho đúng. Muốn cho đúng phải theo quy luật tự nhiên : đói ăn, khát uống, mệt ngủ nghỉ đó là tiêu chuẩn Tinh-Khí-Thần hòa hợp.

Theo đạo học, tránh thân bệnh, khi đói bất cứ ăn uống thứ gì, sau khi ăn kiểm soát áp huyết đúng tiêu chuẩn tuổi, khi đường xuống thì ăn uống thêm các chất ngọt, táo bón thì ăn chất nhuận trường, tiêu chảy thì ăn những thứ làm cơ thể tăng nhiệt.

Tránh nghiệp bệnh thì không ăn thức ăn động vật làm tâm tính nóng nẩy, sân hận, lại hiếu sát dùng mạng thú vật để nuôi mình, những linh hồn tế bào súc vật kết oán thù kẻ giết hại nó, đã tiết ra những chủng tử chứa độc tố khi lọt vào cơ thể mình sẽ trở thành bệnh.

Sở dĩ chúng ta bệnh do ăn nhiều, dư thừa những chất có khí thăng và liễm làm tăng thể trọng, tăng âm là tăng máu nở da thịt, nhiều mỡ..., nhưng lười vận động thiếu khí. Công việc của những người này lại ít vận động, thay vì ăn gạo lức muối mè mất 3-6 tháng mới xuống cân, thì nếu đổi lại những người làm lao động nặng như đạp xích lô, phu khuân vác, mất sức mất khí lực, khí xuất, khí hạ, mất hết năng lượng, tiêu mất mỡ thoát chất béo, chất ngọt theo đường mổ hôi, mất nước là mất âm sẽ ốm gầy, thì cần gì phải ăn gạo lức muối mè.

Tuy nhiên đã gọi là nghề thì mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nên có thêm chữ nghiệp đi kèm. Do đó môn Khí Công Y Đạo chú trọng đến sự hòa hợp của 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần, nếu Tinh dư thì tập khí công tăng khí, có bài làm hạ áp huyết tiêu mỡ hạ đường, thiếu đường ăn thêm chất ngọt và bỏ không dùng thuốc hạ đường khi mức đường xuống thấp, thiếu máu ăn uống nước củ dền cà rốt, bỏ thuốc chữa cao áp huyết khi áp huyết xuống dưới 110mmHg, mỗi ngày nhờ bác sĩ của mình là máy đo áp huyết, máy đo đường thử cho mình sẽ biết mình ăn uống và tập luyện khí công đúng sai để điều chỉnh.

Cách áp dụng này thật đơn giản, dễ làm, nhưng vì vô minh do sở tri kiến chấp những kiến thức của tây y, không ai dám làm theo, nên thánh nhân đã từng nói chúng sinh không muốn hết bệnh là vậy.

Huệ Tâm Hải