Cảnh báo : Cơ thể cần đường để chuyển hóa, nếu thiếu đường chuyển hóa gây ra nhiều bệnh nan y dẫn đến tử vong.
Theo tây y kết qủa 3 số của máy đo áp huyết là kết qủa số tâm thu, tâm trương và nhịp tim, và theo kinh nghiệm của ngành Y Học Bồ Sung Khí Công Y Đạo là kết qủa của Khí lực/Huyết/Đường trong máu.
Nếu một người khỏe mạnh, làm việc bình thường mỗi ngày, không thấy mệt mỏi đau nhức, thì đường trong máu phù hợp với nhịp tim mạch theo áp huyết tiêu chuẩn tuổi như dưới đây :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Ở tuổi thiếu nhi và thiếu niên đang phát triển ít bệnh tiểu đường, nhưng từ tuổi thanh niên trở lên cho đến tuổi già lão niên, khi bụng đói, tiêu chuẩn đường trong máu đo được nằm trong tiêu chuẩn 6.0-8.0mmol/l thì tương đương với nhịp tim đập 65-70 ở tuổi thanh niên, 70-75 ở tuổi trung niên, và 70-80 ở tuổi lão niên.
Khi đông y bắt mạch, nếu cơ thể nhiệt hay cơ thể hàn (mạch sác hay mạch trì) sẽ làm nhịp tim thay đổi theo, nhưng lượng đường trong máu thay đổi nghịch với mạch, đó là mạch bị bệnh
Tiêu chuẩn đường trong máu đối với một người khỏe mạnh không bị bệnh tiểu đường thì đường nằm trong tiêu chuẩn khi bụng đói là 6.0-8.0mmol/l và sau khi ăn được 30 phút tiêu chuẩn đường từ 8.0-12.0mmol/l, vẫn còn nằm trong tiêu chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn cũa hãng dược phẩm Accu-Chek Aviva chia làm 2 loại bệnh : Bệnh đường huyết thấp từ 1.7-3.3mmol/l, bệnh đường-huyết cao từ 14.4-19.1mmol/l.
Còn hãng dược phẩn Contour ghi tiêu chuẩn trên hộp que thử tiểu đường hết hạn sử dụng 07/2014 khi bụng đói từ 5.6-7.8mmol/l= 101-140mg/dL, nhưng tiêu chuẩn mới hết hạn 01/2015 lại tăng tiêu chuẩn cao hơn, khi bụng đói 6.7-8.4mmol/l để cơ thể có thêm năng lượng đường chuyển hóa để phòng ngừa không bị tai biến khi vận động sẽ bị tiêu hao năng lượng làm hạ đường.
1-Tìm hiểu dấu hiệu bệnh và nguyên nhân nào làm hạ đường-huyết để biết cách đề phòng :
A-Dấu hiệu bệnh :
Khi đường bắt đầu hạ thấp từ 4.0mmol/l xuống đã có các triệu chứng sau :
Đau nhức đầu, mặt tái nhợt như trúng gió, thân nhiệt thấp, chảy mồ hôi lạnh, cáu kỉnh, chân tay tê lạnh bủn rủn, lọng cọng cầm một vật không vững, cảm thấy đói, khóc, nói năng lộn xộn, thần kinh mặt co rút mắt môi má co giật nhẹ, mất ý thức, không tỉnh táo linh hoạt, buồn ngủ, đi không vững muốn té ngã.
Những người đo đường thấy kết qủa 4.5mmol/l dù chưa thấy triệu chứng nào cũng cần phải uống nước nóng pha 2 thìa nhỏ mật ong để giữ cho lượng đường trong máu không bị tụt thấp, nhất là khi đang đói hay lái xe dễ bị lạc tay lái gây tai nạn.
Nếu đường-huyết thường trực thấp dưới 5.0mmol/l sẽ làm đau mỏi cổ gáy, đau nhức đầu cổ gáy vai tay và trở thành liệt bại, co rút ngón tay, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, và những nơi nào trong cơ thể không đủ đường giữ thân nhiệt sẽ bị đau, dùng súng nhiệt kế đo vào những điểm đau đó đều có nhiệt độ thấp 35 độ C, hoặc thấp hơn máy báo “Lo” là thấp không đo được, trong khi những nơi không đau có nhiệt độ bình thường 36.5-37.5 độ C
B-Biến chứng của bệnh giảm đường huyết ở người lớn :
1-Nếu có hôn mê do giảm đường-huyết, sẽ kèm theo co cứng khít hàm, chóng mặt, vã mồ hôi, đôi khi chân tay co giật.
2-Nếu không bị hôn mê, thì bị động kinh cứng lưỡi liệt thanh quản, liệt mặt, liệt nửa người một tay, loạn vận ngôn (rối loạn lời nói, nói ngọng), rối loạn thị giác nhìn 1 hóa 2, nhưng chỉ thường vài phút rồi trở lại bình thường.
3-Rối loạn tâm thần như say rượu giả, ảo giác, lộ vẻ lo âu sợ hãi như ma làm, như sắp có người hãm hại, bỏ nhà ra đi lang thang, nói năng mất ý thức như trẻ con, giảm tự trong, tim đập nhanh, buồn nôn, đánh trống ngực, lóa mắt, ù tai, cơn đói cào ruột, mệt đột ngột, người run, trầm cảm bị kích thích, đôi khi đau nửa đầu.
Trường hợp nặng Hôn mê xảy ra đột ngột, hôn mê sâu, co cơ hàm hoặc cơn co giật toàn thân, có khi liệt nửa thân. Nhiệt độ giảm. Có trường hợp tự nhiên tỉnh dần trong vài giờ hay vài ngày. Nếu tiêm glucoza thì khỏi nhanh hơn. Có trường hợp tử vong vì trụy tim mạch trong các cơn nặng. Điều đặc biệt trong chứng hạ đường huyết tự phát là cơn xảy ra lúc đói, rất đúng giờ, giống nhau, hay bị đi bị lại nhiều lần. Nếu lấy máu làm xét nghiệm, thấy đường-huyết hạ.
Khi tế bào não không được cung cấp glucose (đường), người bệnh rơi vào tình trạng rối loạn suy nghĩ, mất định hướng, nhức đầu, lên cơn co giật, bất tỉnh, hôn mê
Tuy có nhiều dấu hiệu khác nhau, nhưng nguyên nhân đã được thống kê theo kinh nghiệm của tây y :
1-Hoạt động thể lực tác động làm co cơ bắp, cơ bụng làm xuất mồ hôi nóng.
2-Hoãn hay nhịn 1 bữa ăn làm thiếu đường, hoặc ăn trễ, ăn không đúng bữa
3-Không ăn đủ chất đường trong bữa ăn (carbohydrate), đối với người sợ ăn đường vì sợ bệnh tiểu đường.
4-Lạm dụng chất insulin dùng qúa liều nên cơ thể dư thừa đối với người dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường lâu dài.
5-Do bệnh suy thận, suy thượng thận
6-Do một số loại thuốc chống đông máu.
7-Do ngộ nấm độc.
8-Do say rượu
9-Bệnh u tuyến tụy, tuyến nội tiết, tăng năng tuyến cận giáp, tuyến yên
10-Do khối u ác tính trong mô ở ngực bụng, sau màng bụng, trong chậu hay ở cơ mông.
11-Ung thư bao tử, gan, kết tràng ruột
12-Ở người hay lo âu dễ xúc cảm.
13-Do thần kinh phế-vị nhạy cảm
14-Hệ chức năng thần kinh làm tăng glucoza-huyết suy kém
C-Trường hợp cấp cứu khi trẻ em bị hạ đường huyết thấp hơn 4.0mmol/l.
Theo hướng dẫn của cơ quan Y Tế Úc Châu :
Hãy dùng 1 trong những thứ sau đây :
1-1/2 ly nuóc trái cây hay 2-3 thìa đường hoặc mật ong, hoặc 5-7 viên kẹo jellybean, hoặc ½ lon nước ngọt không phải loại diet, hoặc một số viên đường tương đương 10-15g. Sau đó cho trẻ ăn trái cây hay bánh kẹo
Trường hợp trẻ lên cơn hay bất tỉnh, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu!
• Không cố đưa bất kỳ thứ gì qua đường miệng
• Để trẻ nằm nghiêng trong tư thế hôn mê hay phục hồi, giữ thông thoáng đường hô hấp
• Gọi cấp cứu (000) và nói tiếng Anh “diabetes emergency” (nếu có thể), đây là “cấp cứu tiểu đường” (họ sẽ dùng dịch vụ thông ngôn nếu có khó khăn), hay hãy tiêm 1 mũi Glucagon* nếu có sẵn và nếu quý vị đã được huấn luyện.
• Hãy ở lại bên trẻ đến khi có cấp cứu.
* Glucagon là 1 hoóc-môn làm tăng mức BGL và được tiêm vào cơ bắp lớn ở phần trên mặt trước đùi.
Cơ quan Y Tế Úc Châu định nghĩa giảm đường-huyết dưới mức bình thường, trẻ em dưới 3.9 người lớn dưới 6.4mmol/l. Đây là một bệnh thể dịch, một bệnh sinh hóa, có ảnh hưởng lớn đến các chức năng hoạt động của cơ thể con người, gây ra nhiều rối loạn cho sức khỏe, thậm chí rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nhanh chóng, nó còn nguy hiểm hơn là đường-huyết cao rất nhiều.
Cơ quan Y Tế Úc Châu cảnh báo rằng :
Qúy vị hãy nhớ là hạ đường-huyết có thể xảy ra chậm, đến 16 tiếng sau khi tập thể dục. Quý vị có thể làm giảm nguy cơ bị giảm đường-huyết chậm bằng cách kiểm tra bằng máy đo đường và làm tăng thêm mức glucose trong máu, bằng cách dùng thêm chất ngọt ( mật ong hay đường), các chất tinh bột carbohydrate hoặc điều chỉnh bớt liều lượng insulin ít đi cho người đang dùng thuốc trị tiểu đường..
2-Phương pháp trị bệnh theo tây y
Hạ đường huyết do uống thuốc trị bệnh bệnh tiểu đường. Việc điều hòa lượng đường trong máu một cách hài hòa là do hai loại hormon insulin và glucagon do tuyến tụy sản xuất ra: insulin sẽ làm giảm lượng glucoza còn glucagon sẽ làm tăng glucoza. Sự điều hòa của hai loại hormon này rất nhịp nhàng. Trong bệnh tiểu đường do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng tốt với insulin nên làm tăng lượng glucoza trong máu. Điều trị bệnh tiểu đường không đúng phương pháp, như dùng quá liều insulin; insulin hấp thu quá nhanh hoặc quá kéo dài do: loạn dưỡng mô dưới da ở những vùng tiêm insulin lâu ngày; tiêm ở những vùng hoạt động nhiều (tay, chân...); chườm nóng sau khi tiêm insulin.
Đối với người bệnh điều trị bằng thuốc viên (sulfamid), hạ đường huyết thường có các nguyên nhân do uống quá liều, uống thuốc xa bữa ăn chính. Không ăn nhưng vẫn uống thuốc. Tự động uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Hoạt động thể lực quá sức.
*Luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt có đường... trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay. Hạ đường huyết nhẹ thì dùng ngay bánh, hoa quả, sữa... hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà.
*Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và ăn uống hằng ngày
*Không bỏ bữa ăn, ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn thêm bữa phụ, ăn nhiều rau...
*Nên tập thể dục thường xuyên và đúng bài bản.
*Đối với người do bị đái đường cần tiêm hay cho bệnh nhân uống glucoza, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khó phát hiện. Chất insulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa đường huyết.
*Trường hợp do u tuyến tụy gọi là hạ đường huyết tự phát. Bệnh này có thể điều trị khỏi hẳn nếu được phẫu thuật cắt bỏ khối u.
3-Phương pháp điều trị bằng thể dục khí công để chuyển hóa đường huyết
a-Đường chuyển hóa là đường dự trữ an toàn, phải cao hơn mức 6.0mmol/l+2.0mmol/l tương đương với 2 thìa nhỏ mật ong) khi cơ thể vận động sẽ làm hạ thấp đường-huyết xuống trở lại 6.0mmol/l lọt vào tiêu chuẩn sau khi vận động cơ thể bằng những bài thể dục khí công.
Ngành Y Học Bổ Sung có những bài tập thể dục khí công giúp cho bệnh nhân tự tập chữa bệnh bệnh áp huyết cao hay thấp, giúp cho khí huyết chuyển hóa gọi là Khí Công Trị Liệu (Qigongtherapy), vì nó là môn thể dục khí công, nên sau khi tập đều làm hạ đường-huyết.
b-Kỹ thuật tập bài Kéo Ép Gối :
Áp huyết cao tập khí công làm hạ áp huyết :
Trước khi tập cần phải đo áp huyết 2 tay và đo đường, nếu đường thấp duới 7.0mmol/l phải uống 1 ly nước nóng ấm pha 2 thìa nhỏ mật ong, , mỗi thìa nhỏ mật ong làm tăng thêm 1 mmol/l, còn cao hơn thì không cần uống đường chuyển hóa.
Tập bài Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mền Bụng Xả khí rồi đếm ra tiếng chậm nhẹ 1,2,3 để Buông thả lỏng các cơ môi miệng và bụng cho mềm. Đan hai bàn tay vào nhau, nắm đầu gối trái kéo ép vào bụng chạm bao tử, thổi hơi ra bằng môi mạnh dài chậm là thì Xả khí, rồi đếm chậm 1,2,3 là thì Buông thả lỏng cơ bụng, rồi hạ thẳng chân trái xuống, hai bàn tay lại nắm đầu gối phải kéo ép và sát bụng chạm vào gan thổi hơi ra “phù...” rồi đếm 1,2,3 cho bụng thả lỏng, rồi hạ chân xuống, tiếp tục kéo chân kia kéo-thổi-đếm, rồi lại đến chân này, cho đủ 100 lần kéo ép gối.
Bài này làm hạ đường-huyết, hạ cholesterol, phục hồi lại chức năng gan và bao tử, phổi, thận, ruột, bàng quang, làm tan mỡ bụng , tiêu hóa dễ....
Kéo xong 100 lần rồi kiểm tra lại áp huyết 2 tay và đo đường, nếu còn cao thì không cần uống đường, nếu thấp cần uống thêm 2 thìa nhỏ mật ong. Nếu kết qủa áp huyết xuống thấp là tập đúng, thì những lần sau khi tập xong, không cần phải đo áp huyết, mà chỉ uống 2 thìa nhỏ mật ong, lại tập tiếp lần thứ 2, rồi uống mật ong, lại tập tiếp lần thứ 3, lại uống mật ong tập tiếp lần thứ 4, lại uống mật ong rồi tập tiếp lần thứ 5, lại uống mật ong rồi tập tiếp lần thứ 6. Tập xong thì đo lại đường trước rồi đo lại áp huyết 2 tay sau, ghi nhận kết qủa thấy áp huyết hạ thấp. Nghỉ ngơi 15 phút đo lại áp huyết và đường.
Áp huyết thấp tập khí công làm tăng áp huyết :
Trước khi tập phải đo áp huyết 2 tay và đo đường, nếu đường thấp duới 7.0mmol/l phải uống 1 ly nước nóng ấm pha 2 thìa nhỏ mật ong, còn cao hơn thì không cần uống đường chuyển hóa.
Cũng tập bài Kéo Ép GốiThổi Ra Làm Mềm Bụng, kéo nhanh thổi ra 100 lần, là Xả khí, nhưng không có thì Buông để nghỉ.
Cũng kéo xong lần nào là uống 2 thìa mật ong lại kép tiếp 100 lần, rồi uống mật ong lại keo tiếp...cho đến hết lần thứ 6, thì ngưng đo lại áp huyết và đường, thấy kết qủa áp huyết tăng lên. Nếu đường còn cao 8.0mmol/l thì không cần uống thêm đường, còn thấp dươi 7.0mmol/l thì phải uống thêm đường. Nghỉ ngơi 15 phút đo lại huyết 2 tay và đường.
c-Nhận xét kết qủa sau khi tập Khí Công Trị Liệu
Dưới đây là kết qủa thống kê của ngành Y Học Bổ Sung Khí Công Y Đạo trong cách tự tập khí công điều trị bệnh cao hay thấp áp huyết có liên quan đến đường chuyển hóa rất cần thiết trong lúc tập.
Thí dụ 1 : Bệnh cao áp huyết
Bệnh nhân thứ 1 : Áp huyết theo tiêu chuẩn tuổi trung niên :
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
Bệnh nhân trước khi tập khí công đo áp huyết 2 tay và đo đường huyết :
Tay trái : 140/98mmHg nhịp tim 85, Tay phải : 138/95mmHg nhịp tim 83 đường 6.5mmol/l phải uống 2 thìa nhỏ mật ong rồi tập.
Kết qủa lần thứ 1 : Tay trái 137/87mmHg 91 Tay phải 135/81mmHg 95 đường 6.0mmol/l uống thêm 2 thìa mật ong rồi tập tiếp
Kết qủa lần thứ 2 : Tay trái 134/97mmHg 89 Tay phải 129/94mmHg 87 không cần đo đường, uống 2 thìa mật ong tập tiếp.
Kết qủa lần thứ 3 : Tay trái 130/92mmHg 86 Tay phải 129/91mmHg 88 uống tiếp 2 thìa mật ong rồi tập tiếp.
Kết qủa lần thứ 4 : Tay trái 128/88mmHg 83 Tay phài 126/87mmHg 85 uống tiếp 2 thìa mật ong rồi tập tiếp.
Kết qủa lần thứ 5 : Tay trái 123/83mmHg 80 Tay phải 125/81mmHg 83 uống tiếp 2 thìa mật ong rồi tập tiếp.
Kết qủa lần thứ 6 : Tay trái 119/79mmHg 77 Tay phải 122/76mmHg 78 đường 6.9mmol/l, uống thêm 2 thìa mật ong để phòng ngừa đường huyết sẽ tụt thấp sau 2 giờ.
Sở dĩ ghi ra kết qủa của 6 lần kéo ép gối để chứng minh cho mọi người biết bài tập này làm giảm khí lực của áp huyết xuống từ từ. Những dẫn chứng của những bệnh nhân sau đây cũng tập 6 lần, sau mỗi lần đều uống 2 thìa mật ong rồi tập tiếp.
Thống kê kết qủa so sánh trước khi tập và sau khi tập 6 lần, tổng cộng là 600 lần kéo ép gối và uống 12 thìa mật ong cho mỗi người, cuối cùng đường được chuyển hóa nên vẫn nằm trong tiêu chuẩn.
Bệnh nhân thứ 2 :
Trước khi tập : Tay trái 121/68mmHg 71 Tay phải 120/66mmHg 66 đường 6.4
Sau khi tập : Tay trái 115/67mmHg 82 Tay phải 110/66mmHg 81 đường 6.9
Bệnh nhân thứ 3 :
Trước khi tập : Tay trái 132/79mmHg 73 Tay phải 137/79mmHg 68 đường 6.5
Sau khi tập : Tay trái 128/71mmHg 67 Tay phải 122/70mmHg 63 đường 5.8
Thí dụ 2 : Bệnh áp huyết thấp
Tập bào Kéo Ép Gối Nhanh 100 cái 1 lần tập, sau khi tập xong uống 2 thìa nhỏ đường tập tiếp lần thứ 2, cứ sau mỗi lần tập 100 cái phải uống 2 thìa nhỏ đường, tập cho đủ 6 lần. Lần cuối đo áp huyết và đường, nếu đường dưới 7.0mmol/l phải uống đ7ờng, cao hơn 7.0mmol/l thì không cần, đó là đường dự trữ để chuyển hóa sau 2 tiếng đồng hồ lượng đường xuống vẫn an toàn không bị hạ đường-huyết dưới 5.0mmol/l sẽ nguy hiểm,
Bệnh nhân thứ 1
Trước khi tập Tay trái 112/80mmHg 80 Tay phải 110/78mmHg 79 đường 4.9
Sau khi tập : Tay trái 118/80mmHg 88 Tay phải 130/92mmHg 89 đường 6.4
Bệnh nhân thứ 2 :
Trước khi tập Tay trái 116/78mmHg 87 Tay phải 113/77mmHg 91 đường 7.5
Sau khi tập Tay phải 126/73mmHg 85 Tay phải 121/70mmHg 91 đường 8.0
Bệnh nhân thứ 3 :
Trước khi tập Tay trái 121/85mmHg 90 Tay phải 124/87mmHg 93 đường 7.2
Sau khi tập Tay trái 128/92mmHg 99 Tay phải 132/94mmHg 98 đường 6.5
4-Trường hợp áp dụng cho phụ nữ mang bầu :
Áp huyết thấp :
Bỏ tất cả các loại thuốc chữa bệnh mà cần thuốc bổ máu B12 và tập khí công cùng lúc với uống 2 thià mật ong. Thay vì tập bài Kéo Ép Gối vào bụng sẽ đụng thai nhi, nên tay vào bài tập Đá Gót Chân Vào Mông nhanh. Sau mỗi lần tập bài Đá Gót Chân Vào Mông 200 lần, sau mỗi lần tập uống 1 thìa nhỏ mật ong, rồi tập tiếp 200 lần, lại uống mật ong rồi tập tiếp đến lần thứ năm, thì đo lại áp huyết 2 tay và đo đuờng, sẽ thấy áp huyết tăng cao, nếu đo đường thấp dưới 7.0mmol/l thì phải uống 2 thìa đường để đề phòng 2 tiếng sau đường tụt thấp xuống 5.0mmol/l thì vẫn còn an toàn cho sức khỏe.
Mỗi ngày tập 2, nếu áp huyết còn thấp thì mỗi ngày tập 3 lần.
Áp huyết cao :
Cũng tập bài Đá Gót Chân Vào Mông chậm 200 lần, thử dường nếu dưới 7.0mmol/l thì uống 2 thìa nhỏ đường hay mật ong rồi tập tiếp 3-4 lần cho xuất mồ hôi mới làm áp huyết hạ thấp được, rồi đo áp huyết 2 tay và đo đường, nếu thấp dưới 7.0mmol/l thì uống 2 thìa đường hay mật ong, còn cao hơn 7.0mmol/l thì không cần uống.
Mỗi ngày tập 2-3 lần cho xuất mồ hôi.
5-Bệnh nhịp tim và đường huyết nghịch nhau :
Ba số đo áp huyết là : tâm thu/tâm trương/nhịp tim, có 2 yếu tố làm nhịp tim tăng cao :
a-Khi cơ thể bị nóng sốt, hay khi tập thể dục thì nhịp tim tăng cao.
b-Khi cơ thể dư đường-huyết, đường trong máu cao thì người tăng nhiệt, nhịp tim cũng tăng cao.
Theo cách bắt mạch đông y, hay cách đo áp huyết và đo đường theo tây y, thì đường-huyết và nhịp tim phải phù hợp trong tiêu chuẩn thì cơ thể không bị bệnh, đông y gọi là mạch đi thuận, nghĩa là nhịp tim từ 70-80 thì đường-huyết tương xứng từ 6.0-8.0mmol/l hay từ 100-140mg/dL
Ngược lại, khi đường-huyết và nhịp tim nghịch nhau gây ra bệnh nan y khó chữa có 2 trường hợp :
a-Hàn giả nhiệt :
Hàn có nghĩa là thiếu đường trong máu làm cho chân tay lạnh, phải mặc áo ấm, nhưng nhịp tim rất cao trong người rất nóng như tình trạng máu bị nhiễm trùng mà không tìm ra vi trùng virus gì.
Thí dụ áp huyết đo được 130/95mmHg nhịp tim 120, đo đường-huyết 4.5mmol/l, nguyên nhân do sợ đường không ăn đủ đường trong bữa ăn hoặc do uống thuốc tiểu đường làm hạ đường qúa thấp, không đủ nuôi cơ bắp co bóp của van tim làm suy tim (một hình thức liệt cơ tim làm hở van tim), gân co rút đau nhức buồn ngủ, mệt mỏi, mệt tim, chóng mặt, muốn ói, mất trí nhớ, và cơ thể có nhiều buớu mỡ, và bướu nước dưới da, nếu áp huyết tâm thu (khí lực) thấp thì có bướu trong sọ não, dấu hiệu này báo trước qua nhiều năm bị bệnh migrain đau nửa đầu.
Những bệnh nhân như trên hễ vận động đi lại nhiều thì rất mệt, không đủ sức làm việc. Theo tiêu chuẩn của Ngành Y Học Bổ Sung, chỉ cần nằm Kéo Ép Gối 100 lần hoặc đi lên xuống cầu thang 1 tầng lầu 5-10 lần thì đường trong máu sẽ mất đi 2.0mmol/l. Nếu đường huyết chĩ có 4.5mmol/l thì không tập được, muốn tập vận động phải uống 2 thìa đường hay mật ong thì đường-huyết sẽ lên 2.0mmol/l là 6.5mmol/l, sau khi tập 100 lần Kéo Gối hay lên xuống cầu thang thì đường lại mất đi 2.0mmol/l, muốn tập thêm nữa cho khỏe thì phải uống thêm 2 thìa đường nữa. Như vậy muốn làm việc nhiều mà không bị mệt mất sức thì cần uống đường nhiều rối tập nhiều mỗi ngày thì sức khỏe được cải thiện, những biến chứng của bệnh do thiếu đường-huyết sẽ biến mất, lúc đó lượng đường-huyết tăng thì nhịp tim sẽ giảm, rồi sẽ trở thành mạch đi thuận, nhịp tim cao thì đường cao, nhịp tim thấp thì đường thấp, từ đó mới biết cách điều chỉnh lượng đường cho phù hợp với nhu cầu.
b-Nhiệt giả hàn :
Nhiệt có nghĩa là dư đường trong máu, chân tay nóng, nhưng nhịp tim rất chậm, tuần hoàn huyết yếu không đem máu đi nuôi khắp cơ thể, khiến huyết ứ tụ nhiều nơi tạo ra buớu, sạn, huyết hóa vôi...
Thí dụ áp huyết đo được 120/80mmHg nhịp tim 55, đo đường-huyết 12mmol/l, nguyên nhân ăn dư đường mà thiếu luyện tập vận động cơ bắp.
Trường hợp này, muốn làm giảm đường-huyết xuống bình thường từ 6.0-8.0mmol/l, cần phải tập gấp 3 lần, mỗi lần tập Kép Ép gối 100 cái, tổng cộng tập 300 cái, xuất mồ hôi trán thì đường xuống lọt vào tiêu chuẩn, và vì tập nhiều nhịp tim sẽ tăng cao
6-Đâu là sự thật ?
Có nhiều bài viết và bài báo phổ biến đến sự nguy hại của đường, cần phải kiêng ăn ngọt và cần giảm ngọt tối đa, trong khi tập khí công lại cần dùng đường để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, kích thích lại chức năng của tuyến tụy sản xuất ra insulin để cân bằng đường và insulin, giúp con người thêm năng lực hoạt động.
Muốn biết đâu là sự thật và nguy hại của cơ thể khi thiếu đường, chúng ta có thể đến những bệnh viện làm thống kê xem sự thật có phải đa số có nhiều bệnh nhân bị hạ đường huyết, chóng mặt, chân yếu té ngã, hay nhiều những bệnh nhân trí thức bị tê liệt hôn mê không do áp huyết cao mà do đánh vũ cầu xuất mồ hôi nhiều té xỉu do đường huyết hạ làm té ngã chấn thương sọ não, hay những bệnh nhân lạm dụng ăn gạo lức muối mè lâu ngày khiến áp huyết thấp và hạ đường huyết làm mất lực, trụy tim mạch gây hôn mê, tử vong, hay những bệnh nhân đang lái xe bị hạ đường huyết lạc tay lái gây ra tai nạn, hay những công nhân đứng máy cắt máy tiện bỗng nhiên hạ đường huyết mất ý thức tỉnh táo làm máy cưa cắt mất tay, hay những bệnh nhân ung thư sọ não, migrain do áp huyết đường huyết thấp, những bệnh nhân mắt loạn thị, tăng diopte có phải do trong máu thiếu đường làm mù mắt hay không, có những bệnh nhân đang nằm bệnh viện vì mệt tim, sốt cao tìm không ra nguyên nhân nhưng từ từ cổ họng không nuốt được thức ăn, phải truyền thức ăn vào đường bụng vì đường huyết hạ làm co cứng lưỡi không cử động đuợc, có những bệnh nhân vào bệnh viện từ lúc còn tỉnh táo cho đến khi cơ thể suy yếu dần mà không tìm ra nguyên nhân cuối cùng không còn khả năng đi đứng, ăn nuốt, và thở, cho đến khi lịm dần trong giấc ngủ ngàn thu. Hãy nhìn xem bảng bệnh lý theo dõi cách chữa đối với bệnh nhân này là vẫn phải uống thuốc hạ áp huyết hạ đường mỗi ngày không được bỏ, mới làm cho sức khỏe suy yếu dần ....
Đã có lần tôi cũng phải bó tay theo dõi bảng này, bệnh nhân nữ 70 tuổi khi nhập viện do hạ đường huyết, áp huyết đo được 100mmHg, trong 3 tuần các bác sĩ chuyên khoa không tìm ra bệnh, vì là bệnh suy nhược, nhưng theo dõi những thuốc cho uống hoặc tiêm đều làm hạ áp huyết và đường, vì phải uống suốt đời không được bỏ ngày nào, nên trong khoảng 5 ngày cuối không thấy y tá đo áp huyết, tôi hỏi tại sao, y tá trả lời áp huyết thấp duới 80mmHg tay gầy qúa không đo được. Cụ còn tỉnh nói được. Tôi bảo, cụ đưa tay lên, nhấc chân lên, nhúc nhích bàn chân xem, cụ bảo không có sức, hỏi cụ ăn được không, cụ bảo không có sức cử động. Tôi nói với người nhà bệnh nhân xin cụ về nhà, chỉ cần uống quế mật ong và thuốc bổ máu B12 để tăng máu, tăng đường huyết cụ sẽ khỏi, còn bệnh viện cứ làm hạ áp huyết hạ đường theo phương pháp máy móc của tây y không thể nào thay đổi khác hơn được thì cụ sẽ không qua khỏi. Người nhà xin về, ăn uống bổ máu và đường trong 1 tháng cụ khỏe mạnh đi về VN chơi như người khỏe mạnh
6-Những điều chưa hợp lý trong quy định tiêu chuẩn đường và cách điều trị :
Chúng ta thử hỏi xem những bệnh nhân trên có ai bị bệnh do nguyên nhân ăn nhiều đường hay không để đối chứng. Dĩ nhiên những bệnh này không phài do nguyên nhân đường cao. Do đó chúng ta nhận thấy sự ấn định tiêu chuẩn của bệnh tiểu đường chưa hợp lý giữa hai loại người còn đang hoạt động như đi làm và những người già trong viện dưỡng lão không còn hoạt động thể lực, thì phải định mức tiêu chuẩn khác nhau mới phù hợp.
a-Những người nằm một chỗ cần tiêu chuẩn thấp :
Thí dụ những người già trong viện dưỡng lão không vận động nên không chuyển hóa đường, truớc và sau khi ăn đường huyết không thay đổi bao nhiêu, chỉ cần theo dõi đường cho đừng hạ thấp, vì họ được ăn theo khẩu phần dinh dưỡng có kiểm soát đường ở mức 6.0mmol/l, nhưng người già nào ăn ít, kém ăn, bỏ bữa thì đường huyết xuống thấp làm mệt. Chúng ta chỉ có môn Vật Lý Trị Liệu giúp cho những bệnh nhân tê liệt, đi lại khó khăn, rất đáng tiếc chúng ta chưa có môn Vật Lý Trị Liệu giúp các cụ tập những bài tập tiêu hóa để hấp thụ và chuyển hóa đường thành năng lượng để mau phục hồi sức khỏe, cuối cùng đường huyết thấp gây nên lú lẫn mất trí nhớ.
b-Những người còn đi làm cần tiêu chuẩn cao:
Những người còn vận động chân tay, còn làm việc nặng, còn có thể tập thể dục thể thao, mà ấn định tiêu chuẩn đường thấp, cứ trên 6.5mmol/l đã phải uống thuốc trị tiểu đường là không hợp lý. Vì đường cho năng lượng nuôi trí não, cơ bắp, cơ tim.
So sánh nhu cầu năng lượng khác nhau giữa 1 người nằm một chỗ chỉ cần năng lượng 500 calories, và một người đang dùng sức để làm việc cần ít nhất 2000 calories, mà chỉ cung cấp cho cơ thể 500 calories thì không có sức làm việc, đường trong máu cũng thế, nó cần dư ra 2.0mmol/l chuyển hóa đường thành năng lượng cho trí não và cơ bắp hoạt động không bị mệt mỏi, nếu tiêu chuẩn ấn định cho những người này khi bụng đói từ 6.0-8.0mmol/l khi làm việc sẽ không bị mệt lả người làm suy tim, sau khi ăn no từ 8.0-12.0mmol/l, sau 4 tiếng hoạt động đường huyết lại xuống 6.0-8.0mmol/l là không có bệnh tiểu đường. Nhưng ngày nay tiêu chuẩn đường lại hạ thấp hơn giống như những người già trong viện dưỡng lãi không còn hoạt động chân tay nên vô tình đã làm cho nhiều người bị bệnh nặng thêm, mất khả năng làm việc.
Nếu những công nhân nhà máy có lượng đường huyết khi đói từ 6.0-7.0mmol/l mà phải uống thuốc trị tiểu đường thì đường xuống còn 5.0mmol/l , sẽ làm thiếu mất đường chuyển hóa thành năng lượng nuôi trí não và cơ bắp nên hay bị xẩy ra tai nạn lao động khi làm việc vì đường huyết tụt thấp nhanh chóng xuống 4.0mmol/l.
Chúng ta cần sáng suốt tự biết cách kiểm soát đường huyết cho mình, ăn uống đầy đủ, chịu khó tập luyện khí công trị bệnh sau khi ăn được 30 phút để xay lại thức ăn thành năng lượng như 2 bài tập khí công hưóng dẫn trên thì dù có dư đường nó cũng đưọc chuyển hóa thành năng lượng giống như các lực sĩ vận động ăn nhiều đường nuôi trí não, cơ bắp, cơ tim nên cử dộng vẫn nhanh nhẹn thân thể cường tráng khỏe mạnh, làm việc hăng say không mệt mỏi.
Nếu bài viết này được giới truyền thông tiếp tay phổ biến rộng rãi cho mọi người hiểu rõ về sự lợi hại của đường, sẽ giúp cho mọi người biết cách phòng ngừa bệnh hạ đường-huyết rất nguy hiểm dẫn đến nhiều bệnh nan y khó chữa, phải mang khổ bệnh suốt đời.
doducngoc
Ghi chú : Mở Youtube đánh chữ : Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng để xem video bài tập này.
Phản hồi :
Kính Thầy ,
Con cảm ơn Thầy đã viết bài nầy và gởi cho chúng con học . Càng học con càng thấy đúng quá .
1/ Trước đây , khi chưa biết môn học của Thầy con kiêng đường : bị chóng mặt , ù tai , hoa mắt , nhói ở phần ngực ( chiên trung ) .
Sau đó con uống đường , và tập các bài KC theo dĩa của Thầy +kéo ép gối +Nạp khí TT thì đường vẫn lọt TC và những hiện tượng kia mất hết đi Thầy ah .
2/ Ông xã con trước hay kêu mỏi mắt , cứ nghĩ bệnh loạn thị cũ nó hành ( thay kiếng hoài ) . Từ khi biết được thiếu đường ( châm nặn máu ở mắt và đo chỉ có 4,5 , cho uống đường và tập cúi ngửa 4 nhip rồi đo lại đường lên 7 , mắt sáng ra không mỏi nữa và cũng không cần thay kiếng nữa
3/ Em gái của con thịt nhão , người càng ngày càng teo tóp lại , con đo đường chỉ có 4.4 , cho uống đường và giải thích theo lý thuyết của Thầy : " Thiếu đường lâu ngày nên phải rút đường troong cơ bắp ra để nuối lục phủ ngũ tạng - hiện tại thì chưa thấy gì nguy hiểm chỉ thấy hay nhức đầu và mệt thôi , cơ bắp bị teo lại do không có đường để nuối nó mà còn phải lấy đường ra để nuối lục phủ ngũ tạng - nếu cứ thế nầy 1 thời gian sau sẽ suy tim và những thứ khác chứ không dừng lại ở teo cơ bắp đâu .
Rất may là em đã nghe lời và đang thực hiện .Thực sự nguy hiểm nếu thiếu đường Thầy ah
Con kính chúc Thầy và gia đình luôn được chư Phật độ .
Con
Nguyệt