Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Cách lý luận bệnh theo áp huyết và đường và cách chữa

Cách lý luận bệnh theo áp huyết và đường và cách chữa, theo mục lục giải thích đính kèm :

https://www.youtube.com/watch?v=5hst6RWWED0

Giải thích :

1-Cách lý luận bệnh theo kết qủa 3 số đo áp huyết của một bệnh nhân cao áp huyết, thiếu đường để chọn cách chữa phù hợp : Ở phút đầu video :

Tay trái 144/100mmHg 70 Tay phải 145/99mmHg 73

so với áp huyết tiêu chuẩn tuổi : 130-140/70-90mmHg mạch 70-80.

Tay trái tâm trương 100 là máu qua tim nhiều qúa, là tim có vấn đề, nhịp tim 2 bên đúng tiêu chuẩn đáng lẽ đường cũng phải nằm trong tiêu chuẩn từ 6.0-8.0mmol/l, nhịp tim trên 80 là bàn tay nóng, dưới 70 là bàn tay lạnh, nhưng nếu đường sai thì phải kiểm tra nhiệt ở bàn tay bệnh nhân này, trường hợp bệnh nhân này có bàn tay lạnh là thiếu đường. Không cần đo đường mà bàn tay lạnh cũng biết là thiếu đường. Nhưng chúng ta vẫn cần phải đo đường chính xác để chọn bài tập nào cho phù hợp. Nếu không đo đường để đường thiếu mà tập khí công sẽ bị té sỉu. Kết qủa đo đường là 95mg/dL thấp dưới tiêu chuẩn khi bụng đói từ 100-140mg/dL, nếu vừa ăn xong thi còn thấp dưới tiêu chuẩn khi bụng no từ 140-220mg/dL.

Như vậy trước khi tập cho áp huyết xuống thì phải chọn 1 trong 2 loại đường là Coca hay Pepsi ?

Chọn Pepsi làm tăng đường và làm giảm áp huyết, chọn Coca làm tăng áp huyết là sai. Sau khi uống 1 ly Pepsi đường lên 130mg/dL. Và tập bài thuốc khí công là "Đi cầu thang cao 10 bậc" liều lượng đi lên-xuống 10 lần cho xuất mồ hôi nhiệt, đường sẽ xuống còn 110mg/dL, tan mỡ trong máu sẽ làm số tâm thu và tâm trương giảm xuống lọt vào tiêu chuẩn tuổi. Nếu đi nhiều hơn áp huyết và đường sẽ xuống thấp lại lọt ra ngoài tiêu chuẩn thấp thì lại yếu thêm.

2-Bệnh nhân thứ hai, áp huyết cao đường cao, hở van tim, tại sao phải bó chân : Ở phút 2:46 , Bệnh nhân thứ hai, có số đo áp huyết như sau :

Tay trái : 191/109mmHg 68 Tay phải : 204/119mmHg 70, đường 229mg/dL. Đó là bệnh gì, thầy KCYĐ cho toa chữa cho bệnh nhân này ra sao?

Học viên trả lời : Cho uống Pepsi. Trả lời Sai. Vì uống Pepsi thì chết vì đường đã cao qúa. Tiêu chuẩn bụng đói từ 100-140mg/dL.

Trường hợp này không uống Coca, Pepsi, hay ăn kẹo, vì đường dư. Phải làm cho xuất đường.

Tiêu chuẩn "Đi cầu thang 10-12 bậc" đi lên-đi xuống là 20-24 bậc, đi 30 lần khoảng 600 bậc thì đường-huyết xuống 100mg/dL= 5.0mmol/l. Nếu bệnh nhân này đi 30 lần đường xuống 100mg/dL thì đường xuống còn lại 129mg/dL, còn muốn áp huyết xuống thì đi chậm không tăng nhịp tim thì không mệt, áp huyết sẽ xuống, còn nếu đi nhanh làm tăng nhịp tim thì áp huyết sẽ tăng, như vậy áp huyết cao phải chọn cách đi chậm.

Bệnh nhân này mập khi đi nhiều như vậy rất là mệt tim do máu tụt xuống chân nhiều, nên phải dùng băng thung bó chân để khi đi, máu dưới chân được bắp chân co bóp đẩy máu trả về tim thì tim không bị mệt do số tâm trương cao 109 và 119mmHg. Đi 30 lần tương đương với 3 viên thuốc hạ đường và hạ áp huyết.

Nếu ở nhà không có cầu thang thì làm 1 bậc cầu thang giả, như chồng gạch hay khúc gỗ cao 20-25cm, bước lên bước xuống 600 lần.

Khi đi 600 lần người xuất mồ hôi thì đương nhiên đường xuống 100mg/dL, còn muốn áp huyết xuống phải làm cho áp lực khí trong người thoát ra nhiều bằng cách hát lớn A-Di-Đà-Phật mỗi chữ là 1 bước chân bước lên hay xuống, khi đi 600 lần hết hơi, thì áp huyết xuống cả tâm thu và tâm trương, còn nhịp tim hơi tăng cao sau khi tập thì không sao. Còn nếu đi mà ngậm miệng không hát cho áp lực khí thoát ra miệng thì áp huyết không xuống mà lại tăng lên, chứng tỏ bệnh nhân đi cầu thang mà không hát A-Di-Đà-Phật, giống như lốp xe căng đầy khí cần phải mở van cho khí thoát ra, nếu không hát có nghĩa là đóng van lại không cho khí thoát ra thì áp huyết lại tăng cao thêm.

Một ni cô hỏi : Trong chúng, mọi người còn phải làm việc nữa, mà áp huyết thấp, đường thấp, bây giờ phải làm thế nào cho khí lên, đường lên đúng tiêu chuẩn ?

Trải lời : Khi làm việc là tiêu hao năng lượng sẽ mất đường, muốn khí lên thì phải cuốn lưỡi ngậm miệng không cho khí thoát ra cho áp huyết tăng lên, nhưng bắt buộc phải ăn thêm đường bằng uống Coca, vừa tăng đường vừa tăng áp huyết. Ăn chocolat làm hạ áp huyết. Có người không biết công dụng khác nhau của 2 loại Coca làm tăng áp huyết, Pepsi làm hạ áp huyết, nên chỉ thích uống theo khẩu vị, không thích uống Coca, chỉ thích uống Pepsi nên áp huyết đã thấp lại càng thấp thêm. Có người lại không thích 2 thứ này, nói tôi chỉ thích uống nước cam, có biết đâu nước cam làm xuống áp huyết, uống nước xoài làm áp huyết tăng lên, trà gừng làm tăng, nhưng những thứ này không giúp cho vấn đề tiêu hóa, vì nó không có chất ga sủi bọt làm tan thức ăn. Muốn biết sự tiêu hóa của mình tốt hay xấu, thì chúng ta thử bằng cách, sau khi ăn xong, dùng ngón tay ấn đè sâu vào huyệt Trung Quản giữa bụng mà mình không đau là tốt, còn nếu bấm vào đau, cảm thấy trong bụng có những cục cứng cộm ấn đè thấy đau, tây y có một loại bệnh do ăn không tiêu làm ra bệnh bướu ổ bụng, nó sẽ trở thành ung thư ổ bụng, nếu uống Coca hay Pepsi, nó sẽ móc những bướu đó tan ra. Uống nước có ga mà bỏ gừng được không. Được, đó là Ginger Ale, nó giữ áp huyết không hạ, không tăng. Nước táo sủi bọt, nước chanh sủi bọt (lemonade) làm hạ áp huyết...

3-Học viên xin một danh sách cái nào làm tăng làm giảm áp huyết. Ở phút 9:30

Xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, hồng, cam thảo, rong biển bổ máu, quýt nhiệt, táo đỏ khô, sâm, mít, trái vải, làm tăng áp huyết gồm các chất ngọt, tính nóng. Trong thuốc Malox chữa bệnh bao tử hoàn toàn là bột cam thảo nên bị tăng áp huyết.

Củ dền, cà rốt, rau Kele làm tăng máu tăng áp huyết. Brocoli, bắp cải, bổ xương.

Cam, nho chua, dưa, dứa, dừa, táo chua, củ cải trắng, đu đủ, đậu xanh, chocolat đen, chocolat thường thì không hạ áp huyết vì chất chocolat làm hạ, chất đường ngọt làm tăng nên trung tính, chocolat trắng thì tăng, chuối tuy ngọt nhưng tính hàn làm hạ, cam, chuối và sữa chua, sữa đậu nành hàn nên bị biến thành đàm cản trở tiêu hóa và dễ bị suyễn hay đàm chứa trong phổi gây khó thở,

Bưởi không lên không xuống chỉ làm tiêu mỡ, làm ốm, tây y cấm kỵ dùng thuốc Lipitor trị cao mỡ dùng chung với bưởi không do nguyên nhân hai vị thuốc tương phản, mà sợ bị lộ ra là tác dụng của bưởi có công hiệu mạnh gấp nhiều lần Liptor.

Còn vị đáng làm tăng hay hạ. Có 2 loại đắng nhiệt và hàn, đắng nhiệt như cà phê, các thức ăn nướng, làm tăng áp huyết, đắng hàn như khổ qua làm hạ áp huyết,

Củ cải trắng còn có công dụng vắt nước nhỏ vào mũi chữa viêm mủi dị ứng hắt-xì,

Trái Kỷ Tử (Goji) không ảnh hưởng đến áp huyết nhưng chống mệt mỏi tăng oxy, tăng ion trong máu, Dùng 1 thìa Kỷ Tử khô, ngâm trong 1 ly nước nóng cho nở ra, ăn cả cái và uống nước sẽ cảm thấy khỏe và sáng mắt.

Đông y biết thức ăn nào làm tăng hay hạ áp huyết trên tiêu chuẩn tiêu hóa thức ăn, cái nào làm khí thăng mà không hạ hay bị bón là làm tăng áp huyết, cái nào làm khí hạ hay tiêu chảy là làm hạ áp huyết.

Như bón thì giữ khí lại, làm tăng khí thì nhức đầu, ăn đu đủ làm nhuận trường hạ khí dễ đi cầu thì làm hạ áp huyết, đu đủ xanh hay dứa làm mền tan những thức ăn cứng.

Trong đông y phân biệt các loại khí trong thức ăn như : Gừng liễm (giữ) khí, như người đang bị xuất mồ hôi lạnh thoát dương khí, uống nước gừng làm khí không thoát ra nữa, gọi là liễm khí nhưng không làm tăng hay giảm áp huyết. Ăn đu đủ làm đi cầu dễ là khí hạ.

Canh lá Kỷ Tử mát chứ không hàn, nên không ảnh hưởng đến tăng giảm áp huyết, điều chỉnh lượng đường trong mắt làm sáng mắt, uống thân rễ cây Kỷ Tử gọi là Địa Cốt Bì làm hạ đường. Trái Kỷ Tử làm khỏe người khi đang bị mệt.

Có người hỏi : Thỉnh thoảng nấu 20 trái Kỷ Tử, 4 lát sâm, 4 lát gừng, 5 trái táo đỏ. Chưng cách thủy 45 phút, uống hạ áp huyết, nhưng khi đo lại tăng áp huyết như vậy có ảnh hưởng gì không, và bao lâu mới uống 1 lần như vậy.

Đường uống như vậy mất công lắm. Ai muốn hạ áp huyết và muốn bổ thận, thì mua táo đen khô mà ăn, áp huyết thấp muốn bổ tim thì ăn táo đỏ khô, muốn áp huyết không tăng mà muốn tăng đường và vừa bổ tim bổ thận thì ăn chung nấu chung vừa táo đỏ vừa táo đen.

Sâm làm tăng khí, gừng giữ khí, kỷ tử hạ khí, thì khí đi đâu, người dư khí không uống được.

Chẳng hạn áp huyết thấp khi ăn xong 30 phút sau đi tưới cây, đi tới đi lui thấy nhức mỏi là tại sao. Do thiếu đường, vì cơ thể vận động là mất đường. Hỏi : Như vậy uống thêm mật ong có được không. Được, nhưng không hay bằng uống Coca vừa tăng đường vừa tăng áp huyết, tăng năng lượng, vừa tiêu hóa thức ăn nhanh, không bị trỉ trệ làm mệt bao tử.

Còn muốn giữ khí phải ăn thêm gừng, giữ ấm người, ấm bao tử, uống trà gừng táo đỏ mật ong tốt hơn, làm tăng áp huyết, tăng đường không làm hạ đường nên không mệt, giữ khí, ấm người, nên làm việc thoải mái.

Trà xanh, trà đen làm hạ áp huyết, làm săn chắc đường ruột, lợi cho những người đã có thói quen uống nhiều nước đã làm phình giãn ruột, bỏ uống nước nhiều mà uống trà xanh thì ruột đang phình sẽ thu nhỏ lại, vì trà xanh uống vào 1 ly mà đi tiểu ra 2-3 ly, có tính chất rút tháo bớt nước ra ngoài.

Yến thì sao . Yến chẳng có lợi gì, yến nấu thì giống như cháo, nó là nước dãi yến giúp cơ thể mình tăng nước dãi giúp mình ăn ngon, làm tỳ mạnh, ăn ngon, ngủ khỏe, không có ảnh hưởng về áp huyết và đường.

Uống xả thì sao. Máy đo áp huyết có đo nhịp tim để biết thấp thì cơ thể hàn, nhịp tim nhanh thì cơ thể nhiệt. Muốn biết Xả hàn hay nhiệt, so sánh nhịp tim trước và sau khi uống xả, thí dụ trước khi uống nhịp tim 80, sau khi uống nhịp tim xuống 70 thì đó là xả có tính hàn, nếu cao hơn 80 là nhiệt, nên không có ai biết rõ hàn nhiệt, tăng khí, giảm khí giỏi bằng máy đo áp huyết, vì nó cho ra kết qủa bằng số rõ ràng.

Nhớ rằng nếu nó nhiệt thì đường-huyết tăng, nó hàn thì đường-huyết giảm, mặc dù trong Xả không có đường, vậy đường ở đâu ra. Chính xả tính nhiệt tác động lấy đường trong mỡ tan ra, cho nên uống xả thấy nhịp tim tăng, đường tăng, áp lực khí tăng, như vậy là nhiệt chứ sao gọi là hàn được.

Tây y chỉ phân tích một chất trên lý thuyết, còn khi vào cơ thể nó có phản ứng với những chất khác trong cơ thể mỗi người mỗi khác, tạo ra một phản ứng hóa học khác nhau.

4-Bài tập đi cầu thang, không cần tiêm insukine chữa bệnh tiểu đường : Ở phút 27:24 kể chuyện một bà hôm qua đến giờ cầm ống tiêm insulin, nhưng sau khi tập bài: Đi cầu thang, xong đường xuống qúa thấp, thì có cần chích insulin nữa đâu.

Bà ấy mỗi ngày phải tiêm 3 lần, nhưng khi tập bài : Đi cầu thang đến giờ không phải chích nữa.

Bà nói : Xin lỗi thầy, khi con đi cầu thang thì nó xuống nhưng không được nghe thầy giảng bài, con lại tiếc.

Đối với môn KCYĐ không bao giờ phải uống thuốc hay chích thuốc chữa bệnh tiểu đường. Chỉ cần đi cầu thang cho xuất mồ hôi nhiệt toàn thân là đường-huyết hạ, chỉ có người lười không tập nhiều cho toát mồ hôi, thì mới phải uống thuốc trị tiểu đường suốt đời mà thôi, thí dụ như những người đạp xích lô từ sáng đến chiều người thoát mồ hôi ra thì đường xuống, cơ thể mất đường sẽ bị mệt lại cần phải uống nuớc đá chanh đường hay hột é đười ươi nước đường.. nên những người bị đi cải tạo ở VN không còn bệnh cao áp huyết, cao đường, cao mỡ, vì thiếu ăn, lao động vất vả, khi ra trại cải tạo không ai là không bị mất cân như 70kg chỉ còn 40-50kgs thì làm gì có những bệnh kể trên.

5-Tại sao bị say xe, cách chữa : Ở phút 28:44. Nguyên nhân áp huyết thấp, đường thấp, không đủ máu và đủ đường cho cơ tim hoạt động, khi xe chật đông người thiếu dưõng khí, khi xe chạy nhanh làm rối loạn nhịp tim. Khi say xe thì bấm 2 huyệt Nhân Trung và Nội Quan tay trái giữ hoài trong thời gian xe chạy. Tuy nhiên trước khi ai rủ đi xe phải đo đường, nếu thấp phải đem theo kẹo, thỉnh thoảng ngậm 1 cục kẹo, vì nếu để đường tụt thấp sẽ làm não thiếu oxy. Có câu hỏi có người lên xe ăn thức ăn ngọt lại thấy muốn ói. Vì ngậm kẹo tăng đường mà không có khí chuyển hóa, các cô đi xe mà không có niệm Phật vì ngậm miệng, nên thiếu khí, đường không chuyển hóa. Đừng tưởng rằng mình chỉ có hít thở là đủ, trên xe đông người, mình hít vào là nhận khí oxyde carbon CO2 của người khác lại càng giảm mất oxy trong cơ thể, còn niệm Phật ra tiếng thì làm tăng oxy. Còn thuốc chống mửa ói, say sóng của tây y là nguyên liệu gừng có công dụng giữ khí.

6-Ăn ớt và các chất cay khác thì sao có làm tăng hay hạ huyết áp : Ở phút 30:38

Ớt cay vào phổi làm mạnh phổi, xuất mồ hôi ra da, không làm tăng hay hạ huyết áp, vì ớt cho ra khí xuất, gừng lại giữ khí không cho xuất khí, đang ói đnag tiêu chảy uống gừng sẽ khỏi..

Tiêu cũng cay nhưng đi vào thận giữ thận khí, nên nói từ sáng đến chiều không bị mệt, nếu nói nhiều mà mệt là mất thận khí trở thành bệnh suyễn. Nên hạt tiêu chữa được bệnh suyễn nguyên nhân do thận khí hư.

Tỏi vừa cay vừa đắng, cay vào phổi, ruột già, đắng vào tim và tiểu trường, có tính hạ khí nên nó làm hạ áp huyết làm ấm và sát trùng đường ruột, chữa bệnh tiêu chảy có vi trùng. Ăn tỏi sống mạnh hơn là ăn chín.

7-Bài thuốc súp tỏi đậu thận trắng điều chỉnh áp huyết cao rối loạn tiền đình đi lảo đảo. Ở phút 32:57

Áp huyết rối loạn cao như lúc 160mmHg, lúc 180, lúc 140, lúc 170....làm rối loạn tiền đình đi lảo đảo nghiêng người 1 bên, vì một bên tay áp huyết cao, một bên tay áp huyết thấp. Bệnh này chữa theo tây y rất khó, cho nguyên nhân gây bệnh là virus trong tai, phải mổ tai là sai, còn tây y không chữa ằng thuốc được vì làm tăng áp huyết thì hai bên đều tăng, làm hạ áp huyết thì hai bên đều hạ, nhưng sự chênh lệch hai bên vẫn có một bên cao bên thấp nên đi vẫn bị chóng mặt lảo đảo.

Chúng ta nấu : Súp Tỏi Đậu thận trắng.(White kidney bean).

Súp đậu thận trắng 100g với tỏi tép còn vỏ 100g hầm với 2 lít nước, nấu cạn còn 1 lít. (Chất chữa được bệnh là vỏ tỏi)

Xong vớt vỏ tỏi ra hết, còn lại bỏ vào máy xay sinh tố xay thành bột nhuyễn như bột ăn của trẻ em, thay bữa cơm chiều, không cho muối cho đường gì cả, ăn hết súp này rất ngon, thì áp huyết xuống thấp ổn định. Công năng vừa bổ thận, vừa hạ khí vừa tiêu mỡ trong đường tiêu hóa và trong ống mạch máu đã khiến cho áp huyết rối loạn.

Thỉnh thoảng ăn súp này thì áp huyết ổn định lúc nào cũng ở mức 130-140mmHg.

8-Mệt, cảm cúm : Ở phút 36:35

Mệt thì uống trái Kỷ Tử ngâm với 1 ly nước nóng. Còn cảm cúm người ta thường ăn bột sắn dây với nước tương Tamarin, làm tăng áp huyết, tăng khí đề kháng cơ thể và làm xuất mồ hôi.

Học viên nghe kể chuyện kinh nghiệm chữa bệnh rối loạn tiền đình dùng súp tỏi đậu thận chữa 1 bệnhnhân trong bệnh viện khỏi bệnh..

9-Cách bó chân chữa bệnh áp huyết cao cả số tâm thu, tâm trương, đường cao : Ở phút 40:37 Trở lại bệnh nhân thứ hai, cách chữa phải bó chân đi cầu thang 30 lần là 600 bậc, không cần uống thêm gì vì đường đã cao .

Áp huyết đo dưới hai cổ chân trong là :

Chân trái 185/111mmHg mạch 106. Chân phải 185/115mmHg mạch 106

Bó chân trong trường hợp đau chân, bắp chân to phình tĩnh mạch nguyên nhân do uống nhiều nước, do công việc làm phải đứng lâu, ngồi lâu....,

Đa số những người có áp huyết ở chân có số đầu tâm thu cao do theo tây y khuyên phải uống nhiều nước để tốt cho thận, và do phải uống nhiều loại thuốc chữa bệnh nên lượng nước uống vào cơ thể quá nhiều làm no bụng, bụng to, phình nặng ruột đè vào động mạch háng làm tắc nghẽn tuần hoàn máu xuống chân nên bị phình tĩnh mạch chân khiến số tâm trương cũng cao.

Điều đó chứng tỏ cơ thể uống nhiều nước đã không hấp thụ và chuyển hóa nước được đối với những người không vận động mạnh như các thể tháo gia, khiến nước trong người trở thành nước bẩn chứa nhiều độc tố hóa chất do uống nhiều thuốc, cuối cùng làm thận hư phải lọc thận.

Tiêu chuẩn áp huyết ở chân khỏe thì số tâm thu số đầu chỉ được quyền cao hơn số tâm thu tiêu chuẩn ở tay là 10mmHg, còn cao hơn là tắc nghẽn lưu thông máu ở động mạch háng do uống nhiều nước. Hậu qủa uống nhiều nước là thủy khắc hỏa làm suy tim thì có dấu hiệu mặt càng to ra là hở van tim, số tâm trương đo ở tay cao, bụng to người béo mập ra, mặc dù không ăn gì nhiều.

Nếu áp huyết đã cao, mặc dù có uống thuốc chữa bệnh áp huyết, chỉ cần ăn sai như ăn 1 trái sầu riêng, hay vài trái hồng là áp huyết tăng vọt đứt mạch máu não trở thành người tê liệt méo miệng liệt mặt.

10-Số thứ hai tâm trương cao, vai đau, đi vẹo chân : Ở phút 48:00 một học viên hỏi Áp huyết TT 111/83mmHg nhịp 64 TP 115/76mmHg nhịp 63, đường 107 mg/dL.

Số đầu thiếu khí, số thứ hai dư máu qua tim, không cần bổ máu, số thứ ba chỉ đường thấp.

Trường hợp này phải tập khí công cho xuống số thứ hai là bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực (Dâng Hoa Cúng Phật), nhưng nếu tập sẽ bị mệt vì đường thấp, chỉ cần ăn thêm kẹo cho tăng đường làm tăng áp huyết, chứ không uống Coca làm tăng áp huyết hoặc uống Pepsi làm hạ áp huyết được. Nhìn bệnh nhân này tập thấy động tác này đưa vai lên cao rồi hạ vai xuống làm nâng tim, hạ tim, đầu gốt đá lên cao tới ngực thì vai hết đau, chân hết vẹo, máu qua tim sẽ giảm..

Thân

doducngoc