Cầm
trên tay tờ phiếu kết quả xét nghiệm, chắc hẳn không ít người trong
chúng ta có thắc mắc rằng men gan cao là gì và phải đối phó với tình
trạng này ra sao? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây và hy vọng sẽ cung cấp
cho các bạn một cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về bệnh men gan cao.
Định nghĩa về men gan
Gan là một cơ quan chuyển hóa có vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Trong mỗi tế bào gan luôn có 4 loại enzym:
AST (SGOT)
ALT (SGPT)
LDH
GGT
Chức
năng của các enzym này là tổng hợp và chuyển hóa các chất như protid,
gluxit và lipid trong gan. Men gan thực chất chính là tên gọi chung của
các loại enzym đó.
Hoạt
động sinh lý tuần hoàn mỗi ngày của cơ thể là đều có các tế bào mới
sinh ra và thay thế cho các tế bào cũ chết đi. Khi các tế bào gan đó
biến mất thì các enzym này sẽ được giải phóng vào máu và khiến trong máu
của bạn luôn có một lượng men gan nhất định.
Như thế nào là men gan cao?
Men gan bình thường là men gan có các chỉ số xét nghiệm đạt:
AST: 20 – 40 UI/L.
ALT: 20 – 40 UI/L.
GGT: 20 – 40UI/L.
Phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L.
Khi
một hoặc nhiều enzym trong tế bào gan có giá trị cao hơn mức bình
thường, thì bạn sẽ được chẩn đoán là đã bị men gan cao. Tình trạng này
thường phản ánh có một lượng tế bào gan đang bị tổn thương và hủy hoại.
Chỉ số này càng cao, đồng nghĩa với việc nhu mô gan bị tổn thương càng
nhiều. Điều đó có nghĩa là, khi men gan tăng từ 1-2 lần là ở mức độ nhẹ,
tăng từ trên 2 -5 lần là ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở
mức độ nặng.
Men
gan GGT thường tăng đơn độc ở người nghiện rượu mà không có các men khác
tăng cùng. Lượng enzyme này tương ứng với lượng rượu mà bệnh nhân sử
dụng. Trong khi đó, enzym AST(aspartate transaminase) và ALT(alanin
transaminase) phản ánh rõ nét nhất tình trạng của tế bào gan. Theo dõi
định kỳ giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý về gan do dùng nhiều bia
rượu và có hướng xử lý kịp thời đối với các trường hợp bệnh lý này.
Một
số bệnh lý về gan và mật như viêm gan cấp, viêm gan nhiễm trùng, áp xe
gan, xơ gan do rượu, viêm đường mật xơ hóa… luôn đi kèm với tình trạng
men gan cao. Chỉ số này có thể tăng gấp 5 lần nếu bệnh nhân là trẻ nhỏ.
Một
số xét nghiệm kiểm tra lượng men gan trong máu cho phép xác định và
theo dõi tiến triển của các bệnh về gan và mật. Tình trạng xơ gan có thể
được chẩn đoán dựa trên tỷ lệ SGOT/SGPT >1, kết hợp tăng GGT và
Globulin máu kèm giảm nồng độ antithrombin III.
Tuy
nhiên có một lưu ý hết sức quan trọng là các enzyme này không chỉ tồn
tại duy nhất trên tế bào gan. Nó còn có mặt trong rất nhiều cơ quan khác
của cơ thể như hồng cầu, bạch cầu, tim, thận… Vì thế, men gan cao chỉ
phản ánh tình trạng gan không khỏe mạnh mà thôi.
Như
vậy, khi phát hiện mình đã bị men gan cao, ngoài việc tuân thủ đúng
phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn còn nên tự xây dựng cho mình một lối
sống lành mạnh và khoa học, nhất là hãy nói “không” với rượu bia. Bên
cạnh đó, cần theo dõi và làm các xét nghiệm định kỳ để có thể kiểm soát
men gan cũng như phát hiện các bệnh lý khác một cách hiệu quả nhất.
6 cách giúp hạ men gan hiệu quả
Men
gan cao là một căn bệnh ngày càng phổ biến ở nước ta và trên thế giới.
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ
gan, ung thư gan… Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết cách hạ men gan
sao cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 6 phương pháp
đơn giản mà lại dễ dàng để đối phó với bệnh men gan cao.
Tập thể dục thể thao
Đây
chính là phương thuốc “thần kỳ” giúp phòng chống và đẩy lùi mọi căn
bệnh trong cơ thể. Khi bạn tập thể thao, các bộ phận và tế bào đều được
hoạt động và rèn luyện một cách tốt nhất để chống lại các tác nhân gây
hại từ môi trường. Khí huyết lưu thông trong quá trình tập luyện sẽ cung
cấp đủ máu đến các cơ quan và phục hồi lại các tổn thương trong nội
tạng.
Bên cạnh đó,
mồ hôi toát ra trong lúc này cũng giúp đào thải các chất cặn bã ra bên
ngoài, giảm tải áp lực cho hai bộ máy lọc lớn nhất của cơ thể là thận và
gan. Vì vậy, để có một sức khỏe tốt, dẻo dai, bạn nên thường xuyên tập
thể dục đúng cách và vừa với sức mình.
Nói không với rượu bia
Các
tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người đã được các nghiên cứu
khoa học chỉ ra rất rõ ràng, đặc biệt là đối với gan. Vì vậy tất cả mọi
người, đặc biệt là cánh mày râu, nên hạn chế và nói “không” với bia rượu
là cách tốt nhất để phòng và chữa bệnh men gan cao.
Uống nhiều nước
Trái
ngược lại với rượu bia, nước luôn là thức uống tốt cho sức khỏe nhất
được các chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng. Bạn có biết rằng đến ¾ cơ thể
là nước, vì vậy việc uống nhiều nước là rất cần thiết đối với con
người. Tùy theo nhu cầu của mỗi cá nhân, bạn hãy uống đủ nước kể cả khi
chưa có cảm giác khát. Ngoài ra, nước còn giúp cơ thể dễ dàng hòa tan và
loại bỏ các chất cặn bã theo đường bài tiết, giảm bớt gánh nặng cho các
cơ quan chuyển hóa là thận và gan.
Tránh xa môi trường độc hại
Một
số các độc tố có trong môi trường xung quanh như khói thuốc lá, sơn
tường… đều có thể gây hại đến lá gan của bạn và dẫn đến nguy cơ bị men
gan cao.
Khói thuốc lá chứa nhiều độc tố không chỉ gây bệnh về
phổi, mà còn hấp thu vào máu, chuyển hóa tại gan và gây tổn thương cho
gan.
Trong thành
phần của sơn (tường) có chứa nhiều dung môi hòa tan, dễ bay hơi trong
không khí và nếu bạn thường xuyên hít phải loại dung môi này, nó có thể
hấp thụ vào cơ thể, gây độc hại cho gan. Do đó, bạn nên học cách bảo vệ
và tránh xa các độc tố này.
Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều hóa chất
Thông
thường trong các thực phẩm chế biến sẵn có chứa thêm chất bảo quản,
chất phụ gia tạo màu, mùi vị…để bảo quản được lâu và tạo được sự hấp dẫn
với người sử dụng. Những chất hóa học tổng hợp này thường khó phân hủy
và đào thải ra ngoài, nên dễ tích tụ lại trong gan, gây nhiễm độc gan.
Để hạ men gan người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất
đường hay có nhiệt lượng cao.
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc
Tất
cả các loại thuốc, kể cả thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, đều phải đi
qua gan xử lý. Một số thuốc có thể gây hại đến gan và làm men gan tăng
cao. Nhất là trong quá trình điều trị các bệnh mãn tính, việc sử dụng
thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh trong thời gian kéo dài có thể khiến
gan bị tổn thương nghiêm trọng. Do vậy, bạn cần lưu ý tiền sử các phản
ứng của mình khi sử dụng thuốc và trao đổi với bác sĩ về vấn đề này để
có phương hướng giải quyết chính xác nhất.
Theo Xogan.com.vn
------------
[b]Video hướng dẫn : Tập bài Kéo Ép Gối chèn bàn tay vào háng :[/b]
Bài tập tiêu hóa, chuyển hóa đường, nhỏ bụng, hạ đường và áp huyết
-----------------
1-Bài thuốc trị men gan cao
2-Cách chữa bệnh men gan cao bằng Khí Công Y Đạo
Phản hồi công dụng của bài tập
[i]Tôi
là Hồ Lý, 69 tuổi, hiện ở Dalat, VN. Tháng 10.2009, tôi thử máu tại BV
Dalat, men gan cao: AST(GOT)=155;ALT(GPT):129, siêu âm : cấu trúc thô,
bờ gan(T) không đều cho echo kém, kết luận: Viêm gan mạn tính. Tôi khám
và thử máu tại BV Chợ Rẩy, Sàigòn tại khoa Viêm Gan siêu vi, Kết quả tôi
tôi bị viêm gan C, type 1, Scan gan tại Medic Center Hòa Hảo, Saigòn=xơ
gan giai đoạn 3.
Tháng
11.09 ,tôi tiêm Interferon Alpha(4 lọ/tháng), uống Ribavirine theo toa
điều trị của BS.Chợ Rẫy. Hai thứ thuốc nầy gây phản ứng phụ ghê quá: tôi
giảm 6kg, không ăn được gì cả, ngứa khắp mình. Sau 1 tháng tôi ngưng
thuốc.
May mắn anh Hòa ở Toronto,
mail cho Video của Thầy Ngọc, bài tập “Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng”,
tôi thực hành ngay từ ngày 24.01.2010 ,nhưng không thể 2 ngàn cái 1
ngày. Đến nay tôi ăn ngủ được, lên 5kg, không thấy ngứa nữa.
Hôm
qua,tôi thử máu tại BV.Dalat, kết quả: AST=57;ALT=40, siêu âm, bs.Siêu
âm nói: gan không thấy gì, bình thường, chỉ hơi thô bờ gan T mà thôi.
Tôi rất cám ơn Thầy Ngọc và các bạn đã gởi kịp Video nầy cho tôi, kính chúc bình an, hạnh phúc.
Kính chào,
Âm
tính hay dương tính là khái niệm dùng để chỉ kết luận một xét nghiệm
hay một nghiệm pháp có tính chất định tính (Tức là có - Dương tính, hay
không - âm tính) một dấu hiệu, đặc điểm, chất ... nào đó. Như vậy ý
nghĩa của âm tính hay dương tính nó phụ thuộc vào loại xét nghiệm gì,
nghiệm pháp gì mà nó là "Có bệnh" hay "Không bệnh", "Tốt" hay "Xầu".
Tôi
lấy ví dụ xét nghiệm HbsAg trong viêm gan B thì không ai muốn kết quả
dương tính cả. Nhưng xét nghiệm tìm kháng thể chống lại virus viêm gan
(Người ta hay làm để kiểm tra hiệu quả của tiêm văcxin) thì người ta lại
mong muốn nó dương tính (Để chứng tỏ người đó có khả năng chống lại
virus viêm gan). Cũng như vậy một người phụ nữ mong có con mà đi thử
thai nếu cho kết quả dương tính thì đó là niềm hạnh phúc của họ. Nhưng
nếu người đó chưa có gia đình thì có lẽ kết quả dương tính sẽ là bất
hạnh.
Kiểm
tra định lượng HBV-DNA là một xét nghiệm kiểm tra viêm gan B tiên tiến
nhất tại nước ta đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm tra viêm
gan B. Phát hiện HBV-DNA lâm sàng là áp dụng để chuẩn đoán tình hình
hoạt động và số lượng virus viêm gan B để bác sĩ cân nhắc điều trị
Xét nghiệm HBV-DNA là gì?
- Virus viêm gan B có phần lõi của nó là DNA tức là acid nhân chứa đựng các thông tin di truyền của virus.
-
Virus viêm gan B một khi nhân bản hoàn chỉnh thì sẽ tạo được một virus
hoàn chỉnh tức là bên trong phần vỏ của nó (đó là kháng nguyên vỏ hay
kháng nguyên bề mặt HBsAg) có chứa được phần lõi HBV-DNA.
-
Xét nghiệm HBV- DNA tức là xét nghiệm tìm xem trong máu của bệnh nhân
có mang virus hoàn chỉnh hay không. Đây là xét nghiệm sinh học phân tử,
thông thường được thực hiện bằng kỹ thuật PCR (polymerase chain
reaction) là kỹ thuật nhân bản DNA trong ống nghiệm qua các chu kỳ nhiệt
độ.
Xét nghiệm HBV-DNA được thực hiện khi nào?
Trong các trường hợp xét nghiêm viêm gan B dương tính, người ta thường yêu cầu làm thêm xét nghiệm tìm HBV- DNA như:
- Có biến chủng precore khi HbeAg (-) và anti HBe (+).
-
Trên lâm sàng cho thấy có liên quan đến viêm gan siêu vi mà tất cả các
dấu hiệu huyết thanh còn lại đều âm tính, đặc biệt là HBsAg.
Trước
khi quyết định điều trị, bệnh nhân cũng cần làm xét nhiệm HBV DNA và
dựa trên kết quả dương tính của HBV- DNA để bác sĩ đưa ra quyết định
điều trị phù hợp.
Mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm HBV-DNA
Định lượng virus để cân nhắc điều trị
Những
trường hợp người lành mang virus, nếu thử máu sẽ thấy HBsAg dương tính
nhưng dấu hiệu cho thấy có virus hoàn chỉnh là HBV-DNA, tức là acid nhân
của virus, thường âm tính hay dương tính với số lượng (số copies) rất
thấp (<105 105copies="" a="" b="" c="" cao="" ch="" cho="" d="" di="" div="" gan="" h="" hbsag="" hbv-dna="" hi="" ho="" i="" k="" kh="" ki="" l="" m="" mi="" ml.="" ml="" n="" ng="" nghi="" nh="" nhi="" o="" ph="" qu="" qua="" ra="" s="" t="" th="" tr="" trong="" u="" v="" virus="" x="" y="">
-
Nếu HBV-DNA dương tính với số lượng quá 105/ml thì phải tiếp tục xem
men gan (là thử nghiệm ALT hay SGPT) của họ có cao không? Nếu cao vượt
ngưỡng 2 lần bình thường (ALT bình thường là 19 IU ở nữ và 33 IU ở nam)
thì được coi là viêm gan mạn tính và phải điều trị.
Nếu
men gan bình thường thì cần phải chắc chắn là tế bào gan có bị thương
tổn không thông qua xét nghiệm về hình thái tế bào gan như sinh thiết
gan hay fibroscan. Nếu kết quả cho thấy có thương tổn thì họ cũng phải
được xem là đang bị viêm gan mạn tính và phải cần điều trị đặc hiệu cho
bệnh nhân dù men gan bình thường.
Theo dõi điều trị
-
Định lượng HBV-DNA còn phải được dùng để theo dõi hiệu quả điều trị của
các thuốc kháng virus mà bác sĩ chỉ định trên bệnh nhân. Nếu sau khi
chỉ định điều trị khoảng 1 – 3 tháng mà kết quả xét nghiệm cho thấy
lượng virus (được gọi là HBV-DNA copy hay IU) giảm được 100 lần (gọi là
giảm 2 log) thì bác sĩ điều trị có thể đánh giá là thuốc kháng virus có
hiệu quả.
- Hiện
nay có khá nhiều thuốc kháng virus dành cho viêm gan B mạn tính rất hiệu
quả, HBV bị ngăn chặn không cho nhân bản rất nhanh, chính vì vậy
HBV-DNA biến mất khỏi máu sớm hơn là HbeAg. Chính vì vậy HBV-DNA là một
dấu ấn rất tốt để theo dõi được đáp ứng khá sớm của điều trị và hiện nay
các nhà y học thống nhất sử dụng HBV-DNA làm chỉ số theo dõi đáp ứng
điều trị hơn là HbeAg.
-
Ngoài ra xét nghiệm này cũng phải được chỉ định cứ mỗi 3 tháng trong
quá trình điều trị để đánh giá hiệu quả điều trị và nguy cơ kháng thuốc
của virus trên bệnh nhân. Bất cứ khi nào kết quả phát hiện và định lượng
HBV-DNA cho thấy có sự xuất hiện trở lại HBV-DNA trên ngưỡng phát hiện
thì bác sĩ điều trị phải lưu ý vì đây chính là dấu hiệu cho thấy virus
đang kháng thuốc điều trị hay bệnh nhân không tuân thủ liệu pháp điều
trị mà bác sĩ đang chỉ định.
Xét nghiệm phát hiện đột biến kháng thuốc
-
Trong thời gian điều trị, xét nghiệm theo dõi virus là HBV-DNA bỗng
nhiên bị trở lại dương tính và lượng HBV-DNA bị tăng lên dần thì đây
chính là dấu hiệu cho biết virus có khả năng kháng lại thuốc đang điều
trị. Lúc này cần phải xét nghiệm để phát hiện xem thuốc có bị virus đề
kháng không?
- Nếu
trong máu bệnh nhân có sự xuất hiện HBeAg thì có nghĩa là có sự nhân bản
của virus trong cơ thể. Nếu bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng
virus thì virus sẽ bị chặn lại và không nhân bản được đồng. Xảy ra sự
đột biến kháng thuốc nếu kết quả xét nghiệm cho thấy HBeAg âm tính,
AntiHBeAg dương tính, nhưng HBV-DNA lại xuất hiện dương tính, đồng thời
men gan trồi sụt thất thường, thì đây chính là dấu hiệu báo động nguy cơ
virus đột biến
Điều trị viêm gan B thông qua xét nghiệm
-
Trong quá trình xét nghiệm viêm gan B, nếu kiểm tra kết quả định lượng
HBV-DNA trong cơ thể bệnh nhân viêm gan B ít hơn 1000copies/ml thì tức
là tính sao chép của virus viêm gan B chậm hay thậm chí đã dừng sao
chép, tính truyền nhiễm yếu.
- Lúc này bệnh nhân nên định kì
đến bệnh viện kiểm tra, đồng thời, dưỡng gan bảo gan 1 cách khoa học
trong cuộc sống sinh hoạt hang ngày mới có lợi cho việc hồi phục bệnh
tình.
- Sau khi bắt
đầu điều trị đặc hiệu khoảng 3 tháng, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm lại máu
của bệnh nhân để đếm số lượng virus viêm gan B (xét nghiệm định lượng
HBV-DNA) có trong máu là bao nhiêu. Nếu lượng HBV-DNA trong máu giảm hơn
trước khi điều trị trên 100 lần thì có nghĩa là điều trị có hiệu quả,
và xét nghiệm này phải được làm liên tục cứ mỗi 3 tháng một lần cho đến
khi xét nghiệm định lượng HBV-DNA cho kết quả dưới ngưỡng phát hiện.
-
Nếu trong thời gian điều trị, xét nghiệm theo dõi virus là
HBV-DNA bỗng nhiên bị trở lại dương tính và lượng HBV-DNA bị tăng lên
dần thì đây chính là dấu hiệu cho biết virus có khả năng kháng lại
thuốc đang điều trị, số lượng virus trong cơ thể người bệnh là rất cao,
cần phải điều trị kháng virus ngay.
Hiện
nay người bệnh viêm gan B cần chú ý áp dụng kiểm tra định lượng HBV-
DNA, nhưng chỉ có các bệnh viện có quy mô lớn mới có thể có những sự
chuẩn bị tốt và kỹ thuật hiện đại, một số bệnh viện hay phòng khám nhỏ
không có đủ điều kiện để phát hiện ra định lượng HBV-DNA. Bệnh nhân
nhiễm viêm gan B cần kiểm tra xét nghiệm này tại các bệnh viện lớn để
cân nhắc điều trị bệnh.
Theo NTD