Thứ Tư, 14 tháng 4, 2010

085 - Hỏi cách chữa bệnh cao áp huyết, mất ngủ


Thưa thầy Ngọc,

Tôi đàn bà 65 tuổi, mỗi đêm tôi thường mất ngũ, có khi cả đêm thức trắng, mỗi đêm chỉ ngủ được 2-3 giờ. Từ 2-3 giờ sáng là thức đến 6,7 giờ sáng. Sau 7 giờ sáng thì lại buồn ngủ trở lại, nhưng bắt buộc phải trở dạy để đến nhà con trông cháu. Không biết tôi bị bệnh gì mà lạ qúa.

Tôi có áp huyết cao, uống mỗi ngày 1 viên thuốc tây đã 17 năm nay rồi. Thêm bị bệnh xương xốp, thì mỗi tuần uống 1 viên và uống thêm calcium, dầu cá để trợ tim.

Xin cám ơn Thầy để chỉ thuốc bắc cho tôi uống.

Bà Hà Mai



Bệnh mất ngủ của bà do 2 yếu tố :

1-Do ảnh hưởng của áp huyết :

Đa số những người bị bệnh cao áp huyết đang điều trị bằng thuốc, và hoàn toàn ỷ lại vào thuốc, mà không đo áp huyết ở hai tay theo dõi mỗi ngày xem công hiệu của thuốc như thế nào, áp huyết tốt hay xấu.

Thật ra áp huyết có nhiều thay đổi mà mình không biết, mình cứ phó mặc cho bác sĩ và theo lời khuyên của bác sĩ phải uống thuốc suốt đời cho chắc ăn, nên cuối cùng thời gian uống thuốc càng lâu gây ra nhiều biến chứng nặng hơn, đa số đều đang đi trên con đường dẫn đến tê liệt, bại xuội, nhồi máu cơ tim, nghẽn động mạch tim, mất trí nhớ, ung thư bao tử, ung thư gan, liệt ruột, hư thận, ung thư tuyến tiền liệt...những bệnh này đều có liên quan đến áp huyết.

King nghiệm của khí công chia áp huyết theo hạn tuổi như sau :

Áp huyết tuổi thiếu nhi : 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60

Áp huyết tuổi thiếu niên : 100-105/60-65mmHg, mạch tim đập 65

Áp huyết tuổi thanh niên : 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70

Áp huyết tuổi trung niên : 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75

Áp huyết tuổi lão niên : 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80

Áp huyết biến đổi theo Tinh-Khí-Thần :

Đông y xem ăn uống cũng là một vị thuốc chữa bệnh. Chúng ta để ý, vẫn uống thuốc đều đặn và kiểm soát áp huyết mỗi ngày ở mức bình thường trong lứa tuổi của mình. Đa số chúng ta bị bệnh cao áp huyết ở tuổi trung niên và lão niên. Khi chúng ta có áp huyết cao trên 140/90mmHg mạch 80 là có bệnh cao áp huyết, chắc chắn chúng ta phải uống thuốc khi có áp huyết cao 170/95mmhg mạch 80. Mỗi ngày mỗi uống, áp huyết xuống dần dưới 140/90mmHg mạch, nhưng tự nhiên vẫn uống thuốc, mà áp huyết tự nhiên cao 160-170/95mmHg mạch 80-90, chúng ta không hiểu tạo sao, không phải là thuốc không hiệu nghiệm. Nếu chúng ta tìm hiểu nguyên nhân sẽ thấy trong sinh hoạt của ngày hôm đó có cái gì bất thường về tinh-khí-thần, như ăn nhiều qúa, no qúa, ăn nhiều chất cay nóng như nhãn, xoài, sầu riêng, mít, măng cụt, cà phê, rượu, thuốc lá. Hoặc nếu không do nguyên nhân ăn uống, thì do khí trời nóng nực oi bức, ngột ngạt, môi trường thìếu oxy, môi trường có nhiều nhiệt, như đứng làm bếo gần bếp lửa. Hoặc không do nguyên nhân ăn uống, khí hậu môi trường, thì do hôm đó nóng giận la hét con cháu, bực mình ấm ức một chuyện gì... làm áp huyết tăng lên đột ngột, đã có uống thuốc mà không xuống.

Ngược lại, vẫn uống thuốc đều đặn, áp huyết bình thường, nhưng tự nhiêm hôm nay thấy cơ thể mệt mỏi, nếu đo áp huyết, thấy áp huyết xuống thấp 100/75mmHg mạch 70...Nhưng đa số tin và ỷ lại vào thuốc, không ngờ áp huyết xuống thấp mà không hay. Nếu thử tìm nguyên nhân Tinh-Khí-Thần, chúng ta sẽ thấy, có thể do tinh như ăn một chất nào đó làm áp huyết xuống thấp, như uống nhiều chất chua, uống nước ép khổ qua, có thể do khí lạnh, có thể do thần như buồn tủi lo sợ khóc, chán đời.

Những điều kể trên ai cũng công nhận làm thay đổi áp huyết, nó cũng tương đương với thuốc mà chúng ta không đem ra áp dụng phối hợp cả 3 yếu tố tinh-khí-thần để tự chữa ệnh áp huyết cho mình, hoàn toàn không chủ động mà bị động dẫn đến những hậu qủa sau đây, có 3 trường hợp :

a-Uống hoài từ năm này sang năm khác mà áp huyết không xuống, chỉ cầm chừng không tăng lên, cho nên khi tinh-khí-thần thay đổi dẫn đến tai biến mạch máu não gây tử vong hay tê liệt.

b-Uống hoài từ năm này sang năm khác áp huyết đo bên tay trái đã xuống rất tốt, lúc nào cũng trong vòng an toàn 120-130, nhưng không bao giờ đo bên tau phải, áp huyết lên đế 170-180, vì do thuốc giãn mạch bên trái, thì mạch bên phải co lại để bảo vệ tâm trương thu máu về, nếu mạch bên phải bị anh hưởng của thốc làm giãn mạch, tâm trương phải tăng lực trương nở ra nhiều để kéo máu về tim sẽ làm cho hở van tin phải, cuối cùng cũng bị biến chứng của bệnh tim.

c-Uống hoài từ năm này sang năm khác, áp huyết xuống càng thấp, mà không đo áp huyết hai tay để theo dõi áp huyết, nên áp huyết đã xuống thấp cả hai tay bằng áp huyết của thiếu nhi, chân tay vô lực, đa số những người lớn tuổi đi trong nhà cũng hay bị té ngã vì áp huyết thấp, chân tay yếu vô lực, cuối cùng cũng bị tê bại liệt, liệt mặt méo miệng

Như vậy, bà cần phải đo áp huyết ở hai tay trước khi đi ngủ để xem áp huyết của bà thuộc loại nào. Nếu áp huyết thấp, có thể gặp bác sĩ xin bớt liều lượng, nếu cao cần phải tập thêm bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần trước khi ngủ để làm hạ áp huyết, và tập thở ở Đan Điền Tinh.

2-Bà là người hay ôm đồm nhiều việc, vfà hay lo ra, do suy nghĩ trong lúc ngủ làm tâm viên ý mã, không định tâm vào một chỗ, nên phải tập thở thiền.

Áp huyết thấp cần tập thở ở Đan Điền Thần, áp huyết cao tập thở thiền ở Đan Đièn Tinh.

Muốn dùng thuốc bắc điều chỉnh áp huyết được ổn định, mua 1 lọ Lục Vị Điạ Hoàng Hoàn, mỗi lần uống 20 viên, trước khi đi ngủ.

Thân

doducngoc