Thứ Năm, 24 tháng 6, 2010

143 - Hỏi về chứng mệt bao tử sau khi ăn, vướng đờm ở cổ họng, khó tăng cân

Con chào Thầy,

Tình cờ con tìm tới được website của Thầy, đọc những bài viết của Thầy về phương pháp chữa bệnh bằng Khí Công Y Đạo mà con thấy mừng quá. Nếu được Thầy chẩn đoán tìm gốc bệnh và chỉ cho con các bài tập cần thiết, chắc những chứng bệnh dưới đây sẽ tiêu tan.

Thưa Thầy, con năm nay 30 tuổi đã lập gia đình, cao 1.75m nặng 58kg.

1. Năm hơn 10 tuổi, con bị viêm tai giữa và viêm cầu thận. Uống thuốc Nam của một người dân tộc thì hết bị viêm thận, nhưng một thời gian sau đó tai trái bị điếc. Khoảng vài năm sau đó con bị viêm xoang. Uống rất nhiều loại thuốc viêm xoang mà không khỏi. Một năm có 4 mùa thì 4 lần giao mùa con đều bị sổ mũi, thời gian có khi tới cả tháng. Nước mũi trong và nhiều. Cổ họng lúc nào cũng cảm giác vướng vì có đờm, khạc mạnh thì chỉ ra một chút thôi. Cách đây 3 năm có người mách con dùng hoa cứt lợn xông để chữa viêm xoang. Con đã làm theo và không còn bị sổ mũi mỗi khi giao mùa như trước nữa, nhưng cổ họng vẫn còn cảm giác vướng víu vì đờm. Mỗi khi nuốt nước bọt, cảm giác vướng víu ở cổ và nghe như bên tai phải có tiếng kêu.

2. Ngày trước con ăn rất đều. Trong suốt nhiều năm, bữa cơm nào cũng ăn 3 bát đều đặn. Năm 2007 trọng lượng cơ thể là 65kg. Sau đó con ăn hay bị đầy bụng và cảm giác mệt bao tử sau khi ăn. Con ăn ít hơn, chỉ 2 bát một bữa cơm thì cảm giác mệt bao tử đỡ hơn, nhưng đói lắm thầy ạ. Tới thời điểm hiện tại con chỉ dám ăn mỗi bữa 1 bát cơm mặc dù rất thèm ăn và đói, nhưng nếu ăn 2 bát là lại bị mệt bao tử. Cơ thể vì thế mà giảm cân, giờ con chỉ còn 58kg thôi ạ. Tuy không ăn được nhiều trong bữa chính, nhưng con chịu khó ăn thêm đồ ngọt, ăn vặt nhiều lần trong ngày.

3. Hiện tại, con thấy hơi thở ngắn, con ngủ được khoảng 8 tiếng mỗi ngày, nước tiểu có màu vàng đậm, phân thi thoảng bị táo phân (chỉ bị cứng một phần phân ban đầu, sau đó lại dẻo và có màu vàng, phân thành khuôn gọn).

4. Con đã theo dõi huyết áp khoảng 1 tuần, ngày 2 lần, trước và sau 2 bữa ăn chính. Thì thấy huyết áp ở tay trái thường thấp hơn tay phải cả trước và sau khi ăn, mạch đập không đều ở hai cánh tay. Huyết áp và mạch đập thường dao động từ 105-119/58-68, mạch 60-82 ở tay trái, và 112-125/58-64, mạch 57-77 ở tay phải.

Số đo huyết áp đo được gần đây nhất (ngày 18/6) ở hai tay là:

Tay trái lúc đói: 115/66 mạch 82; lúc no: 119/66 mạch 74

Tay phải lúc đói: 125/66 mạch 77; lúc no: 123/62 mạch 71

Con mong Thầy phân tích tình hình sức khỏe của con, giúp con tìm ra gốc bệnh và phương pháp trị gốc bệnh càng sớm càng tốt.

Con cảm ơn Thầy và kính chúc Thầy cùng gia đình mạnh khỏe!

Con,

Hoàng Anh

Áp huyết tiêu chuẩn đo ở hai tay trong lứa tuổi thanh niên là :

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi),

bình thường trươc khi ăn, áhuyết bên tay phải thuộc chức năng gan cao hơn tay trái, tay trái khi bụng đói phải tấp hơn. Sau khi ăn men gan được chuyển sang giúp chức năng bao tử hoạt động hữu hiệu, lúc đó áp huyết bên gan hạ xuống, bên bao tử tăng lên. Nhưng khi áp huyết tăng hay giảm đều nằm trong tiêu chuẩn giữa cực tiểu và cực đại là tốt, vượt ra ngoài trên tiêu chuẩn, đông y gọi là bệnh thực, dưới tiêu chuẩn là bệnh hư.

Phân tích áp huyết :

Tay trái lúc đói: 115/66 mạch 82; lúc no: 119/66 mạch 74, về khí đúng tiêu chuẩn, về huyết là nhịp mạch cao hơn tiêu chuẩn, có nghĩa trong bao tử bị nhiệt, vì để bụng đói qúa lâu khiến bao tử tăng nhiệt để đòi cơ thể phải ăn, nếu không, nhiệt sẽ tăng thêm và áp huyết sẽ xuống thấp nữa. Khi áp huyết bao tử xuống thấp, thức ăn không được khí hóa, kết tụ thành đàm đưa lên cổ họng.

Điều chỉnh bệnh theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Tay phải lúc đói: 125/66 mạch 77; lúc no: 123/62 mạch 71, về khí vượt tiêu chuẩn, có nghĩa can khí thực, nhưng mạch dao động 57-77 thiên về hàn, ở tay trái thiên về nhiệt 60-82. Như vậy, nguyên nhân bệnh ăn không đúng giờ, khi ăn nhiều, khi ít, khi no, khi đói làm xáo trộn khí hóa.

Uống trà Trần Bì (vỏ quýt khô, mua ở tiệm thuốc bắc) : Lấy chừng 2 vỏ trái quít khô, nấu với 1 lít nước, đun sôi, đổ vào bình thủy, sau mỗi bữa cơm uống 1 ly như nước trà. Công dụng tiêu hạ đờm.

Phân tích công dụng của trần bì theo tây y :

Trần bì là vỏ quýt chín khô của qủa quýt, tên khoa học Citrus reticulate Blanco, chứa tinh dầu D.limonen 91% và các terpen, caren linalool, anthranilat methyl. Có tác dụng tăng cường sức bóp cơ tim, tăng lượng máu do tim đẩy ra, gây co bóp mạch máu thận, giảm lượng nước tiểu, có tác dụng giống như adrenalin, chống viêm loét bao tử, lợi mật, ức chế co bóp ruột, ức chế ngưng tập tiểu cầu, giải co thắt, kháng dị ứng, làm tăng áp huyết tâm thu và áp huyết trung bình nhưng không ảnh hưởng đến áp huyết tâm trương.

Phân tích theo đông y :

Trần bì có vị cay đắng, tính ôn, vào 2 kinh can, đởm, có tác dụng sơ can, phá khí, tán uất kết, tiêu đờm, chữa ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa, ho có đờm tức ngực. Trong y học cổ truyền xem trần bì rất quan trọng với nam gìới, nên có câu : Nam bất ngoại trần bì, nữ bất ly hương phụ. Nghĩa là chữa bệnh đàn ông không thể thiếu trần bì, chữa bệnh cho phụ nữ không thể thiếu hương phụ.

Khí :

Chỉ cần tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau khi ăn. Mỗi ngày 4 lần, sáng, trưa, chiều và tối trước khi đi ngủ. Công dụng thông khí huyết, điều chỉnh chức năng tạng phủ, hấp thụ chuyển hóa nhanh, tiêu hóa tốt.

Thần :

Tập thở thiền ở Đan Điền Tinh.

Thân

doducngoc