Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

280 - Hỏi cách chữa bệnh tê liệt do chấn thương dốt sống cổ

Xin kính chào Thầy Đỗ Đức Ngọc !

Con năm nay 28 tuổi , đã lập gia đình, nghề nghiệp là kỹ sư xây dựng. 18 tháng trước khi đi công tác con gặp tai nạn, chấn thương cột sống cổ đốt c2-c5 và bị liệt.Sau 10 tháng con đã tập đứng, hiên tại con đang hồi phục và đang tập tễnh đi đứng. Con đã tháo ống dẫn tiểu sau 8 tháng , hiện tại con có hiện tượng đi tiểu buốt có lúc mất cảm giác, tiểu nhiều lần và ít nước có mủ và mùi hôi, mặc dù con đã uống trên 2 lít nước mỗi ngày,thỉnh thoảng hơi đau ở phần bụng dưới bên trái. Con xin hỏi Thầy nguyên nhân của bệnh và phương pháp điều trị cụ thể?.Ngoài ra con yếu chân bên trái từ trên lưng xuống không có lực, đầu gối và cổ chân cứng (đau nhất là từ huyệt Chí Âm, Thúc Cốt, Thừa Phò, mông và vùng bẹn trái.

Con xin được Thầy cho phương pháp tập luyện phục hồi chức năng và khả năng phục hồi thể chất sức khỏe, đi lại sau chấn thương của con.

Con xin chân thành cảm ơn và rất mong lời hồi đáp của Thầy!

Khi bị tổn thương thần kinh, muốn phục hồi nhanh, cần phải đo áp huyết hai tay, để biết bên tay nào yếu, tay nào mạnh do kết qủa của máy đo có bên cao bên thấp, và nó cũng có dấu hiệu như chân tay vô lực bởi áp huyết thấp, chân tay co cứng bởi áp huyết cao. Từ đó mới có cách chữa đúng.

Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1-Áp huyết thấp, cần phải dùng thuốc B12 bổ máu, bổ thần kinh cho áp huyết lên đủ theo tiêu chuẩn.

2-Không được ăn những chất chua làm mất máu, chùng giãn gân, nếu thử đường trong máu thấp dưới 6.0mmol/l khi bụng đói, cần phải uống trà gừng mật ong làm tăng nồng độ máu dễ lưu thông. Cần ăn những chất bổ máu, tạo máu như rau dền, củ dền, thịt bò bít tết, hải sâm, lẩu đồ biển, gia vị gừng, hành, tiêu, tỏi, ớt, nghệ có trong thức ăn như phở, bún bò huế, cà ri bò, thịt bò kho...

3-Sau bữa cơm, uống trà Đương Quy, Táo đỏ pha thêm gừng, làm tăng áp huyết, hồng cầu, giúp máu lưu thông khắp cơ thể, hay trà Điền Thất, mua 1 lọ bột Điền Thất sống, pha 1 muỗng nhỏ với 1 ly nước nóng khuấy đều uống như trà làm tan máu ứ bầm, thông khí huyết bị tắc nghẽn nơi khe kẽ, làm giảm đau.

4-Tối đi ngủ, uống 20 viên Bát Vị Quế Phụ cho thông khí huyết ra đầu tay chân.

Khí :

1-Dùng kim thử tiểu đường châm vào 5 đầu ngón tay chân nặn máu cho thông khí huyết, để ý có ngón tay máu không ra là đường kinh đó bị tắc nghẽn không có máu khiến đầu tay chân lạnh không có cảm giác, phải nặn cho ra máu. Có những nơi nặn máu ra bầm đen do máu ứ tụ trong đường kinh lâu ngày không được trao đổi oxy, nên cảm thấy nặng nề sưng phù.

2-Dùng máy đo áp huyết để ở cổ chân trong, nơi huyệt Tam Âm Giao, châm thập tuyên và Thập Nhị Tĩnh Huyệt ở chân, xong bấm máy đo áp huyết, dùng sức bơm của máy ép khí huyết ở cổ chân cho máu thông ra đầu ngón chân rồi nặn máu.

3-Day huyệt theo Hà Đồ Lạc Thư làm thông khí huyết ở đầu, cổ, gáy vai, mỗi ngày 3 lần.

4-Khi cử động cúi ngửa, quay đầu cổ sang trái phải, càm thấy chỗ nào đau, nhờ người khác châm vào những chỗ đau a-thị-huyệt nặn máu, cần nhất ở đốt C-2,C-5 cho đến khi cử động đầu cổ gáy vai, cúi ngửa đầu cổ hết đau thì hệ thần kinh được thông sẽ mau khỏi bệnh.

5-Pha 2 muổng lớn bột gừng trong bồn tắm nước nóng ấm, ngâm ngập người đến cổ, lâu 30 phút mỗi ngày, làm thông khí huyết. Mỗi ngày ngâm 2 lần.

6-Bệnh nhân nằm ngửa, nhờ người khác mạnh tay, dùng hai ngón tay cái bấm đè dọc đường kinh theo ống xương chân bên trong từ đầu gối xuống mắt cá nhiều lần làm thông huyết, bấm dọc đường kinh vị theo ống xương chân bên ngoài từ đầu gốn đến mắt cá chân làm thông khí. Khi người bấm huyệt bấm vào chân thì bệnh nhân thổi hơi ra để làm giảm đau khi bấm.

Để ý theo dõi kết qủa như sau :

Khi bấm đến chỗ đau, các ngón chân nhúc nhích và cong lên là đúng, khí huyết đã xuống chân và chân đã có lực, nhưng chưa nối được với thần kinh chỉ huy trên đầu. Tiếp tục bấm theo hai đường kinh âm bên trong để dẫn máu xuống chân, và đường kinh bên ngoài thuộc dương để dẫn khí xuống chân, cho đến khi nào nhìn chân bên kia cũng nhúc nhích cử động là thần kinh bộ đầu đã tăng sự hưng phấn tự làm thông khí huyết bên chân kia.

Bấm đổi chân, cũng phải có hai kết qủa, chân được bấm nhúc nhích ngửa các ngón chân lên khi bị bấm đau, và bấm tiếp tục có phản xạ hưng phấn thần kinh bên chân đối nghịch giống nhau. Có nghĩa là 2 chân đã thông khí huyết và âm dương được quân bình, hai chân sẽ có sức mạnh đều nhau, và bước chân đi sẽ đều. Tiếp tục bấm nữa để kích thích thần kinh não bộ cho đến khi tự nhiên chân bệnh nhân tự co đầu gối lại tránh né không cho bấm, là đầu gối và xương háng được khai thông khí huyết.

7-Sau khi chữa theo cách trên xong, bệnh nhân nằm úp, người chữa kéo đặt đầu gối bệnh nhân dang ra như hình con ếch, một tay người chữa đặt trên mông giữa xương sống, bàn tay kia cầm cổ chân từ từ ép gót chân bệnh nhân vào mông, khi đầu gối còn cứng, thì gót chân không thể đưa sát vào mông được, nên phải đưa từ từ vào theo hơi thở ra của bệnh nhân để làm giảm đau. Khi đưa gót chân vào đến chỗ đau, thì dừng lại, giữ nguyên vị trí, dùng tay trên mông, lắc mông và lắc chân qua lại làm thông khí huyết nơi thần kinh cột sống bị tắc nghẽn, đầu gối bị tắc nghẽn, vừa lắc mông, lưng ,chân, vừa từ từ đưa gót chân vào mông.

8-Người chữa giữ nguyên vị trí ép gối như vậy, nhưng lúc trước đứng phía bên phải, thì đổi sang đứng phía bên kia, bỏ bàn tay ở mông ra, một tay vẫn giữ cổ chân, một tay dùng ngón cái ấn vào huyệt Thừa Phò làm cho gân ở dưới huyệt mềm lại, thì sẽ đẩy được gót chân vào mông dễ dàng.

Chữa chân này rồi đến chân kia nhiều lần.

9-Thông khi huyết để thông đốt sống lưng : Bệnh nhân tiếp tục nằm úp, đầu đưa ra ngoài giường cho đầu và cột sống thẳng một đường, hai tay buông xuôi theo thân mình, người chữa cũng lập lại động tác ép gót chân vào mông, nhưng bàn tay kia đè nhẹ trên cột sống, theo nhịp thở ra của bệnh nhân cùng lúc ép gót chân vào mông là phụ, bàn tay ép vào cột sống là chính, cứ mỗi hơi thở ra của bệnh nhân thì ép đè vào cột sống, đè sâu xuống 1-2 cm rồi buông ra, cùng lúc với gót chân, mục đích dùng gót chân ép vào mông để kéo giãn gân thần kinh cho từng đốt sống, ấn đè đốt sống từ dưới xương khu lần lần lên đến gáy, bệnh nhân để ý báo cho người chữa biết khi ấn đè như vậy có chỗ nào đau thì châm nặn máu cho khí huyết được thông. Tập thông 60 lần chân này rồi đến 60 lần chân kia.

10-Bệnh nhân nằm ngửa, tự tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làn Mềm Bụng 100-200 lần, nếu kéo đầu gối vào bụng không sát, thì người chữa phụ giúp đẩy gối ép vào bụng cho sát cùng lúc với hơi thở ra làm cho bụng mềm. Bài này giúp thông khí huyết toàn thân, thông khí huyết cho cột sống.

10-Tập đi bằng cách tập Dậm Chân Phía Trước Phía Sau/Chachacha 5 phút, để tập làm mạnh chân, để thông với thần kinh vận động, tự điều chỉnh thăng bằng, để có thể đi được một mình một cách tự nhiên, nhanh nhẹn.

11-Tăng cường sức cho bắp chân và làm mạnh thần kinh, giúp cho cơ thể giữ được thăng bằng, tập lên xuống 1 bậc thang thứ nhất : miệng nói lên, lên là chân trái bước lên bậc thứ nhất, rồi chân phải bước lên bậc thứ nhất. Miệng nói: xuống, xuống, thì chân trái bước xuống rồi chân phải bước xuống. Cứ tập lên, lên-xuống, xuống nhiều lần, mới đầu thần kinh còn yêú sợ té ngã thì vịn tay vào thành cầu thang, sau từ từ bỏ tay vịn ra, lên lên xưống xuống một mình cho nhuần nhuyễn. Sau đó đi lên hết bậc cầu thang miệng cũng nói : lên, lên, lên, lên, lên.... rồi đi xuống cũng nói : xuống, xuống, xuống, xuống... tập lên xuống cầu thang quen dần sẽ đi một mình dễ dàng.

Thần :

Trước khi đi ngủ 30 phút, tập nằm thở thiền ở Đan Điền Thần giúp giảm đau, an thần, ngủ ngon.

Chúc cho cháu cố gắng tập luyện để mau lành bệnh, đi làn trở lại được bình thường, khỏe mạnh, hết bệnh tật.

Thân

doducngoc