Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

308 - Đau trán, cay mắt, chán ăn, mau đói, người gầy, ngủ nhiều

Kính gửi bác Đỗ Đức Ngọc

Vô tình hôm nay cháu được ghé thăm trang web của bác và xin kính gửi tới bác cùng gia đình lời chúc sức khoẻ, lời hỏi thăm và lời cảm ơn.

Cảm ơn bác đã giành thời gian quan tâm chia sẻ cùng mọi người .

Cháu tên là DTN, năm nay cháu 26t, chưa có gia đình. Cháu làm nhân viên văn phòng được gần 3 năm. Gần đây cháu thấy người có nhiều dấu hiệu suy giảm về sức khoẻ. Cháu xin kể các triệu chứng, kính mong bác cho cháu một lời khuyên.

-Hay đau đầu vùng trán, khi đau thì thấy mắt cay cay, khó chịu

-Ngủ nhiều, ngủ thường xuyên mơ mộng, 1 ngày cháu có thể ngủ tới 9-10h, ngủ dậy thì mệt

-Ăn không nhiều, ăn cũng không thấy ngon, nhưng lại hay đói, nhìn có thể muốn ăn nhưng ăn 1 chút đã chán

-Vệ sinh bình thường, nóng lạnh quá đều sợ, người mệt mỏi không có tinh thần làm việc, chỉ muốn nằm nghỉ

-Người càng ngày càng gầy

Cháu mong sớm nhận được hồi âm của bác để có hướng điều trị. Xin chân thành cảm ơn

Kính thư!

Cháu gái

Cháu chào bác Đỗ Đức Ngọc!

Hôm nay cháu mới co kết quả đo huyết áp gửi cho bác được. Trong lá thư lần trước gửi cho bác được bác chẩn đoán bệnh cháu thuộc chức năng bao tử yếu chậm chuyển hoá. Và cần đo huyết áp hai bên tay, trước và sau khi ăn 30 phút của bữa cơm chiều. Kết quả như sau:

sau khi ăn trước khi ăn

tay trái 100 / 70 108 / 74

tay phải 90 / 65 110 / 70

Thưa bác, mấy ngày gần đây, cứ khi đi ngủ thì bụng cháu sôi, cảm giác cồn cào, đầy bụng thật khó chịu

Cháu rất mong thư hồi âm của bác.

Cháu gái.


A- Phân tích dấu hiệu bệnh theo ngũ hành tạng phủ :

1-Hay đau đầu vùng trán, ăn không nhiều, ăn cũng không thấy ngon, nhưng lại hay đói, nhìn có thể muốn ăn nhưng ăn 1 chút đã chán, thuộc chức năng bao tử hàn. Không muốn ăn do chức năng tỳ hư, sinh ra miệng không biết ngon dở, tuyến nước bọt không có nước miếng.

2-Khi đau thì thấy mắt cay cay, khó chịu : thuộc chức năng gan khai khiếu ra mắt

3-Ngủ nhiều, do vị khí hư không chuyẻn hóa thức ăn, cơ thể cần phải ngủ để bao tử làm việc ngủ thường xuyên mơ mộng, 1 ngày cháu có thể ngủ tới 9-10h, ngủ dậy thì mệt.

4- Áp huyết tay trái thuộc chức năng bao tử trước khi ăn đã không đủ khí lực co bóp thức ăn, nên sau khi ăn áp huyết xuống thấp hơn càng làm thiếu khí huyết nên bị mệt, cơ thể muốn buồn ngủ. Như vậy chứng tỏ ăn nhiều thức ăn có nhiều vị chua, hàn lạnh vừa làm mất máu, vừa mất khí, khiến áp huyết thấp.

5- Áp huyết tay phải thuộc chức năng gan là kho chứa máu và năng lượng tồn trữ trong cơ thể được 110/70mmHg, nhưng do ăn thức ăn không phù hợp với cơ thể cần là những chất bổ máu, ngược lại, ăn những thức ăn phá máu, khiến áp huyết trong gan tụt xuống thấp 90/65mmHg, làm mất thêm máu trong gan.

Theo tiêu chuẩn khí công, người lớn tuổi có số đo áp huyết của trẻ em thì sẽ bị bệnh nan y khó chữa. Và dù tây y hay đông y chữa bất cứ bằng cách nào mà áp huyết không lên đủ tiêu chuẩn theo tuổi là chữa sai không đúng gốc bệnh, cho đến khi áp huyết cả hai tay tụt xuống từ 80-90mmHg là các tế bào trong cơ thể không đủ máu nuôi dưỡng sẽ bị hủy hoại sinh đau nhức và trở thành bệnh ung thư, nơi nào có nhiều tế bào hủy hoại kết hợp thành khối u là nơi đó bị ung thư. Bảng tiêu chuẩn áp huyết theo lứa tuổi của khí công :

90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1-Không được ăn chất chua hàn lạnh là nguyên nhân làm hại chức năng hoạt động của gan và tỳ vị. Sáng dùng thuốc bổ máu B-12, hay Multivitamine. Ăn những chất bổ máu như củ dền đỏ, thịt bò, rau dền, lẩu đồ biển, khô mực, cam thảo, nhãn, sầu riêng.

2-Trước khi ăn cơm 30 phút, ngậm trong miệng 20 viên thuốc Kiện Tỳ Hoàn (Jian Pi wan), trị tỳ khí hư nhược ăn uống không hấp thụ, không tiêu, biếng ăn.

3-Uống 1 ly nước nóng quế mật ong, mua quế chi, lấy 1 ống nhỏ dài bằng ngón út nấu với 1 lít nước cho cạn còn 1/2 lít thành 2 ly, sau mỗi bữa ăn uống 1 ly pha với 1 thìa nhỏ mật ong, để làm ấm bao tử giúp chức năng chuyển hóa thức ăn thành chất bổ và làm tăng áp huyết. Áp dụng mỗi ngày 2 lần cho đến khi ăn ngon ngủ khỏe, áp huyết lên đúng tiêu chuẩn thì ngưng.

Khí :

1-Tập 7 bài đầu khí công.

2-Tập Cúi Ngửa 4 Nhịp để đưa máu lên nuôi não.

3-Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm tăng áp huyết trước mỗi bữa ăn.

4-Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần và Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa cơm 30 phút làm thông khí huyết toàn thân, giúp thức ăn chuyển hóa, tiêu hóa tốt.

Thần :

Tối trước khi đi ngủ 30 phút nằm tập thở ở Đan Điền Thần để tăng sự chuyển hóa, tăng áp huyết và hồng cầu, giảm đau, an thần, ngủ ngon.

Thân

doducngoc