Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

311 - Hỏi cách chữa bệnh viêm đa khớp hơn 10 năm

Kính chào Thầy!

Thật may mắn khi con biết được trang web này của Thầy. Suốt mấy hôm nay con say mê đọc và tìm hiểu các bài giảng của Thầy với tâm nguyện sẽ học được một chút gì đó để giúp ích cho bản thân và những người cần sự giúp đỡ.

Thưa Thầy, qua những gì đã đọc được, con vẫn chưa tìm thấy bài tập để chữa trị cho căn bệnh của mình.

Con bị viêm đa khớp dạng thấp đã hơn mười năm nay. Mỗi khi trở trời (đang khô chuyển sang ẩm, trước cơn mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, hoặc đang nóng chuyển sang lạnh…) thì con thường bị đau khớp. Không cố định là khớp nào, vì lúc thì đau khớp cổ chân trái, hoặc phải, lúc thì là khớp đầu gối, lúc thì khuỷu tay, ngón tay, thậm chí là khớp quai hàm… Nghĩa là các khớp bị đau không cố định, lúc thì một khớp, lúc thì vài ba khớp. Các chỗ bị đau thường tấy, nóng, đỏ, sưng, người phát sốt lên, rất đau và khổ sở. Con đã chữa theo Tây y, rồi đông y nhưng không khỏi. Con cũng đã theo tập nhân điện được hai năm nay. Nhưng con tập rất chăm chỉ mà bệnh tình cũng chỉ đỡ được đôi chút.

Cũng có lẽ do ảnh hưởng của bệnh tật, mà khả năng “đàn ông” của con bị giảm đi khá nhiều. Buồn quá Thầy ơi!

Con xin Thầy chỉ cho con phác đồ điều trị theo môn phái Khí Công Y Đạo của Thầy để sớm được lành bệnh (cả bệnh khớp và bệnh yếu sinh lý).

Kính mong Thầy giúp đỡ!

Kính chúc Thầy mạnh khỏe!

Con Trần Vinh.


Tìm hiểu 4 nguyên tắc khác nhau trong phương pháp chữa bệnh đau nhức :

1-Đối với khí công, bệnh đau nhức thấp đa khớp là bệnh dễ chữa nhất khi biết rõ nguyên nhân cái đau do đâu mà có, dĩ nhiên do hai yếu tố, bên ngoài cơ thể là do thời tiết, nhưng bên trong cơ thể mới là yếu tố chính là do khí huyết, nên đông y có câu : Đau là do khí huyết không thông, khí huyết thông thì không đau (Thống bất thông, thông bất thống).

2-Đau do khí không thông là những cái đau không cố định ở một chỗ, lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác, vì khí thiếu không đủ 100% lưu thông mọi chỗ, nên nó đến chỗ này mà bỏ chỗ khác.

Đau do huyết không thông là đau nhất định ở một chỗ do máu ứ tắc, do máu khác nhiệt độ, sờ trên da quanh khớp có chỗ nóng chỗ lạnh.

Đông y có câu nói để hướng dẫn nguyên tắc chữa bệnh : Khí ở đâu, huyết sẽ đi đến đó, (có nghĩa là khí tụ thì huyết tụ, khí thông thì huyết thông)

3-Tìm hiểu công dụng của thuốc giảm đau của tây y và đông y :

Theo tây y : Đau là giao cảm thần kinh báo hiệu lên não qúa hưng phấn, thuốc tây y có tác dụng ức chế sự hưng phấn đó, nên thần kinh không còn nhận được tín hiệu báo đau, đó là cách chữa ngọn, còn gốc bệnh không chữa, chỗ đau vẫn phát triển mỗi ngày một nặng thêm thành sưng phù, tế bào thoái hóa bị hủy hoại dẫn đến cưa mổ xẻ.

Theo đông y : phải làm thông khí huyết bằng thuốc theo nguyên tắc thông thì không đau, muốn thông thì khí lực của thuốc phải mạnh, do đó có phản ứng phụ, nếu bệnh nhân có bệnh cao áp huyết đang dùng thuốc trị áp huyết cho khí lực áp huyết thấp xuống thì khí huyết không đủ mạnh để thông các khớp, ngược lại khi dùng thuốc chữa đau nhức sẽ làm tăng áp lực khí đẩy huyết lưu thông sẽ hết đau, khi hết đau nhức thì áp huyết lại tăng rất cao. Khi uống thuốc hạ áp huyết thì khí huyết hạ thấp lại không thông đau nhức thấp khớp lại như cũ.

4-Theo nguyên tắc của khí công :

a-Chỉ dùng thuốc đau nhức khi bệnh nhân có áp huyết thấp, thiếu khí huyết làm đau các khớp.

b-Không dùng thuốc chữa đau nhức khớp nếu bệnh nhân đã có áp huyết cao đang dùng thuốc hạ áp huyết, nên khí huyết không đủ thông mới bị đau, truờng hợp này đông y phải dùng đến châm cứu, châm nặn máu cho máu không bị ứ lại trở thành huyết hóa vôi làm thoái hóa xương khớp, và làm sưng tắc.

c-Xoa nắn, bấm vuốt huyệt và tập khí công cho khí huyết được lưu thông qua chỗ bế tắc, giống như nguyên tắc ống cống rãnh nước không thông do có vật cản là rác, đá chặn đường nước chảy, phải lấy nó ra, đó là cách châm nặn máu, máu đó sẽ là máu đen bầm khô đặc, nặn cho đến khi ra mắu mầu đỏ tươi, loãng, dễ chảy, thì bệnh nhân sẽ cảm thấy hết đau, ngược lại nếu không do rác đá chặn tắc ống cống, là do ống cống rãnh khô cạn không có nước chảy qua, cũng như vậy, chỗ đau không có điểm đau cố định, mà đau cả một vùng, sờ tay vào vùng đó lạnh, thí dụ thấp khớp đau nhức từ đầu gối xuống mắt cá chân, nếu đo nhiệt độ, thì trên mắt cá có nhiệt độ 36-37 độ, dưới đầu gối đến mắt cá đo không có độ nào, nhưng đến mu bàn chân lại có 36 độ.

Cho nên muốn biết tắc khí huyết từ chỗ nào, dùng máy đo nhiệt độ là chính xác nhất. Có những điểm từ điểm A đến điểm B chỉ cách nhau 1cm, mà điểm A có nhiệt độ 36 độ, điểm B đo không có độ, chỗ nào không có độ, thì châm nặn máu cho thông, rồi đo lại sẽ có độ.

Do đó, nên hỏi bệnh nhân chỉ chỗ đau, rồi từ chỗ đau đó, dùng máy đo nhiệt kế tìm điểm đau châm nặn máu, sau đó bảo bệnh nhân cử động nhúc nhích tay chân chỉ cho mình điểm đau khác cho mình tìm điểm đau nặn máu tiếp, cho đến khi bệnh nhân tìn không còn ra một điểm đau nào là khí huyết đã được thông, theo đúng câu thông thì bất thống.

Muốn chữa hết gốc những điểm đau, cần phải tập khí công mỗi ngày để duy trì khí huyết lưu thông, bảo đảm nguyên tắc thông thì bất thống, đó là cách chữa gốc, châm nặn máu tìm điểm đau là chữa ngọn, còn uống thuốc giảm đau an thần là chưa chữa ngọn và chưa chữa gốc vào chỗ bệnh, chỉ là làm hạ chức năng nhạy cảm của hệ thần kinh, sẽ làm cho hệ miễn nhiễm của cơ thể suy yếu dần cơ thể sẽ có biến chứng sinh ra nhiều bệnh khác.

Xem chi tiết cách chữa trong Mục Lục chữa bệnh chuyên khoa phần chân tay.

Thân

doducngoc