Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Bài viết từ bài giảng DVD tập Thu Dương-Thu Âm, do bác sĩ Hiếu viết lại.

(Bác sĩ tốt nghiệp năm 1973-74 tại Saigon)

Thầy Ngọc kính mến,

Thưa Thầy, thơ này em viết riêng cho Thầy, phần đầu là đôi lời bày tỏ.

Phần sau là hỏi Thầy về bài tập tĩnh công mà em nghĩ chỉ có em là thắc mắc thôi. Sau này những bài viết lại như vậy, nếu Thầy thấy là có thể giúp được ai đó điều gì cùng với xem băng video hướng dẫn của Thầy, thì em sẽ gửi tiếp.

Trước hết, xin Thầy cho phép được xưng là Em cho đúng truyền thống của ngành Y khi xưng hô với Thầy của mình vì lòng kính trọng dù mới chỉ là tự tâm của mình đối với Thầy như đã thưa trong thư trước. Mong Thầy hiểu cho tấm lòng của em tất cả chỉ đơn giản là do lòng ngưỡng mộ, kính trọng và cầu học của mình mà sau bao nhiêu năm tìm kiếm mà thật tình cờ tự thấy trên trang nhà quantheambotat trong mục tài liệu chữa bệnh. Chỉ tiếc là phước duyên được biết Thầy qúa muộn màng so với tuổi của mình mà việc tự học những điều Thầy hướng dẫn và giảng dậy lại rộng mênh mông, không biết sẽ được bao nhiêu để mà giúp mình trước rồi nếu có thể thì theo gương Thầy giúp người hữu duyên đúng như với mục đích và chủ trương của Khí Công Y Đạo. Thôi thì tùy duyên vậy, Thầy ạ? Vì qủa thật, thưa Thầy, thật chẳng dễ gì để trở thành Lương Y mà lại có tấm lòng của người Mẹ hiền. Lương Y đã khó nhưng Lương Y như Từ Mẫu lại càng khó hơn vì nhiều đòi hỏi hơn nữa ở Lương Y này. Đó là đôi hàng em xin được tỏ bày.

Và bây giờ em cám ơn Thầy đã trả lời những câu hỏi về công dụng của huyết kế, nạp khi Trung tiêu và kéo gối. Em mong rằng sẽ mau chóng đủ duyên để được Thầy phổ biến tài liệu “chẩn bệnh”cụ thể nay vì muốn chữa bệnh gì thì việc trước tiên của người Thầy thuốc phải biết được là bệnh gì.

Phần động công (trong lớp) em đã thuần thục và có thể hướng dẫn những người hữu duyên sau khi chuyển biên những lời Thầy hướng dẫn thành bài đọc cho dễ ôn và dễ nhớ, giúp mình và người khác nhớ thuộc lòng thứ cả bài tập.

Em bắt đầu sang tập phần tĩnh công, sau khi xem video, đã ghi lại ra giấy tất cả những lời Thầy hướng dẫn qua 5 bài tập tĩnh công rồi chỉ với mục đích để dễ ôn và dễ tìm hiểu ngay chỗ nào chưa rõ khi cần hơn là ở video …(Em nghĩ là sẽ tập được vì đã vẫn tập pháp môn Nhập Tức Xuất Tức Niệm mỗi ngày).

Em xin gửi Thầy thử bài viết bài học thứ 5 là Thu Dương-Thu Âm mà Thầy bảo là rất quan trọng, khi có thể xin Thầy đọc xem có gì sai và chỉ cho em chỗ sai đó nhé để kịp thời sửa lại. Điều em xin hỏi Thầy trong bài này là: (copy từ bài viết ghi lại ra)

Bài học thứ 5 là Thu Dương-Thu Âm

(Thầy nhắc các học viên ngồi dưới lớp ngồi cách xa ra. Trong khi Thầy để tay lên đỉnh đầu (huyệt Thiên môn) cũng học viên đang ngồi làm mẫu trước mặt cả lớp học, Thầy có nói: “không có tôi mở cái huyệt này là vô ích! (như vậy, thưa Thầy, người ở xa tự học, không được Thầy khai mở Thiên Môn, có tập cho có kết quả bài này như Thầy giảng dạy trên video không?)(1)

Rồi Thầy hướng dẫn học viên tập mẫu “Cuốn lưỡi ngậm miệng, 2 tay để ở Đan Điền Tinh. Tập thở khoảng 10 hơi thở, Thầy nhắc: ngồi im nghĩ tới Mệnh Môn. Sau đó 2 bàn tay ở trên đùi ngửa lên, 2 bàn tay thổi ra, 2 bàn tay thở ra (chỗ này trên video thì thấy Thầy nói người tập mẫu thổi bằng miệng, nên không biết ý chỗ này thế nào là đúng.Trong bài tập Xả trược thì “khí ngưng ở Đan Điền thần và ra 2 gan bàn tay ở 2 huyệt lao cung) (2)

Xin Thầy giúp giải thích để hiểu đúng .

Xin cám on Thầy nhiều. Kính chúc Thầy cùng gia đình luôn An vui và mong rằng nhiều người hữu duyên được nhờ công đức từ Thầy.

Kính,

Thiened

tdhieu

Trả lời :

(1) Khi khai mở huyệt hay luân xa, nếu được 1 vị thầy có nội lực cao thì huyệt được mở nhanh hơn, đốt giai đoạn hơn là mình tự tập đến trình độ đủ nội lực để tự tạo ra một bức xạ khai thông huyệt.

(2)Bài này có 2 giai đoạn tập, giai đoạn 1 tập thử chuyển tinh khí sang từ Đan Điền Tinh sang Mệnh Môn để hóa khí 10 hơi. Giai doạn hai đặt 2 tay lên đùi để xả trược cho khí thoát ra 2 bàn tay. Nếu cơ thể còn trược là loại khí bẩn chưa được thanh lọc mà đưa khí sang Mệnh Môn, nó sẽ chạy lên não làm rối loạn thần kinh. Vì không hiểu điều này, nhiều pháp môn khác thường bị tẩu hỏa nhập ma.

-----------------

Đây là bài ghi lại chuyển đọc từ Video các lời giảng của Thầy Ngọc về Tập Tĩnh Công

Bài 5: Thu Duơng-Thu Âm

Từ Video : http://video.yahoo.cm/watch/5178140/13692569

Trong Forum, bài tập Khí Công Y Đạo VN

trên website www. khicongydaotoronto.com

Ghi chú:

Mục đích của việc ghi lại này là để ôn đọc lại trước và trong khi tập giúp dễ nhớ.

Người ghi lại: Thiened

*****

Hôm nay chúng ta tập

bài Thu Dương-Thu Âm

Bài Thu Dương-Thu Âm khác bài Giáng Dương-Thăng Âm ở chỗ nào?

Giáng nghĩa là đi từ trên xuống, Thăng là đi từ dưới lên trên mà không giữ lại trong người. Đó là giáng và thăng.

Vậy, Giáng Dương là lấy khí dương từ trên trời rớt xuống đi vào qua huyệt Thiên Môn trên đỉnh đầu, vòng ra trước trán theo sống mũi đi xuống, qua huyệt Đan Điền Thần rồi qua Đan Điền Tinh, xuống tiếp theo mặt trước của chân qua huyệt Dũng Tuyền rồi xuống đất.

Còn Thăng Âm là từ dưới lòng bàn chân ra đằng sau đi thẳng lên trời.

(nghĩa là khí âm từ dưới đất qua huyệt Dũng Tuyền đi lên theo mặt sau của chân đi qua huyệt Trường Cường, điểm cuối cùng của xương Thiêng =Sacrum=phần cuối của xương sống khởi từ dưới đốt sống lưng 12 (L12) rồi theo cột sống lên qua gáy, rồi đi qua Huyệt Thiên Môn lên trời).

Tức là qua người mình để đưa dương khí xuống đất là Giáng Dương và lấy khí âm từ đất chạy qua người mình đi lên trời là Thăng Âm.

Như vậy là Giáng Dương –Thăng Âm

Còn bài này Thu Dương-Thu Âm là giữ nó lại.

Tức là khi khí dương, khí âm qua cách thở, vào trong người thì giữ lại trong người chứ không đưa xuống đất hay lên trời.

I. (Tập bài Thu Dương) (Sinh Tinh Hóa Tủy)

Thành ra cũng lấy khí trời vào Thiên môn (trong khi tác ý đến câu “thở vào tâm tĩnh lặng”), khi khí qua đến Đan Điền Tinh thì ngưng 5 giây (trong khi đó nghĩ đếm 1,2,3,4,5). Rồi thở ra trong 5 giây kế tiếp (trong khi ý nghĩ câu “thở ra tâm tĩnh lặng”), mình xì như xì hơi nóng bằng mỏ hàn đi từ Đan Diền Tinh xuyên qua bụng vào huyệt Mênh môn cho nóng lên (Mệnh môn là huyệt ở sau lưng, đối diện với Rốn là huyệt Thần Khuyết) nhưng không cho chạy ra ngoài mà chỉ giống như xì khí từ mỏ hàn vào Huyệt Mênh Môn cho nóng lên thôi.

Và cứ thế, tập thở chừng 10 lần, sau đó để nhiệt kế vào huyệt Mệnh Môn đo nhiệt độ. Huyệt này khi chưa tập có thể là 31oC, sau khi tập, người tập giỏi, nhiệt độ lên tới 37oC.

Nếu được như vậy thì các bệnh đau nhức lưng, lạnh lưng biến mất hết luôn.

Thầy kể lại: Có một bà bị lạnh xương sống đã uống cả trăm thang thuốc mà không chữa được, đến khi vừa tập bài này xong, bà ấy khen liền: bây giờ lưng nóng qúa, đỡ phải uống thuốc nữa!”, để nhiệt kế đo Mệnh Môn là 37oC, trước khi tập thở là 26oC.

Như vậy các thận được làm việc và theo Đông Y thì khi nào khí chứa vào Đan Điền Tinh thì sinh ra tủy để nuôi cột sống. Mà khi nào khí chứa ở Mệnh Môn là để sinh ra tinh để truyền giống.

Như vậy, tinh lực nằm ở Mệnh Môn, biến thành tủy nằm ở Đan Điền Tinh.

Thành ra chúng ta đang học bài Sinh Tinh Hóa Tủy.

Đó là bí mật trong khí công của nhà LÃO mà mình không cần nói ra ở đây. Chỉ cần nói là bài THU DƯƠNG –THU ÂM thôi.

Thu Âm là gì?

Thu là giữ lại. Mình tưởng tượng lấy khí (khí âm) ở dưới đất chạy qua huyệt Dũng Tuyền khi hít vào và nghĩ đọc “thở vào tâm tĩnh lặng”, khí đi qua xương khu (xương thiêng=Sacrum? Huyệt Trường Cường?) theo cột sống lên vào nằm ở huyệt Mệnh Môn 5 giây ngưng thở sau chữ “lặng” của hơi thở vào, trong khi ấy nghĩ đếm 1,2,3,4,5 rồi thở ra thì nghĩ đọc “thở ra miệng mỉm cưòi”, đồng thời tưởng tượng có máy xì hơi nóng từ Mệnh Môn xì qua bụng) ra (huyệt Đan Điền Tinh ở dưới rốn phía trước bụng. nếu để úp lòng bàn tay ở huyệt Đan Điền Tinh này sẽ thấy hơi nóng tỏa ra tay.

Như vậy bài này lấy âm để biến tủy thành tinh.

Những người nào cột sống bị khô, tế bào não hết, tủy hết, tập bài này sẽ tăng tế bào não, tăng tế bào tủy, trẻ hoá tế bào, nuôi lại các nơ ron trong óc.

Vì thế bài Thu Dương-Thu Âm rất quan trọng.

Đan Điền Tinh sinh tủy.

Mệnh Môn là tủy sinh tinh.

Vậy thì tinh và tủy là gì?

Khi chúng ta ăn, thức ăn vào khí biến thành máu. Ăn rất nhiều nó mới tạo ra được 1cc máu. Trong khi chúng ta tập thế này, 40g máu mới được 1g tinh, 40g tinh mới được 1g tủy. Vì thế khi một người tình dục quá độ, thí dụ một lần ra 5g tinh thì tức là mất 200cc máu, do thế mà suy nhươc, mặt mày xanh lè xanh lét vì mất tinh.

Ngược lại khi chúng ta học khí công gọi là Hoàn Tinh Sinh Tủy để mà tủy nuôi dưõng tế bào não thì chúng ta gọi là Hoàn Tinh Bổ Não. Vì thế nếu không sử dụng huyệt Mệnh Môn mà chỉ chứa tinh thôi thì nó đi vào ngoại thận tức là đi vào bộ phận sinh dục.

Vì thế môn khí công mà chúng ta tập không cho đi đến bộ phận sinh dục mà lấy từ tinh biến sang tủy.

Còn các môn khí công khác tập tinh nhiều, tinh này chạy xuống nơi gọi là ngoại thận, tức là bô phận sinh dục thì việc tình dục nó mạnh hơn. Lúc đó gọi là con qủi dâm dục.

Những người tập như vậy tự nhiên “rớt đài”, “tẩu hoả nhập ma” .

Vì thế mà khí công của chúng ta lấy đồ ăn sinh tinh, tinh sinh tủy, tủy nuôi não, làm trẻ hoá tế bào.

Cụ thể là nhờ tập bài này mà nhìn tôi ở các băng video quay trước đây 5 năm, lúc đó là Cụ Ngọc, bây giờ là Thầy Ngọc.

Thầy kể lại: (“Tôi có nghe được một cuộc đối thoại khi) có người nhìn thấy tôi nói:

- ”Ông này giống ông Ngọc, chắc là học trò của ông Ngọc qúa?”

-“Không! Đó là Thầy Ngọc đó!” Người bạn đi cạnh trả lời.

- Tôi không tin. Ông này trẻ quá, không phải! Chắc là học trò của ông Ngọc.

Ông Ngọc, ông ấy ở Mỹ cơ! Ông ấy giỏi lắm!”

Vậy, (tôi trẻ lại) nhờ tập bài này.

Bài này là bài rất cần cho mọi người và giá trị của bài này là:

. Nếu chúng ta thu dương, làm áp huyết tăng.

.Nếu chúng ta thu âm, làm áp huyết giảm.

- Chúng ta thu dương, người chúng ta nóng.

-Chúng ta thu âm, người chúng ta lạnh (mát).

Vậy chính cái này, chúng ta có thể điều hoà được thân nhiệt, điều hoà được áp huyết.

Bây giờ xin hỏi, chúng ta thấy lạnh, muốn nóng trong người, chúng ta cần huyết hay cần khí? – Câu trả lời là cần huyết.

Mạch Nhâm (chạy ở mặt trước thân thể) là sinh huyết, Mạch Đốc (chạy ở sau lưng) là sinh khí. Vậy mình cần mặt nào, (trước hay sau)? Cần chữa mặt trước hay cần chữa qua mặt sau? --Câu trả lời là “cần chữa mặt trước”.

-Nhưng dùng bài nào để chữa? -- Câu trả lời là dùng bài Thăng Âm vì đưa âm lên, chạy qua Mệnh Môn chứa vào Đan Điền Tinh tức là chữa huyết vào mặt trước.

Vậy chính bài Thăng Âm này làm người nóng lên.

Còn người đang nóng, Thu Dương biến nóng trở thành mát.

Do đó để có kinh nghiệm sau khi tập, chúng ta phải biết :

.lối thở nào làm cho nóng người, đỏ mặt?

.lối thở nào làm cho cho mát, mặt trắng?

Còn khi dùng huyệt Thiên Môn,

-lối thở nào làm giảm áp huyết?

-lối thở nào làm tăng áp huyết?

Nếu chúng ta chưa biết, chúng ta phải thử nghiệm bằng cách đo nhiệt độ.

(Với nhiệt kế, Thầy đo nhiệt độ trên người học viên tập mẫu đang ngồi trước cả lớp học. Kết quả là:

Ở dưới huyệt Mệnh Môn trước là 35oC

Bây giờ đo nhiệt độ trên đỉnh đầu (huyệt Thiên môn). Kết quả là 33oC. Như vậy tâm hoả nhiều. Đo lần thứ 2 kết quả là 34.2oC.

Bây giờ thử xem Thu Dương có làm mát hay không?

(Thầy nhắc các học viên ngồi dưới lớp ngối cách xa ra. Trong khi Thầy để tay lên đỉnh đầu (huyệt Thiên môn) cũng học viên đang ngồi làm mẫu trước mặt cả lớp học, Thầy có nói: “không có tôi mở cái huyệt này là vô ích! (như vậy, thưa Thầy, người ở xa tự học, không được Thầy khai mở Thiên Môn, có tập cho có kết quả bài này như Thầy giảng dạy trên video không?) (1)

Rồi Thầy hướng dẫn “Cuốn lưỡi ngậm miệng, 2 tay để ở Đan Điền Tinh. Tập thở khoảng 10 hơi thở, Thầy nhắc: ngồi im nghĩ tới Mệnh Môn, 2 bàn tay ở trên đùi ngửa lên, 2 bàn tay thổi ra, 2 bàn tay thở ra (chỗ này trên video thì thấy Thầy nói người tập mẫu thổi bằng miệng, nên không biết ý chỗ này thế nào là đúng). (2)

(Ghi ch ú : (1) (2) đã trả lời ở phần trên.)

Trong khi đó Thầy đặt nhiệt kế đo nhiệt độ ở huyệt Mệnh Môn .

Sau khi tập, trán phải mát, áp huyết giảm, nhiệt độ xuống, người mát, thấy khoẻ người.

Như vậy Thiên Môn-Đan Điền Tinh: nhiệt độ xuống.

*****

II. Tập bài Thu Âm

Tưởng tượng (khi thở vào) khí đi từ gan bàn chân (huyệt Dũng Tuyền, đi theo mặt sau của chân, qua mỏm cuối cùng của xương Thiêng = Sacrum có 5 đốt S1-S5, là phần cuối xương sống kể từ dưới đốt sống thứ 12=L12 của cột sống, theo tài liệu của Thầy về huyệt thì đó là huyệt Trường Cường) rồi dẫn khí lên theo cột sống tới huyệt Mệnh Môn thì ngưng thở, trong khi đó nghĩ đọc”thở vào tâm tĩnh lặng”, sau khi hơi thở đến chữ “lặng”thì khí đã dẫn tới huyệt Mệnh Môn, ngưng thở 5 giây, trong khi ấy nghĩ đếm 1,2,3,4,5. Sau đó thở ra dẫn khí ngang qua bụng vào Đan Điền Tinh đồng thời nghĩ đọc “thở ra miệng mỉm cười”.

Lưu ý là cuốn luỡi ngậm miệng khi thở.

Sau khi tập thở như vậy khoảng 10 hơi thở, đo nhiệt độ ở Đan Điền Tinh, kết quả là 36oC, tay nóng, đỉnh đầu (huyệt Thiên Môn) mát nhưng nhiệt độ là 35.3oC, nhiệt độ này cao chứng tỏ áp huyết cao nhưng còn an toàn, đầu thì hơi nóng.

Như vậy bài này chữa bệnh áp huyết thấp, nó sẽ thành cao.

Công dụng của bài này là:

-Ở tuổi dâm dục (trẻ?) thì nó sẽ là biến tinh hoá tủy để nuôi dưỡng não, nuôi tế bào não.

Ở tuổi trung niên, bổ tinh là bổ huyết, bổ khí, bổ sung nó khoẻ và áp huyết lúc nào cũng tốt.

Tóm lại: Đây là bài

-Thu Dương, khí đi phía trước người từ Thiên Môn xuống qua Đan Điền Tinh rồi nằm ở Mệnh Môn. Và

-Thu Âm, khí đi từ Dũng Tuyền lên qua Mệnh Môn rồi nằm ở Đan Điền Tinh.

Nhưng khi nào chúng ta muốn chữa bệnh có nghĩa là nạp khí để vừa chữa bệnh vừa tăng từ trường cho con người.

Đây mới là nhân điện, tăng các lực từ trường của mình trở thành điện từ trường, tức là tay mình nóng rồi nhưng đến khi khí mình loạn rồi, mệt rồi thì không biết nạp hay là xả thì dùng bài Giáng Dương – Thăng Âm tức là mình lấy khí trời cho khí nó chạy ra chạy vào nó quét hết thôi. Quét hết tức là âm nó lên, dương nó xuống, chúng chạy ra, chạy vô, đều như vậy.

Nhưng mà cần nhờ nhiệt kế đo nhiệt độ, nếu thấy xuống 29oC là người bị mất điện rồi nên lúc ấy mà chữa bệnh là người nó loạn lên, phải xả tức là Giáng Dương - Thăng Âm rồi bắt đầu mình nạp điện lại (bằng bài Thu Dương-Thu Âm).

Nhớ -đừng bao giờ để nhiệt độ lên 38oC là sốt và 37oC là áp huyết cao.

-đừng bao giờ để mất chân khí ở Mệnh Môn.

Mệnh Môn mà ở 29o-30oC là lưng lạnh, đau hoài, cái tủy nó khô. Thành ra phải tập để nhiệt độ lên từ 37oC trở lên.

Đan Điền Tinh nóng thì tốt; 36o-37oc thì tốt.

-đừng bao giờ để nhiệt độ ở Thiên môn lên lớn hơn 37oC.

Tốt là người nóng và chân tay nóng đều.

Bài này (Thu Dương –Thu Âm) là bài thu để nạp điện.

Sau khi nạp điện, mình có điện rồi thì các lực của mình nó khác.

Bài mà thông cái trục chẩm-ấn (xem lại bài 4 Thông Thiên Môn-Ấn Đường), khi gõ vào Ấn Đường khi chưa có điện thì nó hơi đau vì trong đó (Ấn Đường) nó có buồng để chứa các lực giống như qủa bóng nhỏ, ấn vào hơi đau, mình gõ vào 1 cái, đưa tay mình thở ra, cuốn lưỡi ngậm miệng thở ra thì có gió ra, nếu để lòng bàn tay trước huyệt này, sẽ cảm thấy có gió, có sức nóng, có điện lăn tăn ở lòng bàn tay.

Đối với tôi (Thầy Ngọc), cái lực này có thể phóng ra tới cửa lớp.

Thầy cho cả lớp lên thử nghiệm những điều Thầy vừa mô tả. Mỗi người đều đưa lòng bàn tay ra trước Ấn Đường của Thầy Ngọc, ai cũng thấy bàn tay mình có cảm giác như Thầy đã nói trước là gió, sức nóng và điện từ Ấn đường của Thầy phóng ra.

Thầy kể, có một ông tây, cảm nhận thấy khí từ ấn đường của Thầy phóng ra, ông ấy trợn mắt lên vì ngạc nhiên. Thầy bảo “Ấn Đường có lỗ gì đâu!”. Thầy nói điện của Thầy có thể xuyên qua cả cuốn tự điển mà đâu cần lỗ gì.

Bởi vậy, Thầy nói với cả lớp, khi tập, đặt tay trên trên Đan Điền Tinh không cần phải luồn tay vào trong áo, cứ để tay ngoài áo, điện nó vẫn qua như thường.

Để chứng tỏ sức mạnh của điện lực nơi Thầy, Thầy gọi 1 nữ học viên ra cửa ra vào của lớp học, Thầy đứng ngoài cửa, sau lưng là cửa. Người nữ học viên đứng bên trong lớp sau cửa, quơ lòng bàn tay lên xuống gần mặt trong cánh cửa, cách 1 lớp gỗ của cánh cửa mà vẫn cảm thấy nóng ở tay do điện lưc của Thầy phóng qua lớp gỗ của cửa.

(Thật là kỳ diệu, it‘s really miraculous! Tôi(người ghi lại) chưa bao giờ nghĩ là có thể như vậy!)

Đó là nhân điện, Thầy nói.

Muốn có phải tập. Muốn có nhân điện là phải tập bài Thu Dương- Thu Âm này.

01/13/2010

Thầy Ngọc kính mến,

Em xin cám ơn Thầy vô cùng về bài biên khảo “Sự kỳ diệu của huyệt ngũ hành được kiểm chứng bằng máy đo áp huyết” mà Thầy đã gửi cho và post lên mạng. Thật là “cầu được, ước thấy”. Em đã đọc đi đọc lại nhiều lần, nhưng dĩ nhiên với sự hiểu biết ít ỏi về đông y mới có, chưa có thể hiểu rõ và nắm vững toàn bộ việc lý luận để tìm ra đúng nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó có thể chữa trị. Việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức học tập nơi nhưng tài liệu đã được Thầy phổ biến trên mạng phối hợp lại với nhau để nắm vững việc phải làm khi chữa bệnh cho mình và cho người hữu duyên. Chứ nếu không, lại trở thành … “bá đạo” như Thầy đã nêu lên trong phân loại các người chữa bệnh mà dân giả thường gọi là lang băm thì thật là phụ lòng và lỗi với Thầy là Thầy đã dốc hết lòng gửi tặng cho tất cả kinh nghiệm trong đời này chỉ với mục đích làm vơi bớt khổ đau vì bệnh tật cho tha nhân hữu duyên. Mong thay!

Và em cũng mong rằng càng ngày càng có nhiều người được huởng lợi ích từ qùa tặng qúi giá chưa bao giờ có trên đời này của Thầy.

Em xin kính chúc Thầy và gia đình luôn AN VUI MẠNH.

Kính,

Thiened - tdhieu

-------------

Thày Ngọc kính mến,

Thưa Thày,

Trong Forum, mục Bài tập Khí Công Y Đạo Việt Nam có 2 phần;

Phần 1 là bài tập thể dục tức là các bài tập về Động Công

Phần 2 là Bài tập thiền tức là các bài tập tĩnh công. Phần 2 gồm 5 bài tập căn bản là:

1. Luyện Khí –Lập Lư Đảnh

2.Tập đóng mở Thiên môn

3.Giáng Dương, Thăng Âm , Xả trược

4.Thông Thiên môn -Ấn Đường

5. Thu Dương -Thu Âm

Về phần Động Công, theo bài các động tác mới gồm 38 động tác, em đã thuần thục và tập đều mỗi ngày kèm theo bài tập Nạp Khí trung tiêu và bài tập kéo gối.

Em bắt đầu tập phần tĩnh công. Em xin Thày hướng dẫn là đối với một người khoẻ mạnh, không có bệnh tật gì, tập để tăng cường sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật thì việc tập 5 bài tập tĩnh công căn bản này thế nào?

Mỗi ngày phải tập hết cả 5 bài tập này một lần hay là tập từng bài cho thật thuần thục rồi mới tập bài tiếp.

Đã thuần thục bài 1 rồi thì bao lâu mới chuyển sang tập bài 2 . Tương y tự đối với bài 2,3,4,5 .

Mỗi bài phải tập bao nhiêu lâu mỗi ngày? Bao nhiêu hơi thở? thì coi như là đã tập đủ?

Giả dụ như đã tập thuần thục bài 1, thì khi tập sang bài 2 có phải tập lại toàn bài 1 trước khi tập bài 2 không ? Cũng tương tự, khi đã thật thuần thục bài 2, khi tập sang bài 3, thì 2 bài đầu có phải tập lại trước không? …

Và nếu đã thuần thục hết cả 5 bài thì mỗi ngày việc tập sẽ như thế nào? Mỗi ngày, tập cả 5 bài hay như thế nào (cả về thời gian và số bài, số lần).

Hay nên tập theo một thời khoá biểu thế nào với những bài thế nào, xin Thày giúp em lời hướng dẫn .

Em xin cám ơn Thày.

Em mong chúc Thày luôn được AN VUI MẠNH để nhiều người hữu duyên được hương nhờ y đức của Thày.

Kính,

Trả lời :

Anh Hiếu vào website này : vietnamsach@vietnamsach.com, để xem cuốn sách tôi đã viết khi còn ở VN, tựa đề Khí Công Y Đạo, trong cuốn này có chỉ dẫn rõ, học xong cấp 1 có những ấn chứng của cấp 1 mới tập sang cấp 2... đến cấp 5.

Thân

doducngoc

------------

Thày Ngọc kính mến,

Thưa Thày,

Xin cám ơn Thày. Em đã đặt mua ở Viêt nam.

Kính,

tdhieu

-----------

Ghi chú : Hiện nay cuốn sách này có bán tại nhà sách Tự Lực ở Cali. Hoa Kỳ.