Con chào Thầy!!
- Con tên:Nguyễn TT. Quê quán: Quảng Xương - Thanh Hóa., 24 tuổi.
- Số đo huyến áp ở hai cánh tay trước và sau hai bữa ăn chính:
+ Buổi sáng: Trước bữa ăn:
. Tay trái: 113-123-124/83-83-84 mmHg. Tay phải: 123-103-118/80-80-81 mmHg.
Sau bữa ăn sáng:
. Tay trái: 103-114-113/68-78-68 mmHg. Tay phải: 99-117-113/60-72-70 mmHg.
+ Buổi chiều: Trước bữa ăn:
Tay trái: 113-109-112/87-68-78 mmHg Tay phải: 106-111-106/61-63-62 mmHg.
Sau bữa ăn:
Tay trái: 130-130-134/87-88-82 mmHg. Tay phải: 108-113-119/91-79-60 mmHg.
- Cảm giác bàn tay, chân: mùa hè thì nóng, mùa đông lạnh buốt. Trán nóng.
- Đi cầu: nếu ăn nhiều thịt cá thường bị đau bụng và đi ngoài, còn ăn rau, đậu phụ, trứng thì tiêu hóa bình thường, không hay bị táo bón, chỉ bị đi ngoài do ăn thức ăn lạ.
Thưa thầy, con vào mạng tìm cách chữa bệnh thì đọc được rất nhiều bài viết về cách chữa bệnh của Thầy, con kính mong thầy cũng sẽ giúp con chữa bệnh. Con có một số bệnh sau ạ:
1. Con hay bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Thời tiết mà thây đổi là con bị các triệu chứng trên, đi nắng con cũng bị say.
2. Khi con 12 tuổi đến bây giờ, bụng chân phải của con lúc nào trời trở lạnh, hay nhiệt độ xuống thấp thường bị nhức mỏi, cảm giác như có kim châm trong chân, mỏi mệt, nếu đau 2 ngày sẽ lan sang bụng chân trái. Nếu như con lấy nhíp nhổ lông mày thì hai chân của con có hiện tượng co giật và nhức mỏi, vậy con bị bệnh gì ạ?
3. Con hay bị đau vùng thượng vị, đi nội soi dạ dày thì người ta bảo con bị viêm trượt hang vị dạ dày, trào ngược dịch mật trong dạ dày.
Con hay bị đau bụng khi ăn nhiều thịt, mỡ, ngô, và đi ngoài lỏng. ăn cơm xong khoảng 2 tiếng là con lại thấy đói bụng, nhưng lúc ăn thì nhanh chán, chỉ vài miếng là con cảm thấy no lắm rồi, con đã uống thuốc nhưng vẫn tái phát thầy ạ, thầy chỉ cho con cách chữa bệnh một cách triệt để với ạ.
4. Khi nhiệt độ xuống thấp, con cảm thấy đoản hơi, khó thở, mệt mỏi, hai bả vai đau nhức, con đã đi chụp điện người ta bảo phổi của con bình thường, nhưng khi nào trời lạnh con lại bị những hiện tượng trên, con ít ho, chỉ cảm thấy đoản hơi, mệt mỏi và nhức đau hai bả vai.
5. Con đi khám phụ khoa, bác sỹ kết luận con bị viêm cổ tử cung lộ tuyến, viêm âm đạo, có nhiều dịch đục, do trực khuẩn Gr (-)(+) gây bệnh, con đã truyền kháng sinh và đặt thuốc do bác sỹ kê nhưng vẫn không khỏi, bây giờ con luôn cảm thấy ngứa âm đạo hàng ngày, dịch ra đặc, trắng, dính và có mùi hôi của bia rượu. Kinh nguyệt của con 30 ngày, khá đều, nhưng cứ đến giữa chu kỳ kinh nguyện con thường bị nhức mỏi xương chậu, nhức vùng kín và ra vài giọt máu trong 2-3 ngày là ngưng. Thầy ơi, bác sỹ nói nếu con không chữa khỏi triệt để sẽ dẫn đến vô sinh, con rất lo lắng vì chỉ còn 3 tháng nữa con sẽ kết hôn, bác sỹ còn nói bệnh con nặng, phải điều trị hết viêm rồi đốt điện để diệt lộ tuyến, nhưng con đọc sách báo thì người ta nói nếu đốt điện khi mang thai, cổ tử cung mở to sẽ làm rạn vết sẹo do đốt điện. Thưa thầy, có cách nào chữa viêm và lộ tuyến mà không cần đốt điện không ạ? việc ra máu giữa chu kỳ của con xảy ra như vậy có vấn đề gì không thầy?
6. Trước đây con bị trận cảm mưa, con sốt cao, sút 5 cân, 1 tháng con chỉ nằm1 chỗ, không làm được gì cả, từ đó cứ mùa đông là chân tay con lạnh ngắt, mùa hè thì chân tay và người con nóng lắm, con đi bắt mạch người ta bảo nhiệt độ cơ thể con không đều, từ đầu xuống rún thì nóng, còn từ rún xuống chân thì lạnh. Con ăn nhiều nhưng không tăng được cân, da dẻ thì vàng vọt không hồng hào, Thầy bắt mạch còn bảo con bị thận yếu, tụy yếu. Con phải chữa như thế nào để tăng được cân và người hết lạnh vào mùa đông và nóng mùa hè ạ?
Con sắp kết hôn, vì thế con thật sự lo lắng cho bản thân, con mong muốn thầy sẽ thương tình trả lời thư con, chỉ cho con những phương thuốc và cách chữa bệnh tốt nhất. Mong thầy sẽ trả lời thư của con.
Kính thư!!!!
Trả lời :
Đo áp huyết thiếu kết qủa nhịp tim mạch để biết hàn nhiệt của cơ thể.
A-Nguyên nhân :
Dấu hiệu bệnh của câu 1,2,3,4 do cùng một nguyên nhân ăn không tiêu, do chức năng hấp thụ và chuyển hóa của hệ tiêu hóa kém, nguyên nhân ăn uống thất thường và lười không chịu tập bụng để giúp bao tử co bóp thức ăn, nên mới bị bệnh bao tử.
Dấu hiệu bệnh của câu 5 là bệnh huyết trắng, đông y gọi là khí hư, để lâu huyết trắng sẽ thành vàng đặc là đã thành mủ dễ trở thành bệnh ung bướu tử cung, theo đông do tỳ hư làm cơ thể thiếu máu, tỳ hư thì con nó là phế cũng hư nên hơi thở yếu, ngược lại bao tử ăn không tiêu thì đầy hơi lại gây khó thở. Phế khí với Bàng quang khí, một âm bên trong, một dương bên ngoài phối hợp với nhau thành vệ khí bảo vệ cơ thể. Phế khí kim mạnh nhờ mẹ nó là tỳ khí thổ nuôi dưỡng, bàng quang khí thủy dương được mẹ nó là đại trường kim nuôi dưỡng, nhưng cả hai kinh mẹ là tỳ và đại trường cũng đang có bệnh, tỳ hư gây ra huyết trắng thuộc âm huyết, kinh đại trường cũng đang bệnh làm đau tay vai trên đường kinh đại trường kéo dài đến ngón tay trỏ.
Dấu hiệu bệnh của câu 6 trên nóng dưới lạnh là thủy hỏa bất giao, hỏa từ tim không đưa xuống thận, thận thủy không đủ hỏa khí để thận thủy biến thành thủy khí giúp thân nhiệt điều hòa do nguyên nhân bị tắc trung tiêu ở bộ tiêu hóa.
Theo lý thuyết đông y, tỳ hư không đủ máu nuôi bắp thịt, và nuôi mẹ nó là phế, nên phế cũng hư không nuôi dưỡng da, phế hư thì thận thủy hư....
Vì có nhiều dấu hiệu bệnh của nhiều tạng phủ, nên không thể chữa theo từng bệnh, nếu cứ chữa đuổi theo ngọn mà không chữa chặn bệnh ở gốc thì chữa bệnh này chưa khỏi lại bị biến chứng sinh ra bệnh khác, lý do thứ hai thức ăn cũng là một vị thuốc, mà chính thức ăn không được chuyển hóa mà bị ứ đọng ở bao tử thì thuốc uống vào cơ thể cũng không được chuyển hóa nên không đem lại kết qủa, nếu không tập luyện khí công để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa.
B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Khí :
1-Ưu tiên tập khí công để thông khí huyết toàn thân trước để điều hòa thân nhiệt và thông khí huyết bị bế tắc ở trung tiêu bằng hai bài tập :
bài 1-Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần và bài 2-Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần.
Tùy theo tình trạng áp huyết thay đổi thấp hay cao. Như trước khi tập, đo áp huyết hai tay, nếu áp huyết cao hơn tiêu chuẩn thì tập bài1 trước làm cho áp huyết xuống, tiếp theo tập bài 2 giúp tăng nhiệt tăng khí tăng áp huyết cho bao tử rồi trở lại bài 1 lại thông khí huyết trung tiêu để tống khứ những thức ăn còn ứ lại trong bao tử xuống ruột và làm giảm áp huyết.
Ngược lại, nếu đo áp huyết thấp thì tập bài 2 trước, rổi tập bài 1, trở lại bài 2, mục đích cũng thông khí huyết trung tiêu, co bóp đẩy thức ăn ứ đọng trong bao tử tiêu hóa hết mà vẫn điều chỉnh được áp huyết và thân nhiệt không bị xáo trộn.
Hai bài tập này tậo vào lúc trước khi ăn 30 phút, giúp cơ thể mau đói bụng thèm ăn, rồi sau khi ăn xong được 30 phút tập lại một lần nữa. Như vậy cứ mỗi bữa ăn đều tập hai lần, trước và sau bữa ăn.
2-Mỗi sáng tập toàn bài khí công trong lớp (Toronto) http://www.youtube.com/watch?v=g-mn4KNrl8Y
3-Trị huyết trắng, viêm âm đạo :
Dùng 1 muỗng nhỏ bột Phèn Chua, một củ Nghệ bằng ngón tay cái, giã nát, cho chung vào ấm nấu với 1 lít nước cho sôi tan hết phèn, đổ vào một cái bô cao (sạch) dùng để đi cầu của trẻ em hay người già, ngồi lên xông cửa mình 30 phút để diệt trùng, sau đó lấy nước này rửa cửa mình. Xông mỗi tối cho đến khi hết huyết trắng hết viêm.
Tinh :
1-Xem hướng dẫn trong bài 387, chọn những thức ăn bổ máu được nấu ở dạng lỏng, như canh, súp, cháo, vừa có công dụng bổ máu, vừa dễ tiêu, dễ tan trong máu. Áp dụng trong nhiều ngày.
2-Dùng thuốc Phụ Tử Bổ Trung Thang :Trị tỳ vị khí hư, kém ăn, mệt mỏi, tự ra mồ hôi, sa xệ trường vị, tử cung, chóng mặt, lạnh, áp huyết thấp :
Hoàng kỳ 6g, Bạch truật, Chích thảo, Nhân sâm, Đương quy, 4g. Trần bì 2g. Thăng ma, Sài hồ, Phụ Tử. 1,2g. Đại táo 2 qủa, gừng 1 lát.
Sắc 2 lần, lần nhất sắc 4 chén cạn còn 1 chén. Lần 2 sắc 3 chén cạn còn 1 chén. Hòa chung chia 2 lần. Uống sáng và tối trong 10-20 ngày.
3- Trước khi ăn uống 20 viên thuốc Bổ Trung Ích Khí Hoàn (Bu Zhong Yi Qi wan, trị cơ thể suy nhược, khí hư huyết trắng, sa tử cung, trĩ, tỳ vị suy yếu hư hàn, thức ăn biến thành đàm), rồi tập xong mới ăn. Thuốc sẽ giúp tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn từng bữa
Thần :
Trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần.
Thân
doducngoc