Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Bác sĩ kết luận : Suy thận độ 2

Kính gửi Thầy Đỗ Đức Ngọc:

Con tên là Phạm Thị Loan con ở Thành Phố Vũng Tàu Việt Nam, Năm 2011 con có viết thư cho thầy hỏi về bệnh thận của con và đã được thầy chỉ cho bài tập vỗ tay bốn nhịp con đã làm theo và đến nay hai chân con đã đi lại khỏe mạnh hơn. Con vô cùng biết ơn thầy và con

cũng không biết nói gì hơn chỉ biết cảm ơn thầy rất nhiều, thầy ơi hôm vừa qua con xem trên mạng thấy thông báo thầy sắp nghỉ hưu không trả lời các thư hỏi bệnh nữa con cũng thấy nhưng khi mở ra đọc thì máy không thể nào tải nổi và không tìm thấy các video của thầy giảng đã từ mấy tháng trước rồi mà con thử rồi mấy máy cũng không đọc được thầy ạ không hiểu sao lại như vậy, thầy ơi hôm 27 tháng 7 năm 2012 con đi khám tại bệnh viện chợ rẫy bác sĩ nói con bị suy thận độ 2 con lo sợ quá và hôm nay con viết thư mong thầy giúp đỡ con thên lần nữa con có đo huyết áp nữa ạ .

Ngày 04/08
-Trước khi ăn trưa 111/80/80 -Sau khi ăn trưa :110/80/80 - Trước khi ăn tối :111/78/80 - Sau khi ăn tối : 110/80/80
sức khỏe của con bây giờ thì cũng không mệt gì cả chỉ khi con đi làm mà ngồi nhiều thì hay đau sau lưng từ ngang trên sườn xuống đến mông mà mỏi nhiều nhất là đọan eo lưng ,con còn bị sỏi rất nhiều hai bên thận con đã làm theo cách thầy chỉ uống nước dứa nướng nhưng không có kết quả .Con rất lo sợ vì nếu bị suy thận thì khổ lắm ạ con kính mong thầy giúp đỡ con với . Sau đây con sẽ ghi rõ các chỉ số con đi xét nghiệm cho thầy coi giúp con .

Xét nghiệm công thức máu của con :
RBC :4.68 tiêu chuẩn : (3.8-5.5)
HGB :128 (120-170)
HCT :41.3 (34-50)
MCV:88.2 (78-100)
MCH :27.4 (24-33)
MCHC :311 (315-355)
CHCM: 319 ( 310-360)
WBC : 4.60 (4-11)
%NEU : 57.5 (45-75)
%LYM: 32.2 (20-40)
%MONO : 5.7 (4-10)
%EOS : 1.1 (2-8)
%BASO : 0.3 (0-2)
%LUC : 3.1 (0-4)
#N-RBC : 0 (0-0.001)
%NRBC ; 0 (0-0.1)
PLT : 148 (200-400)
MPV : 6.9 (7-12)
RRBC : +

Sinh hóa
B.U.N : 28.1 (7-20)
CREATININ : 1.5 (0.7-1.5)
Egfr(MDRD) : 40.67 ml/min/1.73m2

Ion đồ máu
NA+ : 140 (135-150)
K+ : 2.8 (3.5-5.5)
CL- : 112 (98-106)
CaTP : 1.9 (2.2-2.6)

Thầy ơi trên đây là toàn bộ xét nghiệm máu của con ngày 27/7/2012 thầy cố gắng bớt chút thời gian vàng ngọc của thầy để giúp con với con trân trọng cảm ơn thầy nhiều lắm con chờ tin của thầy.

Trả lời :
Theo đông y : Ăn được, ngủ được là tiên.

Khi có bệnh ăn không được, do không hấp thụ và chuyển hóa, ngủ không được do 3 yếu tó Tinh-Khí-Thần. Tinh do thiếu máu hay dư máu, Khí dư thừa hay thiếu khí. Tinh và Khí hợp lại dư thừa làm ra bệnh cao áp huyết, thiếu khí huyết làm ra bệnh áp huyết thấp. Thần do lo lắng sợ sệt. Như vậy tinh sai khí thiếu thần suy làm ra bệnh ăn ngủ không được.

Đối với KCYD thì khám tìm bệnh bằng máy đo áp huyết so với tiêu chuẩn tuổi :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Phân tích những dấu hiệu suy thận theo tây y như bài viết trả lời dưới đây của bác sĩ Nguyễn văn Lợi để biết chúng ta có bị bệnh suy thận hay không do nguyên nhân nào :

Theo kết qủa xét nghiệm máu thì cháu không thuộc loại suy thận cấp, còn trường hợp suy thận mãn có những dấu hiệu sau đây xem cháu có rơi vào trường hợp nào không :

-Tăng áp huyết kéo dài do thận ứ nước, mất cảm giác ngon miệng, choáng váng nôn, mệt mỏi, giảm trí nhớ tập trung, mất ngủ do thiếu máu, miệng hôi tanh, ngứa phù mặt, khó thở hụt hơi,rối loạn đường tiểu ít hoặc nhiều, tổn thương thận tiểu ra máu...

Ngoài ra theo kinh nghiệm KCYĐ, do ăn mặn uống nhiều nước, lười vận động nên tăng áp huyết giả. Nếu biết tập khí công bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100-200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút giúp tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, và tập thở thiền ở huyệt Khí Hải Đan Điền Tinh, ấn giữa huyệt Khí Hải sâu 3cm và lâu 60 phút, chỉ cần nằm nghe khí huyết chuyển động trong bụng dần dần có cảm giác chân đang sưng phù tê dại, lạnh, sẽ có cảm giác chân ấm, chân nhẹ hơn do khí huyết lưu thông nhờ huyệt Khí Hải làm mạnh thận dương, lúc đó đo lại áp huyết mới là áp huyết thật sẽ thấp hơn tiểu chuẩn có nghĩa là thiếu máu, thì cần phải uống thuốc bổ máu B12 trong 1 tháng cùng với tập luyện hai bài trên Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100-200, Thở thiền ở Khí Hải mỗi ngày 3 lần, mỗi lần lâu 1 giờ đó là cách lọc thận bằng khí mà không cần phải lọc thận bằng nước, mỗi lần khát mới cần uống 1/3 ly, tối đa một ngày 6-8 lần.

Nếu đau vùng lưng thận kéo đến bụng dưới trước rốn hay ngược lại là thận có sạn, thì uống lá Cỏ Đồng Tiền chế thành viên bán ở tiệm thuốc bắc dưới tên Kim Tiền Thảo. Tối uống 5 viên và uống 1 ly đầy nước, rồi tập bài Kéo Ép Gối, sáng uống 5 viên và uống 1 ly đầy nước rồi tập bài Kéo Ép Gối trước khi đi tiểu, áp dụng trong 5 ngày, sạn sẽ vỡ ra làm nước tiểu đục và hết đau từ lưng kéo đến rốn bụng hay ngược lại, và tiến nói sẽ cảm thấy mạnh hơn không bị mệt, và hết lâm râm đau bụng và lưng.

Mỗi ngày đo áp huyết trước và sau khi ăn xem áp huyết có lọt vào tiêu chuẩn không, nếu thấp thì tập thêm bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm mạnh thận dương, làm tăng áp huyết và thân nhiệt, nếu cao áp huyết thì tập thở thiền ở huyệt Khí Hải lâu hơn, nhiều lần hơn.

Còn so sánh bảng kết qủa thử nghiệm máu :
MCHC : 311 (315-355)
Có nghĩa là nồng độ hemoglobin tiểu thể (MCHC) do thiếu máu. Điều này là khi cơ thể của bạn thấp vào những gì cần thiết liên quan đến năng lượng. Thông thường, thiếu sắt. Người khỏe mạnh có một số lượng đầy đủ chính xác kích thước tế bào máu đỏ có chứa hemoglobin, đủ để mang đủ oxy cho cơ thể.

PLT : 148 (200-400)
Kiểm tra PLT máu còn được gọi là xét nghiệm máu tiểu cầu hoặc số lượng tiểu cầu. PLT trong xét nghiệm máu là viết tắt của 'tiểu cầu. PLT thử nghiệm được thực hiện để đếm có bao nhiêu tiểu huyết cầu trong máu của chúng tôi. Số lượng tiểu cầu trong một đo vi của máu có thể dao động từ 150.000 đến 400.000.Chức năng tiểu cầuTiểu cầu giúp máu đóng cục. Tiểu cầu là tế bào hình đĩa được hình thành trong tủy xương, và từ từ phát hành vào máu. Họ có một loại protein trên bề mặt, giúp các tế bào dính vào nhau, và những bức tường của các mạch máu. Điều này giúp cho việc đông máu và ngăn chặn chảy sau khi bị thương.Nếu mức độ tiểu cầu giảm rất thấp (dưới 20.000 trong đo vi), máu không đông một cách dễ dàng, dẫn đến mất máu lớn hơn. Mức rất thấp của tiểu cầu thậm chí có thể dẫn đến chảy máu tự phát, có thể là một tình trạng đe dọa tính mạng.Mặt khác, nếu các mức độ của tiểu cầu quá cao, họ có thể dính vào nhau trong khối (cục máu đông), gây tắc nghẽn trong mạch máu. Điều này thậm chí có thể dẫn đến tử vong do huyết khối-nghẽn mạch.

B.U.N : 28.1 (7-20)
- BUN là một xét nghiệm mà trong một chùng mực nào đó nó được xem là xét nghiệm thường qui được sử dụng trước tiên đế đánh giá chức năng thận. Xét nghiệm này thường được thực hiện trên bệnh nhân mắc nhiều bệnh khác nhau.
- Urea được hình thành từ gan, là sản phẩm cuối cùng của chuyển hoá protein ( hay thoái hoá). Trong quá trình tiêu hoá, protein phân giải thành các amino acids. Amino acids có chứa nitrogen, thành NH4+ (ammonium ion), trong khi đó các phân tử khác được sử dụng để tạo năng lượng hay tạo những chất khác cần thiết cho tế bào. Ammonia kết hợp với những phân tử nhỏ khác tạo ra urea. Urea vào trong máu ( có mang theo amonia) . cuối cùng nó được thận thải ra qua nước tiểu.
- Những bệnh lý của thận thường ảnh hưởng đến sự bài tiết urea, vì vậy làm tăng BUN trong máu. Những bệnh nhân bị mất nước hay bị chảy máu dạ dày, ruột cũng có mức BUN trong máu cao bất thường. Nhiều thuốc cũng ảnh hưởng đến BUN do cạnh tranh với BUN trong việc đào thải ra nước tiểu.
Những điều cần lưu ý:
- Ở một số người bị bệnh gan, lượng BUN thường thấp nếu như chức năng thận vẫn còn bình thường.
- Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến BUN, nên trước khi làm xét nghiệm này nhân viên y tế phải biết bệnh nhân đã dùng thuốc gì trước đó rồi.
- Những thuốc làm tăng BUN bao gồm :allopurinol, aminoglycosides, cephalosporins, chloral hydrate, cisplatin, furosemide, guanethidine, indomethacin, methotrexate, methyldopa, thuốc gây độc cho thận(chẳng hạn, apirin liều cao, amphotericin B, bacitracin, carbamazepine, colistin, gentamicin, methicillin, neomycin, penicillamine, polymyxin B, probenecid, vancomycin), propranolol, rifampin, spironolactone, tetracyclines, thiazide diuretics, và triamterene.
- Những thuốc làm giảm BUN gồm chloramphenicol và streptomycin.
- Tĩnh mạch và động mạch có kích thước khác nhau từ người này sang người khác, và khác nhau tuỳ theo vùng trên cơ thể . Do đó, việc lấy máu có thể gặp khó khăn ở nhóm người này hơn so với những người khác.
BUN tăng trên mức bình thường có thể gặp trong:
- Suy tim sung huyết,- Tăng chuyển hoá protein (chẳng hạn như đói ) ,- Tăng lượng proteine hấp thu vào, - Chảy máu dạ dày-ruột, - Giảm thể tích (như do phỏng, mất nước), - Nhồi máu cơ tim,- Bệnh thận( ví dụ : viêm vi cầu thận cấp, viêm đài bể thận cấp và hoại tử ống thận cấp) , suy thận - Choáng ( sốc),- Tắc nghẽn đường tiểu ( ví dụ : do u, sỏi và phì đại tiền liệt tuyến)
BUN thấp hơn mức bình thường có thể gặp trong:
- Suy gan - Ăn uống thiếu protein - Suy dinh dưỡng - Hydat hoá quá mức
Những bệnh khác cần phải làm xét nghiệm này là:
- Hội chứng thận hư cấp tính - Hội chứng alport - Tắc mạch máu thận - Suy thận mãn - Viêm đài bể thận cấp - Sa sút trí tuệ do chuyển hoá - Bệnh thần kinh do tiểu đường - Ngộ độc digitalis - Bệnh thận giai đoạn cuối - Động kinh- Hội chứng Goodpasture"s - Hội chứng tán huyết do urea huyết cao - Hội chứng gan-thận - Viêm vi cầu thận tiến triển nhanh có tăng sinh trung mô IgM - Viêm ống thận mô kẽ - Viêm thận do lupus - Cao huyết áp ác tính (xơ cứng động mạch thận) - Nang thận - Tăng sinh màng GN I - Tăng sinh màng GN II - Tiểu đường không phụ thuộc insulin - Tăng azote trước thận- Thoái hoá dạng bột tiên phát- Viêm vi cầu thận tiến triển nhanh ( sang thương liềm) - Vệnh thoái hoá dạng bột hệ thống thứ phát - Bướu Wilms"

K+ : 2.8 (3.5-5.5)
Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra này để chẩn đoán hay theo dõi bệnh thận. Nguyên nhân phổ biến nhất của nồng độ kali cao là bệnh thận.

Bởi vì kali là rất quan trọng đến chức năng tim, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu xét nghiệm này nếu bạn có dấu hiệu của bệnh cao huyết áp hoặc bệnh tim. Những thay đổi nhỏ nồng độ kali có thể có một ảnh hưởng lớn đến hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp, đặc biệt là tim. Các mức thấp của kali nguyên nhân gia tăng hoạt động cơ tim, có thể dẫn đến nhịp tim bất thường. Mức độ cao gây ra hoạt động giảm cơ tim. Cả hai tình huống có thể dẫn đến một cơn đau tim trong một số trường hợp.
Hoạt động co bóp cơ tim mạnh hay yếu nhờ trao đổi chất giữa Kali, Natri, Cl, làm thay đổi nhịp tim, trong khi cháu cho kết qủa số đo áp huyết không đúng sự thật, không đủ hai bên tay trái và phải, trước và sau khi ăn để biết tình trạng chuyển hóa chất đường, đạm, muối..., và không bao giờ cho kết qủa 4 lần đo giống nhau được, nếu giống nhau là lý tưởng đối với người máy thôi.

Ngày 04/08,-Trước khi ăn trưa 111/80/80-Sau khi ăn trưa :110/80/80- Trước khi ăn tối :111/78/80- Sau khi ăn tối : 110/80/80. Tuy nhiên nhịp tim ổn định 80 thì kết qủa thử nghiệm này sai. không đáng lo.

CL- : 112 (98-106)
Những xét nghiệm này giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như nôn mửa kéo dài, tiêu chảy, suy nhược, suy hô hấp. Nếu sự mất cân bằng chất điện phân được phát hiện, bác sĩ xem nguyên nhân là mất muối (trong trường hợp nôn mửa, mất nước, hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu, nước tiểu clorua sẽ rất thấp) hoặc vượt quá của một số hormone như cortisol, aldosterone (có thể ảnh hưởng đến bài tiết chất điện phân). Xét nghiệm nước tiểu cho clorua cũng được sử dụng, cùng với natri, giám sát người được đưa vào một chế độ ăn ít muối. Nếu mức độ natri và clorua cao, bác sĩ biết rằng các bệnh nhân không tuân theo chế độ ăn uống.

CaTP : 1.9 (2.2-2.6)
HẠ CALCI MÁU
Hạ calci máu ít gặp hơn tăng calci máu song thường có triệu chứng và đòi hỏi điều trị. Triệu chứng gồm mất cảm giác nhẹ (tê) ngoại biên và quanh miệng, co rút cơ, co quắp cổ tay chân, co quắp thanh quản, động kinh và ngưng hô hấp. Tăng áp lực nội sọ và phù gai thị có thể xảy ra với tình trạng hạ calci máu kéo dài, và những thể hiện khác gồm dễ cáu giận, trầm uất, loạn thần, chuột rút ruột và kém hấp thu mãn. Dấu Chovostek và Trousseau thường dương tính, và khoảng QT kéo dài. Tình trạng hạ magnesi máu và nhiễm kiềm đều làm thấp ngưỡng của co giật.
Khác với TĂNG CALCI MÁU
Tăng canxi máu do bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây ra mệt mỏi, trầm uất, lú lẫn, chán ăn, buồn nôn, bón, tổn thương ống thận, đa niệu, khoảng QT ngắn và rối loạn nhịp tim. Những triệu chứng thần kinh và tiêu hóa có thể xảy ra ở mức calci huyết thanh > 2.9 mmol/L (> 11.5 mg/dL), nhiễm canxi thận và suy chức năng thận xảy ra khi calci huyết thanh là > 3.2 mmol/L (> 13mg/dL). Tăng calci máu trầm trọng thường được định nghĩa là > 3.7 mmol/L (> 15 mg/dL), có thể là một cấp cứu nội khoa, đưa đến hôn mê và ngừng tim.

Kết luận theo KCYĐ.:
Nguyên nhân ăn không đủ chất dinh dưỡng, không có chất tạo máu Fe2 : do thiếu máu, thiếu tiểu cầu, dư protein không được chuyển hóa làm tâm-thận suy bởi lười vận động thể dục thể thao, nên thiếu oxy O3 để duy trì công thức máu Fe2O3 nên cơ thể không đủ máu nuôi các tế bào chức năng, nên khi đi thử nghiệm máu sẽ thấy được kết qủa càng ngày càng tệ, dưới nhiều tên gọi bệnh khác nhau.

Giả sử nếu cần lọc thận thì cách chữa lọc thận có đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi chất sắt Fe2 và chất khí Oxy để làm tăng máu, tăng áp huyết hay tăng hồng cầu và tiểu cầu không. Vì muốn tăng máu phải uống thuốc B12 và truyền dịch sérium, giữ công thức máu và làm mạnh chức năng tâm-thận phải tập khí công làm tăng áp huyết mạnh tim mạch bằng bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần trước và sau mỗi bữa ăn 30 phút, Muốn thức ăn chuyển hóa tốt, phải tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng trước và sau mỗi bữa ăn 200 lần làm thông khí huyết toàn thân, mạnh chức năng tạng phủ, làm mạnh thận, tập càng nhiều giống như lọc thận bằng khí thay vì bằng nước, sẽ thông tiêu tiểu dễ dàng.
Thân
doducngoc
------------
Bài đọc tham khảo :
Xin bác sĩ cho biết, làm thế nào để phát hiện sớm những dấu hiệu khi thận bị suy?
Hoàng Xuân Thủy (Hòa Bình)
Rất nhiều bệnh về thận như viêm cầu thận cấp, viêm ống thận cấp, viêm cầu thận mạn... nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực đều có thể tiến triển đến suy thận. Vì vậy, những người mắc bệnh về thận cần biết rõ những dấu hiệu suy giảm chức năng thận để kịp thời khám và điều trị nhằm cải thiện thời gian và chất lượng cuộc sống. Suy thận có hai loại, đó là suy thận cấp và mạn tính. Suy thận cấp là sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh chóng trong vài ngày. Suy thận mạn tính diễn ra thời gian dài hơn, gây ra bởi các bệnh mạn tính như tăng huyết áp kéo dài, dị tật bẩm sinh ở thận. Đa số các triệu chứng suy thận là không rõ rệt, thường gặp là mất cảm giác ngon miệng, choáng váng và nôn. Ngoài ra, bệnh nhân bị suy thận còn có các dấu hiệu khác như mệt mỏi, khó tập trung, giảm trí nhớ và mất ngủ (do thiếu máu, do chức năng thận suy giảm), có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi, sợ ăn thịt, ngứa (do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể); phù ở mặt, chân hoặc tay, khó thở, hụt hơi, tăng huyết áp (do tích tụ nước trong cơ thể); đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có bọt hoặc bong bóng, đi tiểu ra máu (do thận bị tổn thương)... Để phát hiện và điều trị suy thận sớm, bệnh nhân cần đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ khi các triệu chứng nói trên xuất hiện. Như thế, việc điều trị mới có hiệu quả cao và tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.
(BS. Nguyễn Văn Lợi)