Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Video bài giảng 10 tại Thụy Điển

https://www.youtube.com/watch?v=b114k89DJxk

Giải thích :

1-Tập luyện hơi thở bằng niệm A-Di-Đà-Phật

Ở phút đầu.

Niệm danh hiệu Phật có 4 câu với 4 giai điệu cao thấp khác nhau gọi là 1 bài

À Di Đa Phật

Á Di Đà Phật

A Di Đà Phật

A Đa Phật.

Luyện thở 1 câu 1 hơi thở, cứ mỗi câu trong bài là 1 hơi thở.

Luyện thở 2 câu 1 hơi thở. Nhập câu 1 và 2 làm 1 hơi thở.

Luyện thở 4 câu 1 hơi thở niệm nhỏ và nhanh hơn, nhập 4 câu là 1 bài 1 hơi thở

Luyện thở 8 câu 1 hơi thở niệm nhỏ hơn để giữ khí và niệm nhanh hơn cho đủ 8 câu là nhập 2 bài trong 1 hơi thở mà không bị thiếu hụt hơi.

Cách lấy hơi để hát là khi vừa hết câu cuối là hết hơi thì há miệng rồi hát tiếp, không nâng ngực nâng vai, không hít vào bằng mũi, giống như lớp học nhạc làm ca sĩ, không cần để ý hít thở, cứ hát làm sao đúng nhịp mà không mệt.

Luyện thở 12 câu 1 hơi thở, thì giống như mình hát mỗi bài 4 câu, thì hát luôn 1 hơi 3 bài là 12 câu thật nhanh thật nhỏ giống như chỉ nhấp môi, không há lớn miệng làm mất hơi hụt hơi, lúc đó lưỡi rung nhanh trong cổ họng làm kich thích tuyến nước bọt sẽ ra nhiều nước miếng sẽ làm mạnh thận, và niệm Phật cả ngày như thế trong miệng tạo ra hơn 3000 ngụm nước miếng do thận thủy biến thành thận khí, tổng số nước bọt nuốt vào họng là nước cam lồ tương đương 3 lít nước vào bụng thì cả ngày không bị khát nước không cần phải uống thêm nước ở ngoài.

Khi niệm nhanh được 3 bài 1 hơi thì tất cả theo cách niệm nhanh nhỏ cứ thế tập liên tục không cần biết là bao nhiêu bài bao nhiêu câu nữa, cứ niệm liên tục cho đến khi hết hơi thì lại há miệng niệm tiếp cho liên tục không gián đoạn.

Đó là cách luyện thở khí công Tịnh Độ sẽ đạt được kết qủa : Tâm-Tức điều hòa tiêu vạn bệnh.

Có nghĩa là để tâm trí vào câu niệm Phật theo hơi thở cho đúng nhịp, cho không hụt hơi, không trật nhịp, cho ra nước miếng, niệm đều đặn không gián đoạn, khi đi đứng nằm ngồi, làm việc, mọi lúc mọi nơi, cho tăng khí lực tăng công lực, nội lực có nghĩa niệm hoài cơ thể không mệt mỏi thì âm-dương hay khí-huyết hoà hợp thì nhịp tim hòa hoãn không nhanh không chậm, giúp ổn định áp huyết lúc nào cũng lọt vào tiêu chuẩn.

Công dụng theo Tinh-Khí-Thần :

a-Công dụng về Tinh :

Khi miệng xuất ra nước bọt, làm thèm ăn, mau tiêu thức ăn, không bị ợ hơi, bao tử không bị đầy hơi, tránh được bệnh viêm họng lưỡi.

b-Công dụng về Khí:

Hết bệnh suyễn, oxy vào cơ thể nhiều hơn làm tăng hồng cầu, có nghĩa là máu đen Fe2O2 có thêm oxy thành máu đỏ Fe2O3 nhiều hơn nên da mặt hồng hào, là hơi thở dài hơn mà không mệt là chức năng thận mạnh hơn, tránh được nhiều bệnh liên quan đến khí...

c-Công dụng về Thần :

Nhờ nhất tâm theo hơi thở là là một lối thiền định, không làm tâm viên ý mã là tâm được an trú trong hiện tại, niệm không gián đoạn, không xen tạp, nếu nhất tâm huớng về Tịnh Độ thì tập Khí Công Tịnh Độ vừa nhờ vào tự lực mà thân được khỏe mạnh không bệnh tật, vừa nhở vào tha lực mà được trí sáng tâm khai.

2-Bảng tiêu chuẩn chuyển đổi đường-huyết lúc đói và lúc no theo 2 đơn vị đo lường bằng mmol/l và mg/dL.

Ở phút 25:18

a-Đường-huyết thấp bị mù mắt, sỉu, hôn trầm, đau nhức thần kinh gân cơ, đau nhức toàn thân, hoa mắt chóng mặt, loãng xương, thoái hóa đốt sống cổ lưng, đĩa đệm, mất trí nhớ....

mmol/l 3.0 =mg/dL 40

b-Thiếu đường, mệt, buồn ngủ, đau nhức thần kinh gân cơ, đau nhức toàn thân, loãng xương, thoái hóa đốt sống cổ lưng, đĩa đệm, hay bị mệt tim, vã mồ hôi, người lạnh, chân tay tê lạnh, mất trí nhớ...

mmol/l       =     mg/dL

4.0              =        60

5.0              =        80

c-Tiêu chuẩn khi bụng đói : Nếu khi bụng no mà đưởng-huyết nằm trong tiêu chuẩn như lúc đói này thì cơ thể thiếu năng lượng để làm việc, sẽ mau mệt mỏi, mệt tim đau nhức.

6.0              =       100

7.0              =       120

8.0              =       140

d-Tiêu chuẩn khi bụng no : Nếu khi bụng đói nằm trong tiêu chuẩn này là có bệnh tiểu đường

8.0              =         140

9.0              =         160

10.0            =         180

11.0            =          200

12.0            =          220

Sau khi ăn đường huyết cao hơn 12.0 mmol/l nhưng đến bữa ăn sau đường-huyết phải xuống trong tình trạng đói (6.0-8.0mmol/l), nếu đường-huyết không xuống ở tiêu chuẩn đói, chứng tỏ bệnh nhân ăn xong, không tiêu, cơ thể không chuyển hóa thức ăn, hay bệnh nhân lười vận động, chúng ta biết ngay.

Do đó cần phải tập bó chân tập bài đi cầu thang 30 lần làm tiêu đường-huyết giúp chuyển hóa thức ăn để thức ăn không bị biến thành mỡ.

Thân

doducngoc