Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

135 - Thế nào là chữa ngọn và chữa gốc theo đông tây y.

 

Một ví dụ về chữa ngọn chữa gốc cho dễ hiểu như sau :

Trong vườn nhà chúng ta có một cây ăn trái, lá cây bị khô héo cằn cỗi rơi rụng dần. Theo khoa học phải lấy lá cây về thử nghiệm để tìm xem loại sâu nào, và phải tìm ra loại thuốc chữa đúng, nếu đúng loại sâu và có đúng loại thuốc chữa, có thể ngăn chặn sự rụng lá, nếu loại sâu mới chưa có thuốc chữa thì đành thử nghiệm và lá vẫn rơi rụng nhiều hơn cho đến vài tháng cây sẽ chết. Theo nông dân, cây lá khô rơi rụng, không biết sâu loại gì, cần phải tưới nước bón phân chăm sóc đều mỗi ngày trước đã, lá sâu khô héo vẫn rụng, lá non đâm trồi nẩy lộc, cành khô cứ gẫy, cành mới mọc ra, 3 tháng sau cây lại ra lá xanh tươi tốt.

Cho nên y học đông tây cũng đều chữa bệnh cho con người, và mong cầu cho bệnh nhân được khỏi bệnh, nhưng tự chúng ta phân biệt đố kỵ đông tây, mà không chịu kết hợp được cả hai làm một, vừa chữa ngọn vừa chữa gốc, nên bệnh mới càng ngày càng phức tạp trở nên mãn tính nan y.

Theo đông y, khi khám bệnh, luôn luôn tìm gốc bệnh theo chứng để quy về ngũ hành tạng phủ như phế (kim), thận (thủy),can (mộc), tâm (hỏa), tỳ (thổ)…Khi định bệnh phải tìm dấu hiệu bệnh để sắp xếp phân loại bệnh đó là hư hay thực, hàn hay nhiệt. Từ đó, cách chữa bệnh là bổ hư, tả thực. Hư thì bổ mẹ (của hành bệnh), Thực thì tả (con của hành bệnh), và Hàn thì cắt hàn, làm ấm lại tạng phủ. Nhiệt thì tả nhiệt làm mát lại tạng phủ.

Trong đầu của thầy thuốc đông y, khi bắt tay vào chữa bệnh, lúc nào cũng tự hỏi, Bổ tạng phủ nào, Tả tạng phủ nào, làm ấm tạng phủ nào, làm mát tạng phủ nào. Muốn biết lại phảỉ đặt câu hỏi làm sao biết tạng phủ nào bệnh, do đó phải học những kinh nghiệm đã đúc kết được từ mấy ngàn năm qua dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học mà các bậc tiền bối đã để lại.

Khi định bệnh qua dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học, chúng ta mới nhận ra hai cách chữa khác nhau giữa đông tây y là đông y chữa vào chứng của tạng phủ bao gồm nhiều bệnh do một gốc bệnh của tạng phủ sinh ra, còn tây y chữa vào từng bệnh, nên bệnh đ ó hết, nhưng gốc bệnh chưa chữa nên vẫn còn những bệnh khác, hay chữa cùng một lúc tất cả các bệnh trong một gốc phải qua nhiều bác sĩ chuyên khoa khác nhau, vô tình trở thành lạm dụng nhiều thứ thuốc gây ra nhũng phản ứng phụ gây ra nhiều bệnh khác.

Chúng ta nghiên cứu cách chữa thực tế của hai phương pháp đông tây y trong một trường hợp bệnh nhân khai bệnh đơn giản như sau :

Ho suyễn nhiệt, ngực sườn đây đau tức, khó thở phải ngẩng đầu lên mới thở được, đau vai, lưng, cùi chỏ, đầu gối, cẳng chân, khí nghịch, ra mồ hôi, sưng đau hầu họng phổi.

Đối với thầy thuốc tây y :

Nếu những bệnh này chữa theo tây y sẽ chữa ngọn qua nhiều bác sĩ chuyên môn, có bệnh chữa được có bệnh không chữa được, thí dụ : thở khẽ ngắn hơi mà không phải là suyễn, thử máu không có bệnh nên không chữa, tiếng nói yếu thấp, không chữa, tự ra mồ hôi không chữa, họng khô cho xịt thuốc, da khô dùng mỹ phẩm crème bôi da, suyễn dùng thuốc suyễn, thuốc xịt cổ họng, chân tay lạnh mặc áo ấm đeo găng đi vớ, da tê buốt bôi crèm…Mỗi bác sĩ chuyên khoa như phổi, tim, xương, tai mũi họng, da, vật lý trị liệu…đếu cho thuốc riêng đặc trị của khoa mình. Cuối cùng những thuốc này trở thành một loại hóa chất tổng hợp, vừa làm xáo trộn chức năng thần kinh không biết phải điều chỉnh thần kinh hưng phấn hay ức chế, vừa làm hại bao tử và gan chứa nhiều độc tố sẽ tích lũy nhiều ngày tháng trong thời gian chữa trị lâu dài mà không khỏi bệnh, vì đó là cách chữa vào ngọn, chữa được bệnh này làm hại bệnh kia không thuộc lãnh vực chuyên môn của mình, những thuốc này phải dùng mỗi ngày cho đến suốt đời, nếu không dùng tiếp bệnh sẽ trở lại như cũ. Do đó đã có nhiều bác sĩ tây phương ở Âu châu học thêm đông y kết luận : Tây y chữa vào symptoms (ngọn), đông y chữa vào système (gốc).

Tuy nhiên, trong tây y, chỉ có bác sĩ nội khoa, gần giống như đông y, biết rằng những bệnh theo dấu hiệu đều có liên quan với nhau do một gốc bệnh, vị này chỉ cần cho thuốc một hai loại thuốc là các dấu hiệu bệnh đều khỏi. Ngày nay bác sĩ nội khoa rất hiếm vì rất khó học, gần như học đa khoa về từng khoa rồi nối kết thành môn nội khoa để tìm ra nguyên nhân gốc bệnh.

Đối với thầy thuốc đông y :

Tất cả các dấu hiệu bệnh do bệnh nhân khai, thầy thuốc đông y bắt 12 mạch của lục phủ ngũ tạng, sẽ tìm ngay ra được kinh Phế bị bệnh. Trong đông y có 28 biểu đồ mạch khác nhau để khám chi tiết, nhưng 4 mạch thường dùng để khám tìm ra hư, thực, hàn, nhiệt. Hư thì mạch Trầm, thực thì mạch Phù, hàn thì mạch Trì, nhiệt thì mạch Sác.

Để xác nhận mạch bắt được có đúng với dấu hiệu bệnh trong chứng của tạng phủ bị hư, thực, hàn, nhiệt, phải đối chứng với dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học được trích dẫn dưới đây. Nếu đúng là đã tìm ra gốc bệnh.

Những chứng dưới đây, nếu khai bệnh với bác sĩ tây y thì cách chữa trị rất khó, nhưng đối với đông y, là những chứng bệnh đơn giản chứ không phức tạp, thí dụ như phế hư, phế thực, phế hàn, phế nhiệt, riêng từng chứng có biểu đồ mạch rõ ràng, còn những chứng phức tạp là dấu hiệu bệnh lẫn lộn đều có trong hai ba chứng một lúc như chứng phế hư nhiệt, phế hư hàn, phế thực nhiệt, phế thực hàn, phế vị thực nhiệt, phế vị thực hàn, tâm phế thực nhiệt, can phạm phế, phế thận lưỡng hư…tất cả những chứng bệnh đều có dấu hiệu bệnh riêng, đông y đều biết nguyên nhân gốc, và chỉ chữa gốc mới khỏi hết bệnh.

Tuy nhiên khi đặt kế hoạch chữa, ưu tiên chữa ngừa biến chứng trước, có nghĩa ngăn chặn ngưng ngay bệnh lây lan truyền kinh, ưu tiên thứ hai, chữa vào gốc bệnh thì chận đứng được bệnh phát triển, từ đó, các dấu hiệu bệnh tự biến mất, nếu còn sót lại bệnh, thì lúc đó mới chữa vào ngọn. Cách chữa kiểu này là chữa theo y-đức, cũng là y-đạo của bậc thượng công, bệnh bớt từ từ nhưng dứt hẳn. Người thầy dở, chỉ học theo cách chữa ngọn từng bệnh, hay ngay cả thầy giỏi, nhưng y-đức kém, muốn nuôi bệnh kiếm tiền, và muốn nổi tiếng chữa ngay vào ngọn, đông y đánh giá thầy thuốc đó là bâc hạ công, như bệnh nhân đang ho, chữa ho hết liền, bệnh nhân khen là thầy giỏi, nhưng gốc bệnh không chữa sẽ tái phát sang bệnh khác như suyễn, lại chữa suyễn, tái phát sang hư thận, lại chữa thận……

Riêng cách chữa của khí công, cũng căn cứ theo lý thuyết đông y về hư-thực, hàn-nhiệt, cũng căn cứ theo mạch, nhưng học mạch khó và mất thời gian lâu mới bắt mạch chính xác. Môn học Khí Công Y Đạo có phương pháp bắt mạch mới, là Quy Kinh Chẩn Pháp, khám bệnh khí huyết, âm dương, hư thực, hàn nhiệt bằng cách bấm bẻ trên đầu các ngón tay chân. Còn muốn chứng minh cho tây y thấy bằng các con số cụ thể, thì dùng máy đo áp huyết đo ở hai cánh tay và cổ chân, số đầu tiên chỉ khí hư hay thực, số thứ ba chỉ mạch tim đập là hàn hay nhiệt dựa theo tiêu chuẩn áp huyết của khí công :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 6 tuổi-12 tuổi)

100-105/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Thí dụ ở tuổi thanh niên có áp huyết số đầu 100 so với tiêu chuẩn 110-120 là hư, nếu số đầu là 130 là thực. Mạch tim đập dưới 60 là hàn, trên 90 là nhiệt.

Khi bấm vào huyết phế như Vân Môn, áp huyết cũng cho biết phế hư thực hàn nhiệt, bấm vào huyệt bao tử Trung Quản cũng cho biết hư thực, hàn nhiệt, bấm vào huyệt ở các tạng phủ khác cũng có số chỉ hư thực hàn nhiệt.

Để kiểm chứng phương pháp khám bệnh hư thực hàn nhiệt theo đông y hay khí công, chúng ta hãy áp dụng phương pháp bắt mạch, hay khám bằng Quy Kinh Chẩn Pháp, hay đo áp huyết, phối kiểm với dấu hiệu triệu chứng lâm sàng trong những chứng bệnh đơn giản của tạng liệt kê dưới đây, chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm tích lũy từ bản thân để trau giồi thêm tay nghề, để có hứng thú trong việc tự nguyện dấn thân phục vụ sức khỏe cho nhân loại, và lúc đó chúng ta mới hiểu thế nào là chữa ngọn theo bệnh và chữa gốc theo chứng, khác nhau giữa đông tây y.

Dấu hiệu lâm sàng của nhiều dấu hiệu bệnh (symptoms) thuộc một chứng (système):

A-PHẾ :

1-Chứng Phế hàn :

Chứng phế hàn có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây : Co thắt phế quản, dị ứng hô hấp, đau tức sườn ngực không nằm ngửa được, nặng mí mắt, không khát, rêu lưỡi trắng trơn.

2-Chứng Phế nhiệt :

Chứng Phế nhiệt có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây : Sốt cao, mắt và 2 gò má đỏ, cổ họng đỏ đau, khát nước, đờm đặc có khi lẫn máu, ho đau ran ngực lưng, viêm nhiễm hô hấp, có sung huyết, đại tiểu tiện táo.

3-Chứng Phế hư :

Chứng Phế hư có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây : Thở khẽ, ngắn hơi, (thiểu hô hấp) tiếng nói yếu thấp, mặt nhợt trắng, tự ra mồ hôi, cổ họng khô không đau, da khô nhăn, ho suyễn hàn, chân tay lạnh, da tê buốt.

4-Chứng Phế thực :

Chứng Phế thực có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Ho suyễn nhiệt, ngực sườn đây đau tức, khó thở phải ngẩng đầu lên mới thở được, đau vai, lưng, cùi chỏ, đầu gối, cẳng chân, khí nghịch, ra mồ hôi, sưng đau hầu họng phổi.

B-THẬN :

1-Chứng Thận hàn :

Chứng thận hàn có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Do khí lạnh vào thận làm nở to thận, mắc đi tiểu luôn làm tinh khí bạc nhược, chân đùi mỏi đau, hàn khí kết thành sạn thận, đàn ông bị sưng hòn dái, di tinh, mộng mị, đàn bà bị huyết kết ở tử cung làm tắc kinh, kinh nguyệt không đều, đau tử cung, ngứa âm hộ, bệnh nặng để lâu không chữa kịp thời sẽ thành bệnh ung hư tử cung.

2-Chứng thận nhiệt :

Chứng thận nhiệt có dấu hiệu của 1 hay nhiều bẹnh sau đây :

Vì hỏa dư ức chế thủy nên đàn ông bị bệnh di mộng tinh, đái són từng giọt đau buốt, đàn bà sưng nóng âm đạo, tổn suy tinh lực, có đường trong máu, gan bàn chân nóng.

3-Chứng Thận âm hư :

Chứng thận âm hư có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Di tinh, ù tai, răng lung lay, đau lưng đùi ê ẩm, liệt dương, ho lâu ngày, nóng về đêm, mồ hôi trộm, gầy còm suy nhược, âm hư hỏa vượng do suyễn, viêm nhiễm lâu ngày, mất dịch chất nên miệng khô, đau họng, táo bón, tiểu ít, huyết áp tăng.

4-Chứng thận dương hư :

Chứng thận dương hư có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Hai chân lạnh, mình nặng nề, khí nghịch, bụng đầy, hay tiêu chảy lúc gần sáng, suyễn, da mặt sạm đen, gầy ốm, áp huyết thấp.

5-Chứng thận thực :

Chứng thận thực có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Bụng lớn, cẳng sưng to, ho suyễn do khí nghịch, thân nặng nề, sợ gió, gan bàn chân nóng, tiểu ra máu, đàn bà con gái sinh lậu huyết.

C-GAN :

1-Chứng Can hàn :

Chứng can hàn có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Can tàng huyết, huyết bị lạnh sinh ra sán lãi quấy phá làm đêm mất ngủ, nếu hàn tà tích tụ lâu trong gan sẽ làm viêm gan, ung thư gan. Huyết hư hàn không nuôi gan làm nhiệm vụ khí hóa nên gân mạch yếu, tuần hoàn huyết không không ra đều đến đầu tay chân làm các khớp ngón tay chân khó cử động co duỗi, gân lưng co rút.

2-Chứng Can nhiệt :

Chứng can nhiệt có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Hỏa thiêu cân là dư hỏa làm gân cơ co rút, huyết nóng làm sưng đau cổ họng, sốt rét, mắt mờ do bốc hỏa, lưỡi đỏ, miệng đắng, môi khô, ngủ sợ mê, do viêm nhiễn gan mật làm bài tiết kém và gây nhiễm độc thần kinh sinh co giật, sưng má, bệnh lậu.

3-Chứng Can hư :

Chứng can hư có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Ù tai, hoa mắt, choáng váng, tay chân da thịt tê dại mất cảm giác, móng chân tay khô, huyết áp hạ thấp không đủ máu lên đầu ra mắt, tai làm giảm thị lực và thính lực, gân chùng, yếu, không có sức cảm thấy sợ như có ai bắt, dưới tim nghẹt cứng, tiểu nhiều lần do cơ vòng yếu, tinh giảm, bụng sình, sa xệ ruột.

4-Chứng Can thực :

Chứng can thực có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Tức giận, đau cứng sườn ngực lan xuống bụng dưới, đầy bụng, nôn mửa nước chua, ho suyễn, thở kém, gan chân tay co rút, mắt đau, hoa mắt đầu choáng váng, điếc tai do co thắt thần kinh, huyết áp tăng, trường vị co thắt làm bón, ngoại vi ứ trệ, nóng lạnh, bệnh sinh dục..

D-TÂM :

1-Chứng Tâm hàn :

Chứng tâm hàn có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Nói mê sảng, cứng ngọng lưỡi không nói được, huyết hư, mất thần, tâm thần suy nhược, khí uất ở đầu làm mất ngủ, khí uất ở mắt làm nhức mắt, ở bụng làm băng lậu huyết. Nếu do hàn tà ở thận tràn lên làm đáy tim nở lớn làm đau dưới tim sinh uạ mửa, lở miệng, lòng bàn tay nóng dữ.

2-Chứng Tâm nhiệt :

Chứng tâm nhiệt có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Đau tim, đau các đốt xương, đau sườn ngực do đàm hỏa tích tụ, sắc mặt đỏ phừng phừng, cuồng dại, hại đường ruột nóng sinh giun sán quậy phá.

3-Chứng Tâm hư :

Chứng tâm hư có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Suy nhược thần kinh, sợ, hồi hộp, hay quên, lưỡi nhợt nhạt, mất ngủ, mất sức, đổ mồ hôi, thiếu máu, mắt mờ, gai sốt, chân tay lạnh giá.

4-Chứng Tâm thực :

Chứng tâm thực có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Mê sảng hoảng loạn do viêm nhiễm nặng, mặt đỏ, lưỡi khô, đầu lưỡi đỏ, khát, chảy máu mũi miệng, đau ngực, tiểu đỏ vàng, giai đoạn đang nhiễm độc thần kinh nặng sẽ tiểu ra máu, cách mô căng đầy tức khó chịu.

E-TỲ :

1-Chứng Tỳ hàn :

Chứng tỳ hàn có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Rối loạn tiêu hóa, iả chảy nước trong, ăn không tiêu bụng đầy trướng sinh đàm nhiều, ngắn hơi khó thở, tứ chi lạnh, mình nặng nề.

2-Chứng Tỳ nhiệt :

Chứng tỳ nhiệt có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Viêm nhiễm gan mật, ruột, làm nhiệt, tiểu vàng ít, môi đỏ, đau bụng, bao tử nóng, ợ chua, chóng đói, chân răng sưng chảy máu, mồ hôi trộm.

3-Chứng Tỳ hư :

Chứng tỳ hư có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Người gầy, sắc mặt héo vàng, ăn không tiêu, hơi phù do suy dinh dưỡng, tứ chi lạnh, ỉa chảy, hay nằm ít hoạt động.

4-Chứng Tỳ thực :

Chứng tỳ thực có dấu hiệu của 1 hay nhiều bệnh sau đây :

Có nước đọng trong ổ bụng làm khó thở, nặng ngực, chân tay gầy nhưng cảm thấy nặng nề, bắp thịt mỏi, miệng khô, cổ khát, sinh tiêu khát đái láu, tiểu đường (dấu hiệu của bệnh tiểu đường= khát nhiếu, tiểu nhiều, gầy ốm)

Chú thích :

Đông y có ngoại dược là thuốc và nội dược là huyệt để điều chỉnh được các loại bệnh. nhất là các bệnh thuộc hư chứng đối với tây y là loại bệnh mơ hồ, xét nghiệm tìm không ra bệnh thí dụ như chứng phế hư, đông y dùng phương pháp con hư bổ mẹ là tỳ vị, để tỳ thổ sinh phế kim, khí bệnh dùng huyết chữa, nên toa thuốc bổ tỳ vị là bổ vừa khí vừa huyết thì tất cả các dấu hiệu bệnh của chứng phế hư sẽ khỏi trong thời gian 1-3 tháng, khi khỏi bệnh là phải ngưng thuốc không được dùng tiếp, nếu tiếp tục thì chứng phế hư sẽ trở thành chứng phế thực, đó là lý do đông y không bao giờ được dùng một loại thuốc suốt đời sẽ gây ra chứng bệnh khác.