Kính gửi: Thầy Ngọc.
Được thầy chỉ cho các link con đã tải về (xin thầy cho phép xưng con). về bệnh bao tử con đã thử bấm các huyệt Hợp Cốc, đưa 2 tay ra sau day huyệt Tỳ Du và Vị Du thấy bớt căng bụng nhiều! Con chưa dám day Túc Tam Lý vì sợ tăng nhiều axit cho bao tử!
Kính thưa thầy, con xin nói sơ qua về bệnh của con. Cách đây 35 năm vì đi học tập và kinh tế mới, nên bị sốt rét đưa về bệnh viện trị hết!
Sau đó vì đời sống quá khó khăn con uống nhiều cà phê, lo lắng để kiếm đồng tiền, hậu quả là xuất huyết bao tử đã chữa và cho xuất viện. Sau đó mất ngủ vì men gan tăng cao đi chữa tây y trở lại bình thường (cho uống thuốc có hoạt chất như Ngũ Vị Tử). Cách đây gần một năm con đau bao tử lại, chữa tây y nhưng thỉnh thoảng lại đau giờ thì không đau nhưng hể uống nước hay ăn thì bụng giống như bị no hơi. Lúc đầu có mất ngủ nhưng sau đó ngủ lại được nhưng 10h30 tối ngủ đến 3h00 lại thức dậy (giống bị rối loạn giấc ngủ) người gầy ốm sút cân, mặc dù con ăn được và thấy rất ngon miệng!
Thêm nữa đôi khi ăn xong ngay cả uống nước thì bung lại réo lên giống như bị sôi bụng! thêm nữa trước khi tập hít thở (theo bài Phật Gia Khí Công chùa Hoàng Pháp tại VN) thì con hay đi tiều vặt giờ thì bớt nhưng thỉnh thoảng khi tiều rồi lại muốn tiều tiếp! Về chứng no bụng sau khi ăn 20 phút con có dùng thêm mật ong quế (nửa muỗng cà phề) con không biết có tác hại gì không! Kính xin thầy cho vài lời chỉ dẫn và con muốn học Khí Công Y Đạo (do thầy làm Chưởng môn) thì con học ở đâu hay phải tải trên mạng về để tự học! Xin hỏi tiếp nếu bấm các huyệt trên là phải bấm thường xuyên hay khi nào bụng no trướng mới bấm. Con kính chào thầy. Chúc thầy luôn khỏe!
Trân trọng.
Ng. v.Th.
Trả lời :
Anh nên đo áp huyết ở hai tay trước khi ăn (lúc đói) và sau khi ăn 30 phút, trong hai bữa ăn, rồi so sánh với áp huyết tiêu chuẩn của khí công theo lứa tuổi để tìm ra bệnh của bao tử và gan.
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Theo đông y, ăn ngon do chức năng tỳ hoạt động tốt thì mầu sắc trên môi vẫn hồng, nếu môi nhạt thì miệng nhạt chán ăn. Nhưng mặc dù ăn nhiều, người vẫn gầy, sút cân, thì do chức năng hoạt động co bóp của bao tử yếu, đông y gọi là chức năng vị hư, không làm nhuyễn thức ăn thành chất bổ, nếu lại ăn những thức ăn hàn lạnh làm nhiệt trong bao tử hạ thấp không đủ nóng 41 độ làm tăng nồng độ cho thức ăn để chuyển dưỡng trấp thành chất lỏng để cho ruột dễ hấp thụ và chuyển hóa thành máu. Vì sự co bóp của bao tử yếu gọi là vị khí hư, nên thức ăn bị ứ đọng trong bao tử, đông y gọi là vị hư hàn, giống như một tô phở nóng khi ăn chúng ta cảm thấy ngon, nhưng khi ăn một tô phở để nguội, mỡ béo đông đặc lại, chúng ta ăn sẽ không thể ăn được, nếu ăn vào sẽ bị oẹ do mỡ béo đặc lại, khi ăn xong gặp chức năng bao tử hư hàn không đủ nhiệt độ để co bóp bao tử nhồi thức ăn, thức ăn sẽ nằm đọng trong đó, sau mấy tiếng nó bị lên men, làm ợ hơi, ợ chua, tình trạng này kéo dài làm bao tử nóng xót lở loét, như vậy thức ăn không được chuyển hóa thành chất bổ nuôi cơ thể, do đó bị sụt cân do thức ăn không được hấp thụ và chuyển hoá.
Muốn biết rõ chức năng hấp thụ và chuyển hóa của hệ thống tiêu hóa là gan và bao tử, cần phải đo áp huyết ở 2 tay, áp huyết bên tay trái có liên quan đến bao tử thay đổi theo những món ăn đúng hay sai, áp huyết bên tay trái liên quan đến chức năng gan, sau khi đo áp huyết trước khi ăn và sau khi ăn 30 phút, rồi so sánh với bảng áp huyết tiêu chuẩn của khí công theo lứa tuổi xem áp huyết có đúng theo tiêu chuẩn không.
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Nếu áp huyết đo thấp hơn tiêu chuẩn là khí thiếu gọi là bệnh hư, cao hơn tiêu chuẩn là gọi là bệnh thực. Mạch tim đập thấp hơn tiêu chuẩn gọi là mạch hàn, cao hơn tiêu chuẩn gọi là mạch nhiệt. Như vậy thông thường chúng ta có 4 trường hợp bệnh là bệnh khi hư nhiệt, bệnh khí hư hàn, bệnh khí thực nhiệt, bệnh khí thực hàn.
Ngoài ra cũng nhờ máy đo áp huyết chúng ta còn khám phá ra những bệnh nan y là bệnh hư giả thực, thực giả hư, hàn giả nhiệt, nhiệt giả hàn, trong trường hợp mạch tim đập nhanh mà trong người cảm thấy nóng nhưng chân tay lạnh, hay ngược lại trong ngưởi lạnh mà chân tay cảm thấy nóng, đông y xếp vào 6 loại bệnh huyết hư, huyết thực, huyết hư hàn, huyết hư nhiệt, huyết thực hàn, huyết thực nhiệt...và những bệnh tổng hợp vừa khí và huyết đều hư, khí huyết đều thực, khí huyết hư hàn, khí huyết hư nhiệt, khí huyết đều thực hàn, khí huyết đều thực nhiệt..
Tất cả những dấu hiệu bệnh và chứng bệnh kể trên đối với thầy thuốc đông y giỏi nhiều năm hành nghề cũng khó phân biệt, nhưng nếu biết phối hợp bằng kết qủa của máy đo áp huyết thì định bệnh tìm nguyên nhân rất dễ dàng.
Chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
Nếu áp huyết thấp, anh cần ăn uống những thức ăn bổ máu được hướng dẫn trong bài 387
Bài 387 : Những thức ăn thuốc uống chữa bệnh thiếu máu áp huyết thấp.
Trong trường hợp áp huyết thấp, số thứ 3 chỉ nhịp tim đập thấp hơn tiêu chuẩn gọi là mạch hàn, thì có thể dùng quế mật ong được.
Khí :
1-Nếu áp huyết thấp, anh tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm tăng áp huyết.
2-Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau khi ăn 1 giờ, giúp cho bao tử tăng vị khí để tăng sự co bóp làm tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, bài tập này chữa đưọc nhiều bệnh nan y về bao tử, về gan, thận, ruột, cứng bụng no hơi.
3-Cuí Ngửa 4 Nhịp 20 lần để cung cấp máu lên nuôi não.
4-Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, mỗi ngày 4 lần, sáng, tối và sau 2 bữa ăn chính, giúp mạnh thận và bàng quang, điều chỉnh lượng nước tiểu trở lại bình thường.
5-Tập khí công loại nào cũng tốt về hai mặt chữa bệnh, nên cần đo áp huyết trước và sau khi tập để so sánh, để tìm xem bài tập nào phù hợp với bệnh của mình, như mình bị áp huyết thấp thì bài tập nào làm tăng khí huyết, áp huyết cao thì bài tập nào làm hạ áp huyết.
Nguyên tắc chữa bệnh của đông y kỵ nhất là thầy thuốc chữa bệnh sai lầm, bệnh hư làm thêm hư, bệnh thực làm thêm thực, có nghĩa là áp huyết đã cao sau khi tập áp huyết lại tăng cao hơn, hay áp huyết đã thấp sau khi tập lại làm áp huyết tụt xuống thấp hơn, cả hai bài này đã tập sai gây nguy hiểm chết người. Nếu biết dùng các bài tập khí công để chữa bệnh thì bệnh áp huyết thấp phải chọn bài nào làm tăng áp huyết, hoặc mình có bệnh áp huyết cao thì phải chọn bài nào làm hạ áp huyết, mới là cách tập khí công đúng để chữa bệnh.
Thần :
Tối trước khi đi ngủ, tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, rồi tập thở Đan Điền Tinh, giúp giảm đau, an thần ngủ ngon.
Anh muốn học lý thuyết và thực hành Khí Công Y Đạo, hãy nghiên cứu tài liệu và xem video và trang nhà theo link dưới đây :
khicongydaovietnam.wordpress.com
http://khicongydaotoronto.com/khicongvideos.html
Mục Lục Cách Chữa Các Bệnh xếp theo chuyên khoa
Thân
doducngoc