Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

387 - Những thức ăn thuốc uống chữa bệnh thiếu máu áp huyết thấp.

Con xin chào thầy! Con biết thầy rất bận nhưng con xin thầy giúp con, hôm trước con có nhân duyên được biết đến trạng web của thầy, con đã được thầy chỉ dạy về phương pháp chữa bệnh Thiếu máu gây nên Áp huyết thấp, con cũng đã theo cách của thầy tập luyện các bài khi công, nhưng con đã đi rất nhiều hiệu thuốc bắc mà không mua được thuốc Đương Quy Tửu thầy ạ. Con hiện ở Thủ đô Hà Nội - Việt Nam. liệu có thuốc gì có thể thay thế thuốc Đương Quy Tửu không thấy? mong thầy chỉ bảo giúp con, vì con biết ngoài tập KCYĐ thì phải uống thêm thuốc bổ máu và ăn thêm món bổ dưỡng mới có kết quả tốt. Hiện tại sức khỏe của con vẫn yếu, 2 bên tai của con rất ù, thường xuyên bị tê tay và chân. Huyết áp đo được là 90 - 105/58 - 65 và nhịp là 75 - 90. Con rất mong một lần nữa được thấy chị bảo để con có một sức khỏe tốt hơn.

Con xin cảm ơn thầy.

Con NTH

Trả lời :

Muốn biết cơ thể có thiếu máu hay không, cần đo áp huyết ở hai tay, nếu thấp hơn áp huyết tiêu chuẩn của khí công dưới đây là bệnh thiếu máu làm áp huyết thấp, do cơ thể suy nhược, hàn lạnh, bởi những thức ăn không phù hợp.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Muốn làm tăng áp huyết cũng cần phải điều chỉnh cả 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần.

Phần I : Điều chỉnh về Tinh :

Là điều chỉnh bằng thuốc uống và điều chỉnh bằng thức ăn :

Về thuốc uống có hai loại tây y và đông y :

1-Những loại thuốc tây y :

Những chất cần thiết cho quá trình tạo máu như: chất sắt, acid folic, vitamin B12, protein, glucose.

Chất sắt

Chất sắt cần thiết để tổng hợp huyết sắc tố, thì có thể dùng các thuốc có chứa các muối sắt hóa trị hai Fe2. Trong cơ thể, sắt liên kết với oxy mới tạo ra mầu của máu để trở thành máu đen là Fe2O2, và máu đỏ Fe2O3. Khả năng đó là của hợp chất hem - một hợp phần của phân tử hemoglobin.

Tây y có các loại viên thuốc có chứa sắt đơn thuần như: viên sắt gluconat, sắt succinat, sắt oxalat..hoặc loại thuốc sirop.

Thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ. Dấu hiệu thiếu máu thường mệt mỏi, kém ăn, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, tóc thưa dễ rụng, tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức. Mặt khác, có thể gây rối loạn hành vi, ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động, ngôn ngữ và giảm trí thông minh, kém trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau ngực, kém minh mẫn, dễ mệt, hay quên, năng suất lao động giảm, phụ nữ thì kinh nguyệt không đều...

Nếu chỉ uống thuốc viên sắt sẽ có tác dụng phụ là buồn nôn, cơ thể tăng nhiệt làm táo bón nên uống hay chích thêm vitamin C hoặc nước biển để sắt dễ được hấp thụ, không nên uống nhiều nước trà và quả xanh có nhiều tanin vì sẽ ức chế hấp thu sắt, nên ăn nhiều rau tươi, giúp nhuận trường.

Acid folic

Acid folic (còn gọi vitamin B9, vitamin Bc...) là một vitamin tan trong nước, biến đổi trong cơ thể dưới dạng hoạt động tetrahydrofolat (FH4) phân bố ở hầu hết các tổ chức, đặc biệt ở gan. Lượng acid folic dự trữ trong toàn bộ cơ thể rất ít, thay đổi từ 6 - 20mg. Thiếu acid folic làm chậm sự phân chia tế bào máu, gây thiếu máu. Đặc điểm thiếu máu do thiếu acid folic là thiếu máu hồng cầu to, hồng cầu không đều. Vì vậy, thuốc được sử dụng để phòng và điều trị các trường hợp thiếu máu hồng cầu to.

Tên thương mại của thuốc có chứa acid folic l à folacin, foldine, folvite, millafol... Người lớn dùng 0,5-1mg/ngày, nếu thiếu máu nặng thì 5mg/ngày, uống đến khi hết thiếu máu. Cần xét nghiệm máu để biết cơ thể thiếu acid folic hay thiếu sắt hay thiếu cả hai để bổ sung cho phù hợp.

Vitamin B12

Vitamin B12 còn gọi cyanocobalamin phân bố ở tất cả các tổ chức, nhưng chủ yếu ở gan, thận. Nó rất cần thiết cho một số phản ứng enzym tham gia vận chuyển gốc methyl để tổng hợp một số acid amin và mạch DNA. Thiếu vitamin B12 làm phân chia tế bào chậm ở tổ chức tạo máu gây thiếu máu. Khi thiếu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu to, viêm đa dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động khu trú ở chân. Nhu cầu bình thường vitamin B12 hàng ngày từ 1 - 3mcg.

B12 có dạng thuốc viên, thuốc uống, thuốc chích. hoặc thuốc ống uống Swical Energy, thuốc ống uống Extra de Placentaires (thuốc nhau), thuốc bổ gan bò tươi Extrait de foie, erythropoietin, recormon, vitamin B6, đồng, kẽm coban

Với trẻ em bị thiếu vitamin B12, có thể dùng thuốc chích B12 từ 500 - 1.000mcg/ngày, kéo dài 6 - 8 tuần, sau đó duy trì mỗi tháng chích 1 lần.

Glucose

Đường cũng là một loại năng lượng nuôi cơ bắp, cơ tim, làm tăng giảm nồng độ máu có ảnh hưởng đến áp huyết và thân nhiệt. Khi lượng đường trong máu cao hơn 12.0mmol/l lúc bụng đói làm áp huyết tăng, nồng độ máu cao, thân nhiệt tăng, làm da thịt dễ bị lở loét khó lành da. Nhưng ngược lại, đường trong máu thấp dưới 4.0mmol/l lúc bụng đói, nồng độ máu giảm, sự tuần hoàn của máu chậm lại làm áp huyết thấp, thần kinh bị ức chế, khiến cơ thể suy nhược, ban ngày hay buồn ngủ, mắt nhắm, thần trí không tỉnh táo, chân tay yếu vô lực. Nếu những người bị bệnh tiểu đường nặng đang phải chích 4 lần insulin mỗi ngày, hãy cẩn thận theo dõi đường mỗi ngày để tránh tình trạng đường trong máu xuống qúa 3.0mmol/l làm cho người bị hôn mê, cơ thể giảm oxy, cũng làm giảm hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu.

Thông thường những bệnh nhân hôn mê như người thực vật, thiếu máu não, khó thở phải dùng máy trợ thở 100% mà vẫn không phục hồi được sự sống, nên đành phải rút ống oxy cho bệnh nhân ra đi, nhưng ngược lại có những bệnh nhân cũng hôn mê như người thực vật, lúc tỉnh lúc mê, vẫn tự thở không cần trợ máy thở, mà tây y không có cách nào cứu tỉnh được bệnh nhân, vì không tìm ra nguyên nhân, trường hợp này nguyên nhân chính là đường trong máu thấp, áp huyết thấp, thân nhiệt thấp, chỉ cần chích glucose là bệnh nhân tỉnh lại, vì vậy không nên lạm dụng chích insuline làm hạ đường xuống qúa thấp, cần giữ mức đường ổn định lúc bụng đói từ 6.0-8.0mmol/l thì cơ thể lúc nào cũng khỏe mạnh, tỉnh táo, không bị lờ đờ buồn ngủ suốt ngày.

2-Những loại thuốc thang đông y :

Cách dùng thuốc đông y : Cần đo áp huyết trước và sau khi dùng thuốc để so sánh, khi áp huyết lên lọt vào tiêu chuẩn của khí công thì ngưng.

Cấp cứu thủy :

Thuốc trị huyết áp tụt, choáng, trụy mạch : gồm có các vị :

Đại Hồi, Gừng Tươi, Gừng khô, Nhục Quế, mỗi thứ 4g, sắc 3 chén cạn còn 1 chén,uống nóng.

Phù chính thăng áp thang gia vị

Bổ ich khí dưỡng âm trị áp huyết thấp : gồm có các vị :

Hoàng Kỳ 30g, Sinh Địa 24g, A Giao, Mạch Đông, Chích Thảo, Trần Bì mỗi thứ 15g, Ngũ Vị Tử 12g, Chỉ Xác, Nhân Sâm, mỗi thứ 10g. Sắc làm 2 lần, lần 1, lấy 5 chén nấu cạn còn 1 chén, lần 2, lấy 4 chén nấu cạn còn 1 chén, pha chung chia làm 2 lần uống trong ngày, uống nóng.

Tam nhân thận trước thang

Thuốc chữa chóng mặt : gồm có các vị Bạch Truật, Gừng, Cam Thảo, Phục Linh, mỗi vị 12g, Táo 5 quả, Sắc 4 chén cạn còn 1 chén, uống nóng.

Đại Bổ Tâm Tỳ Khí Huyết Thang

Thuốc bổ máu t ăng khí huyết, tăng tính hấp thụ thức ăn, gồm có các vị :

Bạch Thược, Ngũ Vị, Phục Thần, Bạch Truật, Nhân Sâm, Táo Nhân, Đương Quy, Nhục Quế, Viễn Chí, mỗi thứ 3 chỉ. Sắc 2 lần, lần nhất đổ 4 chén nước sắc cạn còn 1 chén. Lần hai đổ 3 chén sắc cạn còn 1 chén. Pha chung hai chén, chia đều uống làm hai lần sáng và tối. Uống 3 thang, rồi đo áp huyết so sánh trước khi dùng thuốc và sau khi dùng thuốc thấy áp huyết lên đúng tiêu chuẩn thì ngưng, nếu áp huyết còn thấp thì uống tiếp đợt hai 3 thang nữa

Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin)

Ở những tiệm thuốc bắc địa phương không có bán loại pha chế sẵn, chúng ta có thể cắt thuốc thang về nhà sắc uống từng thang gồm có các vị :

Đương Quy, Xuyên Khung, Thục địa, mỗi vị 12g, Bạch Thược, Đảng Sâm, Hoàng Kỳ, Phục Linh, Cam Thảo, mỗi vị 8g

Nước thứ nhất đổ 4 chén nước sắc cạn còn 1 chén , nước thứ hai, đổ 3 chén sắc cạn còn 1 chén. Hai chén hoà chung, chia làm 2 lần, sáng và tối mỗi lần uống 1 chén khi còn nóng ấm.

Ngâm rượu : 5 thang ngâm với 1 lít rượu gạo 40 độ, sau 1 tuần uống được. Sáng và tối, mỗi lần uống 1 muổng canh.

Phụ nữ không uống được rượu nguyên chất thì nấu 5 thang với 1,5 lít nước, khi cạn còn 1 lít, thì đổ thêm 200cc rượu và thêm mật ong vừa đủ ngọt, nấu lại tất cả cho sôi 5 phút rồi lọc lấy nước thuốc cất vào lọ thủy tinh, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muổng canh.

Lộc Nhung, huyết nhung :

Những bệnh nhân thiếu máu, áp huyết thấp, chân tay lạnh, có thể dùng Lộc Nhung, mua ở tiệm thuốc bắc, có hai loại :

Loại thuốc thành phẩm đã làm thành viên capsule, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 viên

Loại nguyên chất là huyết nhung đã thái thành miếng, mua 1 lạng, chia làm 4 lần, mỗi lần lấy 1 phần nấu với 2 chén nước cạn còn 1 chén, uống mỗi ngày 1 phần, người sẽ nóng ấm, tăng áp huyết, tăng máu và hồng cầu, cần đo áp huyết khi áp huyết lên đúng tiêu chuẩn thì ngưng.

3- Về thức ăn :

Vê thức ăn bổ máu chia làm 3 loại, loại tăng nhiệt, loại hạ nhiệt, loại trung tính đã phối hợp các món ăn hòa hợp âm dương quân bình hàn nhiệt.

    a-Thuốc bổ máu làm tăng nhiệt :

Táo đỏ rất tốt cho dạ dày và hệ thần kinh, đặc biệt là táo tươi. Nó có chứa rất nhiều vitamin C, calci và sắt, những người suy yếu xương thì nên ăn nhiều táo đỏ.

Đường đỏ giúp bổ máu và lợi khí. Các bác sỹ Đông y coi đây là vị thuốc tốt nhất, 60 gam đường đỏ, 60 gam tỏi và 15 gam gừng đun thành nước, uống thay trà có thể chữa được các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều…

Đậu đỏ chứa rất nhiều vitamine và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và vitamin B12, giúp bổ máu và có chức năng thúc đẩy vòng tuần hoàn của máu, điều chỉnh kinh nguyệt, mất nhiều máu nên ăn nhiều đậu đỏ, phụ nữ mang thai ăn nên ăn đậu đỏ hầm với gìò heo để kích thích tăng tuyến sữa. 

Đậu phộng chứa lượng protein phong phú và không béo, giúp lợi khí bổ gan, có tác dụng bổ máu, cầm máu…, đặc biệt vỏ lạc còn chứa một lượng lớn vitamin B1, B2 và vitamin E, giúp tăng sức đề kháng và chống lão hóa. 

Cháo bổ máu :

50g gạo nếp nấu với 10 qủa táo đỏ, 50g đậu đỏ, 50g đậu phộng, thêm đường đỏ vừa đủ ngọt làm tăng máu, da hồng hào, chữa bệnh thiếu máu, thiếu sắt, thiếu hồng cầu.

Cháo gan

Nấu cháo đậu phộng 50g, gạo nếp 50g, và gia vị vừa đủ. Khi cháo chín cho 100g gan thái miếng mỏng và cho 50g gừng thái chỉ, đun thêm 10 phút, nêm gia vị, ăn nóng vài lần trong ngày. Món ăn này bổ gan, dưỡng huyết, bổ máu, bổ phổi, mạnh bao tử, thích hợp cho trường hợp thiếu máu thuộc thể huyết hư như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt nhiều, sắc mặt, môi, móng tay và lưỡi trắng nhợt, hay hồi hộp tức ngực, kinh nguyệt lượng ít sắc nhạt hoặc bế kinh.

Gà hầm hoàng kỳ:

Thịt gà 100 g, sinh hoàng kỳ 20 g, đương quy 10 g, đảng sâm 20 g, gừng tươi 15g, đại táo 10 quả. Thịt gà chặt miếng, gừng giã nát, các vị thuốc rửa sạch, tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa chừng 2 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.Trong bài, hoàng kỳ là vị thuốc chính có công dụng đại bổ tỳ khí và phế khí, đương quy bổ huyết, hai vị phối hợp với nhau giúp cho khí và huyết đều được phục hồi, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào máu. Dùng cho người thiếu máu thuộc thể khí huyết lưỡng hư (đầu choáng mắt hoa, tiếng nói nhỏ yếu, khó thở, dễ hồi hộp, hay chảy máu cam và chân răng, sắc mặt và niêm mạc nhợt nhạt).

Nhung hươu hầm thịt gà:

Nhung hươu 5g, thịt gà 100g, gừng tươi 10g. cho 2lít nước, khi sôi, hầm nhỏ lửa cho cạn còn 1/2 lít, chia 2 lần uống trong ngày..

Món này dùng cho người thiếu máu thuộc thể tỳ thận dương hư, biểu hiện: Sợ lạnh, tay chân lạnh, gân cốt suy yếu, lưng đau gối mỏi, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, hoạt tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, khó thụ thai, mệt mỏi, đầu nặng mắt hoa, tai ù, sắc mặt nhợt nhạt, có thể có phù nhẹ chi dưới, đại tiện lỏng loãng, nhung hươu có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu và gia tăng lượng huyết sắc tố.giúp ôn thận tráng dương, ích tinh tủy, bổ khí huyết; thịt gà bổ tinh dưỡng huyết. Hai vị phối hợp với nhau có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu rất tốt.

Thịt gà tam thất:

Tam thất 10g, thịt gà 150g, gừng tươi 10g. Thịt gà làm sạch chặt miếng nhỏ, tam thất thái phiến mỏng, gừng giã nát. Tất cả cho vào bát, chế đủ nước, đậy kín miệng rồi đem hấp cách thủy trong 2 giờ, nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.Món ăn này có công dụng hoạt huyết, dưỡng huyết, cầm máu, dùng cho người bị thiếu máu thuộc thể khí trệ huyết ứ, biểu hiện: Sắc mặt xám nhợt, hay bị vỡ tiểu cầu, xuất huyết dưới da trong bệnh sốt xuất huyết, dễ chảy máu chân răng, chảy máu cam, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, kinh sắc tối và có máu cục, lưỡi có những điểm tím, toàn trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

Cà rốt

Cà rốt có chứa hàm lượng carotin vô cùng phong phú, vì vậy nó có tác dụng điều tiết hệ thần kinh, lưu thông mạch máu.. Khi ăn nên đê cả vỏ, nếu muốn gọt thì gọt càng mỏng vỏ thì càng tốt, cà rốt sẽ phát huy công dụng của nó khi trải qua quá trình chế biến xào nấu.

Trà Hoa hồng nhung

Có tác dụng làm lưu thông máu rất tốt. Mua hoa hồng đã được sao khô về pha trà làm nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu uống ít, trong thời gian ngắn thì không sao, khi đo áp huyết tăng làm xáo trộn tim mạch, có hiện tượng chảy máu cam thì ngưng, có công dụng thông kinh nguyệt nên sản phụ không dùng được dễ bị sẩy thai.

Cháo Táo tàu đỏ

Tào tàu có tác dụng bổ máu, an thần rất tốt. Cách sử dụng là khi nấu cháo trắng, canh hầm chỉ cần cho thêm vài quả táo tàu khô vào là được, có thể ăn táo tàu tươi hoặc là táo tàu khô. Vỏ quả táo tàu khá cứng, khó tiêu hoá nên nếu ăn vặt bằng táo tàu thì không nên ăn nhiều quá.

Trà Vỏ quế

Có tác dụng lưu thông máu rất tốt và cải thiện tình trạng chân, tay lạnh ở phụ nữ, vỏ quế có tác dụng xung huyết nên phụ nữ mang thai không nên ăn. Nấu 1-2 ống quế chi với 1/2 lít nước cho sôi 5 phút, rồi đổ vào bình thủy giữa cho nóng và cho quế thấm tan dần, nước trở thành vàng hồng đậm, uống sau mỗi bữa cơm và trước khi đi ngủ.

Trà Gừng mật ong:

Có bán sẵn ở tiệm thuốc bắc. Gừng có chứa thành phần zingerone và gingerol có tác dụng làm lưu thông máu. Nếu tự làm, nên chọn những củ gừng càng già càng tốt, vì càng già thì càng phát huy tác dụng của nó. Gừng thái chỉ 10g nấu với 1 lít nước cạn còn 1/2 lít cất vào bình thủy, khi uống pha thêm 1 muỗng mật ong, uống sau mỗi bữa cơm. Không nên để gừng trong tủ lạnh mà nên gói vào giấy báo rồi để ở nơi thoáng mát.

Thịt heo xào nấm đông cô :

Đông cô (nấm hương) 100g, thịt cốt-lết 200g, cà rốt 100g. Gừng, hành, bột nêm, bột năng và bột tiêu mỗi thứ vừa đủ.

Đông cô dùng nước ấm ngâm nở, rửa sạch, để ráo nước, thái sợi. Thịt cốt-lết cũng thái sợi. Cà rốt rửa sạch gọt vỏ thái sợi, gừng và hành thái sợi sử dụng sau.

Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào, chờ dầu nóng đến một nửa cho hành, gừng vào phi thơm, sau đó đổ thịt vào xào đều, rồi thêm đông cô xào chín, thêm cà rốt sợi, bỏ bột nêm, bột tiêu, dùng bột năng làm xốt thì hoàn tất. Có tác dụng kiện tỳ, bổ gan, dưỡng huyết.

Canh ba màu:

Gan heo 400g, đậu nành 200g, bó xôi 500g, bột nêm và dầu mè vừa đủ. Gan heo rửa sạch, cho vào nước sôi nấu chín một nửa, vớt ra thái lát sử dụng sau. Đậu nành dùng nước ấm ngâm 2 giờ. Bó xôi lặt rửa cho sạch, cho vào nước sôi chần, vớt ra ngâm trong nước lạnh, để ráo nước, thái đoạn sử dụng sau.

Gan heo chứa nhiều cholesterol, người bệnh cao mỡ máu, bệnh mạch vành ít ăn. Khi chế biến gan heo cần lưu ý làm cho chín. Bó xôi chứa acid oxalic, ảnh hưởng hấp thu sắt, cho chần qua nước sôi, làm cho acid oxalic tan trong nước, cố gắng làm giảm hàm lượng acid oxalic chứa trong bó xôi.

Bắc nồi lên bếp, đổ nước vào nồi. Nấu đậu nành cho chín, tiếp theo nấu gan chín, rồi thêm bó xôi, bỏ bột nêm, dầu mè thì bắc khỏi bếp. Món canh kiện tỳ ích vị, ích khí dưỡng huyết. Thích hợp dùng cho các loại bệnh thiếu máu, nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Thích hợp dùng cho người nhiều bệnh.

Cháo xương ống táo đỏ :

Dùng 2 cái xương ống (bò, heo hay dê), 20 trái táo đỏ, một lượng gạo nếp vừa đủ. Đập nát xương cho cùng táo đỏ và gạo nếp vào nấu cháo loãng, mỗi ngày ăn 2-3 lần như thế, ăn nửa tháng là 1 đợt.

Cháo gân bò :

Lấy 50g gân bò, 50g kê huyết đằng, 12g cao bổ xương. Tất cả rửa sạch cho vào nồi nước nấu liên tục trong 1 tiếng đồng hồ để lấy nước dùng.

Gà hầm thuốc bắc :

Dùng một con gà mái tơ (chừng 1,5 kg), 15g vị thuốc đương quy, 30g đảng sâm. Gà làm sạch bỏ hết nội tạng, sau đó cho đương quy, đảng sâm, hành, gừng vào trong bụng con gà, cột lại rồi đem ninh với lửa nhỏ cho đến nhừ, đem ăn.

    b-Thuốc bổ máu làm hạ nhiệt :

Chè mộc nhĩ trắng đường phèn :

Ngoài tác dụng làm đẹp da thì môc nhĩ trắng (tuyết nhĩ) còn có tác dụng bổ máu, lưu thông máu rất tốt. Một bát chè mộc nhĩ trắng nấu với gừng chữa bệnh thiếu máu, cho ít đường phèn. Khi mua mộc nhĩ không nên chọn loại trắng quá, do dùng thuốc hoá học tẩy trắng.

Ô Mai khô mặn

Mai khô mặn có tác dụng làm lưu thông mạch máu vì có thành phần acid citric. Nếu ăn quả mai chưa qua chế biến thì sẽ không hiệu quả. Chỉ cần cho vào sấy lên với muối thành ô mai thì sẽ phát huy tác dụng của nó. Cho mai khô mặn vào ngâm với rượu hay bỏ 1 quả ô mai mặn vào ly nước nóng cho tan rồi uống như nước trà.

Canh Rau ngót, rau dền đỏ

Rau dền đỏ luôn là những thứ "ưu tiên" hàng đầu cho người mới sinh con bởi tính "lành" và bổ máu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đúng là một số thực phẩm như rau ngót, rau dền có tác dụng bổ máu .

Gan heo xào nấm mèo đen:

Nấm mèo đen 80g, gan heo 400g, dưa leo 100g. Hành, gừng, bột nêm, bột năng, dầu mè và canh ngon với mỗi thứ vừa đủ. Nấm mèo đen dùng nước ấm ngâm nở, rửa sạch, để ráo nước. Nếu nấm quá to, dùng tay xé thành lát nhỏ.

Gan heo rửa sạch, lạng bỏ màng, thái lát cho vào trong chén, dùng bột năng, bột nêm trộn đều với gan. Dưa leo rửa sạch, thái lát xéo, hành cắt đoạn, gừng thái sợi sử dụng sau.

Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào, chờ khi dầu nóng đến 6/10, thêm hành và gừng xào thơm, đổ nấm mèo đen vào xào chín. Sau đó đổ vào gan heo đảo đều, thêm ít canh ngon, bỏ bột nêm, thêm dưa leo thái lát xào lại, rưới vào dầu mè thì hoàn tất. Món ăn bổ huyết sinh huyết, bổ nhưng không ngấy.

Nấm mèo đen giàu dinh dưỡng, giúp nâng cao miễn dịch cơ thể. Gan heo chứa nhiều sắt, giúp tạo ra tế bào hồng cầu, thích hợp dùng cho người bệnh thiếu máu. Gan heo chứa hơi nhiều cholesterol, người bị cao mỡ máu, bệnh mạch vành nên ít dùng.

Gà tiềm hoàng kỳ-ngân nhĩ:

Hoàng kỳ 20g, Ngân nhĩ (nấm tuyết) 50g, gà mái giò 1 kg, bột nêm, rượu đế, hành và gừng với mỗi thứ vừa đủ. Ngân nhĩ sau khi dùng nước ấm ngâm nở rửa sạch. Gà sau khi làm sạch, bỏ chân móng, mỏ. Hoàng kỳ rửa sạch, nhét trong bụng gà. Hành cắt đoạn. Gừng thái lát, sử dụng sau.

Đổ nước vào nồi, cho vào gà, nêm rượu, hành, gừng dùng lửa lớn nấu sôi, vớt váng, rồi thêm vào ngân nhĩ, dùng lửa nhỏ hầm đến chín nhừ. Bỏ bột nêm thì hoàn tất. Món ăn tác dụng bổ khí dưỡng âm (bổ máu), ôn trung kiện tỳ (làm ấm và tăng chức năng tiêu hóa).

Gà mái có tác dụng tăng tủy, kèm với thảo dược ích khí bổ huyết, giúp hình thành tế bào tủy xương, xúc tiến tạo máu, thích hợp cho các loại bệnh thiếu máu, nhất là người bệnh thiếu máu ác tính. Món ăn cũng thích hợp cho người già thân yếu. Da gà chứa nhiều chất mỡ dưới da, tốt nhất khi chế biến loại bỏ đi, hay sau khi nấu thì vớt váng trên bề mặt.

Canh gan rau chân vịt :

Dùng 150g gan heo, 300g rau chân vịt. Rau rửa sạch, thái đoạn, gan thái mỏng. Nấu nước khi nước sôi thì cho gừng, muối, và gan cùng rau vào nấu đến chín để dùng.

     c-Thuốc bổ máu trung tính đã quân bình âm dương :

Cháo long nhãn-hạt sen:

Nấu cháo gạo 100g cho thêm 50g Long Nhãn khô, 50g Hạt Sen khô.

Công dụng: Kiện tỳ bổ khí, dưỡng huyết.

Thịt bò xào với lá tỏi và mộc nhĩ:

Cách chế biến: Nấm mèo 25g đem ngâm, rửa sạch và xắt thành sợi, cho vào nước sôi luộc sơ qua; lá tỏi 200g bỏ phần cứng, rửa sạch xắt thành từng đoạn, rồi dùng dầu và muối xào sơ; thịt bò 300g xắt thành từng sợi lớn, ướp gia vị khoảng 15 phút; bắt chảo lên bếp, cho dầu vào, khi dầu nóng thì lần lượt cho gừng 2 lát, nấm mèo, m ột ít cà rốt thái sợi, thịt bò, lá tỏi và gia vị vào, xào sơ qua, sau cùng cho rượu (một ít), nước tương, đường cát, bột năng (mỗi thứ nửa muỗng cà phê) và dầu mè, tiêu bột (mỗi thứ một ít) cho sền sệt thì được.

Công dụng: Bổ máu, dinh dưỡng dồi dào.

Gan heo xào trứng gà và bó xôi:

Cách chế biến: Cho gan heo 50-100g vào nước sôi luộc chín, vớt ra xắt thành dạng hạt lựu, sau đó cho trở lại vào chảo để xào lại, cho trứng 1-2 qủa, bó xôi 30-50g, gốc hành 1 cái, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Công dụng: Dưỡng huyết.

Gan heo nấu với đậu nành:

Cách chế biến: Cho đậu nành 50g vào nước lạnh ngâm cho mềm, rồi vớt ra cho vào nước nấu, nấu đến sôi thì cho gan heo 50g vào, nêm nếm vừa ăn.

Công dụng: Ngoài việc bổ dưỡng, món này còn chứa nhiều chất sắt, có tác dụng kiện tỳ hòa vị, ích khí sinh tân, thích hợp dùng cho người bệnh thiếu máu ác tính.

Gan heo nấu nấm mèo đen:

Cách chế biến: Bẻ nấm mèo ra 10g, rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ rồi cho vào nước nấu, sau đó cho gan heo 50g vào nấu cho đến chín, thêm hành, nêm nếm vừa ăn.

Công dụng: Món này giúp dưỡng máu.

Chè đậu xanh-táo đỏ:

Đậu xanh 50g, táo đỏ 50g, đường đen vừa đủ. Đậu xanh vo sạch, dùng nước lạnh ngâm 2 giờ, táo đỏ rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, thêm nước, đổ đậu xanh và táo đỏ vào, nấu lửa nhỏ cho đến khi đậu nở, táo đỏ phình đầy, nêm đường đen thì dùng, có tác dụng kiện tỳ hòa vị, ích khí dưỡng huyết, thanh nhiệt giải thử, rất thích hợp dùng cho người bệnh thiếu máu vào dịp hè, vừa thanh nhiệt vừa bổ máu. Thích hợp cho cả người bệnh cao mỡ máu, bệnh mạch vành, béo phì, tiểu đường (không nêm đường).

Trứng gà-hà thủ ô:

Trứng gà 2 quả, hà thủ ô 50 g, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Bóc bỏ vỏ trứng rồi đun tiếp khoảng 60-90 phút là được, chế thêm đường đỏ, ăn trứng uống nước trong ngày, chữa thiếu máu thuộc thể can thận hư có dấu hiệu như đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi, giấc ngủ không sâu nhiều mộng mị, di mộng tinh, tiểu đêm nhiều lần, trí nhớ giảm sút, đại tiện táo kết hoặc khó đi. Trong bài, hà thủ ô bổ gan thận, tăng tinh dưỡng huyết; trứng gà bổ huyết.

Phần II : Tập khí công tăng cường oxy để chuyển hóa âm ra dương.

Theo đông y khí công, cơ thể muốn khỏe mạnh không bệnh tật cần phải giữ hai yếu tố âm (huyết) và , dương (khí) được quân bình.

Trên thực tế, một người ăn nhiều cơ thể to lớn, hay một thầy thuốc bắc tẩm bổ thuốc men mà không luyện tập cũng không bằng một người có tập luyện thể dục thể thao, vì âm dư dương thiếu, nghĩa là huyết dư khí thiếu nên sinh ra bệnh áp huyết cao, tiểu đường cao, cholesterol dư thừa, da thịt không rắn chắc.

Ngược lại một người dù có tập luyện thể dục thể thao hay khí công mà cơ thể thiếu chất bổ dưỡng, thiếu máu, đường, mỡ cũng là người bị bệnh. Do đó, muốn biết cơ thể thừa thiếu âm dương khí huyết, cần phải đo áp huyết để biết được tình trạng sức khỏe của mình, chính máy đo áp huyết là máy đo khí huyết trong con người. Những người thiếu máu áp huyết thấp dưới 90mmHg là nguyên nhân làm cho tế bào trong cơ thể không đủ máu nuôi dưỡng sẽ trở thành tế bào ung thư.

Theo công thức máu, khi chúng ta ăn những thức ăn bổ máu, hay cơ thể được truyền máu trong các bệnh thiếu máu trầm trọng, nhất là bệnh ung thư máu, sau 1 tuần tiếp máu, máu lại mất đi, mình có cảm tưởng như trong người của những bệnh nhân ung thư máu có con qủy ăn hết máu của mình. Thật ra khoa học đã giải thích được bằng công thức máu. Muốn duy trì được máu không bị mất cơ thể phải được tăng cường thêm oxy để chất sắt Fe2 trở thành máu Fe2O2 thì tạo máu mầu đen, nếu cơ thể tập luyện hít thở khí công hay thở thiền làm tăng thêm oxy cho công thức máu trở thành Fe2O3 máu trở thành đỏ, gián tiếp làm tăng hồng cầu và duy trì được lượng máu không mất, nếu cơ thể tập luyện dư thừa thêm oxy, thì thức ăn có chất sắt được hấp thụ thêm là tăng lượng máu, do đó những người tập khí công ăn với số lượng ít nhưng hấp thụ thức ăn thành chất bổ nhiều, cơ thể vẫn khỏe hơn người ăn nhiều mà không hấp thụ và chuyển hóa được thành chất bổ, mà trở thành bệnh. Cũng với cách áp dụng tập luyện khí công mà đã nhiều người chữa khỏi được bệnh dư chất sắt, mà kh ông cần phải dùng thuốc chích phá hủy chất sắt trong cơ thể.

Nhờ công thức máu cần oxy để duy trì lượng máu và làm tăng hồng cầu, nên chúng ta cũng thấy sự khác biệt giữa hai người thiếu máu áp huyết thấp và tuổi tác như nhau, một người uống thuốc bổ máu nhiều mà không tập luyện thể dục thể thao khí công hay thở thiền, sau 3 tháng máu vẫn không tăng, áp huyết vẫn thấp không tăng lên, còn người tập luyện làm tăng oxy tăng khí và uống thuốc bổ huyết để tăng âm, chỉ sau 1 tháng cơ thể được quân bình âm dương, áp huyết lên đủ tiêu chuẩn thì ngưng không cần phải uống thuốc bổ máu nữa.

Dưới đây là những bài tập luyện khí công, những cách thở và những cách tự chữa bệnh để tăng cường thể lực giúp cơ thể tăng tinh hấp thụ và chuyển hóa âm dương tăng sức đề kháng phòng chống bệnh tật.

http://khicongydaotoronto.com/khicongvideos.html

Tham khảo thêm những trái cây bổ máu :

1) TRÁI NHO: có thể trị được 10 thứ bịnh:

a.- Buổi sáng khoảng 11 giờ ăn 10 quả nho có thể trị chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, con mắt mệt mỏi, muốn ngủ, đau đầu một bên, chảy mũi nước.

b.- Buổi chiều khoảng 4 giờ, ăn 1 chùm nho có tác dụng thanh lọc máu, bổ máu, bổ khí, tiêu trừ sự mệt mỏi.

2) LONG NHÃN: có thể trị nhiều chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, 11 giờ, ăn 10 trái long nhãn, trị chứng đầu óc tăm tối và đầy ứ.

b.- Buổi trưa, sau khi dùng cơm, ăn 20 trái long nhãn, trị chứng dùng óc quá độ, con mắt mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi, cận thị, tứ chi bải hoãi.

c.- Buổi chiều, khoảng 4 giờ, ăn 30 trái long nhãn trị chứng bịnh thiếu máu (bần huyết).

d.- Buổi tối, khoảng 7 giờ, ăn 40 trái long nhãn, có thể trị được chứng thiếu máu trầm trọng (không nuốt bả vì ăn nhiều bả sẽ làm tổn thương đến dạ dày).

3) TRÁI VẢI: trị được 11 chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, 10 giờ, ăn 10 trái vải có tác dụng bổ khí, thông máu, bổ và thanh lọc máu, nặng đầu mỏi mắt.

b.- Buổi trưa, sau bữa cơm 12 giờ rưởi, ăn 8 trái vải, trị được chứng sổ mũi và nghẹt mũi.

c.- Buổi chiều, 4 giờ, dùng 8 trái vải trị bịnh áp huyết cao.

d.- Buổi chiều, 5 giờ, dùng 8 trái vải trị chứng tứ chi bải hoải.

e.- Buổi tối, 8 giờ, dùng 8 trái vải, giải trừ được sự mệt mỏi trong ngày.

4) QUẢ TÁO (APPLE): trồng nơi xứ lạnh, bản chất của nó thuộc hàn nên có thể trị được hỏa khí:

a.- Buổi sáng, 10 giờ, ăn 1 quả, trị chứng gan nóng (hỏa can).

b.- Buổi trưa, 2 giờ, ăn 1 quả, trị chứng nóng ở vị tạng.

c.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 quả, trị chứng nóng ở ruột già.

5) DƯA HẤU: trị chứng cảm mạo vào mùa Hạ. Buổi sáng không nên dùng, ngoại trừ các thể tháo gia.

a.- Sau khi ăn cơm trưa, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu có thể trị chứng trúng gió, cảm mạo.

b.- Buổi trưa, 2 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo trị chứng đau cuống họng.

c.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 miếng dưa hấu nhỏ thoa với mật ong trị được bịnh cao máu (trẻ em không được dùng phương này).

d.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 miếng dưa hấu thoa đường trắng để thanh lọc máu.

e.- Buổi tối, 8 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa muối, trị bịnh ăn uống không tiêu.

f.- Buổi tối, 10 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo, trị chứng nhức răng, đau cuống họng.

6) ÐU ÐỦ: có thể trị được 13 thứ bịnh:

a.- Buổi sáng, 8 giờ, ăn một phần tư (1/4) miếng đu đủ, trị chứng nóng ở ruột và dạ dày. (Trái đu đủ chia làm 4 miếng)

b.- 9 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ để thanh lọc máu.

c.- 10 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị được gan nóng (hỏa can) hay nổi giận.

d.- 11 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị chứng khô cuống họng.

e.- 1 giờ trưa, ăn 1/4 miếng đu đủ thoa bột cam thảo, trị chứng ăn uống không tiêu.

f.- 2 giờ trưa, ăn 1/4 miếng đu đủ, trị chứng hôi miệng.

g.- 3 giờ chiều, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị chứng nóng ở ruột già.

h.- 4 giờ chiều, ăn 1/4 miếng đu đủ thoa mật ong, trị chứng cao máu.

i.- 5 giờ chiều, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị bịnh tiểu đường.

j.- 7 giờ tối, ăn đu đủ giải trừ được cơn mệt mỏi trong ngày.

k.- 8 giờ tối, ăn 1/4 miếng đu đủ, thanh lọc máu.

l.- 9 giờ tối, ăn 1/2 miếng đu đủ thoa đường trắng, trị chứng gan nóng (hỏa can).

m.- 10 giờ tối, ăn 1/2 miếng đu đủ thoa muối, trị chứng đau cổ họng.

7) DƯA LEO: trị chứng cảm mạo vào mùa Hè:

a.- Khoảng 11 giờ sáng, ăn 1 trái.

b.- Khoảng 4 giờ chiều, ăn 1 trái.

c.- Khoảng 10 giờ tối, ăn tiếp thêm 1 trái nữa, sẽ thấy công hiệu ngay.

8) TRÁI KHẾ: trị bịnh ho.

Vào đầu mùa Hè, ăn khế cần chú ý:

- Khi trời mưa, không nên ăn khế.

- Khi thời tiết hơi nóng, ăn khế phải thoa đường trắng.

- Khi trời trở mát, ăn khế phải thoa muối.

- Khi thời tiết không nóng không lạnh thì khỏi cần phải thoa thứ gì cả khi ăn khế.

9) TRÁI ÐÀO: vào mùa Hè, trước khi đi ngủ ăn 1 trái đào có thể tiêu trừ được sự mệt mỏi trong ngày.

10) TRÁI LỰU: trị được 6 chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, khoảng 10 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.

b.- Buổi chiều, 1 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không tiêu.

c.- Buổi chiều, 2 giờ, ăn 1 trái, trị bịnh tiểu đường.

d.- Buổi chiều, 3 giờ, ăn 1 trái, trị chứng sa dạ dày (cần lấy trái thật chín).

e.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.

f.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không ngon.