Sự quan trọng của ngũ hành tạng phủ trong khám bệnh, định bệnh và chữa bệnh
A-KHÁM BỆNH :
Trước hết chúng ta phải chấp nhận ngũ hành là một định đề khoa học, có chấp nhận nó mới biết cách áp dụng nó đúng để chữa bệnh có hiệu qủa.
Trong hình học mặt phẳng có định đề Euclide, về tam giác tính theo độ, theo grade, về toán học có số thập phân, hiện đại nhất là số nhị phân, chỉ có 2 số 0 và 1 đã giúp chúng ta bước sang được thời đại máy vi tính. Chúng ta chỉ biết áp dụng trong đời sống, có thắc mắc đúng hay sai, hay tìm hiểu tại sao, để tin hay không tin cũng chẳng ích lợi gì, chỉ biết những định đề này rất quan trọng trong đời sống chúng ta.
Cũng như thế, định đề ngũ hành tạng phủ rất quan trọng để chữa bệnh cho con người kể cả lãnh vực đông tây y, nhưng khác nhau về ý thức ngũ hành nên đang áp dụng ngũ hành mà không biết. Bởi vì cách chữa của tây y là phân tích nên chia ra nhiều bác sĩ chuyên khoa, cách chữa của đông y là tổng hợp nên chỉ có một thầy thuốc đa khoa.
Giả sử tây y dùng kỹ thuật tiên tiến nhất để khám bất cứ một bệnh gì, đem hết khả năng hiểu biết của phòng thí nghiệm, thử máu, phân, đàm, nước tiểu, chụp hình, scan, làm biopsy tất cả các tạng phủ về xương cốt da thịt, không thiếu bất cứ một loại thử nghiệm nào. Và trước mặt các bác sĩ gia đình, các bác sĩ chuyên môn hội chẩn để định bệnh, lúc đó bệnh hiện ra rất rõ ràng bằng hình ảnh, bằng con số…các bác sĩ chuyên môn thấy có một ít dấu hiệu tim mạch, một ít dấu hiệu ở tỳ, vị, một ít dấu hiệu ở phổi và đại trường, một ít dấu hiệu ở thận và bàng quang, một ít dấu hiệu bệnh ở gan và mật…
Nếu tất cả các bác sĩ chuyên khoa đều chữa một lượt, chúng ta thử nghĩ xem bệnh nhân có thể khỏi được hay không, hay cũng tẩu hỏa nhập ma vì thuốc, bệnh không khỏi mà nặng thêm, mặc dù thuốc cho đúng từng bệnh, không có độc, nhưng theo đông y là phạm ngũ hành.
Nếu khám đầy đủ chi tiết như thế, bệnh sẽ hiện ra rõ ràng, nhưng có nhiều khuyết điểm, tốn thời gian và mất nhiều máu của bệnh nhân, tốn thời gian và tốn tiền nhiều của nhà nước. Như vậy dấu được bệnh nào hay bệnh nấy, cho nên nếu chỉ chú trọng đến một vài bệnh chính mà không biết cơ thể còn có những bệnh khác tiềm ẩn chưa thấy được do chưa xét nghiệm, do đó phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh này làm hại sang bệnh khác bị bệnh nặng hơn là lẽ đương nhiên.
Theo đông y, nếu tây y khám đầy đủ như thế chính là đã khám đủ ngũ hành tạng phủ như tâm can tỳ phế thận.
Mặc dù nếu biết 5 hành của tạng phủ đều có bệnh, nhưng đông y không chữa một lúc cả 5 hành như tây y, đó là cách chữa sai, nên thực tế chưa bao giờ có một bệnh nhân được mười mấy vị bác sĩ chuyên khoa cùng chữa một lượt như vậy, nhưng chữa dần từng bệnh là chữa ngọn, ( theo đông y là bậc hạ công) chưa chữa khỏi bệnh này sẽ bị biến chứng thành bệnh khác, lại là cách nuôi bệnh thêm bệnh, không biết dự phòng ngừa biến chứng, và chưa tìm được gốc bệnh..
Nếu chúng ta đưa kết qủa khám nghiệm của chúng ta cho một người bạn bác sĩ chữa hộ, bạn chúng ta cũng sẽ nói nhiều bệnh như thế làm sao mà chữa, nếu có chữa tất cả cùng một lúc thì bệnh nhân cũng sẽ chết vì thuốc.
1-Phương pháp Khám Bệnh của Đông Y :
Vậy cách chữa của đông y có giống tây y không. Dĩ nhiên là không.
Khoa chữa bệnh trên thế gian này, đông y có trước tây y, và giai đoạn phân tích bệnh để mổ xẻ, thử nghiệm đã đi trước tây y hai ngàn năm, qua những cuộc thử nghiệm trên cơ thể sống của các tử tội được nhà vua cho phép các vị thái y thực hiện, để tìm hiểu gốc bệnh của ngũ hành tạng phủ. Sau hơn hai ngàn năm đó, các thái y nhiều đời khác nhau đã tích lũy được kinh nghiệm mới tổng hợp được thành dấu hiệu triệu chứng lâm sàng, phân tích dấu hiệu bệnh của từng tạng phủ theo tính chất bệnh là bát cương, quy nạp vào 8 phép chẩn đoán bệnh là khí-huyết (âm-dương), hư-thực, hàn-nhiệt, biểu-lý.
Trong dấu hiệu triệu chứng lâm sàng tổng hợp được phải nói rõ chứng bẹnh bao gồm tên tạng phủ và tình trạng bệnh của tạng phủ theo bát cương là âm dưong, hư thực, hàn nhiệt, biểu lý, để các vị thầy thuốc đời sau học hỏi để biết cách phân biệt như :
Bệnh của Tâm : là một trong những dấu hiệu bệnh như tâm hư, tâm thực, tâm hàn, tâm nhiệt, tâm khí hư, tâm khí thực, tâm khí hàn, tâm khí nhiệt, tâm huyết hư, tâm huyết thực, tâm khí hư hàn, tâm khí hư nhiệt, tâm khí thhục hàn, tâm khí thực nhiệt, tâm huyết hư hàn, tâm huyết thực nhiệt, tâm khí tâm huyết đếu hư, tâm khí tâm huyết đều thực, tâm khí thực tâm huyết hư, tâm huyết thực tâm khí hư… trên 20 loại chỉ mới theo bát cương, còn những bệnh nặng nan y khó chữa là các loại bệnh nửa hư nửa thực, nửa hàn nửa nhiệt, và bệnh nhẹ mới phát còn ở biểu, chưa có vi trùng, chưa xâm nhập sâu vào tạng phủ như ho lạnh…bệnh nặng mãn tính đã vào trong tạng phủ, có vi trùng…là bệnh ho nhập lý..
Thay chữ Tâm, bằng Tiểu trường (ruột non), bằng chữ Tỳ (tụy tạng), bằng chữ Vị (bao tử), bằng chữ Phế, chữ Đại trường, chữ Thận, chữ Bàng Quang, chữ Gan, chữ Đởm (Mật) vào bát cương, mỗi tạng hay phủ có hơn 20 loại bệnh khác nhau, theo nguyên tắc tìm bệnh bằng bát cương.
Ngoài ra, tạng phủ còn chia ra bệnh chức năng hay tổn thương thực thể, chức năng thì tây y chưa thấy, chưa có cách chữa đúng, còn thực thể cần phải mổ xẻ cấp cứu thì tây y có ưu điểm hơn đông y.
Bảng bát cương này giống như các kết qủa của phòng thí nghiệm đầy đủ nhất, không còn thiếu cái gì chưa thử nghiệm. Thật ra tây y vẫn đang áp dụng phân tích để nghiên cứu tìm ra nhiều bệnh mới, nhưng chưa dừng lại để thống kê, sắp xếp, tổng hợp những kết qủa để hệ thống hóa những dấu hiệu ấy sắp thành dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học chi tiết như đông y. Cho nên thấy những dấu hiệu này, tây y chữa ngay vào ngọn, còn đông y thấy dấu hiệu này, cũng chưa chữa được, vì tất cả dấu hiệu là ngọn của các biến chứng ngũ hành, muốn tìm được gốc, lại phải theo định đề ngũ hành để biết lý thuyết biến chứng truyền kinh.
Sự khác biệt giữa tây y và đông y hiện nay là tây y chữa vào ngọn là từng bệnh một, còn đông y chữa vào gốc gọi là Bệnh Chứng bao gồm nhiều bệnh.
Theo đông y, một chứng bao gồm nhiều bệnh, khi chữa vào chứng đúng thì các bệnh trong một chứng đó sẽ hết. Ngược lại, một bệnh lại do nguyên nhân của nhiều chứng, và một bệnh gồm nhiều chứng kết hợp, phải tìm đúng chứng để chữa đó là tìm gốc bệnh.
Thí dụ 1 :Một chứng gồm nhiều bệnh :
Khi tây y khám bệnh hay thử nghiệm, tìm ra bệnh nhân có những bệnh sau đây, chúng ta thử xem sự khác nhau trong cách chữa của tây y và đông y :
Môi đỏ, họng khô, ợ chua, chóng đói, chân răng sưng chảy máu, mồ hôi trộm, đại tiện bí kết, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm do nhiệt tà hoặc do ăn nhiều thức an táo nhiệt gây nên nhiệt chứng hoặc do viêm nhiễm ở gan mật ruột làm nhiệt khiến bao tử nóng.
Đối với tây y một bác sĩ tổng quát có thể lúng túng, chỉ có quyền hạn chữa được vài bệnh, vì nó có liên quan đến bác sĩ chuyên môn như nha khoa, chuyên khoa bao tử và ruột, chuyên khoa gan...
Nhưng đối với đông y, nó nằm trong kinh điển dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học, tất cả các bệnh đó đều là hậu qủa tất yếu do 1 bệnh chứng là Chứng Tỳ Nhiệt làm ra (tôi đã biên soạn ghi số thứ tự là chứng số 225 trong tài liệu Lý Thuyết Đông Y 2 : Triệu Chứng Lâm Sàng Học). Nên chỉ cần chữa vào chứng Tỳ Nhiệt là các dấu hiệu bệnh trên đều hết.
Thí dụ 2 : Một bệnh do nguyên nhân của nhiều chứng.
Bệnh nhức đầu theo tây y chữa vào ngọn là dùng thuốc giảm đau an thần như advil, tylenol, aspirin, thuốc ngủ chỉ là cách chữa tạm thời, chưa phải chữa gốc bệnh. Theo đông y, bệnh đau đầu có nhiều nguyên nhân như do viêm xoang mũi thuộc phế, áp huyết cao thuộc tim mạch, do táo bón thuộc đại trường, do bế kinh, kinh nguyệt không đều thuộc can tỳ, do đau răng thuộc trường vị, do suy nhĩ lo lắng thuộc tâm tỳ, do thiếu máu não áp huyết thấp thuộc can tỳ, do rối loạn tiền đình thuộc can thận ....
Cách đây 30 năm, một nữ bệnh nhân bị nhức đầu như búa bổ kinh niên, chữa đông tây y hơn 1o năm không khỏi, vì không ai khám ra nguyên nhân gốc là bế kinh do can tỳ nhiệt, tôi đã tả can tỳ nhiệt làm hết nhiệt trong gan tỳ, kinh nguyệt của bệnh nhân được thông ra bình thường sau 2 lần chữa trị, từ đó khỏi hẳn bệnh đau đầu, mỗi tháng ra kinh đếu đặn.
Thí dụ 3 : Một bệnh do nhiều chứng kết hợp.
Ung thư là một bệnh gây ra do nhiều nguyên nhân kết hợp, có mặt của đầy đủ tâm, can, tỳ, phế, thận do có dấu hiệu chức năng của một tạng phủ đầu tiên mà th ầy thuốc chưa tìm ra, như đau đầu, chỉ chữa ngọn mà không biết gốc bệnh, chữa được bệnh này chưa khỏi, vì chỉ uống advil cầm chừng mỗi khi đau đầu, bệnh sẽ truyền kinh như làm mất ngủ, lại uống thuốc an thần, cũng là chữa ngọn, biến chứng sinh suy nhược, chán ăn mệt mỏi, biến sang bệnh thuộc chức năng bao tử, đường ruột, rồi lại biến chứng sang thận sang gan...cuối cùng khi tổn thương thực thể khi xét nghiệm y khoa, mới biết được là ung thư não, ung thư máu, ung thư gan... thì đã muộn.
Chính vì tây y chỉ phân tích thấy nhiều bệnh để chữa vào ngọn mà không tổng kết thành dấu hiệu triệu chứng lâm sàng như đông y để thấy sự biến đổi do chức năng tạng phủ, chứ chưa tổn thươntg thực thể, nên chưa thấy nguy cơ trước khi bị tổn thương thực thể thành ung thư.
Một điều phiền phức khác là các phương pháp thử nghiệm của tây y phải thực hiện ở những phòng thí nghiệm, bệnh nhân phải đi từ nơi này đến nhiều nơi khác mới xét nghiệm được đầy đủ. Còn đông y xét nghiệm bằng phương pháp Tứ Chẩn, cũng do những đúc kết kinh nghiệm của các vị thái y (những thầy thuốc đông y giỏi trong triều đình). Tứ chẩn là 4 phương pháp khám bệnh : Vọng, Văn, Vấn, Thiết.
Vọng là nhìn mầu sắc ở hình thể, ở da, lưỡi, tai, mắt, mũi, họng, chân tay, móng tay, tóc..
Văn là nghe hơi thở, âm thanh, tiếng nói, nhịp tim, nhịp mạch....
Vấn là hỏi về ăn, uống, ngủ, nghỉ, tiêu tiểu, nóng lạnh...
Thiết là bắt mạch trên cổ tay để tìm bệnh của lục phủ ngũ tạng, sờ đầu, sờ bụng, chân tay...
Cả 4 phương pháp này dùng để khám bệnh cũng quy về bát cương, sẽ biết được tổng quát tất cả các bệnh trong tạng phủ. Thông thường thầy thuốc đông y bắt mạch thấy có những dấu hiệu khí huyết ở tạng phủ qua đầu ngón tay ở các mạch thốn, quan, xích, ở cổ tay phải thuộc khí khẩu chủ về khí, ở cổ tay trái thuộc nhân nghinh chủ về huyết, sự máy động ở mạch mạnh nhẹ, nhanh, chậm,... gọi là 28 bộ mạch khác nhau, tìm và xếp loại được từng mạch bắt được ở bộ tâm, can, tỳ, phế, thận, tiểu trường, đởm, đại trường, bàng quang, mệnh môn, tam tiêu...cũng quy về bát cương, đồng thời nếu có nghi ngờ, sẽ cùng lúc dùng phương pháp vấn (hỏi) để bệnh nhân cho thêm chi tiết, thí dụ bắt được mạnh ở đại trường thấy mạch sác (nóng nhiệt), để xác định xem có đúng không, thầy thuốc sẽ hõi xem bệnh nhân có bị táo bón không...
Cuối cùng, thầy thuốc thu thập nhiều dữ kiện, phân tích và kết luận được từ nguyên nhân đến hậu qủa của bệnh, sắp xép nó vào bệnh chứng.
Một bệnh chứng phải nói lên được bệnh ở tạng phủ nào kèm theo bát cương như tâm thực nhiệt. tỳ hư hàn, phế hư nhiệt, đại trường thực nhiệt, ... những bệnh khám được nằm trong khoảng 400 chứng, mỗi chứng bao gồm nhiều bệnh, chứ không phải 1 bệnh, và nhiều bệnh trong một chứng là hậu qủa tất yếu của biến chứng truyền kinh, nói lên được bệnh mới phát hay đã bị bệnh lâu ngày, do đó nó cũng có liên quan với những tạng phủ khác.
Xin xem thêm tài liệu trong tàng kinh các về Sách Quy Kinh Chẩn Pháp, Triệu Chứng Lâm Sàng Học, Mạch Học, Tứ Chẩn... ở linh này :
http://groups.google.com/group/forumkhicongydao/web?hl=vi
2-Phương pháp Khám Bệnh của Tây y :
Thật ra các thử nghiệm của tây y cũng có khí huyết (âm dương), hư thực, hàn nhiệt, biểu lý bằng các con số.
Thí dụ :
Áp huyết dưới 100/70mmHg là khí hư, trên 140/90mmHg là khí thực, mạch dưới 65 là hàn, trên 90 là nhiệt
Acid uric-huyết tăng trên 70mg/l là thực
Albumine -niệu khối lượng to trên 3g trong 24 giờ là thận hư, viêm thận tiểu cầu cấp hay
Albumine trong máu dưới 36g/l là hư, trên 50g/l là thực
Hay trong thử máu LD dưới 117U/L là hư, trên 217U/L là thực...(117-127)
Giảm bạch cầu dưới 4000đơn vị/mm3 máu là dương huyết hư, bạch cầu tăng trên 7000 đơn vị/mm3 là dương huyết thực...
ALT (6-31U/L) con số này do đúc kết kinh nghiệm của tây y, đông y xếp loại dưới tiêu chuẩn là hư, trên tiêu chuẩn là thực. Các thử nghiệm tây y đều có tiêu chuẩn, số tối đa và số tối thiểu như :
ALP (44-111U/L)
GGT (7-20U/L)
Globulines (23-37g/L)
Calcium (2.15-2.6mmol/l)
Créat. (55-100umol/l)....
Tây y thử nghiệm đầy đủ cũng đã tìm ra có gần 200 loại cho các loại bệnh, theo đó có thể chẩn đoán được khí, huyết, hư, thực, hàn, nhiệt... có con số chính xác hơn đông y rất nhiều. Nhưng tiếc rằng chưa có ngưòi nào tổng kết để làm thống kê xếp loại như đông y, có kèm theo dấu hiệu triệu chứng diễn biến của bệnh để viết thành bệnh chứng lâm sàng học, để cho các thầy thuốc tây y đời sau dựa vào những kinh nghiệm qúy báu ấy biết chẩn đoán trong việc khám bệnh được đầy đủ hơn, và biết chữa vào gốc bệnh, nếu chỉ chữa vào ngọn, chưa chỉnh được các thông số mà bệnh cần chữa, lọt vào tiêu chuẩn standard, thì vô tình gây biến chứng truyền kinh sang bệnh khác làm kết qủa thử nghiệm các con số khác lại bất bình thường. Cho nên thời gian chữa và kết qủa chữa không được như ý muốn.
Một bệnh nhân có thể có rất nhiều bảng kết qủa thử nghiệm tìm bệnh để chữa, thí dụ một người có bảng xét nghiệm 25 loại máu, có 5 loại máu lọt ra ngoài tiêu chuẩn, khi trị liệu sau 1 tháng đã có 2 loại máu vào tiêu chuẩn, nhưng có 4 loại máu khác lại lọt ra ngoài tiêu chuẩn, khi điều chỉnh được 4 loại máu lọt vào tiêu chuẩn, 5 loại máu trước lại lọt ra khỏi tiêu chuẩn, nên những thuốc chữa đều là thuốc đang thử nghiệm để tìm ra được loại thuốc đúng nhất cũng rất khó. Do đó những bệnh nan y tây y không giải quyết được tận gốc, vì thiếu sự liên quan và tổng hợp đến ngũ hành tạng phủ.
Một thí dụ đơn giản khác, tây y khó chữa có kết qủa để điều chỉnh 3 con số của áp huyết. Áp huyết trong tiêu chuẩn từ 110-140mmHg mạch 70-80.
Khi bị bệnh áp huyết sẽ thay đổi, thí dụ như :
a-180/100mmHg mạch 60
b-140/100mmHg mạch 75
c-130/65mmHg mạch 95
d-98/88mmHg mạch 100
e-110-140/80-90mmHg mạch 120 hay mạch 60
Tây y chưa tìm được thuốc nào có thể làm hạ được số tâm thu cao trường hợp a, làm tăng được số tâm thu thấp, trường hợp c, thuốc nào làm giữ nguyên được số tâm thu ổn định mà chỉ làm cho số tâm trương cao thành thấp hoặc thấp thành cao, trường hợp b,c, thuốc nào có thể làm ổn định tâm thu, tâm trương, mà có thế làm cao hay làm thấp mạch đập của tim, trường hợp e.
Những ước mơ đó ngày nay tây y chưa thực hiện được, vì được cái nọ sẽ mất cái kia. theo đông y, đó là vì thiếu liên kết ngũ hàng tạng phủ, vì cơ thể con người sống được nhờ vào sự khí hóa cân bằng liên kết của những chức năng ngũ hành tạng phủ.
B-ĐỊNH BỆNH :
1-Phương pháp Định Bệnh theo Đông Y :
Ngũ hành cũng là một định đề, nó là quy ước để diễn tả những biến đổi của mọi sự vật theo Dịch Lý, vì thế khi ứng dụng dịch lý vào trong đông y, người ta quy định tạng thuộc huyết nằm trong vòng tròn, phủ là khí nằm ngoài vòng tròn, tạng tâm và tâm bào (T,TB) thuộc hỏa âm, tỳ thuộc thổ âm, Phế (P) thuộc kim âm, Thận (Th) thuộc thủy âm, Can (C) thuộc mộc âm.
Tiểu truờng, Tam Tiêu (Ttr, Tat) thuộc hỏa dương, Vị thuộc thổ dương, Đại Trường (ĐT) thuộc kim dương, Bàng Quang (BQ) thuộc thủy duơng, Đởm (Đ) thuộc mộc dương.
Đông y dùng ngũ hành chỉ để lý luận biện chứng thấy được kết qủa tất yếu của những diễn biến của bệnh tật. Cách hiểu biết đơn giản như khi rừng cây do nắng gây hỏa hoạn, sau hỏa hoạn là đống tro tàn, đông y dùng biện chứng nói là mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, trong đất có quặng mỏ, gọi là thổ sinh kim, kim nóng chảy sinh ra chất lỏng gọi là kim sinh thủy, chỗ nào có nước chỗ đó có rong rêu cỏ mọc, gọi là thủy sinh mộc.
Quy ước vòng tròn thuận là vòng ngũ hành tương sinh như hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa..... Quy ước ngũ hành ai sinh ta là mẹ ta, nên mộc là mẹ của hoả, hỏa là mẹ của thổ, thổ là mẹ của kim, kim là mẹ của thủy, thủy là mẹ của mộc, hay ngược lại mộc là con của thủy, thủy là con của kim....
Quy ước ngôi sao là vòng ngũ hành tương khắc như thủy khắc chế hỏa (nước chữa trị được lửa), hỏa khắc kim (hỏa đốt kim chảy ra lỏng), kim khắc mộc (dao chặt được cây), mộc khắc thổ (cây cừ chặn được đất sụp lở) , thổ khắc thủy (đất đá ciment làm đập ngăn chặn được nước)
Quy ước ngũ hành ứng vào tạng phủ như cơ quan nào nóng nhiều trong cơ thể, đó là tâm, tâm bào, tiểu trường, ống máu (Tam tiêu) đặt nó vào hành hỏa, cơ quan nào làm chức năng lọc nước lọc máu như thận đặt nó vào hành thủy, cơ quan nào chứa những sản phẩn của đất cho ta thức ăn nuôi sống con người chính là tỳ vị đặt nó vào hành thổ, cơ quan hô hấp là phổi đặt nó vào hành kim, cơ quan chứa máu cung cấp máu đặt nó vào hành mộc...
2-Quy luật bệnh truyền kinh :
Có hai cách truyền bệnh :
a-Bệnh hư : Chỉ truyền bệnh theo mẹ-con :
Thí dụ chức năng của hỏa là tim phải đủ nhiệt truyền hỏa sang nuôi con là tỳ vị để tạo nhiệt cho tỳ vị ở nhiệt độ 41 độ C để làm nhiệm vụ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, sự nhồi bóp bao tử ở nhiệt độ thích hợp giống như nấu lại thức ăn và xay nhuyễn thành chất lỏng, chuyển hóa thành dưỡng trấp. Nhưng tâm hỏa hư, không nuôi con cung cấp nhiệt lượng cho con là thổ, nhiệt độ bao tử chỉ ở nhìệt độ thấp hơn bình thường 32 độ, khiến bao tử không co bóp, thức ăn chứa trong bao tử nguội lạnh, không chuyển hóa thành chất bổ, sẽ bị đào thải thành cặn bã, đi cầu ra phân sống sít...
Theo cách lý luận mẹ-con, nếu tâm hỏa hư mà khám thấy tỳ vị thổ chưa hư, là bệnh mới phát, chưa truyền sang kinh con, chức năng tiêu hóa của tỳ vị vẫn bình thường. Nhưng tại sao tân hỏa hư, phải xét đến mẹ của tâm hỏa là gan mộc chắc chắn phải hư mới không cung cấp năng lượng nuôi con là tâm...
Như vậy biên chứng truyên kinh thuộc các bệnh hư là hỏa hư làm thổ hư, thổ hư làm kim hư, kim hư làm thủy hư, thủy hư làm mộc hư, mộc hư làm hỏa hư.
Một bệnh do một hành bị hư là bệnh dễ chữa, truyền kinh đến hành thứ hai, khó chữa hơn, đến hành thứ ba là thời kỳ bệnh chữa không đúng kéo dài thời gian làm bệnh truyền kinh nhiều hơn.
Thí dụ bệnh nhức đầu, chỉ uống advil, nếu nhức đầu do hỏa hư, dấu hiệu đầu lạnh, chân tay lạnh, khi chữa chưa đúng vào gốc, biến chứng truyền kinh làm ăn uống không tiêu, đau bụng tiêu chảy, là hư hỏa đã truyền sang thổ, để lâu thổ hư truyền sang kim làm kim hư, hơi thở yếu, nhức đầu lại thêm ăn không tiêu, thêm thở yếu, thời gian lâu tiếp tục truyền kinh sang thủy, uống nước vào người sẽ bị lạnh, đi tiểu nhiều ra nước trắng trong, thận thủy hư truyền sang gan, gan hư lại giống như thiếu củi để đốt lò sưởi làm tâm không đủ nhiệt... đó là bệnh truyền đủ 5 hành.
Đông y nhờ dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học, thầy thuốc nếu không cần bắt mạch mà chỉ cần thuộc dấu hiệu chứng tâm hư sẽ biết có những bệnh gì, chứng tỳ hư, vị hư sẽ có những dấu hiệu gì, phế hư sẽ có những dấu hiệu gì, thận hư, can hư sẽ có những dấu hiệu gì. Phương pháp Vấn và Thiết sẽ xác định bệnh hiện nay đã tuyền đến kinh nào, phân tích và tổng hợp biết được gốc bệnh ngay để chữa làm ngưng ngay sự truyền kinh, ngưng ngay bệnh đang phát triển ở ngọn, và trị ngay vào gốc bệnh để bệnh không tái phát.
b-Bệnh thực : Có thể truyền vào bất cứ kinh nào yếu nhất
Khi gọi là bệnh thực, là năng lượng dư thừa qúa đáng, đầu tiên nó cũng truyền dư thừa cho con nó, theo vòng tương sinh, hay cho hành nào nó khắc theo vòng ngũ hành tương khắc, theo vòng khắc nghịch, theo vòng sinh nghịch...
Thí dụ tâm hỏa thực truyền sang con sẽ làm bao tử bị nhiệt loét bao tử, rồi thổ truyền sang kim làm khô phổi, rồi kim nhiệt truyền sang con là thận sẽ đi tiểu rắt nước tiểu vàng đậm hay hơi đỏ, nặng nữa thủy nhiệt truyền sang mộc, gan nhiệt làm chân tay co quắp, nóng nhức đầu áp huyết cao, thân nhiệt cao, mê sảng, táo bón...bệnh này thường gặp trong bệnh viện phải phối hợp nhiều bác sĩ chuyên khoa chữa trị, cũng đã để lại nhiều hậu qủa tai hại vô cùng, chính vì không biết đến ngũ hành tạng phủ.
Một bệnh nhân nằm phòng cấp cứu ở Ottawa cũng bị như vậy, điều trị trong 3 tháng, càng ngày càng nặng do biến chứng truyền kinh, tiểu đường tăng cao 37mmol/l, sốt nhiệt 41 độ trong một tháng không có cách nào hạ sốt vì không trị vào nguyên nhân gốc, đang trị bệnh lao được 3 tháng nằm trong phòng cách ly, không ăn uống được, ăn vào ói ra, người gầy ốm, nằm mê man, đã trăn trối với thân nhân.
Khi tôi đến vào buổi trưa 1 giờ ngày thứ năm, chỉ vuốt huyệt chữa ngọn làm hạ sốt, chữa biến chứng truyền kinh làm hạ đường trong máu là nguyên nhân cơ thể tăng nhiệt, và chữa gốc bệnh không tái phát ở phế thận, vì phế là kim sinh thủy, thủy sẽ khắc tiêu diệt bớt hỏa. 30 phút sau, y tá vào phòng bệnh nhân đo lại áp huyết, nhiệt độ và độ đường, y tá lấy làm ngạc nhiên ồ lên một tiếng, nhiệt độ xuống 37.5 độ C, đuờng xuống 11mmol/l, áp huyết từ 180/100mmHg mạch 130 xuống bình thường 138/89mmHg mạch 80. Anh mở mắt, tôi dạy anh hát one,two, three...làm dung tích phổi chứa nhiều oxy, làm khí tuần hoàn khắp cơ thể, nuôi thận (kim sinh thủy), anh tỉnh lại hoàn toàn. Tôi cho anh ngồi 45 độ cho thần tỉnh táo, anh có đủ hơi để nói chuyện, sau đó bảo người nhà về nấu cháo gà cho anh ăn để mau lại sức, đến 4 giờ chiều, anh tỉnh hẳn. Tôi nói với anh : Anh có biết bao giờ anh được xuất viện không . Anh trả lời tùy vào bác sĩ. Tôi hỏi thêm: Nếu tôi đến hỏi bác sĩ của anh là bao giờ bác sĩ cho anh xuất viện, anh có biết bác sĩ sẽ trả lời ra sao không. Bác sĩ sẽ trả lời còn tùy vào sức khỏe của anh.
Vậy trái bóng đang ở trước mặt anh thuộc quyền quyết định ở anh chứ không phải ở bác sĩ. Vậy anh có muốn về nhà nhanh không. Anh trả lời muốn.
Tôi bảo : Anh có nhớ được số điện thoại của bạn bè anh không, trên bàn cạnh giường anh có điện thoại, anh nhấc máy lên gọi cho bạn anh đi. Anh hỏi để làm gì. Tôi nói anh cứ gọi đi, rồi bạn anh hỏi gì thì anh trả lời thôi. Anh thực hiện y lời như thế, đó là một tác động giúp thần kinh hưng phấn. cứ mỗi ngày người nhà đem cháo gà anh ăn, anh gọi điện thoại nói chuyện với bạn bè, trong tuần lễ đó anh được xuất viện. Thứ năm tuần sau tôi đến thăm anh ở tại nhà. khi bước vào nhà, không thấy anh đâu, mà chỉ thấy khoảng 15 người ngồi ở phòng khách. Tôi hỏi Anh Đông đi đâu rồi, họ trả lời : Thưa Thầy anh ấy đang hát one, two, three... trong nhà tắm.
Tôi hỏi : Thế qúy vị sao hôm nay ngồi đây đông vậy. Họ trả lời : Chúng em nhờ Thầy chữa bệnh giùm.....
Nhiều người cho rằng tôi làm áo thuật (magic) hay huyền thuật (miracle), thật ra chính là áp dụng đúng quy luật ngũ hành tạng phủ. Do đó nếu biết dấu hiệu triệu chứng lâm sàng là cũng đã biết được bệnh đã truyền kinh đến đâu do hư hay thực để tìm ra cách chữa đúng.
c-Chức năng khí hóa tự đông sinh khắc : Vòng chế hóa ngũ hành tạng phủ.
Đặc biệt trong cơ thể mới có sự tự động sinh khắc ngũ hành, gọi là vòng chế hóa ngũ hành để lúc nào cơ thể cũng tự động tái lập quân bình năng lượng và chức năng của tạng phủ được hòa hợp đồng bộ, không tạng phủ nào thừa không tạng phủ nào thiếu.
Thí dụ, năng lượng của gan nhiều, truyền sang cho con là tâm để nuôi con, nhưng con cũng đã dư thừa phải truyền cho con của tâm là thổ khiến bao tử nhiệt, đầy hơi, ợ chua...Nếu chức năng khí hóa tự động còn tốt, thì năng lượng của gan dư thừa không truyền cho con theo vòng tương sinh là tâm nữa mà truyền theo vòng tương khắc, mộc khắc thổ tỳ vị, khắc chế bớt hỏa bớt thực của tỳ vị một cách tự động để lúc nào 3 hành liền nhau cũng được hòa hợp đúng, không cái nào dư hay thiếu, gọi là sự chế hóa tự động. Nhưng khi chức năng chế hóa tự động mất, do báo hiệu giữa thần kinh hưng phấn và thần kinh ức chế giữa giao cảm và phản xạ báo hiệu rối loạn không đúng, lúc đó thầy thuốc phải ra tay, bấm huyệt nội dược hay cho dùng thuốc ngoại dược để tả mất thực mất nhiệt ở tỳ vị, lúc đó tỳ vị hư thì mẹ của nó phải truyền năng lượng cứu nó, tự nhiên hỏa thực của tim cũng bớt đi, nhiệt độ sẽ xuống, hết bị mê sảng chân tay co quắp là đã điều chỉnh được chức năng gan.
Nếu qúy vị thầy thuốc tây hiểu được tầm quan trọng của ngũ hành tạng phủ, sẽ không thấy cái vô lý của đông y là đau đông chữa tây. Và nếu chúng ta là bác sĩ tây y đã thấy có trường hợp chữa bệnh giống như thế này chưa, hay chỉ phân tích tìm bệnh bằng xét nghiệm và chữa ngay vào đó, vì như thế theo đông y không phải chữa gốc mà còn làm xáo trộn chức năng của ngũ hành tạng phủ, kéo theo rối loại chức năng thần kinh tạng phủ, vì mỗi tạng phủ đều có những hệ thần kinh hưng phấn, ức chế, giao cảm, phản xạ dẫn truyền về hệ thần kinh trung ương và có những liên hệ thần kinh giữa tạng phủ này với tạng phủ khác nên mới có những kết qủa truyền kinh, từ đó thầy thuốc đông y mới diều chỉnh được những chức năng thần kinh ấy theo ý muốn bổ hư, tả thực được.
C-CHỮA BỆNH :
Cách chữa bệnh của đông y là vừa phân tích vừa tổng hợp để điều chỉnh sự khí hóa ngũ hành tạng phủ theo nguyên tắc Tinh-Khì-Thần hòa hợp, nên phải đặt ra chiến thuật chiến lược trong chữa bệnh.
Chiến lược là đặt ra một kế hoạch tổng hợp nhiều mặt về Tinh-Khí-Thần của ngũ hành tạng phủ hòa hợp, để đạt được mục đích cuối cùng giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh, hoàn toàn được khỏe mạnh, không còn bệnh tật.
Chiến thuật là áp dụng những kỹ thuật phương pháp điều trị chi tiết phụ trợ từng giai đoạn cho chiến lược để đạt được mục đích chung. Tất cả các trận đánh chiến thuật phải đi đúng chiến lược, có khi tiến có khi lùi có khi thắng có khi bại theo mục đích của chiến lược, có khi bổ có khi tả, có khi chiến thuật đã chuẩn bị kỹ lưỡng cũng phải hủy bỏ, tùy vào lệnh của ban tham mưu hành quân, tức là tùy vào những kết qủa thử nghiệm tổng hợp của chiến lược để thay đổi chiến thuật.
1-Cách chữa ung thư khác nhau theo chiến thuật và chiến lược :
Chúng ta phân tích cách chữa ung thư của tây y và đông y sẽ thấy rõ thế nào là chiến lược và chiến thuật.
Khi một ngưòi bị bệnh ung thư, bác sĩ cho biết nếu không chữa sẽ chết trong vòng 3 tháng, còn nếu chữa theo tây y, sẽ sống thêm được 2-3 năm chẳng hạn…
Như vậy, chiến lược đặt ra là kéo dài mạng sống được 3 năm, chiến thuật là những kỹ thuật tiên tiến của khoa học hiện đại nhất được đem ra áp dụng trong chữa bệnh là giải phẫu, hóa trị và xạ trị.
Mục tiêu sống 3 năm, cơ thể không có lúc nào được nghỉ ngơi thoải mái, cứ phải theo đúng liệu trình chữa trị từ lần thứ nhất đến lần chót, cao nhất là lần thứ 18-20 xong thì chết, có người chỉ chịu được đến 12 lần thì chết, thì mục tiêu 3 năm sống sót trong đau khổ có ích lợi gì.
Chiến thuật điều trị cứng ngắc không biết gia giảm linh đông làm hỏng chiến lược làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân vì biến chứng.… .
Theo đông y không thấy tây y chữa vào ngũ hành tạng phủ, không phục hồi chức năng tạng phủ, chỉ đánh cả tế bào bệnh lẫn tế bào khỏe, trong những tế bào là đơn vị nhỏ nhất ấy có những liên hệ nuôi sống cơ sở tạng phủ, điều hành chức năng tạng phủ, điều hành chức năng thần kinh, khi những tế bào này chết, hệ thần kinh chết dần theo làm mất chức năng điều động chế hóa ngũ hành, từ từ nó không còn kiểm soát được những biến chứng mà tây y gọi là di căn, đông y gọi là biến chứng truyền kinh.
Thí dụ trong qúa trình chiến thuật đánh tế bào ung thư, bằng xạ trị làm cháy da, hay hóa trị làm mất máu, áp huyết tụt xuống thấp, cơ thể nóng lở lưỡi, sưng khô cổ, lở loét… tây y không tạm ngưng liệu trình để cơ thể phục hồi..
Nếu lý luận theo biến chứng truyền kinh và chức năng tạng phủ thì cháy da làm tổn thương chức năng phế, mất máu làm mất chức năng tỳ, hết máu dự trữ trong gan, áp huyết tụt là tâm hư, cơ thể nóng theo dấu hiệu lâm sàng, đông y gọi là âm hư nội nhiệt, là cơ sở tâm, can, tỳ, phế, thận bị hư yếu. Như vậy do cách chữa trị theo tây y làm hỏng đủ 5 hành của tạng phủ. Trong điều trị chỉ chữa ngọn, không ngừa biến chứng như ăn nuốt không được, ngủ không được, đau đớn, mất máu, suy nhược cơ thể, áp huyết thấp…và bệnh nhân bị chết vì biến chứng, tế bào ung thư vẫn còn trong thể xác đem theo sang thế giới khác để chữa tiếp, có nghĩa là khi chết vì Tinh là cơ thể không có chất bổ để phũc hồi, chữa ung thư là bỏ đói tế bào, địch chết ta chết theo, Khí thì thở không được, khí thu nạp từ thức ăn không có, Thần thì suy nhược hoảng sợ lo lắng, sự khí hóa lịm dần cho đến khi ngừng không hoạt động..
Nếu theo chiến lược là duy trì sức khỏe và mạng sống cho bệnh nhân, cần phải theo dõi biền chứng, mất máu phải tiếp máu, áp huyết tụt phải làm tăng, đau phải ngưng chiến thuật, không cần đúng định kỳ, cho bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn uống tẩm bổ lại khi đủ tiêu chuẩn máu, áp huyết, trọng lượng cơ thể, sẽ áp dụng chiến thuật tiếp, đó là chiến thuật tuân thủ theo kế hoạch của chiến lược để duy trì tuổi thọ kéo dài cho bệnh nhân trong tình trạng thoải mái, không bị lo sợ cái chết, không bị đau đớn trong điều trị, lúc đó họ sẽ có niềm tin.
Còn niềm tin hiện nay của các bệnh nhân ung thư không phải là niềm tin được khỏi bệnh, chỉ là niềm tin bắt buộc vào kỹ thuật tây y hiện đại tiên tiến so với các phương pháp khác, nghĩ rằng may ra nhờ nó mới có thể cứu cho mình sống thêm được vài năm nữa thôi, thay vì phải chết ngay nếu không chữa..
Ngược lại chiến lược ngắn hạn lại lệ thuộc cứng ngắc vào chiến thuật dùng kỹ thuật tiên tiến cứ thế mà tấn công, không biết đến tinh-khí-thần hòa hợp của bệnh nhân, đa số thất bại trong điều trị..
2-Sai lầm trong điều trị bệnh cao áp huyết và tiểu đường:
Một sai lầm hiện tại trong điều trị bệnh cao áp huyết, hay bệnh tiểu đường là chiến lược lại lệ thuộc vào chiến thuật, nhất định chỉ dùng thuốc này mà không dùng thuốc khác, hay chỉ dùng phương pháp này mà không dùng phương pháp khác chẳng hạn, chứ không phải điều khiển và thay đổi chiến thuật tùy lúc theo chiến lược. Chiến lược là mục tiêu phải làm hết bệnh áp huyết, thì tây y chỉ có chiến lược cầm chừng áp huyết, và phải dùng thuốc suốt đời.
Theo ngũ hành tạng phủ, tất cả các bệnh phải muốn mau khỏi phải theo nguyên tắc làm cho Tinh-Khí-Thần hoà hợp, nếu có bệnh thì nguyên nhân do Tinh-Khí-Thần mất quân bình.
Tìm Tinh-khí-Thần mất quân bình từ đâu là do kinh nghiệm dâu hiệu triệu chứng lâm sàng học.
Tinh-Khí-Thần cũng có ngũ hành :
Tinh là những thức ăn thuốc uống được phân biệt bằng tính-khí-vị như :
Đắng vài tim, Ngọt vào Tỳ, Cay vào Phế, Mặn vào Thận, Chua vào Gan, cũng có thực có hư. nếu thực là dư thừa cần phải tả bớt ăn những chất không cần thiết, hư thì cần bổ phải ăn những thêm những chất mà tạng phủ cần.
Ngoài vị của thức ăn, thức ăn hay thuốc uống ấy còn mang theo tính nhiệt tính hàn, và mang theo những hợp chất làm ra khí sinh phong, hàn, thấp, táo, nhiệt, như nhãn xoài sầu riêng làm ra nhiệt, khí thăng, nên bệnh áp huyết cao không dùng được, nhưng dùng để chữa bệnh áp huyết thấp được.
Điếu chỉnh ăn uống cũng phải giữ quân bình từng lúc, khi phải ăn, khi phải ngưng vì đã đủ, ngay cả thuốc uống cũng vậy, nên cách ăn uống hay thuốc mên dùng để chữa bệnh theo đông y không bao giờ được dùng suốt đời như thuốc trị cao áp hyết hay trị tiểu đường của tây y là làm hỏng sự quân bình của chức năng tạng phủ và mất quân bình của Tinh-Khí-Thân.
Khí cũng có ngũ hành tạng phủ như :
Hỏa khí thuộc tâm, thấp khí thuộc tỳm táo khí thuộc phế, tủy khí thuộc thận, phong khí thuộc gan.
Khi tâm bị bệnh thực hay hư, đông y gọi là hỏa hư hỏa thực, hay phong khí tại gan, ngoại phong làn ngứa da, nội phong làm cao áp huyết, gọi là can phong nỗi động, thấp khí tại tỳ, thấp ứ đọng thì sau khi ăn hay bị tiêu chảy lỏng mà không đau bụng, thấp nhiệt đi tiêu chảy phân nóng, thấp khí hàn đi tiêu chảy phân lạnh, ngoại thấp da nóng lở, nội thấp sinh tiểu đường, ăn ngọt nhiều vào tỳ làm tăng thấp nhiệt cơ thể báo hiệu lượng đường trong máu cao...,táo khí thuộc phổi, khí qúa khô ráo làm suyễn, táo nhiệt làm suyễn nhiệt khô da, táo hàn làm suyễn hàn có đờm..., nước trong thận chuyển ra thủy khí điều hòa làm mát tươi da, thận hư không chuyể nước ra khí, sẽ đi tiểu nhiều ra nước trong, theo đông y, hàn thì nở ra, nhiệt thì co lại nên thủy hàn làm sưng phù, sưng tuyến tiền liệt, thủy nhiệt làm đái rắt.
Thần cũng có ngũ hành tạng phủ như :
Vui thuộc tâm hỏa, Lo thuộc tỳ thổ, Buồn thuộc phế kim, Sợ thuộc thận tủy, Giận thuộc can mộc.
Do đó vui qúa hại tim, vui qúa hoá dại thành điên mất thần, lo qúa ăn mất ngon, buồn qúa hại phổi hay thở dài làm ung thư vú ở phụ nữ hay làm ra bệnh trầm cảm, chán đời muốn tự tử, sợ qúa vãi đái hại thận, hay són đái khi sợ, giận qúa làm bầm gan, chân tay run giật, làm cao áp huyết đứt gân máu não...
Như vậy, bất cứ một bệnh gì xảy đến, nhất là bệnh nan y, do sự mất quân bình ngũ hành tạng phủ vềTinh-Khí-Thần đếm âm thầm, chưa thành hình làm tổn thương thực thể tây y không thể biết trước được, nhưng đông y nhờ vào ngũ hành tạng phủ, dấu hiệu triệu chứng lâm sàng, nhìn hay hỏi về cách ăn uống chất gì, ngủ nghỉ, tiêu tiểu tiện ra sao bắt mạch là đã biết có bệnh.
Nếu trong chiến lược không nghĩ đến cùng lúc ngừa biến chứng của áp huyết, và điều chỉnh gốc của nguyên nhân gây ra bệnh cao áp huyết theo Tinh-Khí-Thần là điều chỉnh ăn uống, điều chỉnh khí như vận động thể dục thể thao, tập khí công và điều chỉnh tinh thần theo ngũ hành tạng phủ cho phù hợp), chỉ cho bệnh nhân uống thuốc từ lúc áp huyêt cao xuống thấp mà không thể bỏ được, vì chiến lược là uống suốt đời dù áp huyết có xuống thấp đến xỉu hay làm cơ thể bại liệt gân cốt đi đứng không được, không phải do bị stroke tai biến mạch máu não, cũng vẫn phải uống tiếp tục, như vậy đã bỏ rơi chiến lược chỉ dùng chiến thuật thay thế chiến lược.
Người ta cho rằng tây y không phải không muốn chữa dứt hẳn bệnh cao áp huyết mà vì hiện nay chưa tìm ra thuốc hay để trị dứt mà tạm thời phải cầm chừng. Như vậy tây y đã quên hay không biết điều chỉnh tinh-khí-thần hòa hợp làm mục đích của chiến lược chữa dứt căn bệnh áp huyết……
Theo đông y, áp huyết không phải chỉ là bệnh của tim mạch gây ra, nó chỉ là hậu quả do ảnh hưởng của sự khí hóa ngũ hành tạng phủ, có thể do tim, do bao từ, lá mía, phổi, thận, gan, mật. Những xáo trộn chức năng này lại do nguyên nhân từ Tinh bởi ăn uống những chất như bia rượu, thuốc lá, cà phê, trái cây nhiệt đới,,, hay do nguyên nhân từ Khí bởi ăn nhiều không vận động, không tập thể dục thể thao, hay do nguyên nhân từ Thần bởi nhiều xúc động tình cảm hưng phấn, giận giữ, quá khích…
Mục đích của chiến lược phải làm cho khỏi bệnh bất kỳ từ nguyên nhân nào của Tinh-Khí-Thần, và chiến thuật là những giai đoạn áp dụng dùng kỹ thuật nào chỉnh Tinh, chỉnh Khí, chỉnh Thần, vừa chữa được ngọn, ngừa được biến chứng, vừa chữa ngăn chặn từ gốc, đó là chiến lược của thầy thuốc bậc thượng công
Như vậy đủ thấy rõ tây y dùng thuốc, là chiến thuật cầm chừng áp huyết suốt đời, thử xét ra xem nó thuộc phần nào của Tinh-Khí-Thần, và còn thiếu chiến thuật điều chỉnh phần nào, dĩ nhiên chúng ta đều thấy thiếu phần Khí và Thần không có, phần Tinh gồm thuốc men và ăn uống, thì tây y có thuốc men mà không biết điều chỉnh ăn uống.
Vì còn thiếu sót rất nhiều như thế nên chữa không có kết qủa, nhưng những phương pháp khác tây y không cho là phương pháp chánh thống thì bị cấm đoán là một thiệt thòi cho bệnh nhân biết bao.
Thật ra không cần đến thuốc men của tây y, mà chỉ cần giảm ăn uống thuộc Tinh, cho ăn không đủ no, không đủ chất bổ như các quân nhân VNCH bị bệnh cao áp huyết hay tiểu đường bị cầm tù ở các trại cải tạo của CS, trong thời gian dài thiếu ăn lại phải làm việc lao động chân tay nhiều. Lúc đó Tinh thiếu, khí suy thì bệnh áp huyết và bệnh tiểu đường không có thuốc cũng tự biến mất. Nhưng ở tây phương áp dụng không được, vì vi phạm nhân quyền. Cho nên người ta mới nói, hai bệnh cao áp huyết và tiểu đường là bệnh của những người dư dả về ăn uống mà lười vận động.
Vậy mình muốn chữa khỏi bệnh cao áp huyết và bệnh tiểu đường cho mình, việc đầu tiên phải kiêng ăn no, kiêng ăn nhiều, ăn bổ, và ngược lại phải vận động chân tay nhiều, tự bệnh sẽ khỏi được 70% rồi.
Măt khác, bác sĩ tây y không có sự sáng tạo ra chiến lược, chỉ áp dụng chiến thuật và những kỹ thuật đã học, nếu sáng tạo trong chữa bệnh sẽ bị hai lỗi lầm khi hành nghề, thứ nhất, khác nào chê các vị tiền bối sai, hai là bị kết tội không thuộc bài bản, sẽ bị tịch thu bằng. hành nghề. Còn tây y không hiểu lý luân ngũ hành tạng phủ, thấy thầy thuốc nào sáng tạo ra chiến lược, sắp xếp cách điều trị theo chiến thuật, bị cho là lang băm. Nhưng khi có hoc đến lý luận ngũ hành tạng phủ, mới biết công trình tu học đến bậc thượng công rất là khó, nhiều kinh nghiệm trên lâm sàng mấy chục năm mới đạt được kết qủa.
Tôi vẫn thường nói đùa với các bệnh nhân tây phương của tôi, tôi không phải là bác sĩ, chỉ là lang băm, họ đều trả lời : Chúng tôi cần những người có trình độ lang băm như ông chữa bệnh còn hay hơn cả bác sĩ..
Cũng theo quy luật âm dương chỉ là một định đề, không tuyệt đối mâu thuẫn chống phá nhau, mà hỗ trợ nhau, trong dưong đã tiềm ẩn âm, và trong âm đã tiềm ẩn dương, trong khì có huyết, trong huyết có khí, trong chánh có tà, trong tà có chánh, trong lang băm có thầy giỏi, trong chánh thống cũng có thầy dở là lẽ đương nhiên do tên đặt của thế gian. điều quan trọng là có thể chữa cho bệnh nhân khỏi được bệnh hay không mới cần thiết.
Có một lần một cô người Ý chở tôi đến nhà chữa cho bà mẹ bị té trật chân đau lưng, trên đường ngồi xe hơi, tôi nghe tiếng cô thở dài, mỗi lần cô thở dài tôi đếm one, two, three... đến 30 lần trong 1 phút. Cô hỏi tôi ông đếm cái gì vậy, tôi trả lời tôi đếm xem cô thở dài bao nhiêu lần trong 1 phút. Cô hỏi để làm gì. Tôi trả lời tôi đang khám bệnh bằng nghe (Văn chẩn) biết cô có bệnh bướu ở vú. Cô giật mình xác nhận có 3 cục bướu trong vú, tuần tới đi mổ. Cô hỏi tôi có chữa được không. Tôi trả lời, tôi sẽ chỉ cô cách thở làm tan mất bướu đó. Sau khi chữa cho mẹ cô đi lại được bình thường, tôi chỉ cô tập thở, cô cảm thấy bướu nhỏ dần, nhỏ dần theo công phu tập thở, cô mừng rỡ, nói rằng nếu tôi cứ tập như vậy sẽ khỏi mổ phải không. Đúng như vậy. Do đó Tinh-Khì-Thần của ngũ hành tạng phủ trong đông y rất quan trọng.
Ngày nay các thầy đông y đa số cũng tham lợi, chữa vào ngọn, để lại biến chứng, chữa dần dần câu bệnh, giữ khách mà bệnh nhân không biết. Nhìn lại chặng đường đông y đã đi qua 4 ngàn năm so với tây y mới 2 ngàn năm thì kinh nghiệm vẫn còn xa nhau một khoảng cách.
Từ dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học, khi chưa đúc kết xong, các vị thái y vẫn tiếp tục xin nhà vua cho mổ xác tử tội một thời gian dài nữa, rồi cũng viết sách truyền bá kinh nghiệm trong cung đình để dạy các thấy thuốc, từ thời này sang thòi khác đều thấy đúng 100%, nên các thái y mới dừng tay, không xin vua cho mổ xác tử tội nữa. Khi chấm dứt nạn mổ xác tử tội, khóa sổ, đông y mới phán một câu chí lý : Cái gì chưa biết mới cần mổ, cái gì đã biết rồi, không cần mổ nữa.
Nếu chúng ta ai cũng biết dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học, ngũ hành tạng phủ của Tinh-Khí-Thần, biến chứng truyền kinh, thì một bệnh có thể do nhiều nguyên nhân.
Như vậy bệnh cao áp huyết, tiểu đường gan, phổi, thận, bao tử...hay bất cứ một bệnh nào đều có nguyên nhân làm bệnh do hỏa, do thổ, do kim, do thủy, do mộc, rồi hỏa dương là phủ như do tiểu trường, hay hỏa âm là tâm bào màng bao tim, động mạch vành,,, hoặc thổ âm, thổ dương, kim âm, kim dương, tủy âm thủy dương, mộc âm, mộc dương, kèn theo bát cương là những nguyên nhân hư, thực, hàn, nhiệt, biểu, lý... thì bệnh cao áp huyếtsẽ có loại 1,2,3,4,5,...bệnh tiểu đường cũng có loại1,2,3,4,5, bệnh cholesterol cũng sẽ tìm ra được nhiều loại như mỡ trong máu, mỡ không có trong máu nhưng mỡ đã bao màng tim, mỡ bao gan, mỡ bao tụy tạng, mỡ bao thận... ngày nay tây y gọi là gan nhiễm mỡ, thận nhiễm mỡ, sau này có thể đặt tên cholesterol loại 1,2,3,4,5,5.6..là loại trong máu loại trong 5 tạng, hoặc bệnh gan cũng có 5 loại A,B, C,D,E, do 5 hành làm ra hoặc bệnh thận đang phải lọc thận, ghép thay thận, có thể sau này tây y gọi là bệnh thận loại 1,2,3,4,5 mà tây y chưa tìm ra, trong khi đó đông y cũng vẫn chữa trong mọi trường hợp biến chứng truyền kinh theo quy luật ngũ hành tạng phủ.
3-Quy luật chữa bệnh theo ngũ hành tạng phủ trong đông y :
Trong dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học, thầy thuốc phải nghiên cứu đoạn văn nào nói về cơ sở, đoạn văn nào nói về chức năng, nguyên nhân do khí, hay do huyết, để áp dụng cách chữa đúng theo những quy luật sau đây :
a- Bệnh thực : Mẹ thực tả con .
Không phải 5 hành bệnh đều tả 5 hành, mà phải đối chiếu dấu hiệu lâm sàng theo biến chứng truyền kinh để biết kinh đầu tiên bị bệnh, biến chứng của kinh cuối cùng. Chiến lược là điều chỉnh quân bình được ngũ hành, chiến thuật chữa ngọn tả mất dấu hiệu bệnh đang có, tả mất sự truyền kinh, và điều chỉnh gốc bệnh (bậc thượng công) về khí hay huyết, về hàn hay nhiệt bằng Tinh-Khí-Thần. Như vậy cần phải tìm hành nào là chính, chỉ có thể chọn 2 hành liền nhau, tả con làm mất thực của mẹ.
b-Bệnh hư : Con hư bổ mẹ .
Cũng vậy, chỉ có thể chọn 2 hành bệnh liền nhau, có 2 cách bổ trong trường hợp sợ phạm ngũ, một là con hư bổ mẹ, hai là 3 hành liền nhau cùng bệnh hư, chọn hành giữa để bổ sẽ chữa được giúp cho mẹ nó tự dưỡng, và chữa dsược cho con nó.
Thí dụ gan hư, tâm hư, tỳ vị hư có dấu hiệu thiếu máu, hay sợ, hốt hoảng, hồi hộp, nhạt miệng chán ăn, tiêu chảy...bổ hành giữa là tâm, tâm mạnh sẽ hết hồi hộp, mẹ nó là can được tự dưỡng khỏi phải lo cho nó, nên hết sợ,hết bệnh tâm thần suy nhược, bổ nó làm cho connó được mẹ nuôi dưỡng nên tỳ vị ấm làm mạnh chức năng giúp thèm ăn, ăn uống tiêu hóa được, hết bị tiêu chảy....
c-Bệnh âm lấy dương chữa, bệnh thuộc huyết lấy khí chữa :
Có nghĩa là Bệnh thuộc tạng lấy phủ chữa, có hai trường hợp hư, thực khác nhau như :
Thí dụ Bệnh tâm thực thuộc hỏa, phải tả con là thổ, tâm thuộc âm, phải tả thổ thuộc dương là Vị, chứ khgông phải tỳ. Bệnh tâm hư phải bổ mẹ là mộc, tâm thuộc âm, phải bổ mẹ thuộc mộc dương là Đởm chứ không phải là gan.
d-Bệnh dương lấy âm chữa, bệnh thuộc khí lấy huyết chữa :
Có nghĩa là phủ bị bệnh lấy tạng chữa, có hai trường hợp hư thực khác nhau :
Thí dụ Bệnh Vị dương hư, phải bổ mẹ là tâm hỏa âm. Bệnh Vị dương thực phải tả con là là Phế kim âm, nhưng đa số các thầy thuốc tả kim dương là đại trường, tuy không phạm ngũ hành nhưng không theo luật này.
e-Luật 6/9 chữa hàn nhiệt :
Hàn là do huyết không chạy, dùng day vuốt huyệt 9 lần, dùng lão dương làm thông huyết.
Nhiệt do huyết ứ nhiệt, dùng day vuốt huyệt 6 lần chuyển lão âm ra dương, chuyển huyết thành khí làm mát.
f-Cách chọn huyệt
Bệnh thuộc dương, chọn huyệt trên Mạch Nhâm để chữa, bệnh thuộc âm, chọn huyệt trên Mạch Đốc và Kinh Bàng Quang để chữa.
g-Bệnh ở trên chọn huyệt bên dưới để chữa :
Bệnh trên đầu như sung huyết não, đau đầu, chọn huyệt dưới chân để chữa, đông y khí công thường châm nặn máu huyệt Chí Âm để làm thoát máu bần trên não.
Bệnh phía dưới, dùng huyệt bên trên để chữa, như chân sưng phù thuộc âm ứ đọng dùng dương là Mạch Đốc, bệnh dưới chân chọn huyệt trên để chữa, nên chọn huyệt Mệnh Môn tăng chức năng hỏa tam tiêu để thận âm chuyển hóa ra dương giúp thủy đọng ở chân biến thành khí sẽ làm hết phù...
d-Bệnh còn ngoài biểu cho xuất :
Thí dụ khi mới bị cảm, cho xuất mồ hôi, bệnh đã vào trung tiêu lên thượng tiêu phải cho ói ra, vào trung tiêu xuống tức hạ tiêu phải cho hạ tống tà khí theo ra bằng đường tiêu tiểu.
e-Bệnh xuất phải cho liễm cầm giữ lại :
Xuất mồ hôi hoài làm mệt, chảy máu hoài làm mất máu, tiêu chảy hoài làm mất nước phải cho liễm, cầm lại. Thí dụ đau bụng ói mửa, tiêu chảy, là dấu hiệu cả 3 hành đều hư, là tâm hư, vị hư, đại trường hư. Theo luật 3 hành đều hư, chỉ cần bổ hảnh giữa, giúp mẹ nó là hỏa tữ dưỡng hết ói (theo tây y thuộc tim), giúp con nó mạnh hết tiêu chảy, giúp nó làm ấm bụng hết đau bụng.
Còn nhiều quy luật khác của đông y, nhưng chúng ta không bàn đến những chi tiết, mà bàn đến cách chữa theo chiến lược chiến thuật của những thầy thuốc bậc thượng công.
D-CÁCH CHỮA BỆNH THEO ĐÔNG Y KHÍ CÔNG
1-Cách hoạch định chiến lược của đông y khí công theo ngũ hành tạng phủ :
Muốn hoạch định chiến lược đúng, phải thu thập nhiều dữ kiện bằng cách khám kiểm tra lại chức năng của ngũ hành, dự đoán được tình trạng bệnh đang ở tạng phủ nào, biết trưóc được biến chứng truyền kinh, nếu không chữa kịp thời bệnh sẽ lan ra tới đâu, và nguyên nhân gốc bệnh ở đâu để ngăn chặn. Biết được những điều này phải theo quy luật ngũ hành tạng phủ. Có thể dùng những máy móc kỹ thuật của tây y, nhưng chữa bệnh theo đông y. Nhờ vào chẩn bệnh, định bệnh, đông y biết trước nguyên nhân, hậu qủa tiềm ẩn của bệnh sắp xảy ra để phòng ngừa trước, ngược lại tây y chỉ biết khi bệnh đã xảy ra có bằng chứng hẳn hòi thì đã qúa muộn để chữa.
Thí dụ, một người hút thuốc lá đã nhiều, lo sợ bệnh phổi, nếu không khai với bác sĩ, chỉ yêu cầu bác sĩ cho chụp hình phổi, và hỏi bác sĩ tình trạng phổi của tôi có tốt hay không. Kết qủa chụp phổi là tốt. Lúc đó là bệnh chưa xảy ra, nhưng cứ tiếp tục hút thuốc, một tuần hay một tháng sau, giống như ly nước đã đầy, chỉ cần thêm 1 giọt nước sẽ tràn ra, bệnh nhân bị ho, đi chụp hình phổi mới thấy phổi bị lao hay bị ung thư thì đã muộn, vì bác sĩ đã không thấy trước được bằng máy móc, nhưng đông y khí công dùng ngũ hành tạng phủ, liên kết đến những dấu hiệu lâm sàng của những tạng phủ, biết được bệnh đang tiềm ẩn ở tâm, tỳ, gan, thận đã hại phổi.( đủ cả 5 hành).
Bác sĩ tây y không hoạch định chiến lược trong điều trị, đau đâu chữa đấy trong phạm vi chiến thuật thuộc quyền hạn của mình, vì nếu hoạch định chiến lược, phải phối hợp với nhiều bác sĩ chuyên khoa, thì bác sĩ gia đình không có thẩm quyền, họa chăng khi bệnh nặng, bệnh nhân nằm bệnh viện, sau khi xét nghiệm đủ thứ thấy đủ bệnh thuộc nhiều lãnh vực chuyên môn khác nhau, các bác sĩ chuyên môn thi nhau dùng chiến thuật kỹ thuật riêng trong ngành nghề chuyên môn của mình đem áp dụng vào trong một cơ thể bệnh nhân, gây nhiều phản ứng phụ do mâu thuẫn của nhiều loại thuốc, bệnh càng nặng hơn, cho đến khi cuối tuần mới hội chẩn chung để hoạch định kế hoạch chung, đó là một hình thức chiến lược dã chiến.
Chiến lược của tây y không lấy ngũ hành tạng phủ để điều chỉnh, khác với chiến lược của đông y, vì một thầy thuốc đông y không giống chức năng của một bác sĩ tổng quát, khám chữa sơ sài như một bác sĩ gia đình, mà là một thầy thuốc có nhiều chức năng như các bác sĩ chuyên môn gộp lại, nên gọi là thầy thuốc đa khoa, biết và chữa được nhiều khoa, chứ không phải tổng quát, vì nếu thầy thuốc đông y không biết ngũ hành tạng phủ để hoạch định chiến lược trong điều trị thì không bao giờ bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn.
2-Cách chữa bệnh khác nhau của chiến thuật và chiến lược :
Thí dụ một bệnh đơn giản là đau tay vai mãn tính đã 5 năm, bệnh nhân khai đã chữa tây y, châm cứu không khỏi.
Tại sao? Vì không khám theo ngũ hành tạng phủ để có chiến lược trong điều trị. Tây y hay châm cứu chỉ là những chiến thuật đưọc áp dụng như sau :
Bác sĩ gia đình cho uống thuốc giảm đau, không chữa nguyên nhân. Nếu không hết gửi bệnh nhân đến cho các bác sĩ chuyên khoa tìm nguyên nhân, nguyên nhân này cũng không dựa vào ngũ hành tạng phủ, mà tìm qua máy móc kỹ thuật, chụp hình không thấy tổn thương xương, không đứt gân, không loãng xương, không thấy vi trùng virus, nên không thể chữa vào đâu được, sẽ gửi đi vật lý trị liệu, nếu không khỏi, bệnh nhân đi châm cứu, châm xong được giảm đau, rồi lại tái phát, và biến chứng bệnh càng ngày càng nặng hơn, do đó những chiến thuật không giúp gì được cho bệnh nhân nếu không có chiến lươc.
Đối với đông y khí công, chiến lược là áp dụng ngũ hành tạng phủ tìm xem chức năng hư thực của tạng phủ, tạng phủ nào đã bị bệnh thuộc hư hay thực, hư hàn hay hư nhiệt, thực hàn hay nhiệt, các kết qủa đo áp huyết ở 3 số đã thấy được, sắp truyền sang kinh nào, cái gì hư, cái gì thực như huyết hư, huyết thực, huyết hàn huyết nhiệt, khí hư, khí thực, khí hàn, khí nhiệt, và biết được gốc bệnh từ đâu do tinh-khí-thần.
Như vậy bệnh đau tay sẽ được tìm ra chính xác như do phổi bởi cảm hàn, cảm nhiệt, như do tỳ bởi ăn nhiều chất chua phá máu, thiếu máu, như do tim bởi không đủ áp huyết thúc đẩy máu tuần hoàn ra tay, như do gan thiếu máu làm co rút gân, như do thận, như lo âu sợ hãi làm ngưng tụ khí huyết, do bế tắc không vận động, do cholesterol làm tắc ống mạch máu ra tay, như do ung thư máu, ung thư gan…khám theo ngũ hành tạng phủ bệnh sẽ hiện ra bằng những con số qua máy móc của tây y như nhiệt kế thermoflash tìm nguyên nhân khí huyết bị tắc nghẽn do hàn nhiệt, thí dụ bấm máy đo nhiệt ở đầu là 37.0 độ, ở vai là 35 độ, ở cánh tay máy chỉ Lo (thấp không bắt được), đến cùi chỏ 32 độ, đến ngón tay 36.6 độ, như vậy chúng ta cũng đã biết đường đi của khí huyết, chỗ nào hàn, chỗ nào nhiệt, máy oxymeter đo khí huyết ở những huyệt chức năng tạng phủ, ở tam tiêu như ở đầu, bụng, chân tay, ở đường kinh, biết tạng nào đủ tạng nào thiếu, đường kinh nào đủ, đường kinh nào thiếu, và dùng máy đo áp huyết kiểm chứng trên các huyệt chức năng của tạng phủ, phối kiểm lại áp huyết cao hay thấp, mạch nhiệt hay hàn ở tạng phủ nào.
Tất cả những thử nghiệm trên tương đương với những xét nghiệm của tây y, nhưng chẩn đoán định bệnh khác nhau, tây y xét riêng lẻ từng bệnh theo mỗi xét nghiệm được ghi tình trạng bệnh theo chuyên môn của từng ngành, và theo tây y phải chữa theo chuyên môn của từng ngành. Ngược lại, đối với đông y, những dấu hiệu bệnh riêng biệt như thế không cần phải chữa riêng, mà phải liên kết xét chung, vì nó không phải là nguyên nhân gốc, mà nó chỉ là biến chứng..
Thí dụ bệnh đau tay kể trên, nếu áp huyết thấp đo ở tạng tỳ bởi thiếu máu, để lâu không chữa sẽ có biến chứng như đau lạnh bụng, đau nhức toàn thân, hồi hộp, mất ngủ, kém ăn, suy nhược, mất trí nhớ, rụng tóc, chân tay lạnh, cứng cổ gáy, thiếu hồng cầu mặt xanh xao, mắt trắng dã…để lâu không chữa đúng sẽ trở thành bệnh ung thư máu, khi chưa đến giai đoạn thành bệnh ung thư máu thì tây y không thể nào biết cách lý luận tổng hợp ngũ hành tạng phủ để biết trước được, khi thành bệnh lại không cho bổ máu, vì chiến thuật trị ung thư là bỏ đói tế bào, diệt tế bào ung thư là diệt luôn cả tế bào lành làm tổn thuơng các mô lành lân cận gây ra môt biến chứng tổn hại cơ thể thêm.
Theo chiến lược đông y cần bổ máu cho đủ máu tuần hoàn, cho áp huyết lên đủ, khí huyết đầy đủ, hết bị tình trạng chỗ hàn chỗ nhiệt, ăn ngon, ngủ khỏe thì dù có bệnh nặng, mạng sống cũng duy trì tuổi thọ được lâu.
3- Cách giải thích Bệnh viêm gan C theo tây y và đông y :
Thí dụ như viêm gan C, theo tây y giải thích, khi thử máu thấy có siêu vi C, nhưng có thể virus này ẩn trốn nằm ngủ ở đâu đó trong cơ thể, chưa phát tác ra ngoài, nó có thể ngủ đến 10-50 năm. Theo quan niệm mới của trường đại học y khoa Hopkin, chúng ta ai cũng có tế bào ung thư ẩn chứa trong cơ thể mà chưa có dịp phát tác, bởi hệ miễn nhiễm phòng chống bệnh trong cơ thể chúng ta còn khỏe mạnh. Nó ẩn chứa ở đâu thì tây y không biết, nhưng thử máu thấy có nhưng không nhiều đến hàng tỷ tế bào để thành bệnh.
Tây y không biết, nhưng đông y biết, theo lý thuyết ngũ hành tạng phủ, gan là nhà kho vừa có chức năng chứa huyết, vừa có chức năng bảo quản thành phần huyết, khi chức năng gan hư không bảo quản đúng nhiệt độ, và lượng oxy, số máu dự trữ sẽ hư hỏng, tự số máu đó làm tăng giảm men gan để trở thành bệnh viêm gan A, B, C, D, E…theo cách gọi của tây y. Nếu hệ miễn nhiễm mạnh, chức năng gan hoạt động tốt, chẳng may máu có bị lây nhiễm từ ngoài vào cơ thể, trong gan sẽ cô lập số máu đó bằng một màng kín không để bị lây lan sang cho máu tốt, chờ thời gian nó sẽ phá hủy tống ra ngoài cơ thể dần dần, nhưng nếu độc tố nhiều mà gan không loại bỏ ra ngoài được, khi chụp hình chúng ta thấy trong gan có nhiều bướu nhỏ, nếu lành tính, bấm đè vào không đau, nếu ác tính, đè vào đau, số máu hư hỏng có nhiều độc tố sẽ đặc lại, bám mọc rễ trong gan gọi là xơ gan…
4-Sự hiểu biết khác nhau về Khí-Huyết- Đàm làm ra bệnh giữa tây y và đông y :
Cái nhìn chính của đông y là đơn vị Khí-Huyết dư hay thiếu (thực hay hư), nóng hay lạnh (hàn hay nhiệt) theo đông y quy định, tạng là cơ quan đặc hay cơ quan có nhiều huyết hơn khí, phủ là cơ quan rỗng hay cơ quan có nhiều khí hơn huyết, như vậy trong khí cũng có huyết, trong huyết cũng có khí.
Về hư thực chỉ là tên gọi do chức năng làm việc yếu hay mạnh, hay về cơ sở vật chất của tạng phủ bị tổn thương hay không. Tây y chỉ biết đến tổn thương thực thể, khi chưa tổn thương thực thực gọi là chức năng hư thì tây y không thấy rõ, chẳng hạn như ăn không tiêu, chán ăn là chức năng hư, không chữa được, vì khi chụp hình không tổn thương tỳ vị, không dư hay thiếu acide trong bao tử….
Còn về hàn nhiệt tưởng là mơ hồ, nhưng ngoài hư thực làm ra bệnh, như thiếu máu làm ra bệnh nan y, dư máu làm ra bệnh cao áp huyết..thì hàn nhiệt cũng làm ra bệnh tây y không biết chính xác tại sao.
Hàn nhiệt thông thường gây đau nhức gọi là phong thấp hàn, phong thấp nhiệt, phong thấp khớp, xương cốt là loại bệnh khó trị. Ban đầu không thấy tổn thương thực thể, nhưng lâu dần bị thoái hóa xương khớp thì việc điều trị đã muộn, trở thành tật, nhưng không nguy hiểm.
Loại hàn nhiệt nặng hơn gây nguy hiểm, đông y đã thấy trước, mà tây y chưa phát hiện kịp thời, khi phát hiện ra do tổn thương thực thể cũng đã muộn, như hút thuốc nhiều, gan tâm tỳ vị thận nhiệt, tây y không thấy, đông y gọi là huyết nhiệt, nhưng khi trong cơ thể nhiệt độ trong máu lên 41độ trở lên là điều kiện máu dễ bị nhiễm trùng, huyết nhiệt làm tổn thương tạng phủ nào yếu nhất trước, tạo ra vết rách nứt trong phổi khi ho do phổi nóng khô khan, mới tìm ra bệnh lao phổi, khô nóng thận mới tìm ra lao xương…
Còn hàn làm chân tay lạnh ai cũng biết, nhưng hàn lạnh bên trong cơ thể thì tây y không biết, lý thuyết đông y, hàn làm giãn nở phù nề, nhiệt làm co quắp. Tạng phủ hàn máu không di chuyển được làm đau trong cơ thể, tụ lại thành bọc mỡ, bọc nước, bọc máu lâu dần tây y mới phát hiện ung thư lành tính hay ác tính…
5-Dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học khác nhau giữa đông y và tây y
Thầy thuốc đông y hay châm cứu, học đến nơi đến chốn, cần phải học đến những kinh nghiệm tích lũy của các vị tiền bối để áp dụng trong lý luận ngũ hành tạng phủ, để phân biệt đâu là ngọn của bệnh, đâu là biến chứng, đâu là gốc bệnh.
Các dấu hiệu lâm sàng để tìm gốc bệnh và biến chứng theo lý luận ngũ hành tạng phủ chứ không phải để chữa ngọn vào tạng phủ ấy, chúng chỉ tương đương với những xét nghiệm của tây y.
Ngày xưa, đông y xét nghiệm bệnh của tạng phủ bằng cách học thuộc lòng những dấu hiệu bệnh riêng của tạng phủ về hư, thực, hàn, nhiệt, thực hàn, thực nhiệt, hư hàn, hư nhiệt… do đó có những dấu hiệu lâm sàng của tạng phủ như ;
Tâm thực, tâm hư, tâm hàn, tâm nhiệt, tâm thực nhiệt, tâm hư nhiệt, tâm thực hàn, tậm thực nhiệt…mỗi sự khác nhau ấy sẽ có những bệnh khác nhau .
Cũng như vậy, tổng quát, mỗi tạng hay phủ chia ra có 8 nguyên nhân làm ra bệnh khác nhau như gan cũng có 8 nguyên nhân chính là can hư, can thực, can hàn, can nhiệ, can hư hàn, can hư nhiệt, can thực hàn,can thực nhiệt..
Những bệnh của đởm, tỳ, vị, phế. đại trường, tiểu trường, thận, bàng quang….
Những bệnh nặng hon khó hơn các thầy đông y không có nhiều kinh nghiệm cũng bó tay là bệnh nửa hư nửa thực, bệnh hàn giả nhiệt, nhiệt giả hàn….
Học biết tất cả những điều đó thì dễ, nhưng chữa bệnh mà không có chiến lược của bậc thầy thượng công, chỉ biết chữa theo bậc trung công và bậc hạ công, nghĩa là không có chiến lược thì bệnh không khỏi. Còn nếu học đến trình độ thượng công, mà y học chính thống có gọi là lang băm cũng không có thể làm hại người được thì cũng hoan hỷ chấp nhận.
Dấu hiệu lâm sàng theo tây y là những dấu hiệu riêng của từng ngành chuyên khoa hoàn toàn khác nhau không liên kết được với nhau, cho nên không tìm ra được nguyên nhân và chữa không có chiến lược, chỉ có chiến thuật chuyên khoa.
Thí dụ bệnh đau đầu kinh niên :
Gọi là đau đầu kinh niên là đã ra ngoài tầm tay chữa bệnh của bác sĩ gia đình, bệnh nhân có thể đang chữa ở khoa não, không khỏi thì chuyển sang khoa tâm thần, khoa thần kinh, khoa vật lý trị liệu, khoa dinh dưỡng, sở dĩ đi đường vòng không ai tìm ra nguyên nhân, vì không tìm nguyên nhân Tinh-Khí-Thần bằng ngũ hành tạng phủ.
Đã có một bệnh nhân như thế chữa đủ đông tây y hơn hai năm, gây biến chứng vừa đau đầu, vừa hốt hoảng lo lắng sợ hãi của bệnh tâm thần, lúc trầm cảm, lúc nổi giận, chữa theo dấu hiệu bệnh điên, mỗi ngày uống hơn 30 viên thuốc.
Khi đến tôi, khám định bệnh theo ngũ hành tạng phủ, áp huyết thật thấp, thiếu khí huyết trầm trọng, mà những loại thuốc tây y chỉ chữa ngọn an thần ức chế thần kinh, thành trầm cảm, khi thần kinh hết ảnh hưởng ức chế lại hưng phấn trở thành điên.
Bệnh nhân được khuyên dùng sirop bổ máu Đương Quy Tửu và tập tăng cường khí, hai tuần sau khỏi bệnh, đi làm trở lại, thay vì hai năm ông chồng phải bị hành hạ khổ sở để chăm sóc bà vợ trong tình trạng tâm thần do định bệnh sai lầm.
Nếu các thầy thuốc biết cách sử dụng máy đo áp huyết để tìm bệnh theo tiêu chuẩn ngũ hành tạng phủ, học cách lý luận ngũ hành tạng phủ và được phép hoạch định chiến lược trong điều trị, đó sẽ là một bước ngoặt lịch sử của ngành y khoa thế giới để đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
Doducngoc (Khí Công Y Đạo VN)