Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

411 - Một thí dụ về cách chữa gốc của một chứng bệnh theo đông y khí công khác với tây y.

Thí dụ bệnh nhân có dấu hiệu bị sụt cân teo da, cơ bắp và tay chân vô lực không cử động được.

Nếu có một người kể bệnh như trên đông y phải chữa làm sao ?

Bệnh này theo tây y chưa biết nguyên nhân, muốn tìm nguyên nhân phải thử máu, thử đàm, chụp phổi, đo tim mạch, nếu không có tổn thương thực thể ở lục phủ ngũ tạng thì chỉ cho uống thuốc bổ, còn nếu tìm ra dấu hiệu tổn thương thực thể như suyễn, hay lao phổi, ung thư phổi, suy thận, hư gan… thì mới có nguyên nhân để chữa.

A-Cách Khám Bệnh theo đông y :

Còn theo đông y, tất cả các loại bệnh nguyên nhân đều do khí và huyết làm ra bệnh, thì phải bắt mạch tổng quát ở 6 bộ vị ở cổ tay, sau đó nghe từng mạch riêng của lục phủ ngũ tạng ở từng bộ vị, nghe lực đẩy của khí chạy trên từng bộ vị bằng cách để ngón tay đè mạnh và đè nhẹ xem mạch chạy mạnh hay yếu sẽ thấy kết qủa là phế khí, thận khí, tỳ vị khí cái nào yếu cái nào mạnh…như vậy đã tìm được bệnh về khí hư hay thực do tạng phủ nào, sau đó đếm nhịp mạch đập qua ngón tay đang đè trên mạch để biết mạch chạy nhanh hay chậm do máu dư hay thiếu để biết nguyên nhân do nhiệt hay hàn. Tất cả những kết qủa khám bệnh bằng bắt mạch để biết khí và huyết từng bộ vị tương đương với kết qủa xét nghệm của tây y. Nhưng khi định bệnh đông y đặt câu hỏi tại sao thiếu máu, tại sao dư máu, tại sao hàn, tại sao nhiệt, tại sao tạng phủ này mạnh, tạng phủ này yếu để tìm ra nguyên nhân gốc sinh ra bệnh rồi chữa vào nguyên nhân gốc bệnh chứ không chữa theo tây y là chữa vào tất cả những dấu hiệu bệnh hay chữa vào tất cả các tạng phủ bệnh, như vừa chữa bao tử, chữa tim, chữa phổi, chữa thận, sẽ có 4 loại thuốc khác nhau của 4 bác sĩ chuyên khoa đem váo cơ thể gây ra những phản ứng của nhiều loại thuốc tạo ra sự rối loạn chức năng hoạt động của tạng phủ mà không đem lại kết qủa mong muốn còn dẫn đến những biến chứng mới của bệnh.

B-Cách Định Bệnh :

Khi định bệnh, đông y tìm nguyên nhân gốc bệnh theo quy luật âm dương ngũ hành của tạng phủ bằng những quy ước hay định đề ngũ hành như kim, thủy, mộc, hỏa, thổ đại diện cho tạng phủ, như kim dương là đại trường, kim âm là phổi, thủy dương là bàng quang, thủy âm là thận, mộc dương là mật, mộc âm là gan, hỏa dương là ruột non, hỏa âm là tim, thổ dương là bao tử, thổ âm là lá mía tỳ tụy tạng..

Theo quy luật tương sinh của ngũ hành là kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, cái trước sinh ra cái sau, thì cái trước gọi là mẹ, cái sau gọi là con, như vậy kim là mẹ của thủy, thủy là mẹ của mộc… ngược laị, mộc là con của thủy, thủy là con của kim…

Khi nối kết những liên hệ dấu hiệu của từng mạch tạng phủ về khí và huyết, thầy thuốc đông y thấy có dấu hiệu bệnh khí của phổi yếu, lạnh, suyễn thở gấp, hơi không đều làm mạch chạy không đều, theo vọng (nhìn) như miệng khô, người và da khô, chân tay teo khô, tinh thần suy nhược, ủy mị, theo văn (nghe), có tiếng khò khè của đàm trong họng, nhịp tim đập nhanh hồi hộp, theo thiết (bắt mạch) ngoài da lạnh, mạch yếu…khi hỏi bệnh (vấn) bệnh nhân cho biết không ho, trong người nóng, nhưng chóng mặt và tiểu són, chân tay không có lực để làm việc…từ những yếu tố đó đem phân loại xếp theo âm dương ngũ hành tạng phủ :

Ngoài da lạnh : thuộc dương hư ngoại hàn : bệnh dương thuộc phủ

Trong người nóng : thuộc âm hư nội nhiệt.: bệnh âm thuộc tạng.

Suyễn, hơi thở không đêu, da khô, thuộc phổi, (kim âm)

Miệng môi khô, da thịt teo thuộc bệnh tỳ hư (thổ âm)

Đàm thuộc vị hàn không hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu mà biến thành đàm (thổ dương)

Tim đập nhanh hồi hộp thuộc hỏa âm

Chóng mặt do âm huyết hư thiếu (thiếu máu)

Tiểu són thuộc thận khí hư (thủy âm)

Lý luận ngũ hành để tìm nguyên nhân gốc bệnh :

Tại sao thận khí hư, tiểu són, thuộc thủy do mẹ nó là phế kim hư là suyễn thiếu khí hụt hơi.

Tại sao thiếu máu chóng mặt : do tỳ vị hư, không ăn được hay thức ăn không chuyển hóa thành máu mà biết thành đàm vì cơ thể không đủ nhiệt lượng do tâm hỏa cung cấp đủ năng lượng cho tỳ vị chuyển hóa thức ăn…

Như vậy thận khí hư do phế khí hư, phế khí hư do tỳ vị hư, tỳ vị hư do tâm hỏa hư.

Khi đối chứng với kinh nghiệm của những thầy thuốc đông y từ mấy ngàn năm đã đúc kết biên soạn thành tài liệu : Những dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học thì tất cả dâu hiệu kể trên có ghi đầy đủ trong chứng bệnh sau :

CHỨNG PHẾ NHIỆT ĐIỆP TIÊU : (Chứng thứ 272 trong sách Dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học của KCYĐ)

Phế có uất nhiệt nung nấu kéo dài làm thành teo (nuy) có hai loại bệnh biến khác nhau :

Phế nuy :

Phổi teo, ho nhổ ra đờm dãi đặc có bọt kèm theo nóng rét, suyễn thở gấp, hồi hộp, môi miệng khô, tinh thần sa sút ủy mị, hoặc kèm theo một số bệnh khác do chữa sai lầm sinh biến chứng làm tân dịch hao tổn trầm trọng, âm hư nội nhiệt tổn thương đến phế khí, hoặc trong phế gặp hư hàn do thời tiết gây bệnh thêm sẽ có dấu hiệu dương hư, người bệnh nhổ ra nhiều dãi mà không ho, nhưng chóng mặt và tiểu són.

Cơ nhục nuy :

Da và cơ bắp chân tay teo khô vô lực không cử động được

C-Cách Chữa Bệnh :

1-Chữa theo Tinh :

a-Thầy thuốc bắc khi bắt mạch, định bệnh thuộc chứng Phế, sẽ cho thuốc theo quân, thần, tá, sứ. Quân là vị thuốc chủ lực chữa phế bằng cách chọn vị thuốc nào vừa bổ ấm phổi tiêu hạ đàm thông khí tăng khí cho phổi dễ thở. Thần là chọn vị thuốc nào giúp cho phế mạnh bằng cách bổ mẹ là tỳ vị, giúp cơ thể ăn ngon, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu mà không biến thành đàm. Tá là chọn những vị thuốc nào làm chức năng của tim hoạt động mạnh giúp cơ thể ấm, điều hòa được phế tỳ mà không gây tác hại cho các tạng phủ khác. Sứ là vị thuốc dẫn như một vị đại sứ của một quốc gia, có tính chất dẫn thuốc đi đến nơi cần chữa được biết bằng vị của thuốc, như toàn bộ 1 thang thuốc nghiêng về vị cay thì thuốc được dẫn để chữa phổi, vị ngọt dẫn vào tỳ vị để chữa tỳ vị, vị đắng vào tim để chữa tim, vị mặn vào thận để chữa thận, vị chua vào gan để chữa gan..

Như vậy thầy thuốc đông y chọn thuốc theo tính, khí, vị phù hợp. Nếu bệnh nhân không muốn uống thuốc thang để sắc, thầy thuốc đông y sẽ cho uống hai loại thuốc viên phối hợp có công dụng đầy đủ những chất cần thiết theo quy luật trên :

Thuốc chữa phổi là Bách Hợp Cố Kim Hoàn, sáng và tối, ngậm trong miệng 20 viên cho tan dần, và thuốc giúp bổ phế kim là Bổ Trung Ích Khí Hoàn, bổ tỳ vị thổ là mẹ của kim (thổ sinh kim) uống 20 viên trước mỗi bữa ăn 15 phút.

b-Sau mỗi bữa ăn, uống 1 ly nước trà gừng, vỏ quýt khô với mật ong giúp ấm phổi và tỳ vị, giúp tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, tiêu hóa tốt..Gừng làm ấm bao tử phổi, vỏ quýt khô làm tan hạ đàm, mật ong nhuận phổi và nuôi da thịt.

2-Cách chữa theo Khí :

Chữa theo ngũ tạng khí ngũ hành thì cần tăng cường phế khí và mẹ của phế kim là vị thổ, như vậy cần phải chọng những bài động công và tĩnh công ở hai hành kim và thổ.

Đông công : Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần (bổ tâm-phế), bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần (tăng cường vị khí, mạnh chức năng bao tử).

Tĩnh công : Tăng cường tông khí bằng bài tập thở Đan Điền Thần, làm ấm phổi, mạnh tim, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa cho bao tử giúp chuyển hóa thức ăn thành chất bổ nuôi dưỡng da thịt, cơ bắp, tăng máu, tăng hồng cầu.

Day vuốt huyệt theo vòng chân khí Tỳ ở đường kinh chân hay ở du huyệt trên lưng... là truyền khí lực, nội lực, thần lực hay huyền lực tùy vào trình độ của các thầy chữa có luyện tập khí công thiền hay không.

3-Cách chữa theo Thần :

Bệnh nhân tập thở khí công tăng cường tông khí để tự chữa bệnh bằng cách thở thiền để tích lũy khí ở Đan Điền Thần, Đan Điền Tinh, Mệnh Môn, vòng Tiểu Chu Thiên.. (xem thêm bài 409).

doducngoc