Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Câu hỏi 257 : Tập luyện thở khí công đúng kỹ thuật thở làm thay đổi áp huyết tăng hay giảm theo ý muốn.

Con kính chào Thầy,

Con cảm ơn Thầy đã trả lời email của con. Thầy ơi, con có uống toa thuốc của Thầy cho, ngày bắt đầu uống là tối ngày 9/8/2011trước khi uống thuốc buổi tối con có đo áp huyết là:

tay trái 97/67/74, tay phải 95/66/77

Buổi sáng sau khi đánh răng rửa mặt con do áp huyết là

tay trái 104/65/75 con có nhìn thấy lần nhịp điện hiện lên ngay cho nhịp tim là (75)

tay phải 94/62/69

Thầy ơi, con có hơi lo lắng, bởi vì nhịp tim của con đập nhanh hơn tiêu chuẩn là (65 - 70)

nguyên ngày nay con cảm thấy người hơi uể oải và cảm thấy có một cái gì đè nặng ở ngay cổ, rồi xuống ngực. và tối nay cùng giơ, con lại do áp huyết là

tay trái 108/75/83, tay phải 111/78/87

Thầy ơi, còn thiệt hoảng sợ, không biết mình có bệnh hoạn gì năng không mà sao nhịp tim của con cao quá, cao hơn ở tuổi lao niên và nhịp đập ở tâm trường cũng cao nữa thầy ơi. Vì thế, con đã ngừng không uống thuốc nữa và email cho Thấy ngay.

Mỗi lần thở, còn phải hít sâu rồi thở ra. con cũng tập đứng hát kéo gối chị được 3 phút thôi là con cảm thấy rất mệt thở không ra hơi.

Con cũng tập Nạp Khi Trung Tiêu, thở Dàn Diễn Thân. Con có bị allergy rất nặng. mũi thì nghẹt nên mỗi lần thở Đan Điền Thần rất là khó, rồi con lại thở bằng miệng. bị mất hơi thở, khịt khạc một lúc con mới thở được bằng mũi.

Thầy ơi, còn một điều nữa còn muốn thưa cũng Thầy. con đã bị trễ kinh nguyệt đến hôm nay là 42 ngày rồi mà vẫn chưa có kinh. chu kỳ kinh nguyệt của con là 21, 23, 25 rất là lộn xộn, có khi 28, 32 và mỗi lần có kinh, thì rất là ít thường hay có màu cục, đôi khi con cảm thấy lưng rất là mỏi.

Thầy ơi, Thây như là một ông Tiên, con thấy Thầy hình như là chữa đủ loại bệnh. vì thế, con rất là tin tưởng và hy vọng vào nơi Thầy có thể giúp con chữa lành mọi bệnh hoạn của con, mặc dù con không hiểu nhiều về khi công của Thầy, nhưng con hy vọng với lòng từ tâm của Thầy có thể dẫn dắt con từng bước học hỏi và thực tập những bài khi công của thầy để con có thể qua sự giảng dạy và dẫn dắt của thầy con có thể chữa bệnh cho chính con và sau này có thể cho những người thân của con và những người chung quanh con.

Thầy ơi, con tiếp thu chậm lắm, xin thầy hướng dẫn từng chi tiết cho con nha. con phải làm gì, tập những bài khi công gì và con có phải ngừng thuốc không.

Con cảm ơn Thầy rất là nhiều đã chuẩn đoán bệnh cho con. Con chúc Thầy luôn được bình an và luôn được ơn trên gìn giữ.

Con rất mong sự hồi đáp của thầy sớm

con KB

Trả lời :

Môn học Khí Công Y Đạo đã nghiên cứu tình trạng bệnh tật của con người bằng cách theo dõi khí huyết tuần hoàn trong cơ thể bệnh nhân qua máy đo áp huyết, và đã tìm ra tiêu chuẩn áp huyết lý tưởng cho mỗi loại tuổi như bảng dưới đây :

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Và đặc biệt nhất là số đo áp huyết sẽ bị thay đổi tốt hay xấu có liên quan đến 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần.

Về Tinh :

Là những thức ăn hay thuốc uống chia làm hai nhóm, có loại làm tăng áp huyết, có loại làm giảm áp huyết. Đ ể cho những người bị bệnh cao áp huyết chọn những loại thức ăn phù hợp để làm giảm áp huyết, hoặc ngược lại những người bị thấp áp huyệt chọn những thức ăn phù hợp để làm tăng áp huyết.

Không ai có thể viết sách để phân loại chính xác những thức ăn hay thuốc uống nào cần và phù hợp cho mình bằng chính mình. Mình không cần phải biết thức ăn thuốc uống có chứa thành phần gì như các nhà chuyên môn phân tích, chỉ cần kiểm chứng thức ăn thuốc uống mà mình ăn, uống vào cơ thể, được đo bằng máy đo áp huyết, để so sánh trước khi dùng và sau khi dùng, nó đã làm cho áp huyết của mình lên hay xuống theo nhu cầu của mình cần điều chỉnh lên hay xuống.

Trong trường hợp bệnh của cháu thì thuốc uống ấy đã làm cho cháu tăng áp huyết là đúng và cần thiết.

Về Khí :

Là cách tập luyện thở. Nhớ rằng hai chữ khí công, có nghĩa là công phu tập luyện hơi thở.

Hơi thở cũng là một loại thức ăn, cũng có hàng trăm loại thức ăn khác nhau, đó là những cách thở khác nhau làm thay đổi áp huyết. Điều này ít ai để ý, và chính hơi thở sai làm chết người, mà mình biết cũng đành chịu chết mà không ai chỉ cho cách sửa, như trong trường hợp bệnh suyễn nặng thở dốc mệt đứt hơi mà chết, khi cách chữa bằng thuốc hết hiệu nghiệm.Chữ suyễn chính là hơi thở vào ngắn, nhanh gấp mà không có thở ra làm áp huyết tăng cao. Bệnh suyễn đối với khí công rất dễ chữa, chỉ cần tập thổi hơi ra dài mà không hít vào, tức là thở ngược lại thì hết suyễn.

Do đó kỹ thuật thở của khí công làm sao cho hơi thở của mình đúng với 7 điều kiện sau đây : dài, chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, bình thường...

Dài : là hơi thở ra phải dài hơi, nên bài hát one, two, three...hơi hát ra dài đến 7 giây.

Chậm : Là mỗi chữ lâu 1 giây, người tập luyện giỏi có thể mỗi chữ hơn 1 giây. Khác với nhanh là hát one, two, three, four, five, six, seven nhanh qúa chỉ mất có 3-4 giây là sai nhanh chứ không phải chậm.

Nhẹ : Tôi chọn bài hát one, two, three...là một loại phát ra âm thanh nhẹ nhàng, không phái nhạc hét, nhạc giựt, giọng không cao làm mệt.

Sâu : Khi hát dài, chậm, nhẹ thì hơi trong bụng thoát ra, chứ không phải là hơi ở phổi. Trong phương pháp tập thở của tiên gia có câu : Phàm phu thở từ mũi đến cổ họng. Thánh nhân thở từ mũi xuống chân để diễn tả hơi thở sâu. Có nghĩa là khi thở ra làm sao cho hơi trong bụng ra từ từ làm cho bụng mềm và xẹp.

Lâu : Có nghĩa là thời gian tập thở ít nhất lâu 30 phút trở lên cho đến khi thành thói quen để khi đo kiểm chứng bằng máy đo áp huyết, lần thở nào cũng có kết qủa giống nhau.

Đều : Là tập thở, hát, lúc nào cũng đ úng điều kiện dài, chm, nhẹ, sâu. đều đặn, nghĩa là giữ đúng nhịp nhạc của bài hát, như một ca sĩ đang tập luyện một cách tự nhiên, tinh thần thoải mái, không căng thẳng.

Bình thường : Có nghĩa là trước khi tập thở, tập hát, giống như trong khi đang hát hay sau khi át xong, đổi sang cách nói chuyện, mà hơi thở tự nhiên, bình thường không mệt, không hụt hơi thở dốc, thở bù, thở dồn dập, nghĩ là khi nói chuyện khi luyện thở, luyện hát, hơi thở không có gì thay đổi.

Những người biết thở đúng như 7 điều kiện kể trên người sẽ khỏe mạnh, da hồng hào, sống lâu, trí nhớ tốt, trí tuệ thông minh. Trên thực tế, một người thanh niên khỏe mạnh không bệnh tật, kiểm soát tần số thở của họ, thông thường có 18 hơi thở trong 1 phút, sống thọ trung bình 100 năm, so với con rùa tuổi thọ 300 năm, vì nó thở 1 phút có 2 hơi.

Còn những người bệnh suyễn nặng sắp ch t họ thở bao nhiêu hơi 1 phút ?

Bệnh nhẹ thì 40 hơi, chữa suyễn bằng ống thuốc xịt một thời gian thì hơi thở tăng lên 50, 60 hơi, xịt thuốc tiếp tục lên 80 hơi trở lên thì chết. Có nghĩa là càng nhanh, càng ngắn, càng gấp, càng chết sớm.

Hơi thở khí công hát bài one,two, three...chúng ta sẽ có tần số thở là 6 hơi trong 1 phút, còn dùng bài hát này để tập thể dục đông công thì tần sối thờ là 10-12 hơi trong 1 phút

Như vậy, ai là người có tần số thở càng thấp thì sức khỏe và tuồi thọ càng cao. Ai trong chúng ta đạt được điều này ? Chính là các vị đang tu Pháp Môn Tịnh Độ .

Khi chúng ta niệm bằng miệng phát âm ra tiếng từ 3 câu đến 10 câu danh hiệu : Nam Mô A-Di- Đà-Phật, hay A-Di-Đà-Phật, trong 1 hơi thở, thì tần số thở từ 2-4 hơi trong 1 phút.

Kết qủa của hơi t ở với tần số từ 2-6 lần trong 1 phút, đã được kiểm chứng bằng qua sát, bằng thử nghiệm máu, xét nghiệm y khoa của cố bác sĩ Ngô Gia Hy đã viết ra cuốn Nghiên Cứu Khí Công cho thấy :

Về quan sát :

Người có hơi thở khí công, hay những người tu Tịnh Độ, có sắc mặt hồng hào khỏe mạnh, hơi thở sau, hết bệnh ề đường hô hấp như suyễn, ho, ngộp thở, hết căng thẳng thần kinh (stress), làm tăng áp huyết, làm tăng giận dữ, cáu kỉnh hay hết buồn chán thở dài làm ra bệnh trầm cảm (depression), thiếu oxy làm ra bệnh ung thư.

Về xét nghiệm máu :

Làm tăng hồng cầu, vỉ thở ra nhiều để thải độc xả ra khí CO2 nhiều, và thu nạp vào cơ thể nhiều Oxy hơn. tăng sức đề kháng chống bệnh tật và tiêu diệt được tế bào ung thư.

Cố Bác sĩ Ngô Gia Hy đã nghiên cứu và kết luận về bệnh áp huyết như sau :

Khi thần kinh ngoại biên bị co thắt (làm đau cổ gáy vai, tê tay...) thì áp huyết tăng cao, và định lý ngược lại, khi áp huyết tăng cao là do thần kinh ngoại biên bị co thắt.

Chúng ta cũng có thể tự làm một cuộc thử nghiệm về hơi thở xem hít vào nhiều hay thở ra nhiều làm tăng oxy bằng cách cho hai người ngồi tập thở, tính thời lượng 1 phút. Kết qủa là ai mặt hồng hơn và không bị mệt.

Khi chúng ta hô : Bắt đầu ! Người thì cố hít vào, còn người cứ thổi hết hơi trong người ra, không dùng sức và chờ khi hơi vào đủ lại thổi hơi ra, như mình đang thổi bếp tro nhóm lửa, những người này chỉ có thổi hơi ra nhiều chứ không có dám hít vào mạnh vì bụi tro sẽ bay vào mũi vào phổi.

Khi hết 1 phút, chúng ta ra lệnh : Ngưng ! Lúc đó xem ai là người mặt hồng hào, thở bình thường, còn ai là người mặt tái xanh, m ệt đang thở dốc. Rồi đo áp huyết để kiểm chứng áp huyết ai bình thường, áp huyết ai đang tăng cao làm rối loạn nhịp tim và cơ co bóp van tim, rồi hỏi xem ai bị nặng ngực khó thở, ai không ?

Về Thần :

Trong thử nghi ệm tr ên, dĩ nhiên là người tham hít vào, mà không chịu buông xả. Phương pháp thở buông xả cũng nằm trong giáo lý của Đạo Phật. Tất cả buông bỏ không tham.... thì bệnh tật được tiêu trừ. Nên đạo Phật nói : Bình thưng tâm là đạo, không giận hờn, không lo lắng, không sợ hãi, buồn phiền...còn các tiên gia khuyên nên giữ tâm : Đim đạm hư vô, thân nào mà bệnh tật.

Cho nên áp huyết là máy đo khí huyết trong cơ thể cũng bị thay đổi khi tâm thần bất an, rối loạn, thay đổi tâm lý bất thường như buồn hại phổi, lo hại tỳ, sợ hại thận, giận hại gan, căng thẳng hay chán đời hại tim. Tất cả những thay đổi tâm lý làm thay đổi áp huy ết. Về khoa học thì Tinh thần hưng phấn làm tăng áp huyết, tinh thần ưc chế làm hạ áp huyết.

Nên môn học Khí Công Y Đạo dựa vào sự thay đổi của 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần qua việc khám định bệnh và cũng để điều chỉnh lại Tinh-Khí-Thần cho áp huyết trở lại bình thường lọt vào tiêu chuẩn là khỏi bệnh.

Kết luận :

Sau khi cháu đã nghiên cứu kỹ những lý thuyết của khí công, thì cháu sẽ thấy những dấu hiệu bệnh mà cháu đang có do cháu tự làm ra bệnh, chỉ cần bổ máu, buông xả không tham lam hít vào, không lo lắng sợ sệt, không biết tập thở khí công thì tập đọc theo câu niệm của Pháp Môn Tịnh Độ dưới đây, một th ời gian sẽ khỏi bệnh. Đó là cách tập thở khí công để điều chỉnh Khí.

Tự mình đọc theo, chia ra cứ 3 câu hay 10 câu là 1 hơi thở.

http://mp3.zing.vn/bai-hat/A-Di-Da-Phat---Tu-Tu-Ngu-Am-2-Tinh-Tong-Hoc-Hoi/IW70U968.html

Nhiều bệnh ung thư, nhờ luyện hơi thở bằng tụng niệm 24/24 suốt ngày đêm, trừ khi ngủ vô thức, còn khi tỉnh táo tụng niệm hoài, tự nhiên khỏi bệnh ung thư.

Sư cô Quảng Phước bị ung thư, sau 21 ngày niệm Phật vãng sanh, đã khỏi bệnh

http://phaphoiniemphatadida.vn/Default.aspx?moduleId=News&ctlId=DetailNews&CategoryId=29&NewsId=145

Cứ tiếp tục uống thuốc bổ máu để đủ máu hành kinh, sinh tinh tủy, áp huyết lên đúng mới có thai được. Nhưng khi niệm danh hiệu Chư Phật, là mình đã phát ra một tần số sóng não vào không gian chiêu cảm, đồng cảm ứng với chư Phật sẽ có lợi lạc tiếp nhận được tha lực chư Phật

Chữa bón và sợ khi uống thuốc làm áp huyết cao, sau khi ăn 30 phút tập bài Kéo Ép Gối -Thổi hơi ra, và để ý khi thổi hơi ra phải làm cho bụng mềm xẹp xuống để bao tử và ruột được co bóp đẩy phân ra, chứ không phải gồng cứng bụng, cũng theo nguyên tắc trên thở hơi ra nhiều mà không hít vào, chỉ há miệng thả lỏng người và bụng chờ hơi vào tự nhiên khi đầy thì thổi ra, khi thổi ra là có sẵn hơi thổi ra, chứ không phải l úc đ ó mới hít hơi vào rồi thổi ra, nhiều người tập sai chỗ này.

Theo đúng nguy ên tắc. Há miệng, chờ hơi vào tự nhiên đủ, thổi ra dài cho hết hơi rồi há miệng chờ hơi vào tự nhiên, thổi hơi ra hết, tiếp tục há miệng thả lỏng cơ thể, chờ hơi vào, thổi hơi ra hết.... cứ theo chu kỳ này thì không mệt, không chóng mặt, hơi thở bình thường.

Khi thổi hơi ra bằng miệng thì không sử dụng đến mũi, mũi sẽ tự thông không còn sợ nghệt mủi.

Sau đó hơi đã dài, đủ hơi thì bắt đầu tập toàn bài thể dục khí công trong lớp, mỗi ngày 1 lần cho đến khi trở thành huấn luyện viên đi dạy lại cho người khác.:

http://www.youtube.com/watch?v=g-mn4KNrl8Y

Thân

doducngoc