Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Bài 442: Lý luận tìm nguyên nhân bệnh bằng số đo áp huyết, đo đường, và cách chữa có kết qủa ngay sau khi chữa.

Kính gởi Thầy

Hôm nay ngày 7 tháng 4, lớp học KCYĐ Toronto đả tụ tập trở về sau vaì tháng nghĩ Đông.

Con xin thay mặt lớp tường trình laị với Thầy những diễn biến trong ngaỳ học đầu tiên .

Trước hết chúng con đả tập động công ,anh Tư đả hướng dẫn cho cả lớp học, và sau đó đến phần lý luận chữa bệnh cho một bệnh nhân ở VN trên forum như sau :

1-Một phụ nữ 78 tuổi có tiền sử đái đường gần 20 năm nay.

2-Cách đây 5 năm phát hiện tràn dịch phổi nghi do lao, bệnh viện cho uống thuốc chống lao. uống được 1 tuần thì đau đầu chóng mặt không sao dậy được đành phải dừng thuốc chống lao, chuyển sang thuốc nam uống. không còn biểu hiện của phổi nhưng từ đó không bao giờ hết chóng mặt và đau đầu, càng ăn càng chóng mặt, đã uống rất nhiều thuốc đông tây y nhưng chỉ giám mà không khỏi hẳn,

3-Hai chân tê bì càng ngày càng yếu đi lai một quãng lại phải nghỉ vì đau và căng tức 2 bên bắp chân, bệnh viện nói là biến chứng của tiểu đường cũng uống nhiều thuốc mà không đỡ, đi đứng loạng choạng.

4-Mùa hè cũng phải đi tất ở chân vì lạnh và cảm giác buốt ở chân rất hay vì viêm chân răng miệng rất hôi mặt ngày càng mờ

5-Đo huyết áp

Tay trái 155/69 mach 76 . tay trái sau ăn 149/70- 74

Tay phải 130/69 mach 75 .tay phải sau ăn 125/66-67

Chân trái 166/86-77 .chân phải 131/77/81

Chân phải 121/90/63 chân phải sau ăn 126/62-70 nhưng cũng có lúc chân phải cao hơn chân trái

6-Thử đường huyết

Ngón tay trước ăn 8,9mmol/l . Ẩn Bach, 9,5 Đại Đôn 8,9

Sau ăn 1 tiếng ngón tay 17.mmol/l, Ẩn Bạch 17,5 Đại Đôn 17,2 dù đã dùng insulin tiêm trước đó ngay sau khi ăn

Đo đại diện đầu ngón chân cũng là quanh 17

THƯA THẦY ADMIN VÀ CÁC ĐỒNG NGHIỆP

Bênh nhân này phức tạp quá, bà ta mang theo một tuí du lịch rất to các loại thuốc tây uống có viên có dắt có rẻ có. không loại nào trị chóng mặt đau đầu có trên thị trường Việt Nam mà bà chưa dùng mà bệnh đau dầu chóng mặt tê chân của bà không khỏi. có khi đỡ rồi bị lại, và chân thì bị tê 2 bên, trươc kia dùng thuốc tiểu đường uống nhưng bác sĩ sợ đau đầu do thuốc nên chuyến sang insulin tiêm. cùng không thấy chuyển biến .

Học trò thấy bệnh nhiều vấn đế quá và quá nhiếu bác sĩ điều trị cho bà rồi mà không đỡ. Vậy mong Thầy admin và các bạn đòng nghiệp cho hướng xử lý với bệnh nhân này theo phương phấp Khí Công Y Đạo

---------------

Trả lời :

Những năm trước chúng ta học lý thuyết ngũ hành, ngũ hành thuộc Tinh, để biết hư thực, hàn nhiệt, khí huyết của chức năng của các tạng phủ, học khí công, động công và tĩnh công, để ứng dụng chữa bệnh khí hư thự hàn nhiệt, cuối cùng chúng ta đưa những kết qủa này thành con số cụ thể theo tây y bằng cách khám bệnh, định bệnh bằng m áy đo áp huyết, máu đo đường, nhiệt kế. Đó là thời gian học lý thuyết.

Bây giờ đã học xong lý thuyết rồi, cần phải áp dụng thực hành trên lâm sàng, với những bệnh nhân cụ thể, làm sao lý luận cho nhanh để biết 3 yếu tố quan trọng nhất, là Tinh-Khí-Thần, và đối với bệnh nhân đó cần chữa yếu tố nào trước, yếu tố nào sau.

Cách lý luận để khám tìm nguyên nhân bệnh ngay bây giờ là lý luận trên kết qủa của máy đo áp huyết, máy đo đường, nhiệt kế.

Khi bệnh nhân đến, là những bệnh mà tây y và đông y đã không chữa được, họ hy vọng thầy KCYD hướng dẫn cho họ biết nguyên nhân và hướng dẫn cho họ chữa để khỏi bệnh. Còn thầy KCYD là áp dụng hiểu biết của mình, tìm ra cách chữa nhanh nhất, hiệu qủa nhất theo phương pháp khí công, chứ họ không cần biết thầy lý luận ngũ hảnh làm gì, miễm sao phải có kết qủa trông thấy ngay.

Do đó, tôi chia câu hỏi bệnh trên làm 6 phần, ưu tiên đem phần 5 và phần 6 là những kết qủa xét nghiệm theo tây y, mà một người thầy KCYĐ cần phải đo để biết. Rồi lý luận ngay trên kết qủa xét nghiệm này, dựa vào ngũ hành tạng phủ tìm nguyên nhân gốc bệnh đó cần phải chữa Khí trước, hay chữa Huyết trước, hay chữa cả hai khí-Huyết cùng một lúc.

Phần 1 : Tiểu đường cao : là lười vận động, thuộc khí.

Phần 2 : Trà ndịch màng phổi : là phế nhiệt, do thượng tiêu nhiệt, trung hạ tiêu hàn, xem bài cơ chết tràn dịch màng phổi, cũng do khí.

Phần 3 ; Hai chân tê lạnh : do khí không lưu thông đều chỗ nóng chỗ lạnh, thượng tiêu nhiệt, đầu nóng nhức đầu, gan thiếu máu chóng mặt, hạ tiêu hàn chân tê lạnh.

Phần 4 : Răng miệng hôi, do bao tử không tiêu tích nhiệt, thổ vị không riêu sinh nhiệt làm phế kim nhiệt., bên ngoài phế hàn do hiện tượng thẩm thấu tạo hơi nước trong phổi.

Phần 5 : Là kết qủa thử nghiệm để khám định bệnh.

A-Những bệnh áp huyết thấp qúa, dươi 100 không được chữa, mà chỉ hướng dẫn tập khí công ngay tại lớp để họ biết cách tự tấp ở nhà, khuyến khích họ mua máy đo áp huyết để đo mỗi ngày, khi nào áp huyết lên thì mới khỏi bệnh, mỗi tuần mỗi đến nhờ thầy KCYĐ kiểm tra xem họ áp dụng theo những điều hướng dẫn đúng hay sai.

a-Hướng dẫn phần Tinh : Thiếu máu do áp huyết thấp, hướng dẫn họ về nhà uống thuốc máu Bổ Hư Thang, hay Áp Phong Thang, hay xin bác sĩ chích B12 và nước biển để bổ Tinh, kiêng ăn chất chua hàn lạnh làm hại Tinh, nên ăn những chất bổ máu, củ dền đỏ, rau dền, gừng mật ong... để bổ thêm Tinh, làm tăng áp huyết.

b-Hướng dẫn phần Khí : Hướng dẫn họ tập 7 bài đầu khí công, bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 50-100 lần, Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, Cúi Ngửa 4 Nhịp 10 lần. Đó là những bài bổ khí thông khí.

c-Hướng dẫn phần Thần : Tập nằm thở thiền Đan Điền Thần mỗi ngày nhiều lần, mua một nhiệt kế đặt dưới lòng bàn tay, trước khi tập xem nhiệt độ dưới bàn tay là bao nhiêu, thường là 26 độ C trở lên, sau khi tập 30 phút, nhiệt độ tăng lên 37-38 độ C mới đúng tiêu chuẩn.

B-Còn những trường hợp áp huyết từ 100mmHg trở lên mới chữa, có hai loại là bệnh thực hay bệnh hư so với tiêu chuẩn tuổi, và ở tại lớp cần hướng dẫn bệnh nhân cách chữa điều chỉnh khí bằng bài tập, dạy cho bệnh nhân tập, rồi kiểm chứng lại bằng máy đo áp huyết, tiểu đường...

Lý luận trường hợp này là trường hợp mẫu, để sau này áp dụng vào những bệnh nhân khác :

C-Cách lý luận tìm nguyên nhân như sau :

Theo kết qủa của phần 5 :

Đo áp huyết :

Tay trái 155/69 mach 76 . tay trái sau ăn 149/70- 74

Tay phải 130/69 mach 75 .tay phải sau ăn 125/66-67

Chân trái 166/86-77 . sau khi ăn, chân trái 131/77/81

Chân phải 121/90/63 chân phải sau ăn 126/62-70 nhưng cũng có lúc chân phải cao hơn chân trái

Đo đường huyết :

Ngón tay trước ăn 8,9mmol/l . Ẩn Bach, 9,5 Đại Đôn 8,9

Sau ăn 1 tiếng ngón tay 17.mmol/l, Ẩn Bạch 17,5 Đại Đôn 17,2 dù đã dùng insulin tiêm trước đó ngay sau khi ăn

Đo đại diện đầu ngón chân cũng là quanh 17

Nhận xét và phân tích định bệnh :

a-Áp huyết tay trái cao do ăn, do chức năng bao tử hư, không hấp thụ chuyẻn hóa, vì sau khi ăn áp huyết thấp hơn trước khi ăn là bao tử không làm việc. Nhịp tim 74-76 là không hàn không nhiệt, chỉ kết luận hư chứ chưa kết luận là hư hàn hay nhiệt.

b-Áp huyết tay phải thuộc gan thấp hơn sau khi ăn là đúng, nhưng lại thấp hơn tiêu chuẩn tay phải sau ăn 125/66-67, so với áp huyết ở tuổi 78 là trong gan hơi thiếu máu.

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Có nghĩa chức năng gan yếu, hơi hàn, nhưng số thứ hai 66 vừa chỉ van tim hẹp, vừa chỉ các ống dẫn máu hẹp.

Nhịp tim ở tay trái không hàn không nhiệt là thức ăn hôm trước ăn đúng, nhưng trước đó đã ăn nhiều thức ăn hàn làm gan hơi hàn.

c-Áp huyết chân trái cao do uống nước nhiều mỗi lần làm tắc động mạch háng, máu lưu thông xuống chân chậm 77, và do lười vận động, sau khi ăn, do ngồi hay nằm lâu làm áp lực khí xuống chân tắc, áp huyết thấp nên nhịp đập của mạch tăng lên 81, còn chân phải áp huyết thấp, mạch hàn, hở van tĩnh mạch, nhưng sau khi ăn, nhịp mạch chân khá hơn nhưng chân phải yếu hơn chân trái do thận trái yếu, có khi chân này cao chân kia thấp, chứng tỏ khí huyết không tuần hoàn đều làm chân tê đau, thần kinh gân ống tĩnh mạch teo hẹp.

d-Đường trước khi ăn cao hơn tiêu chuẩn, sau khi ăn hơn 1 tiếng đường cũng cao hơn 12 mmol/l là có bệnh tiểu đường, nguyên nhân do ăn thuộc Tinh, do Khí lười không vận động để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa.

Kết luận :

Bệnh do khí không chuyển hóa, nên cách chữa không phải dùng huyệt để giải tắc hay khai thông mà bắt bệnh nhân tự tập khí công mỗi ngày, đo áp huyết theo dõi, còn ngay tại lớp hay nơi chữa bệnh, chỉ hướng dẫn bệnh nhân biết cách tập khí công như sau :

Trường hợp trên là bệnh nhân đã đo áp huyết và đo đường ở nhà cho mình biết kết qủa, còn ngay tại lâm sàng, trước khi tập khí công đo áp huyết và đo đường, rồi mới hướng dẫn tập.

D-Cách chữa :

-Điều chỉnh Khí :

a-Hạ áp huyết, giúp hấp thụ và chuyển hóa :

Hướng dẫn bệnh nhân tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần ngay tại chỗ, thầy KCYD cùng lúc bấm ba ngón tay vào 3 huyệt Khí Hải và hai bên Thiên Xu.

Thông thường thầy KCYĐ để ý sau khi tập mà trán bệnh nhân xuất mồ hôi ngay sau 100 lần là bao tử nhiệt, còn sau khi tập xong trán mát nhưng không xuất mồ hôi là bao tử ăn nhiều chất hàn, Tập xong đo lại áp huyết để so sánh, áp huyết chưa xuống cho tập lần thứ hai, đo lại áp huyết.

Riêng trường hợp bệnh nhân này, ngay lần đầu tập, áp huyết đã tụt thấp, lòi ra bệnh gan thiếu máu làm chóng mặt, ăn no không tiêu làm đau đầu vùng trán, cao áp huyết tạm thời, thực ra nếu bà tập nhiều áp huyết xuống thấp, dặn cần phải uống thuốc bổ máu, và uống trà gừng mật ong sau mỗi bữa ăn. Tập khí công tự chữa bệnh là chính, thì không cần phải dùng thuốc. Còn vừa tập khí công vừa dùng thuốc khiến áp huyết thấp qúa mất máu, nên mỗi ngày đều phải theo dõi áp huyết trước và sau khi ăn ở cả hai tay.

b-Làm hạ đường :

Khi áp huyết xuống mới tập Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần, tập xong cho thở ra bằng miệng, vì tập bài này làm hạ đường, nhưng bài này làm tăng áp huyết, nên cho thở ra bằng miệng là áp huyết không tăng, có khi giảm. Còn áp huyết muốn tăng thì tập xong ngậm miệng.

Đo lại đường nếu sau khi ăn thì dưới 10. Cho tập lại lần thứ hai rồi đo đường xuống còn 8, nếu muốn tập tiếp thì đường xuống 6 là phải ngưng, nếu tập tiếp nữa đường sẽ xuống 4 thì té xỉu do đường thấp, cho nên những người đường thập dưới 5 không được tập bài này. Nhưng áp huyết thấp 100 đường thấp, muốn tập bài này cho tăng áp huyết thì phải cho uống 2 muổng đường trước khi tập.

c-Đã làm hạ đường rồi lại cho bệnh nhân lên giường tập tiếp bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần thì đường và áp huyết đều xuống.

Ngược lại nếu áp huyết thấp thì tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần.

c-Chữa đau tê chân :

Tập bài Dậm Chân Trước Sau/Chachacha vừa thông khí huyết xuống chân, vừa làm hạ áp huyết.

-Điều chỉnh Thần :

Sau khi tập động công đã hướng dẫn tại lớp, hướng dẫn cho bệnh nhận tập thở thiền Đan Điền Thân ngay tại lớp, bảo bệnh nhân cuốn lưỡi ngậm miệng, nhắm mắt, hai bàn tay đặt chồng lên Đan Điền Thần, nữ đặt bàn tay trái chồng lên bàn tay phải, nam đặt ngược lại, dụ bệnh nhân bằng cách nằm chỉ cần nghe bàn tay nóng ấm dần, ấm dần, đó là trụ ý dẫn khí, sau khi tập sờ bàn tay lên trán, bàn tay nóng hơn trán hay bàn tay rịn mồ hôi mới là tập đúng, vả đo lại áp huyết trước khi ra về.

Như vậy, suốt qúa trình chữa bệnh, thầy KCYD sau khi định được bệnh để quyết định hướng dẫn bệnh nhân thực hành tập khí công do mình hướng dẫn là bệnh nhân phải tập bài nào trong 40 bài tập của KCYĐ. Cần lắm mới thông những huyệt Trung Quản, Tiên Xu, Khí Hải...

Sau khi chữa xong bệnh nhân thấy có kết qủa ngay, và bệnh nhân phải tập mỗi ngày ở nhà để thấy mọi bệnh tật đều khỏi, sức khỏe càng ngày càng khỏe không phải cần đến viên thuốc nào, nếu ai còn mê chướng ma chướng không tuân theo hướng dẫn của phương pháp KCYĐ thì đành bó tay.

Bệnh này theo đông y là can vị bất hòa, vị thực khí hư, gan hư hàn... cũng như tên gọi của tây y là cao máu, cao đường, rối loạn thần kinh, đó là những tên gọi của đông y, tây y để chữa theo ngọn, còn KCYD chỉ một bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng là can vị bất hòa thành hoà, rối loạn tiêu hóa thành hết rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật cũng hết rối loạn thần kinh thực vật.

KCYĐ chỉ cần tập để thông khí huyết, thiếu huyết thì uống Bổ Hư Thang, thiếu khí hay dư khí gây ra bệnh thì tập tăng khi làm tăng áp huyết, giảm khí làm giảm áp huyết, chân bị bệnh thì tập theo bài Vỗ Đập Chân thì bệnh gì cũng khỏi. Sở dĩ lý luận để biết cách chữa cho đừng sai phạm ngũ hành.

Cho nên một thầy KCYD phải có ít nhất 3 máy đo áp huyết, tiểu đường nhiệt kế là dụng cụ khám bệnh, thuốc đem theo của thầy KCYD là biết tập rành rẽ 40 bài tập, hiểu được công dụng của nó, và đã từng tập đẻ biết thế nào là tập đúng, thế nào là tập sai, để biết hướng dẫn cho bệnh nhân nên tập bài nào trước, bài nào sau, bệnh nào thì không được tập

bài này mà phải tập bài kia.

Giai đoạn này xuống núi múa võ xung trận phải chính xác tốc chiến tốc thắng, chứ không còn phân tích thế võ, nên cần phải có càng nhiều bệnh nhân mới có nhiều kinh nghiệm, và phương pháp này là hướng dẫn bệnh nhân tự chữa bằng cách tập khí công, sẽ không đụng chạm đến đông tây y.

Thân

doducngoc