Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Câu 314 : Tai nghẹt, bao tử có bọ, cổ khô khát, ngứa nứt da, nhói gan và bao tử...

Adelaide 19-4-2012. (miền Nam nước Úc)

Thư hỏi bệnh kính gửi thầyNgọc.

Kính thưa thầy,

Tôi tên Hằng, 60 tuổi. Hôm nay mạo muội viết thư hỏi thầy cách chữa bệnh.Tôi biết thầy rất bận nên không dám kể lể dài dòng, tôi xin liệt kê một số bệnh và là bệnh lâu năm rồi, hy vọng thầy có thể chỉ cho tôi cách chữa tận gốc .

1-Tai tôi ngoài việc nghe thấy đủ thứ tiếng í, u, xột xoẹt trong tai ngày đêm, tai tôi còn bị nghẹt (nhưng không bị điếc). Những lúc bị nặng làm đầu bị căng tức và tim bị mệt. Bác sĩ tai nói khí trong và ngoài tai không quân bình nên đặt một ống nhỏ lên màng nhĩ, vài tháng sau thì ống tự rớt ra. Tôi đã đặt tất cả ba lần nhưng ống rớt ra thì bệnh vẫn còn đó nên tôi không đặt ống nữa. Cả hai tai cùng bị nhưng bên phải tệ hơn bên trái.

2-Tôi bị khô cổ, uống nước không đã khát. Nước trôi qua thì cổ vẫn bị khô. Ban ngày ít bị hơn ban đêm. Nhiều khi khô đến đau cổ.Từ khi coi you tube của thầy, mỗi khi nhớ tôi có uốn lưỡi ngậm miệng, có lúc nước miếng ra nhiều, có lúc phải đợi rất lâu mới có một ít.

3-Bụng tôi kêu ột ột liên tục ngày đêm, ợ hơi và bỏ bom nguyên tử rất nhiều. Bao tử tôi có con bọ ở trong và đã uống thuốc trụ sinh, nhưng sau đó thì bao tử vẫn chua. Tôi có uống Nexium một thời gian dài và đã từ từ bỏ không uống nữa. Năm tối nay bao tử bị chua lại và tôi phải uống thuốc lại. Góc phía trên của bao tử và gan hay bị nhói nhưng chụp hình, siêu âm kết quả đều tốt. Gan thỉnh thỏang như đội lên đụng màng bụng.

4-Về câu hỏi này tôi xin lỗi thầy vì sự vô phép của tôi (vì bệnh liên quan đến vùng hạ bộ).Khởi đầu nách tôi bị ngứa, gải trầy cả da, vài ngày sau xuất hiện một, hai mụn nhỏ khoảng ¼ hạt gạo và vài nếp gấp da bị nứt ra. Sau đó đến kẽ giữa hai mông và hai háng. Hiện chỉ hai bên háng và trên mu là bị ngứa. Nhiều nếp gấp của da ở trong bộ phận sinh dục, chỗ đi tiểu và đi cầu bị nứt, có khi thấy dính ít máu trên khăn giấy.Có hai vết nứt dài từ hậu môn chạy lên bộ phận sinh dục và vùng da chỗ đó khô, hơi đỏ, đôi khi bị rát. Những vết nứt này xuất hiện vài ngày rồi khỏi nhưng lại xuất hiện lại Tôi đã từng bôi dầu olive, dầu dừa, bôi chất thạch bên trong lá aloe vera ,đắp khổ qua xay cho đỡ ngứa nhưng đều không có kết quả.

5- Tôi có tập tĩnh công, thường hay bị đau trong bụng, nhất là vùng bụng phía bên phải. Có khi bao tử, gan, ruột như bị kim châm vào, một lúc sau mới hết. Mỗi tối tôi đo áp huyết trước khi đi ngủ để biết nên đặt tay ở đan điền thần hay tinh. Tuần trước tôi được đọc bài “Năm cách nằm thư giãn “ của thầy tôi quyết định chọn cách đặt tay lên rốn. Còn về động công mỗi ngày tôi tập bảy bài trên vùng đầu, vỗ tay bốn nhịp 150 lần, vỗ tâm thận 200 lần, cúi ngửa bốn nhịp 10 lần, dịch chân kinh hai nhịp 30 lần, quay vặn khớp vai 3 lần, vặn mình 7 lần, dậm chân trước sau và chachacha bốn nhịp mỗi thứ ba lần bài hát bảy số, nạp khí ngũ hành, hạc tấn mở mắt,vuốt tay âm dương, đập và vuốt chân. Sau hai bữa ăn tôi đều tập bài nạp khí trung tiêu 5 lần và kéo gối ép ngực mềm bụng 200 lần. Sau hơn một tháng tập tôi xin phản hồi kết quả là hai số đo đầu đã lên dần, có vài lần số đầu vượt quá 140. số thứ hai đa số vẫn chưa đạt được số tiêu chuẩn 80-90, số thứ ba trước khi ăn và đi ngủ vẫn thấp hơn số 68.Trên mặt có mọc một mụn to bằng nửa hạt gạo, mụn này lặn thì có mụn khác mọc lên ở vị trí khác (trước giờ mặt tôi rất ít khi nổi mụn).Bụng bớt kêu hẳn, ít ợ và ít thả bom. Mấy hôm nay bị chua bụng lại thì bị ợ lại nhưng không nhiều như hồi trước.Tóc tôi bắt đầu bị bạc năm tôi 40 tuổi, qua 50 tuổi thì trên đầu chỉ thấy muối , rất ít tiêu. Tôi tập khí công khỏang hai tuần thì thấy bắt đầu có ít tóc đen xuất hiện ở hai bên tóc mai và phía trước trán. Hôm nay sau năm tuần tập lại có thêm một ít tóc đen cũng ở vùng đó. Tối đầu tiên tôi tập đan điền thần thì tai thông lại, nhưng hôm sau lại bị nghẹt lại. Cách tập đan điền tinh hay hai tay đặt hai nơi không có kết quả như vậy.Sau khi tập động công áp huyết bao giờ cũng xuống, trước khi đi ngủ áp huyết lên.

Hôm nay áp huyết của tôi trước khi ăn trưa tay trái đo được 142/83-68, tay phải đo được 137/83-65 . Sau bữa ăn tay trái đo được 122/78-72, tay phải đo được 120/76-72.

Trước bữa ăn tối tay trái đo được 127/77-75, tay phải đo được 122/82-72. Sau bữa ăn tay trái đo được124/78-79, tay phải đo được 123/76-76.

Hai bàn tay,chân và trán ấm áp. Phân khúc đầu thấy có hình dáng, khúc sau là một đống nát bấy, không bị bón.

Chân thành cám ơn thầy. Kính chúc thầy và gia quyến an khang.

Kính thư,

Lưu Thúy- Hằng. thuyhang501020@yahoo.com

Trả lời :

Áp huyết tiêu chuẩn ở tuổi trên 60 :

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

có nghịa là trước khi ăn, áp huyết tay trái ở mức tối thiểu, tay phải thuộc gan cao hơn, sau khi ăn 30 phút đo lại, áp huyết ở gan tối thiểu, áp huyết bao tử tay trái tối đa, như vậy là chức năng hoạt động của gan, bao tử tốt.

Bây giờ xét đến áp huyết của cô :

Trước bữa ăn tay trái đo được 142/83-68, tay phải đo được 137/83-65, là sai với lý thuyết KCYĐ, bao tử vẫn còn đầy khí từ thức ăn hàn (65-68) chưa tiêu.

Sau bữa ăn tay trái đo được 122/78-72, tay phải đo được 120/76-72, là bao tử không làm việc do mất khí để co bóp, mặc dù gan đã làm việc đẩy khí và nhiệt sang cho bao tử mà bao tử không nhận được, nên gan bị hư nhiệt, bao tử hư hàn, là can vị bất hòa

Trước bữa ăn tối tay trái đo được 127/77-75, tay phải đo được 122/82-72. Sau bữa ăn tay trái đo được124/78-79, tay phải đo được 123/76-76.

Tay trái trưóc khi ăn tối 127/77-75 so với sau khi ăn buổi trưa 122/78-72 bao tử lúc này mới làm việc tiêu hóa cho bữa trưa còn đầy bụng, nên sau khi ăn tối áp huyết tay trái lại xuống 124/78-79 là thiếu khí co bóp thức ăn, nhưng tăng nhiệt cho bao tử 79 đợi qua một đêm thì bao tử sẽ bị mục loét do tích nhiệt.

Tay phải trước khi ăn tối 122/82-72 so với sau bữa ăn trưa 120/76-72, là đúng vì gan làm xong nhiệm vụ được nghỉ ngơi, nhưng sau bữa ăn tối là 123/76-76 so với trước khi ăn tối 122/82-72 thì bây giờ gan mới làm việc là sai.

Áp huyết ở tuổi 60, tiêu chuẩn tối thiểu 130 mới đủ Khí, nên so sánh với áp huyết khoảng 120-123 là thiếu Khí như vậy là gan khí hư, vị khí hư, và chức năng gan vị không làm việc đồng bộ để cùng giúp chuyển hóa thức ăn.

Từ nguyên nhân này sinh ra nhiều biến chứng của bệnh như cô đã kể, tôi sẽ giải thích biến chứng của từng bệnh trong thư :

Câu 1 : Tai bị nghẹt khí, bên phải tệ hơn bên trái :

Tai thuộc thận là mẹ của gan, đông y có câu, thận hư thì tai điếc, chưa điếc thì thiếu khí không đủ thông ra tai, tai phải nặng hơn tai trái do áp lực khí tay phải yếu hơn tai trái khi so sánh áp huyết tay phải thấp hơn tay trái.

Thận khí tai phải yếu thì gan khí đo áp huyết tay phải yếu làm chức năng hoạt động của gan yếu.

Câu 2 : Khô cổ.

Cổ thuộc phế thận, gan hư do mẹ là thận hư, thận hư do mẹ là phế hư không nuôi thận, phế hư do mẹ là tỳ vị hư không hấp thụ chuyển hóa thức ăn thành chất lỏng, trong khi bao tử tích nhiệt không có lối thoát nên đưa nhiệt của bao tử lên họng khiến cổ họng khô, ngược lại thận khí mạnh sẽ đưa thận thủy lên cuống lưỡi làm mát trơn cổ họng, như vậy thận khí hư đã không nuôi họng, họng lại còn bị vị khí nghịch đưa nhiệt khí lên họng mới làm khô khát.

Câu 3 : Bụng kêu, trong bao tử có bọ, có nhiều acid.

Chúng ta làm một cuộc thử nghiệm, ăn nhai cơm như bình thường, thay vì nuốt vào bao tử, thì nhả nó vào một túi nylon zipper seal sạch làm một bao tử giả, rồi gắn kín lại trong 1 tuần, đem đi xét nghiệm chúng ta sẽ thấy vi khuẩn, bọ, mùi chua, mùi nồng...vì thức ăn bị ứ lâu trong bao tử không có khí chuyển hóa. Trong bao tử thật của chúng ta cũng như vậy, đó là hậu qủa bao tử không hấp thụ và chuyển hóa thức ăn mỗi ngày.

Câu 4 : Ngứa nứt da.

Ngứa là độc tố có trong máu do chuyển hóa thức ăn thành nhiệt độc, tỳ vị là mẹ của phổi, chức năng của phổi nuôi thận nuôi da, bao tử tích nhiệt độc đưa lên nuôi phế nên phế cũng bị nhiệt làm hại da khô nứt, phế hư không nuôi thận, thận không đủ khí để chuyển hóa nước thành khí làm da tươi nhuận. Bộ phận sinh dục do 3 tạng hợp lại là gan,tỳ, thận, và bộ sinh dục đông y gọi là ngoại thận, thì gan độc, sinh ngứa, tỳ vị nhiệt độc sinh nhiệt hại phế, thận hư thì ngoại thận bị nhiễm trùng.

Cách chữa 4 bệnh trên bằng cách điều chỉnh Tinh :

Uống Phan Tả Diệp có bán ở tiệm thuốc tây dưới tên Senna Laxatif, mỗi tối uống 5 viên trong 3 tối liên tiếp, rồi sau đó cuối tuần uống 1 lần trong 4 tuần, để tống nhiệt ứ độc trong máu, trong gan, trong bao tử, trong ruột, làm sạch, nhẹ ruột.

Câu 5 : là cách điều chỉnh Khí, phân tích những bài đã tập xem đúng hay sai :

Cần tập động công trước để chuyển khí, tập tĩnh công thuộc điều chỉnh thần, mà khí trong gan, bao tử cần chuyển mạnh nhanh, nhưng luyện thần thì chuyển chậm, nên gan bao tử bị đau vì khí trong tạng phủ không thông.

Tập động công 7 bài đầu là chỉnh thần kinh, Vỗ Tay 4 Nhịp tăng cường tâm phế, Vỗ Tâm-Thận tăng cường tâm thận, Cúi Ngửa 4 Nhịp chữa hạ đường, Dịch Cân Kinh 4 nhịp điều hòa âm-dương cho chân tay, quay vặn khớp vai không dính đến bệnh ở gan bao tử, Dậm Chân Trước Sau/Chachacha, làm hạ áp huyết, tăng cường trí nhớ, Vặn Mình chỉnh cột sống, Hạc Tấn Mở Mắt chỉnh thăng bằng não bộ và làm hạ áp huyết, đập và vuốt chân chữa bệnh chân .... Tất cả những bài trên chữa chưa đúng vào gốc bệnh, chưa cần thiết vì không chữa trực tiếp vào bệnh mình đang cần là thông khí toàn thân, kích thích gan, bao tử nhồi bóp hấp thụ chuyển hóa thức ăn và cần làm tăng khí cho áp huyết tăng.

Chỉ có hai bài tập này là đúng : Nạp Khí Trung Tiêu làm tăng áp huyết 5 lần, rồi Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần. Nhưng số lượng tập thiếu chưa đủ, cần chú trong tập lại theo trình tự như sau :

Trước khi ăn tập Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần, làm tăng áp huyết, tăng số thứ hai, tăng nhiệt tăng khí cho thận khí lên tai, cho gan bao tử sắp làm nhiệm vụ hấp thụ và chuyển hóa khi ăn.

Sau khi ăn 30 phút tập lại 3 bài trên.

Trước bữa ăn chiều tập 3 bài trên, sau khi ăn 30 phút tập lại 3 bài trên.

Tập thêm 3 bài trên vào sáng thức dậy và tối trưóc khi đi ngủ.

Đó là các bài tập chỉnh Khí, và dưới đây là bài tập chỉnh Thần :

Tối trước khi đi ngủ, đo áp huyết để biết dưỡng thần bằng thở thiền ở Đan Điền nào, nếu áp huyết đúng tiêu chuẩn, người không nóng không lạnh, thì tập thở ở Mệnh Môn làm cho thông thận khí ra tai, và giữ áp huyết ổn định, tăng cường trí nhớ.

Những bài tập khác chưa cần thiết, khi cơ thể khỏi hết bệnh tiêu hóa thì mới tập toàn bài thể dục khí công trong 6 tháng thì có kinh nghiệm trở thành huấn luyện viên hướng dẫn cho những người cùng lứa tuổi tập thể dục khí công nơi cộng đồng, để có cơ hội tự khuyến khích mình có cơ hội tập luyện khí công đều đặn vừa đem lại lợi ích cho người khác làm cho tinh thần mình vui vẻ sẽ không bao giờ bị bệnh tật.

Thân

doducngoc