Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

100 - Hỏi cách chữa tiểu đường theo đông y khí công


Thưa Ông

Tình cờ, tôi gặp trang nhà Khí Công Y Đạo trên internet, tôi đã đọc nhiều bài và cảm nhận được hoài bão của Ông về sứ mệnh phục vụ nhân sinh theo hạnh nguyện bồ tát hạnh.

Kinh chúc Ông thành công

Trong khi tôi đọc để tải đường huyết, xin phép Ông có vài điểm, nếu được. Ông vui lòng làm sáng tỏ. Theo tài liệu tây y tôi được đọc từ nguồn y học Âu Mỹ, thì khi lượng đường vượt qua 180 mg/dl mới dẫn vào nước tiểu, vì vậy họ quan niệm khi tìm thấy đường trong nước tiểu thì lượng đường đã cao rồi, và thời điểm sau giờ ăn mà đường huyết đã cao vẫn gây hậu quả xấu xuống thận, tim mạch và mắt, dù sau đó có làm hạ đường. Do đó tôi đề nghị có thể thực hành các bài tập trước giờ ăn để cho khi ăn xong, có thể có khả năng hòa giải lượng đường, như vậy có vẹn toàn hơn chăng? Tôi đã thử trên 3 người bệnh bị tiểu đường, khi ấn vào huyệt Huyết Hải không đau và ở Trung Quản cũng không đau . Xin có đề nghị Ông có đông học viên, học viên nên kiểm nghiệm xem bao nhiêu phần trăm bệnh nhân có đau ở các huyệt trên. Khi nhận vào huyệt Trung Quản sâu tới 10 cm, tôi không hình dung ra được hoặc là tài liệu đánh máy có sơ sót chăng?

Ở một tài liệu, để hạ đường huyết nên vuốt từ Huyết Hải lên háng, ở tài liệu khác lại vuốtt từ Thương Khâu xuống Công Tôn. Cũng trên một đường kinh mà cũng chữa một bệnh, có hai cách vuốt khác nhau, xin đề nghị Ông làm sáng tỏ, nhất là khi có đông học viên, mỗi học viên đem tài liệu ra thực hành và trình kết quả như vậy có thể đắc lực hơn chăng?

Thô thiển đôi giòng hy vọng không làm phiền lòng Ông. Trân trọng kính chúc Ông và Quý quyển Phước Huệ vô biên.

Thưa Ông,

Trong cơ thể, các tế bào đều được máu nuôi dưỡng, và khi uống nước nhiều làm loãng máu, nên khi thử máu, nếu ăn uống sẽ làm loãng máu thử không chính xác. Còm máu lưu thông được khắp nơi khắp chỗ cần khí lực đẩy máu, và các kinh mạch huyệt đạo không bị tắc, nghẽn.

Còn theo lý thuyết đông y, cơ thể có những chức năng riêng của mỗi cơ quan tạng phủ, mượn ký hiệu ngũ hành để lý luận, giống như một gia đình có 5 đứa con, một con tên ngọt, tên cay, tên mặn, tên chua, tên đắng. khi dọn mâm cơm ra ăn, thằng con nào thích ăn vị nào chọn vị đó, năm đứa ăn no đủ không đứa nào ăn nhiều ăn ít, chúng khỏe mạnh, mọi việc sinh hoạt trong gia đình đều hòa thuận vui vẻ, nếu có đứa con nào bệnh, như đứa ngọt bị bệnh không ăn, bữa cơm hôm đó dư thừa chất ngọt không ai thu nhận chất đường, ngoài ra trong gia đình có một đứa con bệnh, còn 4 đứa phải làm tăng công việc trong sinh hoạt gia đình, tình trạng không thể kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả gia đình, vì vậy, phải chữa bệnh cho thằng ngọt khỏi bệnh, để có thể ăn uống lại bình thường để giúp việc chung trong gia đình.

Theo cách chữa tiểu đường của tây y, khi chức năng tỳ là thằng ngọt hư, kiêng ăn ngọt suốt đời, tức là trong 5 thằng con, bỏ đói không nuôi thằng ngọt nữa là điều vô lý, vì thế mấy thằng kia cũng bị ảnh hưởng đến sức khỏe, gọi là di căn. Cho nên theo đông y, khi cơ thể bị bệnh tiểu đường, sau khi chữa cho chức năng tỳ hồi phục, thằng ngọt vẫn được nuôi bằng chất ngọt tiếp để cho sinh hoạt cả 5 thằng con đều hòa hợp đồng bộ.

Còn về kinh mạch theo ngũ hành, tâm-tiểu trưòng thuộc hỏa, tỳ-vị thuộc thổ, phổi-đại trường thuộc kim. thận-bàng quang thuộc thủy, gan-đởm thuộc mộc.

Theo ngũ hành, bệnh tiểu đường loại 1, do chính kinh bệnh là kinh tỳ-vi, do hai nguyên nhân chức năng hay cơ sở. Chức năng bệnh cũng chia làm 2 loại, chức năng suy yếu gọi là hư chứng, chức năng qúa mạnh gọi là thực chứng. hư hay thực của chức năng, mà cơ sở không bị tổn thương, tây y tìm không ra bệnh, còn cơ sở có tổn thương thực thể cũng có hai loại, sưng thuộc bệnh thực chứng, teo nhỏ gọi là hư chứng. Như vậy đông y không gọi tiểu đường loại 1 mà có 12 loại bệnh thuộc loại 1 của tây y mang tên gọi như : tỳ dương hư, tỳ dương thực, tỳ âm hư, tỳ âm thực, vị dương hư, vị dương thực, vị âm hư, vị âm thực, tỳ thực vị hư, tỳ hư vị thực, tỳ vị đều hư, tỳ vị đều thực... đó là do chính kinh bị bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh hư, thực lại do mẹ của ty-vị thổ là tâm hỏa, tâm hỏa hư không truyền năng lượng nuôi con là tỳ, giống như con mình đang học giỏi, tiền học do mình chu cấp, bỗng nhiên mình mất việc không đủ tiền cho con đi học nữa, như vậy con hư do mẹ. Tỳ-vị không chuyển hóa đường, ngoài tâm hỏa là nhiệt năng thiếu hay thừa, chuyển hóa kịp lúc hay không, thức ăn vào tới đâu chuyển hoá ngay sau đó là dọn dẹp sạch, hay chức năng lười đến 7-8 tiếng sau mới chuyển hóa, nên chất ngọt dư tích lũy qúa nhiều thành dư thừa...Cũng theo sự khí hóa ngũ hành, năng lượng của tỳ-vị chuyển hóa nuôi con nó là phế-đại trường kim. Phế lại yếu không đủ khí lực, không đủ oxy chuyển hóa đường thành nhiệt lượng năng lượng, và đại trường không giải lọc thải cặn bã, đại trường co bóp chắt nước, thẩm thấu sang bàng quang thành nước tiểu nên thử nước tiểu có đường, nên đường trong nước tiểu và đường trong máu do chức năng khác nhau, vì thế có người nước tiểu có đưòng mà đo đường trong máu không cao, nguợc lại, thử đường trong máu cao, nhưng thử đường trong nước tiểu không có. Như vậy đông y biết không phải tiểu đường chỉ do ty-vị là loại 1 như tây y, còn loại do tâm, còn loại do phổi, do đại trường, loại do gan, loại do thận, theo đông y, khi phế khí hư không nuôi con nó là thận thủy, còn theo cách nấu ăn của các nhà bếp, khi nấu một món canh quá ngọt, thí dụ 10% chất đường trong canh, muốn chữa cho bớt ngọt, không phải cho thêm chanh, chỉ đánh lừa vị giác, mà thử nghiệm vẫn có 10% chất ngọt, chỉ có cách tăng thêm nước cho loãng dung dịch, chất đường giảm còn 5%. Cơ thể chúng ta cũng vậy, cần tăng nước làm là thận thủy, nước vào máu làm loãng máu cũng làm loãng dung dịch đường. Chức năng của thận theo đông y gọi là thận dương, thận âm, thận khí, thận thủy...tạo ra nhiều chức năng theo tây y là điều hòa sản xuất nhiều loại hormon khác nhau, còn đông y nó có chức năng chuyển hóa chất đường, muối, mỡ, vôi...

Trước khi chúng ta cảm thấy đói, chức năng gan tăng men, khi ăn thức ăn vào, men gan đưa sang tỳ-vị để giúp hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, chúng ta biết được điều đó khi đo áp huyết ở hai tay trước khi ăn và sau khi ăn 30 phút, chúng ta thấy trước khi ăn áp huyết bên tay phải thuộc gan cao hơn tay trái thuộc vị, vì vị đang đói, khi ăn, men gan hạ, áp huyết tay phải hạ thấp, áp huyết tay trái cao hơn để đủ khí lực và nhiệt lượng chuyển hóa. Nhưng nếu chức năng gan hư, cơ thể không biết đói, không muốn ăn, áp huyết tay phải khi đo lại cao để kích thích đói, nhưng nó chỉ sản xuất mà không thể truyền sang tỳ vị được, nên áp huyết tỳ vị vẫn thấp, đó cũng là nguyên nhân tiểu đường tây y gọi là loại 2.

Như vậy cách chữa tiểu đường của đông y không chia loại 1,2, mà đông y có mấy chục loại, mà tây y chưa tìm ra do nhiều nguyên nhân như tỳ, phế, thận, gan, tâm. Chức năng của phế chủ bì mao, bảo vệ da lông, khi da mủm, mục tây y gọi là biến chứng của tiểu đường lở lói da thịt phải cưa chân cưa tay, gan bị tiểu đường, theo đông y, gan khai khiếu ra mắt, nên mắt bị mờ, tim suy làm áp huyết thấp, hại bệnh tim mạch, cơ thể không đủ ấm, chân tay lạnh, thận hư làm loãng xương, vì thận chủ xương cốt, gan chủ gân móng, thần kinh. Như vậy cách chữa theo khí công chỉ cần làm cho cơ thể đầy đủ khí huyết, để cơ quan tạng phủ cùng hoạt động sinh hóa và chuyển hóa đầy đủ và đồng bộ, nếu chưa ăn mà tập, thì nó chuyển hóa và đào thải cặn bã còn thừa lưu lại của những bữa ăn trước, còn tập sau thì thức ăn trước còn lại hay sau khi ăn cũng được sinh hóa, chuyển hóa tiếp.

Về sử dụng huyệt cũng vậy, mỗi đường kinh, có đoạn thuộc chức năng, có đoạn điều chỉnh cơ sở bị tổn thương, có đoạn chỉnh ngũ hành của mỗi đường kinh, gọi là ngũ hành đoạn là đoạn kim, đoạn thủy, đoạn mộc, đoạn hỏa, đoạn thổ, có nhiều nguyên nhân do kinh kim, kinh thủy, kinh mộc, kinh hỏa, kinh thổ, có đoạn bổ khi khám biết bệnh tiểu đường loại hư, có đoạn tả khi khám biết bệnh tiểu đường loại thực, nên có rất nhiều huyệt tương đương với 1 nguyên tố hóa học, thầy thuốc phải biết lựa nhiều huyệt để pha chế thành thuốc riêng cho mỗi người, chứ không giống tây y chỉ có một loại. Các bác sĩ cách nay 100 đều khám bệnh và cho toa ra tiệm thuốc tây bào chế thuốc riêng cho mỗi người khác nhau, đúng bệnh đúng thuốc, nên bệnh mau khỏi, người khác không thể dùng chung được, ngày nay là kỹ nghệ kinh doanh thương mại, thuốc chế chung chung, nên có người bệnh đơn thuần thì khỏi, bệnh do nhiều nguyên nhân thì phải uống nhiều loại thuốc một lượt, bao tử là thùng rác chứa những chất tương phản tạo ra một chất khác gây nhiều phản ứng phụ.

Thí dụ nếu lấy theo nguyên tố hóa học, ăn uống chất Chlor hay Natri thì chết, nhưng tại sao muối là ClNa ăn không chết, khi vào cơ thể hai chất này lại tách ra Cl và Na, nên thử máu có Cl-huyết, Na-huyết, Cl-niệu, Na-niệu...tại sao lại không chết. Vì nhờ sự khí hóa, tức là chức năng sinh hóa- chuyển hóa tự động, đúng đủ không dư không thiếu và đồng bộ, nhưng khi chức năng khí hóa hư suy yếu hay qúa thừa mạnh sẽ làm bệnh. Nên đông y chú trọng đến sự khí hóa giúp khí huyết lưu thông toàn thân, mọi chỗ được đầy đủ thì không bệnh tật.

Do đó theo đông y không có ai có bệnh tiểu đường giống nhau, thử đường là hậu qủa, nguyên nhân thì khác nhau, tây y cũng cảm nhận được có người bị tiểu đường thuần túy, có người có thêm bệnh cao áp huyết, bệnh gan, bệnh thận, bao tử...nên chữa riêng làm xáo trộn ngũ hành bệnh càng thêm nặng mà không chữa dứt khỏi, còn đông y chữa là điều chỉnh lại tất cả mọi chức năng tạng phủ để chúng hoạt động bình thường đồng bộ trở lại, mọi biến chứng đều tiêu, ăn uống được bình thường như lúc chưa bệnh. Cho nên tôi chữa bệnh tiểu đưòng mà vẫn cho ăn đường, chỉ cần tập khí công để chuyển hóa, còn trong những thức ăn đông y cũng xem là vị thuốc, nên cần ăn những vị thuốc hấp thụ chuyển hóa đường thì khi thử đường lúc nào cũng 6.0-8.3mmol/l theo tiêu chuẩn của hãng dược phẩn Contour.

Món ăn đó tôi gọi là sữa Hạnh Nhân : Ra tiệm thuốc bắc mua 1 gói Hạnh Nhân Nam (màu trắng, mềm, không đắng) + 1 gói Hạnh Nhân Bắc (màu ngà hay vàng nhạt, cứng, đắng), trông chung, bỏ vào máy xay tiêu, cà phê, xay nhuyễn thành bột, đựng trong lọ keo.

Mỗi sáng đo đường trước khi ăn nếu từ 8.3mmol/l trở lên mới dùng, múc 2 muỗng cà phê bột hạnh nhân, pha với 1 ly nước sôi khuấy đều như sữa, uống lúc nóng. Sáng hôm sau đo đường nếu 6.0mmol/l thì không cần uống. Như vậy có nghĩa chữa bệnh là điều chỉnh chức năng hấp thụ chuyển hóa, nếu tốt thì không uống, khi cao thì uống, đó là cách chữa của đông y, chứ không có thuốc gì đông y cho uống thuốc suốt đời cả, vì đông y có câu : thầy thuốc dở chữa hư càng thêm hư, thực càng thêm thực là 2 điều tối kỵ

Cho nên học cách lý luận ngũ hành để khám theo đông y, hay học cách nhận biết kết qủa xét nghiệm máu khi thử thận, gan, lá mía, tây y chưa thống kê phân biệt được từng loại, vì chưa có hướng suy nghĩ như đông y, nên đa số là chữa ngọn mới xảy ra nhiều biến chứng, còn đông y chữa ngay gốc, các biến chứng tự hết, chúng ta có thể ăn đường trở lại bình thường được.

Ở Việt Nam, những người bị bệnh cao áp huyết, hay tiểu đường, cholesterol đều là những người nhà giầu ăn uống tẩm bổ dư thừa mà ít hoạt động. Còn ở xứ tây phương, đa số người bệnh là người ít thể dục thể thao để chuyển hóa thức ăn.

Cách chữa theo huyệt thì khó không tìm được nguyên nhân chính xác như các thầy giỏi, nếu biết được nguyên nhân lại không biết vị thuốc bằng chọn huyệt cho đúng. Nhưng tập khí công để sinh hóa chuyển hóa thì ai cũng có thể tập được, và kết qủa thấy được bằng máy đo áp huyết kiểm chứng ờ 2 tay trước và sau khi ăn, kiểm chứng bằng máy đo áp huyết khi bấm huyệt Trung Quản, Khí Hải, ở Mệnh Môn, ở Trung Phủ...

Sau này tất cả các bệnh khí công đều Khám Bệnh bằng máy đo áp huyết để tìm bệnh của tạng phủ. Định Bệnh Theo ngũ hành tìm nguyên nhân me-con và biến chứng truyền kinh. Chữa Bệnh theo 3 nguyên tắc bổ sung là Tinh-Khí-Thần, tinh là bằng thức ăn uống xem như là một vị thuốc phải phù hợp không đối nghịch và gây biến chứng tạo phản ứng phụ. Khí là tập khí công giúp chức năng sinh hóa, có các bài tập riêng thích hợp cho từng loại bệnh, và bằng huyệt phù hợp với kinh mạch ngũ hành, nên việc sử dụng huyệt rất giới hạn, vì khi cơ thể không đủ khí huyết, giống như huyệt nằm trên môt thân cây gỗ mục, thần kinh giao cảm không hoạt động, nên không còn tạo phản ứng hưng phấn hay ức chế hữu hiệu. Thần là tập phương pháp định tâm an thần giúp chức năng chuyển hóa âm ra dương hay dương ra âm.

Kiểm chứng lại bằng máy đo áp huyết hay thử nghiệm lại kết qủa thử máu lọt vào tiêu chuẩn là khỏi bệnh.

Riêng về huyệt Huyết Hải, Thương Khâu, Công Tôn, đó chỉ là một phần của cách thử huyệt trên kinh tỳ, cỏn Trung Quản trên Mạch Nhâm liên quan đến kinh Vị, còn nhiều huyệt trên kinh khác, và có những cách vuốt huyệt theo chức năng, theo cơ sở, theo khí, theo huyết, theo vòng chân khí, nên không phải ai bị bệnh tiểu đường cũng chữa giống nhau như tây y để kiểm chứng hàng loạt trong lớp học để so sánh huyệt nào công hiệu nhiều công hiệu ít.

Nhưng tập khí công làm chuyển hóa khí huyết thì có bài tập riêng cho tiểu đường, tập ít độ đường trong máu xuống ít, tập nhiều xuống nhiều, mỗi người có liều lượng khác nhau, tập 20 lần, 40 lần 60...200 lần tập. Trước khi tập đo đường, sau khi tập đo đường, để ý trước khi tập đo đường thí dụ là 12.0mmol/l rồi tập Bài Cúi Ngữa 4 Nhịp 20 lần, Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần, Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, Kéo Ếp Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, sau khi tập, đo đường có người xuống 6.0mmol/l thì thôi không tập thêm nữa, còn mới xuống 9.0mmol/l cần tập tiếp đợt hai, đợt ba cho đến khi xuống 6.0mmol/l là đường đã hấp thụ và chuyển hoá xong. Đã có nhiều người phản hồi về kết qủa của những bài tập này trên Trang Nhà khicongydaovietnam,

Thân

doducngoc

Ghi chú :

Có những người bụng mập, bấm Trung Quản sâu 10cm, hoặc khi bụng phình ra hóp vào sâu 10cm là bình thường, tiêu hóa tốt, mặc dù ngay cả sau khi vừa ăn xong, ngoại trừ người gầy ốm, bao tử nhỏ, chỉ có thể ấn sâu được 2cm.

Thưa Ông
Xin chân thành cảm ơn Ông đã gửi cho tôi tài liệu và những lý luận của Khi công và Đông y về bệnh đường huyết cao Người Việt càng ngày càng có nhiều người bị bệnh này và Bác sĩ Tây y thường nói rằng người bệnh chuẩn bị tinh thần sống chung suốt đối với bệnh. Trong khi đó Đông y có khả năng trị được bệnh này. Tại Sài gòn, tôi có dịp được hầu chuyện với Y sư Trần Ngọc Hầu, Thầy bảo rằng do ngồi thiền, Thầy thấy được Tam tiêu chính là Tụy tạng và chức năng cụ thể của cơ quan này là tiểu đường, tiêu mỡ và tiêu sạn. Tôi rất thích thú nhưng chưa có dịp được học Thầy. Tôi đã chứng kiến Thầy trị bệnh không hỏi bệnh nhân, mà căn cứ vào mạch mà châm kim điều chỉnh. Phương pháp kỳ diệu quá, độc đáo quá. Tôi cũng đã tìm hiểu một số phương pháp khí công, và nhận rằng Khi Công Y Đạo Việt nam rất phong phú. Tiếp nhận và thực hành phương pháp này cần thời gian học, hiểu và hành

Riêng bệnh đường huyết cao có nhiều nguyên nhân theo đông y, nhưng có một nguyên nhân rất cụ thể mà tôi đã thấy nhiều Bác sỹ bỏ qua không báo động cho bệnh nhân biết trước nhiều năm. Đó là lượng Triglyceride cao. Một cơ thể sau một thời gian dài thiếu dinh dưỡng, khi có điều kiện sinh hoạt khá hơn để bị bệnh này vì nội tạng đã không thích ứng với dinh dưỡng trung bình, không phải là dư thừa như người giàu có

Thưa Ông, điều tôi băn khoăn là làm thế nào lượng đường luôn luôn ổn định bằng phương pháp khí công. Chỉ số lúc giao thời, lượng cao vẫn gây ra hậu quả xấu tới nội tạng. Chẳng hạn một người đi dự đám cưới, không tiện tập những động tác như các bài học sau khi ăn, thì người ấy có thể dùng cách nào kín đáo như ấn, hay xoa huyệt, hoặc tập các bài trước khi đi, để ổn định đường huyết thay vì chờ khi về nhà rồi mới tập. . . Có thể Tây y, cũng có băn khoăn như vậy nên để ra thủ HbA1c chẳng? Trong thực tế, cơm nếp, xôi lên đường cao hơn gạo trắng vì vậy xưa kia tổ tiên ta cho đậu xanh vào nấu với nếp có phải là để hòa giải do đường cao của gạo nếp chẳng Cà rốt nấu vừa chín thì đương thấp mà hầm như thị đường cao Điều này, theo thiển ý bệnh nhân cũng nên biết để có thể đỡ phải nhọc công làm việc chăng. Nếu như có thể được, xin đề nghị Ông liệt kê cuối tài liệu những nguồn y liệu Ông đã sử dụng để càng tăng thêm phần công phu nghiên cứu của Ông để lập nên một Phương pháp đặc thù.

Chúng tôi sẽ tiếp tục đọc trong trang nhà, các tài liệu để học hỏi thêm Một lần nữa kính chúc Ông cũng Quý Quyền vạn sự cát tưởng như ý.
Trân trọng cảm ơn


Thưa Ông,
Cách chữa bệnh tiểu đường theo phương pháp Tinh-Khí-Thần là điều chỉnh lại chức năng của tam tiêu là tăng tính hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng đúng, đủ và phù hợp với cơ thể, tự động loại bỏ những chất không cần thiết trong máu.

Theo đông y, mặc dù lượng máu trong cơ thể đủ, nhưng khí lực trong người chỉ đủ thúc đẩy máu tuần hoàn, chứ không làm cho máu sạch được. Muốn giúp máu sạch cần phải biết thanh lọc khí, luyện khí, trao đổi hấp thụ nhiều oxy có nhiều ion dương giúp cho tam tiêu thanh lọc máu, thì thuốc đông tây y, hay châm cứu không làm được, chỉ chính bệnh nhân phải tập luyện khí công, mới làm thay đổi kết qủa thử máu xấu trở thành tốt được.

Thí dụ đường tụ lại trong gan tỳ tích lũy lâu sẽ làm tăng Triglyceride mặc dù vẫn uống thuốc điều trị tiểu đường. Ngay cả khi dùng sữa Hạnh Nhân, đường trong máu hạ, nhưng đường tích tụ trong gan lâu ngày vẫn còn, sẽ làm tăng men gan cao dần, cho đến khi gan bị bệnh. Cách ăn thuốc uống là điều chỉnh ngọn, ngừa biến chứng. Còn tập luyện khí công bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, mỗi ngày tập 2-3 lần, lâu ngày mới làm sạch máu, tống hết độc trong cơ thể ra ngoài được. Lúc đó các chức năng hoạt động của tạng phủ đều tốt, hòa hợp đồng bộ, có khả năng thu nạp 5 chất cho 5 tạng là đắng vào tim, ngọt vào tỳ, cay vào phế, mặn vào thận, chua vào gan, không thiếu phần tạng nào, cơ thẻ sẽ không bị bệnh. Như vậy, sau khi tập khí công một thời gian lọc sạch máu, thì tất cả các thức ăn được bộ máy chuyển hóa mạnh và tốt thì, khi ăn tiệc đâu có nguy hiểm gì. Ngược lại nếu chưa chuyển hóa tốt, nếu có đi ăn tiệc, cốt để cho vui với mọi người, chứ việc ăn uống cũng kiêng khem điều độ như ăn cơm ở nhà mà không tham ăn, có gì phải sợ đường lên.

Thời khoa học tiên tiến, có những máy móc kiểm soát, nên tùy theo sự hấp thụ và chuyển hóa của cơ thể của mình, mỗi món ăn vào, các số đo thử nghiệm đều thay đổi khác nhau, mình ghi nhận những sự thay đổi tốt xấu đó để biết cách lựa chọn ăn uống cho phù hợp với mình, để lúc nào thử nghìệm áp huyết và đường lọt vào tiêu chuẩn là được, chứ không có một tiêu chuẩn chung cho mọi người trong việc điều trị bệnh. Đông y chỉ sắp loại bệnh theo hư, thực, hàn nhiệt, và chữa các bệnh theo các thức ăn uống thuốc men sắp theo hàn nhiệt, và theo tính-khí-vị, không ai có thể viết sách khẳng định rõ ràng, vì thế tôi không theo nguồn y liệu nào, mà phải qua xét nghiệm của tây y.

Thí dụ nhiều người nói ăn bánh bao đường sẽ lên cao, đấy là theo lý luận. Đối với phương pháp chữa bệnh bằng khí công, đều phải thử. Bản thân tôi, trước khi ăn đo đường 6.0mmol/l, sau khi ăn bánh mì, cà phê, đo đường 12.0. Ngày hôm sau trước khi ăn đo đường 6.0, sau khi ăn bánh mì cà phê như hôm trước, và tôi muốn đường lên nữa đến 15-20mmol/l rồi sẽ uống thử nước lá dứa để làm hạ đường, nên ăn thêm một cái bánh bao thập cẩm, sau khi ăn, đo đường lại đường xuống 6.0. Như vậy ai bảo bánh bao lên đường, hôm đó tôi không thử được xem lá dứa có xuống đường hay không. Hôm sau nữa, sau khi ăn bánh mì, cà phê đường 12.0, bắt đầu uống nước lá dứa, đến 12 giờ trưa, thử đường vẫn 12.0, mỗi giờ kế tiếp thử đường cho đến 6 giờ chiều vẫn 12.0, nhưng đến 7 giờ tối, tôi cảm thấy hơi mệt mất sức, đo đường bỗng nhiên tụt xuống 6.0. Có nghĩa nước lá dứa công hiệu chuyển hóa chậm, rồi bỗng nhiên tụt nhanh, như vậy không có lợi bằng Sữa Hạnh Nhân, xuống nhẹ nhàng, từ từ. Đó là kinh nghiệm bản thân mà không cần phải nguồn y liệu nào.

Như vậy phương pháp của tôi là phương pháp mới mẻ trên thế giới chưa ai có, nên không bắt chước theo kiểu tây y dẫn chứng qua sách vở, mà qua kinh nghiệm bản thân, hay qua lý luận theo ngũ hành, đề ra phương pháp chữa theo Tinh-Khí-Thần cho từng người và theo dõi kết quả thử nghiệm của tây y. Yêu cầu bệnh nhân trước và sau khi áp dụng phương pháp khí công y đạo, cho biết kết qủa thử nghiệm thông qua bác sĩ gia đình của bệnh nhân.

Thân
doducngoc