Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

302 – Thuốc chống tai biến

Nguyên văn bài thuốc phổ biến trên mạng :

                               Làm liền kẻo trể

Thuốc gồm có:         1- Hạnh nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10g

                              2- Chỉ tử . . . . . . . . . . . . . . . .  . . . . .  10g

                              3- Đào Nhân  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10g

                              4- Nếp  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 hột

                              5- Tiêu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  10 hột

                              6- Lòng trắng trứng gà . . . . . . . . . .     1 quả

Mua tại tiệm thuốc Bắc.

Cách làm :  Tất cả đâm nhuyễn trọn đều, để tối trước khi đi ngủ trộn thêm lòng trắng trứng gà rồi đắp vào lòng bàn chân.(lấy vải bó lại cho khỏi rớt)

Nam    đắp lòng bàn chân trái

Nữ       đắp lòng bàn chân phải

Đắp ngủ qua đêm, nếu ra màu xanh cửu long (xanh biển) là hết bị tai biến từ nay về sau.

Chỉ đắp một lần trong đời          Người cao máu mới dùng được

Lưu ý dưới bài thuốc

-Nếu bị tai biến giật méo miệng, lưởi co rút không nói được, thì lấy kim châm hai dái tai (dưới lổ tai) nặn máu ra liền, miệng sẽ trở lại bình thường.

-Nếu bị tai biến xụi chân tay, thì lấy kim châm mười đầu ngón tay nặn máu ra liền, chân tay sẽ trở lại bình thường.

-----------------------------------------------------------------------

A-Phân tích công dụng của thuốc :

Hạnh Nhân :

Tính chất và mùi vị: Vị đắng, hơi ấm và hơi độc, tác dụng vào phổi và đại trường. Chủ trị ho, hen, nhuận trường, hạ đường trong máu.

Chi Tử :

Tác dụng giải nhiệt: Tác dụng lợi mật, tăng co bóp túi mật, cầm máu, kháng khuẩn, an thần, trị mất ngủ trong các bệnh viêm nhiễm do sốt cao làm não xung huyết và hưng phấn thần kinh, hạ huyết áp

Đào Nhân :

Vị đắng, cay, ngọt, tính bình, có tác dụng vào kinh tâm can, phế, đại trường, tiểu trường.

Chữa các bệnh :

Tim đau đột ngột :
Dùng  Đào nhân 7 hạt bỏ vỏ và đầu nhọn, nghiền, sắc với 1 chén nước, uống (Trửu Hậu Phương).

Trị đàn bà ngứa âm hộ:
Đào nhân,  gĩa nát bọc vải mỏng đắp vào nơi đau (Trửu Hậu Phương)

Trị hạ bộ lở ngứa :
Đào nhân 15 hạt, 2 chén giấm, 1 chén muối, sắc còn 1 chén uống (Trửu Hậu Phương).

Trị sản hậu cơ thể nóng như lửa, nổi da gà:
Đào nhân, nghiền nát như bùn, trộn với mỡ heo, bôi hàng ngày (Thiên Kim Phương).

Trị đới hạ, rong kinh không dứt:
Hạnh nhân đốt tồn tính, tán bột, uống với rượu, mỗi lần 8g, ngày 3 lần (Thiên Kim Phương).

Trị trẻ nhỏ thối tai:
Đào nhân sao,  tán bột, quấn trong vài thưa, nhét vào trong tai  hàng ngày (Thiên Kim Phương).

Chữa da mặt sần sùi do phong ngứa :
Đào nhân 5 chén, bỏ vỏ, dùng nước cơm gạo nếp nghiền vắt lấy nước, chưng nóng, dùng để rửa mặt rất tốt (Thiên Kim Phương).

Trị đàn ông vùng âm bộ sưng, ngứa: 
Đào nhân sao thơm, tán bột, uống với rượu, mỗi lần 8g, ngày 2 lần, nhưng cũng nên gĩa nát xức vào đó. Cũng có thể trị trẻ nhỏ bìu đái sưng đau (Ngoại Đài Bí Yếu).

Trị  trẻ nhỏ mới bị lở loét, sưng bỏng như bỏng lửa:
Đào nhân nghiền nát, đắp vào (Tử Mẫu Bí Lục).

Trị ho nghịch lên, suyễn làm tức ngực:
Đào nhân 120g bỏ vỏ và đầu nhọn, dùng l tô nước lớn nghiền lấy  nước, trộn với hai chén nước cơm, nấu cháo ăn (Thực Y Tâm Kính).

Trị ho lao, khí huyết không thông, ngày càng ốm yếu:
Đào nhân 40g, bỏ vỏ và đầu nhọn, gĩa nát, sắc với 1 thăng nước rồi bỏ gạo vào nấu cháo ăn lúc bụng đói (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị sản hậu âm hộ sưng đau:
Đào nhân đốt, nghiền nát, bôi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tiêu và Lòng trắng trứng :

Theo toa trên là hai vị dùng làm thuốc là hạt tiêu và lòng trắng trứng, nhưng trong tài liệu đông y cũng có một vị thuốc cũng trị trúng phong cấm khẩu tê liệt, mang hai tên là : Lòng trứng, hồ tiêu núi, Cây gân trâu - Lindera glauca (Sieb et Zucc) Blunne, thuộc họ Long não - Lauraceae.

B- Áp dụng thử nghiệm bài thuốc cho bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết :

Tôi đã cho một nữ bệnh nhân có bệnh áp huyết từ 150-180/100 mmHg, mạch 80-90. Sau khi đắp thuốc, ngày hôm sau đo áp huyết xuống 140/90mmHg mạch 80, dưới gan bàn chân như dính vết chàm mầu xanh như mực.

Như vậy, kết qủa ban đầu cũng khả quan. Tôi hy vọng, tuần sau bà đến tái khám, tôi sẽ đo lại áp huyết, và hy vọng áp huyết sẽ xuống mức an toàn 130/90mmHg mạch 80.

Tuy nhiên một tuần sau tái khám, áp huyết của bệnh nhân lại lên cao như cũ là 186/99mmHg mạch 90. Bà có dấu hiệu chân tay như bị chuột rút đau, hơi thở suyễn, chỉ hít vào, mà gần như lồng ngực căng cứng không thở ra được hết. Như vậy, bài thuốc trên chỉ có giá trị chữa ngọn chứ không có giá trị để chữa một lần mà hết được gốc bệnh, nên đừng qúa tin vào câu hết bị tai biến từ nay về sau.

Trường hợp của bà đang bị bệnh suyễn cấp cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng áp huyết.

Tôi hỏi bà : Tại sao hôm nay bà lại bị bệnh suyễn vậy.

Bà cho biết tuần vừa qua bà đã phải đi cấp cứu ở bệnh viện, bác sĩ cho thuốc xịt vào họng để cắt cơn suyễn, lúc nào trong tay cũng cầm thuốc xịt, khi bà nói chuyện với tôi, tiếng nói đứt quãng, nói giọng khàn khàn, thở khó khăn, bà định lấy thuốc ra xịt. Tôi bảo bà không cần, tôi sẽ chỉ bà cách thở làm hạ cơn suyễn mà không cần dùng thuốc xịt, hậu qủa của thuốc xịt rất tai hại, nếu lạm dụng lâu dài sẽ làm lưỡi mất cảm giác phân biệt ngon dở khi ăn uống, làm ung thư lưỡi, ung thư cổ họng, và khi ăn mất ngon sẽ chán ăn làm suy nhược cơ thể dẫn đến ung thư bao tử và tụy tạng.. đã có một cụ ông 76 tuổi nói với tôi bề mặt lưỡi bây giờ có cảm giác như mặt một tấm kính, bỏ thức ăn vào miệng mà không có cảm giác hay mùi vị gì nên không ăn được cái gì, cụ ốm gầy dần, sau trở thành ung thư lưỡi không còn ăn uống gì được, và đã ra người thiên cổ. Bà nghe tôi nói vậy nên không dám dùng thuốc xịt nữa.

Tôi đưa cho bà 1 cái chong chóng nhỏ bằng nhựa, loại đồ chơi của trẻ em, tôi bảo bà tập thổi hơi ra nhẹ đều làm sao cho chong chóng quay đưọc đều lâu, mà bà không mệt, nguyên tắc không được cố ý dùng sức hít vào, mà để cho hơi vào tự nhiên, giống như lúc em bé nằm ngủ, không cần lưu ý đến hít thở, nhưng chỉ chú ý thổi hơi ra trong tư thế thư giãn buông lỏng người, thổi xong lại há miệng chờ cho bụng đủ hơi mới lại thổi ra làm quay chong chóng, chứ không được thổi vội vàng.

Sau khi bà ngồi tập thổi chong chóng đã quen khoảng 5 phút, đã chỉnh lại được hơi thở chậm, nhẹ, hòa hoãn, không còn là hơi thở gấp rút của chứng suyễn, tôi dạy bà nằm theo dõi hơi thở ở bụng. Hai tay đặt chồng lên rốn, cũng tưởng tượng thổi chong chóng, nhưng không có chong chóng, chỉ cần nghĩ, mỗi lần thổi ra, bụng xẹp mềm xuống, cảm nhận được hai bàn tay đặt ở bụng hạ thấp xuống mỗi khi thổi ra. Sau khi tập thổi ra làm mềm bụng, khí công gọi là thở bụng, tôi đo lại áp huyết ở hai bên tay, tay trái xuống còn 128/80mmHg mạch 75, tay phải 135/90mmHg mạch 78. Như vậy áp huyết đã xuống, hết bị suyễn.

Bà hỏi, tại sao áp huyết hai tay không đều.

C-Nguyên nhân gốc làm thay đổi áp huyết :

Theo khí công, áp huyết đo bên tay trái liên quan đến chức năng bao tử, áp huyết đo bên tay phải liên quan đến chức năng gan.

1- Áp huyết liên quan đến bao tử :

Những thức ăn uống có giá trị tương đương như thuốc đối với cơ thể, nên áp huyết sẽ bị thay đổi do ăn uống những chất làm tăng áp huyết hay làm hạ áp huyết.

a-Những thức ăn làm tăng áp huyết như đường, chất béo, dầu mỡ, chất cay nóng khó tiêu như thịt nướng, bún bò huế, cà ri, cà phê, bia, rượu. coca, nhãn, xoài, sầu riêng, chôm chôm, mít, măng cụt, ổi, khô mực, cam thảo, lẩu đồ biển, các loại thuốc bổ khí bổ huyết, thuốc trị phong thấp đau nhức, thuốc calcium…

Toa thuốc trên cũng tưong đương với các loại thuốc trị bệnh cao áp huyết khác. Tôi đã kể một câu chuyện cách đây 10 năm. Có một bà cụ, gia đình anh em con cháu đều là bác sĩ, theo dõi việc dùng thuốc điều trị bệnh cao áp huyết cho cụ rất cẩn thận, nên áp huyết lúc nào cũng được ổn định ở mức 130/85mmHg mạch 80.

Một hôm cụ thèm ăn sầu riêng, các con mua về cho cả nhà ăn, phần của cụ ăn 2 múi thôi vì sợ ăn đầy bụng, nên cụ còn thèm. Ngày hôm sau một cô con gái nghĩ rằng mua cho cụ ăn nguyên 1 trái cho cụ toại nguyện. Sau khi ăn xong, cụ gục đầu xuống bàn, bất động. Xe cấp cứu  chở đến bệnh viện. Các bác sĩ cho biết không cứu được, cụ bị tai biến mạch máu não. Gia đình mời tôi vào bệnh viện xem có thể giúp gì được hay không. Lúc đó cụ mê man, áp huyết của cụ vẫn còn cao trên 180/100mmHg mạch 120, thân nhiệt đang sốt cao, mặt sưng tím bầm, và cụ đã ra đi vĩnh viễn.

Kết luận, nguyên nhân làm áp huyết tăng cao bất ngờ do ăn uống, mặc dù có uống thuốc cao áp huyết đều đặn hay có dùng thuốc chống tai biến kể trên. Nguyên nhân này đông y khí công quy về nguyên nhân do bao tử.

b-Những thức ăn làm hạ áp huyết như nước chanh, cam, bưởi, dứa, những chất chua như cà chua, gỏi chua, món rau trộn dầu dấm, đậu xanh, yaourt, khổ qua, hoa cúc, dưa leo, rau xanh, nước đá, ngò tây, cần tây, mộc nhĩ trắng (tuyết nhĩ), nước táo, nước V8, nước Clamato…

2- Áp huyết liên quan đến chức năng của gan.

a-Áp huyết bên gan thấp khi gan không chứa đủ lượng máu, lượng đường trong gan, thường gặp ở những bệnh thiếu máu, teo gan, bệnh tê liệt bại xuội do chùng gân, bệnh đau nhức thần kinh vô lực, vì thiếu máu đi nuôi dưỡng các tế bào, gân cơ thần kinh, nhất là do ăn kiêng theo chế độ gạo lức muối mè không đúng cách khiến cơ thể suy nhược do thiếu máu.

Thiếu máu là nguyên nhân chính của nhiều loại bệnh ung thư. Khi áp huyết thấp dưới 90mmHg là dấu hiệu của bệnh ung thư mà tây y vẫn chưa phát hiện, đợi khi áp huyết xuống 80 mới xác nhận là ung thư thực sự, thì chữa không còn kịp, và dù chữa bằng phương pháp tân tiến hiện đại nhất, mà không phục hồi áp huyết trở lại tiêu chuẩn bình thường so với số tuổi theo đông y khí công, thì cơ thể càng suy nhược, tế bào lành cũng chết dần, khi áp huyết xuống còn 70-75mmHg bệnh nhân cũng sẽ bye bye bác sĩ để về nghỉ ngơi ở bên kia thế giới.

Tiêu chuẩn áp huyết của khí công theo lứa tuổi :

90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

b-Gan cũng ảnh hưởng đến thần kinh và tâm tính, áp huyết sẽ xuống thấp hơn bình thường do tinh thần suy nhược, mệt mỏi, chán nản, thất vọng (depression).

Áp huyết sẽ đột nhiên tăng cao do tinh thần làm việc căng thẳng, vội vã, nóng giận, kích động.. khiến thần kinh gân cơ bị co rút, run giật, động kinh, nhức đầu chóng mặt hoa mắt té ngã gây tai biến mạch máu não.

Trường hợp của nữ bệnh nhân kể trên, bà cho biết tuần trước bà đã cãi nhau với một người, tức giận qúa mức khiến cơ thể giận run, gân tay chân co rút và muốn xỉu nên đã phải đi cấp cứu ở bệnh viện trong tuần qua, di chứng trở thành bệnh suyễn cấp tính.

D- Cần phải theo dõi đo áp huyết mỗi ngày, chứ không nên tin vào thuốc hoàn toàn .

Nếu không dùng máy đo áp huyết theo dõi thường xuyên mỗi ngày 2 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, thì không thể nào biết tại sao chúng ta lại bị tai biến mạch máu não, mặc dù đã dùng toa thuốc trên.

Đây là bài thuốc có kết qủa làm hạ áp huyết, vì cao áp huyết là nguyên nhân làm đứt mạch máu não gây tai biến mạch máu não. Nhưng đó chỉ mới chữa được nguyên nhân trực tiếp, chứ không chữa được nguyên nhân gián tiếp là yếu tố đã làm cho áp huyết tăng cao, đó mới là gốc bệnh, thì thuốc này không chữa được vào gốc bệnh.

Do đó thuốc này không có giá trị bảo đảm : là hết bị tai biến từ nay về sau như trong bài phổ biến kể trên.

Bất cứ khi nào áp huyết tăng cao liên tục trong 1 tuần mà dùng thuốc uống không có kết qủa thì vẫn có thể tiếp tục dùng toa thuốc này như là một loại thuốc cấp cứu khi cần thiết, chứ không phải chỉ dùng 1 lần trong đời mà khỏi bệnh hoàn toàn được.

Thân

doducngoc