Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

382 - Cách chữa bệnh ALS theo tây y và đông y khí công (teo cơ co giật suy hô hấp do thần kinh)

Tôi có một người Bạn mới được BS chẩn đoán bệnh ALS, theo Wikipedia:

Amyotrophic lateral sclerosis (abbreviated ALS, also referred to as Lou Gehrig's disease) is a form of motor neuron disease. ALS is a progressive,[1] fatal, neurodegenerative disease caused by the degeneration of motor neurons, the nerve cells in the central nervous system that control voluntary muscle movement. The condition is often called Lou Gehrig's disease in North America, after the famous New York Yankees baseball player who was diagnosed with the disease in 1939.

BS chuyên môn nói, bệnh này không có thuốc chữa, không sống nổi quá 2 năm, bệnh tấn công vào não bộ, làm hư hại hệ thống thần kinh.

Anh Cẩm, người hôm trước do tôi giới thiệu lên gặp Anh, cũng một hình thức bệnh này, nhưng do Virus tấn công, nên trừ Virus, và uống thuốc giúp hệ thần kinh bình phục, nay sau hơn 2 năm, chân đi lại khá nhiều.

Xin ý kiến Anh, về mặt Đông-y, có cách nào chữa trị không ?

Hôm trước cháu Tuấn nhân dịp lên Montreal, tôi có nhờ cháu chuyển cho Anh một số DVD Massage Therapy, mong có ích phần nào cho Anh.

Lần này tôi gởi link cho Anh download 4 DVD.

Mong nhận hồi đáp.

Thân ái

Trả lời :

Bệnh này đông y xếp về bệnh thuộc chức năng gan (thuộc gân, ống dẫn máu, các sợi thần kinh), nên có hai cách chữa hoàn toàn khác nhau giữa tây y và đông y như sau được phân tích như sau :

Tây y chữa ngọn bằng cách tìm sự tổn thương ở thần kinh cục bộ là nguyên nhân trực tiếp, đông y tìm nguyên nhân gốc ở hệ thống dẫn máu do số lượng máu chứa trong gan đủ hay thiếu, và hệ thống tim mạch bằng những ống dẫn máu và những sợi thần kinh thuộc các hệ thống kinh mạch của 12 đường kinh của đông y.

Cách chữa theo Khí Công Y Đạo là vừa chữa gốc theo đông y vừa chữa ngọn khai thông những chỗ thần kinh bị bế tắc, bằng cách điều c ỉnh Tinh-Khí-Thần .

Phần một : Cách chữa bệnh ALS theo tây y :

A-Nguyên nhân :

Bệnh này còn được gọi là Lou Gehrig sau khi một cầu thủ bóng chày nổi tiếng ở New York Bắc Mỹ được chẩn đoán bị bệnh này vào năm 1939. Bệnh Amystrophic Lateral Scherosis được gọi tắt là bệnh ALS mà ngành y khoa hiện nay chưa chữa được, chỉ làm cho bệnh chậm phát triển, nhưng đã tiên liệu rằng những bện nhân ALS không thể đứng và đi bộ ra khỏi giường một mình, tay và cánh tay không cử động được. Trong giai đoạn cuối của bệnh này hệ thống hô hấp suy yếu khó thở, phải dùng máy hô hấp để kéo dài sự sống, nếu không sẽ chết vì suy hô hấp thường là trong vòng 3-5 năm, khoảng 10-20% sống được trên 10 năm.

Bệnh này thưòng xảy ra ở lứa tuổi 40-60, gây ra bởi yếu tố di truyền, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân 1/10 trong số này có liên quan đến sự đột biến ở gene sản xuất chất đồng, kẽm(Cu/Zn superoxide dismutas gọi tắt là SODI từ năm 1993, đến nay các nhà khoa học đã tìm ra hơn 110 đột biến khác nhau trong SODI nhưng vẫn chưa hiểu tại sao bị đột biến gen dẫn đến thoái hóa tế bào thần kinh vận động, triệu chứng bệnh ALS là bệnh thoái hóa thần kinh do nhiều tập hợp protein khác bao gồm cả bệnh Alzheimer, Parkinson, Huntington, và bệnh Prion.

Tóm lại nguyên nhân chưa tìm ra chính xác.

B-Triệu chứng :

ALS thấy rõ những dấu hiệu là teo cơ, co giật, chuột rút co cứng, ảnh hưỏng đến một cánh tay hay một chân. Ban đầu có dấu hiệu đi đứng khó khăn hay vấp ngã, hay tay không làm được những động tác khéo léo để cầm vật gì, để viết, cài nút áo.

Khoảng 25% phát hiện bệnh từ hành tủy, các dấu hiệu khác như khó nuốt, cử động lưỡi khó, dần dà đến hô hấp khó khăn, co rút cơ liên sườn, thỉnh thoảng có những phản xạ bất thường không kiểm soát được gọi là dấu hiệu Babinski do co rút thái quá làm các ngón chân co rút cứng, không kiểm soát được tiếng cười tiếng khóc do thoái hóa hành tủy ảnh hưởng đến thần kinh vận động cảm xúc, suy giảm trí nhớ.

Theo ước tính ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 5000 người được chẩn đoán bị căn bệnh này.

C-Điều trị : Chỉ làm chậm sự tiến triển.

Chữa bằng Tinh :

Cơ quan Quản Lý Thực-Dược Phẩm (FDA) đã chấp thuận chỉ có một loại thuốc điều trị cho bệnh này là Riluzole (Rilutek) được cho là thuốc bảo vệ thần kinh làm giảm thiệt hại cho tế bào thần kinh vận động bằng cách giảm sự vận chuyển kích hoạt chất glutamate, tạo hiệu ứng với Natri và calci trong máu, ức chế protein kinase C và thúc đẩy NMDA (N-methyl d-Aspartate) đối kháng thụ thể, giúp kéo dài sự ổn định thần kinh, nhưng cũng sẽ làm tổn thương gan, và các tác dụng phụ khác.

Bác sĩ có thể kê toa thuốc giúp bệnh nhân giảm mệt mỏi, chuột rút, đờm, nước bọt, trầm cảm, mất ngủ, táo bón, chứng khó nuốt...

Các loại thuốc bổ sung như vit.C, liều cao những vitamine dinh dưỡng.

Các y tá điều dưỡng chuẩn bị các bữa ăn nhỏ trong suốt nhiều ngày cung cấp đủ calorie, càng nhiều calorie càng tốt không giới hạn, chất xơ, chất lỏng tránh thực phẩm khó nuốt, bệnh nhân có thể tập hút thức ăn qua ống hút. Khi bệnh nhân không ăn hay nuốt được, bác sĩ sẽ cho ăn bằng ống thông vào bao tử giúp giảm nguy cơ bị nghẹt thở và viêm phổi khi thức ăn lọt vào phổi.

Một nghiên cứu mới đây bằng cách sử dụng liều cao B12 Ultra-Methylcobalamin tiêm vào tĩnh mạch có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh vỏ não đang được nghiên cứu ở Nhật.

Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu đến sự can thiệp của RNA nhằm vào các gene đột biến SODI, mặt khác cũng nghiên cứu đến Insulin-like đang được thí nghiệm lâm sàng cho bệnh nhân ALS ở Ý đã chứng minh có hiệu qủa, nhưng sản phẩm này đã không bao giờ được chấp thuận bởi FDA.

Chữa bằng Khí :

Tây y khuyên bệnh nhân chữa trị thêm bằng khoa Vật Lý Trị Liệu trong suốt quá trình mang bệnh ALS. như tập thể dục Aerobic, đi bộ, bơi lội, tập đạp xe đạp bằng máy để tăng cường cơ bắp, chống mệt mỏi, trầm cảm, bài tập kéo dài thời gian có thể giúp ngăn ngừa đau đớn do co rút cơ bắp.

Bệnh nhân khó thở có thể cho thở bằng mặt nạ tiếp oxy khi cơ thể bệnh nhân không còn đủ khả năng duy trì mức độ khí oxy và carbon.

Chữa bằng Thần :

Tây y khuyên bệnh nhân điều trị thêm bằng khoa châm cứu, Reiki, hay xoa bóp, vì đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh những phương pháp này có ảnh hưởng làm nguy hại đến bệnh, nó có lợi làm thư giãn thần kinh gân cơ.

Phần hai : Cách chữa bệnh ALS theo đông y khí công .

A-Khám Bệnh :

Khám bệnh theo tây y nhưng tìm nguyên nhân bằng cách phân tích những dấu hiệu bệnh (mà tây y đã liệt kê ở những chữ in nghiêng bên trên) quy về ngũ hành tạng phủ như :

1-Không thể đứng và đi bộ ra khỏi giường một mình : Theo đông y có nghĩa là mất thăng bằng do thiếu máu não, hoặc chân yếu do thiếu máu nuôi chân, hoặc chân co cứng do đường trong gan thấp, nếu đo đường ở huyệt Đại Đôn bên chân phải sẽ có kết qủa dưới 5.0mmol/l. Đông y quy về bệnh thuộc gan, do ăn kiêng chất ngọt.

2-Tay và cánh tay không cử động được : Theo đông y do thiếu khí huyết, thử nghiệm bằng cách nhéo vào da tay không có cảm giác đau, và da không ấm, có nghĩa là không đủ máu dẫn truyền ra thần kinh cảm giác ở da.

3-Suy hô hấp : do thiếu khí ở phổi, nguyên nhân do thần kinh phế vị và thần kinh liên sườn co thắt, theo đông y chức năng gan điều chỉnh và nuôi dưỡng các sợi gân cơ thần kinh, nên quy bệnh thuộc về chức năng gan.

4-Dấu hiệu là teo cơ, co giật, chuột rút co cứng, ảnh hưỏng đến một cánh tay hay một chân : theo đông y là gan thiếu máu thiếu đường và gan bị teo, trong máu thiếu calci.

5-Bệnh từ hành tủy, các dấu hiệu khác như khó nuốt, cử động lưỡi khó, dần dà đến hô hấp khó khăn, co rút cơ liên sườn : Chức năng của gan làm co rút gân cơ, làm các dây thần kinh và ống dẫn máu teo nhỏ lại, nên cơ bắp không được cung cấp máu.

6-Không kiểm soát được tiếng cười tiếng khóc do thoái hóa hành tủy ảnh hưởng đến thần kinh vận động cảm xúc, suy giảm trí nhớ : Chức năng của gan chỉ huy tất cả mọi chức năng thần kinh, theo đông y, khi hoạt động tình dục, tinh trong người xuất ra trung bình 40g mỗi lần, nên các vị tổ sư đông y rất xem trọng và bảo tồn máu cho cơ thể, và rất tiếc sự lãng phí làm mất máu trong việc lạm dụng tình dục, nên mới ví rằng :

40g máu mới tạo được 1 g tinh, 40 g tinh mới tạo được 1 g tủy, 40g tủy mới tạo được 1g tế bào não.

Do đó khi hành tủy bị thoái hóa tức là số lượng tủy giảm thì cơ thể đã mất đi rất nhiều máu, trong khi đó bình thường gan là kho chứa máu và chuyển máu lên tim co bóp để dẫn máu đi nuôi các tế bào trong cơ thể sẽ không còn đủ lượng máu nuôi các tế bào, các tế bào sẽ bị thoái hóa và chết dần gây ra nhiều biến chứng trầm trọng khác cho đến khi khí huyệt khô cạn làm tim ngưng đập.

B-Định Bệnh :

Định bệnh theo đông y lại khác với tây y. Khi khám bệnh có dấu hiệu bệnh thuộc gan, nhưng theo ngũ hành tạng phủ, tìm nguyên nhân gây bệnh phải theo ngũ hành, tức là đặt câu hỏi tại sao gan bị bệnh, thuộc chứng bệnh hư hay chứng bệnh thực, do hành mẹ hay hành con làm ra bệnh, biến chứng đã truyền đến kinh nào....nguyên nhân do huyết hư hay khí hư hay cả hai khí và huyết đều hư...từ đó mới tìm được đúng gốc bệnh để điều chỉnh cho các chức năng khí hóa của ngũ hành trở lại bình thường thì cơ thể khỏi bệnh.

Theo bài viết của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức về chức năng gan (Gan Nhiễm mỡ) :

.......

Gan được ví như một nhà máy chế biến hóa học cực kỳ tinh vi với cả trăm nhiệm vụ quan trọng khác nhau.

1.Gan là kho tiếp nhận đường glucose hấp thụ từ ruột non rồi tích trữ dưới dạng glycogen. Sau mỗi bữa ăn, khi đường huyết lên cao thì insulin từ tụy tạng sẽ thúc đẩy gan biến hóa glucose thành glycogen. Vài giờ sau đó, khi đường huyết xuống thấp, gan lại chuyển glycogen ra glucose, đưa vào máu và cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu.

2.Ngoài vai trò kể trên, gan còn biến hóa đường và chất béo thành chất đạm và cũng làm chất đạm và chất béo biến thành glucose.

3.Gan chế tạo khoảng 0.5-0.9 lít mật mỗi ngày. Mật là chất lỏng mầu vàng-xanh, vị đắng với thành phần cấu tạo quan trọng nhất là muối mật, cần thiết cho sự tiêu hóa chất béo trong thức ăn.

4- Gan loại bỏ các chất độc hại như rượu, một vài loại dược phẩm như acetaminophen.

5.Gan tổng hợp ure, một phế chất trong sự chuyển hóa chất đạm và loại ra ngoài qua thận.

6.Gan hủy hoại các hồng huyết cầu hư hao, già nua cũng như tiêu diệt các vi khuẩn lẫn trong thực phẩm ở ruột.

7.Gan tích trữ các sinh tố A, B, D,E và K

8- Gao tạo ra các chất đạm trong máu như albumin, globulin và yếu tố đông máu.

................

Về bệnh lý theo đông y :

Xét những dấu hiệu bệnh kể trên theo tây y rồi đối chiếu với 2 chứng âm hư và dương hư của đông y, xem bệnh đó thuộc chứng âm hay dương hư, hay cả hai :

Chứng bệnh thuộc âm hư : có nghĩa là thiếu hoặc mất đi các dịch chất trong cơ thể, quan trọng nhất là máu sẽ có những dấu hiệu bệnh chung, nhưng chưa có thể chữa được mà cần phải biết rõ nó bị hư ở tạng nào là chính vì nếu thiêu âm ở tạng nào thì tạng đó cũng có dấu hiệu riêng như :

Dấu hiệu chung để khám tổng quát : Là âm dịch thiếu, có dấu hiệu lòng bàn tay bàn chân nóng, sốt cơn về chiều, miệng khô, môi đỏ, chất lưỡi đỏ nhạt,táo bón, tiểu vàng.

Dấu hiệu riêng của mỗi tạng :

Tâm âm hư: Hồi hộp, hay quên, mất ngủ hay mê, chất lưỡi đỏ nhợt, rêu ít.

Can âm hư: Đau đầu, choáng váng,ù tai,tê dại, run rẩy,quáng gà, chất lưỡi đỏ khô, rêu ít.

Phế âm hư: Khí nghịch, ho đờm dẻo dính lẫn máu,gò má đỏ, sốt nhẹ về chiều,mồ hôi trộm,miệng khô, họng ráo, khàn tiếng, ngủ không ngon, chất lưỡi đỏ, rêu ít.

Thận âm hư : Lưng gối mỏi đau, di tinh, ù tai, váng đầu, ngủ kém, hay quên, khô miệng, chất lưỡi đỏ, rêu ít.

Chứng bệnh thuộc dương hư dùng để khám tổng quát : có nghĩa là khí trong cơ thể thiếu thì có dấu hiệu chung là sắc mặt trắng nhợt, chân tay không ấm, môi nhợt, miệng nhạt, tiểu nhiều, trong, phân loãng, chất lưỡi nhạt, rêu trắng trơn, và có dấu hiệu riêng của tạng bị hư.

Dấu hiệu riêng của mỗi tạng :(bỏ qua vì không thuộc phạm vi bài này)

Nếu chúng ta là bác sĩ tây y, hiểu theo cách chữa gốc bệnh của đông y, thì những dấu hiệu bệnh thử nghiệm đã được kết qủa nhưng không cần chữa, vì theo đông y chỉ là hậu qủa và biến chứng của gốc bệnh. Vì giai đoạn này đông y đã trải qua mấy ngàn năm rồi.

Sự nghiên cứu của đông y có ba giai đoạn :

Giai đoạn một nghiên cứu mổ xẻ thử nghiệm :

Mấy ngàn năm trước thầy thuốc cung đình (thái y) cũng đã phân tích thử nghiệm tìm ra những dấu hiệu bệnh như tây y, nhưng không phải bằng những máy móc hay những con số cụ thể như ngày nay, mà bằng cảm nhận khi xin phép nhà vua cho thử nghiệm mổ xẻ trên thân xác sống của những tử tội, từ năm này sang năm khác, đời nay người ta gọi là các nhà nghiên cứu hay bác học, họ đ ã châm bao nhiêu là huyệt, nhét vào cơ thể tử tội bao nhiêu là thuốc thử nghiệm, rồi mổ xẻ cơ thể để xem phản ứng của cơ thể với huyệt với thuốc.... sau đó họ viết ra những nhận xét kinh nghiệm để đem dạy trong trường y (đông y), cũng nhờ đó các thầy châm cứu mới tìm ra những huyệt châm để gây tê, gây mê để mổ xẻ bệnh nhân không cảm thấy đau.

Các nhà nghiên cứu những đời sau mặc dù đã có những tài liệu hướng dẫn của những đời trước để lại kinh nghiệm, cũng chưa tin, hoặc cảm thấy chưa đủ, lại mổ xẻ nghiên cứu trên tử tội.

Giai đoạn này các thầy thuốc đều chữa vào ngọn là dấu hiệu bệnh nên không có kết qủa.

Giai đoạn hai : Truy tìm nguyên nhân gốc bệnh :

Căn cứ theo dịch lý, sự biến đổi tuần hoàn của trời đất là biến đổi của đại vũ trụ, thì con người là một tiểu vũ trụ, cũng lệ thuộc vào ngũ hành, như hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa (thí dụ dễ hiểu là sau đám lửa cháy là hỏa, thì tất cả thành tro đâất là thổ, bới trong đất còn kim loại là thồ sinh kim, đốt mọi thứ đều cháy chỉ có kim là chảy ra nước gọi là kim sinh thủy, chỗ nào có nước là có cây cỏ mọc gọi là thủy sinh mộc, chỗ nào có cây là có chất đốt, hay rừng cây khô hay bị cháy rừng, gọi là mộc sinh hỏa).

Đem ngũ hành tượng trưng cho tạng phủ thì cơ quan nóng nhất của con người là tim, gọi là tâm hỏa, bao tử là thổ, phổi là kim, thận là thủy, gan là mộc. Với lý luận ngũ hành theo biến dịch này để truy tìm nguyên nhân bệnh. Các vị thái y lại mổ xẻ thử nghiệm trên cơ thể sống của tử tội, những huyệt những thuốc không phải là chữa vào ngọn nữa mà chữa theo ngũ hành tương sinh, tương khắc.

Thí dụ lý thuyết, lò lửa sắp hết lửa phải tăng thêm củi, áp dụng vào cơ thể, khi tim hỏa suy yếu, người lạnh, mạch đập chậm, chữa bổ gan mộc, cho những thuốc làm mạnh gan mộc hay châm vào huyệt gan để nuôi tim.... và theo dõi trên tử tội thấy người ấm, bắt mạch thấy nhanh hơn...

Cứ lý luận theo ngũ hành tương sinh như con hư bổ mẹ như tim hư bổ gan, gan hư bổ thận, thận hư bổ phồi, phổi hư bổ bao tử, bao tử hư bổ tim...

Có khi chữa theo ngũ hành tương khắc, như thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thồ, thổ khắc thủy, lại mổ xẻ thử nghiệm những huyệt, những thuốc trên cơ thể tử tội, thí dụ bệnh bón là do người nhiều hỏa nhiệt, phải dùng huyệt hay dùng thuốc làm tăng thủy như hoa cúc, địa hoàng...thì thấy tử tội xổ đi cầu được ra phân lỏng dễ dàng...

Những vị thái y thử đủ mọi loại thuốc, thử đủ mọi loại huyệt, mới thống kê huyệt nào chữa bệnh gì, huyệt nào công hiệu hơn huyệt nào, thuốc cũng được thống kê loại nào chữa bệnh nào, loại này công hiệu nhanh, loại nào công hiệu chậm, phối hợp thuốc thành thuốc sắc cũng được thử nghiệm... bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy được những thái y đời sau không tin cứ xin phép vua cho nghiên cứu mổ xẻ thử nghiệm lại.

Giai đoạn ba kiểm chứng trên lâm sàng :

3-4 ngàn năm sau thử nghiệm lại đều giống như những kết qủa theo sách vở để lại, cho đến khi các thái y học thuộc lòng dấu hiệu triệu chứng lâm sàng và cách truy tìm gốc theo ngũ hành để chữa được mọi bệnh đếu đúng, họ tuyên bố : Cái gì đã biết rồi thì thôi không cần phải mổ xẻ nữa. Lúc đó mới xin phép nhà vua ra lệnh cấm không được mổ xẻ tử tội nữa. Cho nên học đông y là học cách chữa bệnh toàn khoa, có nghĩa là chuyên môn về nhiều khoa tim gan tỳ phế thận đều điều chỉnh theo ngũ hành. Người nào chỉ biết chữa chuyên khoa một bệnh dù có giỏi đến đâu cũng chỉ là chữa ngọn, vì gốc bệnh liên quan đến nhiều tạng phủ khác, chúng phải được phục hồi chức năng dồng bộ, chứ không thể chữa chỉ vào một hành, mà bỏ các hành khác được.

Nếu thời nay tây y biết được điều đó, thì riêng bệnh ALS, chúng ta thử xem, nếu gốc bệnh chỉ ở gan hư, thì đông y có rất nhiều bệnh chứng của gan hư, nhưng khi chữa, các thầy thuốc tuy giỏi như nhau nhưng được đánh giá làm ba hạng : bậc hạ công, trung công, thượng công.

Cách chữa của bậc hạ công là chỉ chữa ngọn, cho bệnh nhân thấy những dấu hiệu bệnh đều khỏi, sau biến chứng mới phát sinh thì chữa tiếp, chữa như vậy, thế gian gọi là thầy hay, nhưng đâu ngờ biến chứng cứ sinh ra những bệnh mới chữa từ năm này đến năm khác rồi bệnh nhân chết vì gốc bệnh không chữa mới sinh biến chứng.

Cách chữa của bậc trung công nhân đạo hơn, đông y nói chữa khi chưa bệnh. Câu này không bao giờ tây y hiểu, vì chưa có bệnh làm sao mà chữa, vì không hiểu quy luật ngũ hành.

Thí dụ như bệnh gan hư như bệnh ALS, gan là mẹ cung cấp máu, cung cấp khí, hay cung cấp năng lượng nuôi tim để tim làm việc, bây giờ nó hư yếu không nuôi con là tim,, thì tim cũng sắp bị bệnh, nên đông y ngừa biến chứng trước, chữa bổ tim làm cho tim hoạt động mạnh, đẩy máu tuần hoàn nuôi khắp tế bào, nuôi dưỡng các thần kinh gân cơ để ngưng không cho bệnh phát triển thêm trong thời gian đang chữa gan giúp gan hồi phục chức năng mạnh lại như xưa. Cách chữa này chậm, nhưng không làm nguy đến tính mạnh bệnh nhân.

Cách chữa của bậc thượng công : chữa ngừa biến chứng lo chữa phục hồi chức năng tim cho đẩy máu tuần hoàn nuôi các tế bào. Phục hồi chức năng gan, bổ máu cho gan, bổ khí cho gan để phục hồi lại chức năng gan, hấp thụ đường, oxy, tăng hồng câu, tăng lưông máu. Bổ gốc bệnh là chữa vàp thận thủy là mẹ của gan mộc, làm nhiệm vụ lọc máu, chuyển hóa điều hòa muối, đường, mỡ, nước, vôi, đem máu tốt và năng lượng nuôi gan cho gan đủ máu tốt bơm máu đi khắp toàn thân.

Sau đó điều chỉnh bao tử cho ăn uống hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu nuôi cơ thể, khi thổ mạnh, sẽ cung cấp năng lượng cho con là phổi, khi phổi mạnh thì hít thở trao đổi oxy dễ dành làm tăng hồng cầu và ổng định oxy để duy trì công thức máu Fe2O3 thì máu trong gan không bị thiếu oxy làm đột biến gene, muốn để phổi được tự phục hồi không cần phải lo cung cấp năng lượng cho con là thận thủy, thì cần phải tập khí công để chữa thận để thận là con của phồi mạnh không cần đến năng lượng của mẹ là phổi, để phổi đuợc nghỉ ngơi tự dưỡng bệnh. Nghĩa là bậc thượng công chữa toàn khoa. Vì tây y không hiểu mới cho là đông y chữa tầm bậy theo kiểu đau đông chữa tây.

Tại sao bệnh ALS đông y xếp vào chứng bệnh của gan, nếu chúng ta là bác sĩ tây y, chịu khó ngồi nghiên cứu xem những dấu hiệu mà các nhà khoa học hiện nay tìm được và đang nhiên cứu thuốc chữa là chữa vào loại gan nào trong những chứng bệnh của gan. Trong khi đó đông y vừa chữa vào tim, vào thận giúp những dấu hiệu bệnh của gan biến mất theo quy luật ngũ hành. Do đó quy luật ngũ hành tạng phủ dùng để lý luận quy kinh theo đông y rất quan trọng.

Sau đây chúng ta nghiên cứu chứng bệnh gan :

1-Chứng gan hư : có dấu hiệu như :

Thị lực giảm do không đủ máu nuôi mắt, gân giãn tay chân yếu, sa xệ trường vị, tử cung dây chằng, sinh dục giảm, nghẹt cứng dưới tim, tiểu nhiều lần do cơ vòng yếu, bụng căng sình, ù tai, thính lực giảm, hoa mắt, choáng váng, tê dại, móng chân tay khô, cảm thấy sợ như có ai bắt, huyết áp giảm. Can hư mãn tính làm ra chứng can cực gây nên co giật run.

2-Chứng gan âm hư (tổn thương lá gan):

Do huyết không đủ nuôi dưỡng gan làm đau đầu, chóng mặt, mắt khô, mờ, quáng gà, kinh nguyệt ít hoặc bế, thường gặp trong các bệnh cao áp huyết, bệnh mắt, bệnh thần kinh, bệnh kinh nguyệt .Can âm hư làm can dương bốc lên gọi là can dương thượng cang.

3-Chứng gan huyết hư (máu trong gan) :

Hoa mắt, váng đầu, tim đập nhanh, không sức, mệt mỏi, nhút nhát, suy nhược thần kinh, dễ bị nhiễm trùng gan như bệnh hépatite, móng chân tay ngả mầu tối xanh, sắc lưỡi nhạt, thường gặp trong bệnh xơ cứng động mạch, cao áp huyết, lão suy, bế kinh, tiền mãn kinh, sau khi sanh .

4-Chứng can thực :

Cứng đau sườn ngực lan xuống bụng dưới, đau mắt, chóng mặt, nhức đầu, nóng lạnh, áp huyết tăng ,nôn mửa nước chua, ho suyễn, thở kém, gân tay chân co rút, điếc do co thắt, trường vị co thắt, bón, ngoại vi ứ trệ, có bệnh liên quan đến sinh dục, ưa tức giận nổi nóng cáu gắt.

5-Chứng can dương hóa hỏa :

Giống chứng mộc uất hóa hỏa, là chứng can dương thượng cang đến nhiệt cực hoá hỏa.

6-Chứng can dương vượng :

Đầu nặng chân nhẹ, áp huyết tăng cao, mặt đỏ, đau một bên đầu, tai như ve kêu, sườn tức đầy đau, ngón tay tê rần, lưỡi đỏ.

7-Chứng can dương thượng cang ;

Do can âm hư làm can dương thiên vượng một bên dương vượt lên do thận âm bất túc, can âm không giữ được dương, có dấu hiệu cao áp huyết, căng đầu, váng đầu xây xẩm, tai ù điếc, mặt đỏ nóng bừng bừng, dễ nổi giận sinh co giật chân tay mất kiểm soát, chân tay tê dại, run rẩy, phiền táo, mất ngủ, miệng đắng, lưỡi đỏ.

8-Chứng can khí hư :

Khí trong tạng can không đủ cùng xuất hiện can huyết bất túc làm mặt kém tươi, môi nhợt, ù tai, mệt mỏi, hay sợ sệt.

9-Chứng can khí nghịch :

Can khí uất kết thành nghịch theo một trong hai cách :

Thượng nghịch : Có dấu hiệu choáng váng đau đầu, ngực sườn đầy tức, mặt đỏ, ù tai, nặng thì ói ra máu.

Hoành nghịch : Có dấu hiệu bụng trướng đau, ợ hơi, ợ chua.

10-Chứng can phong :

Đầu váng, hoa mắt, cơ co giật, da tê rần,lưng nẩy ngược, chân tay rút giật không kềm chế được, trúng phong nhẹ làm miệng méo, mắt xếch, lưỡi lệch nói khó, trúng phong nặng thình lình té ngã làm tê liệt nửa người, hoặc hôn mê coma, hoặc tử vong, lưỡi trắng không rêu.

11-Chứng can ố phong :

Quan hệ bệnh lý giữa can và phong, giữa ngoại phong của lục dâm với nội phong của gan bao gồm các bệnh trúng phong của người gìa, bệnh kinh phong ở trẻ em, bệnh phong thấp, tê dại, ngứa gãi, co giật.

12-Chứng can phong nội động :

Ngoại cảm phong tà là bệnh thuộc chứng của lục dâm khác với bệnh do gan tạo ra trong cơ thể gọi là can phong nội động. Chức năng của gan chủ huyết, chủ gân, ống mạch máu, sợi thần kinh, tàng hồn, khai khiếu lên mắt, theo đường kinh mạch lên đỉnh đầu vào não, khi nội phong trong gan động lên sẽ làm ra bệnh tùy theo hư chứng hay thực chứng:

Hư chứng do âm dịch (huyết) hư tổn gọi là hư phong nội động như chứng can dương thượng cang, gây ra sung huyết não, tụ huyết bầm trong não, tai biến mạch máu não, làm tê liệt bán thân bất toại, gân tay chân xuội lơ,chùng giãn gân.

Thực chứng do dương nhiệt cang thịnh gọi là nhiệt cực sinh phong, gây ra tai biến mạch máu não làm tê liệt bán thân bất toại, gân tay chân co cứng.

13-Chứng can khí uất nhiệt :

Là can dương uất do tình chí không thoải mái, hay giận, uất ức, hay thở ra, đau đầu, hai bên sườn đau nhói đầy trướng, vùng ngực khó chịu, đau bụng, nôn ợ chua, mắt mờ, đỏ, tai ù, ăn ít, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, bón, tiểu sẻn đỏ, lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng hoặc vàng hơi dầy.

14-Chứng can uất tỳ hư :

Can khí uất kết chướng ngại khí hóa của tỳ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, khi tỳ hư làm đau sườn, chán ăn, trướng bụng, chân tay mỏi mệt, phân lỏng nhão.

15-Chứng can âm uất hóa hỏa :

Thường gọi là mộc uất hóa hỏa làm can âm suy tổn, hoặc trong người vốn có sẵn nội nhiệt, lại bị can hỏa nhiệt thịnh hóa hỏa làm đau đầu, chóng mặt, đỏ mặt phừng phừng, ói ra máu, phát cuồng.

16-Chứng mộc uất hóa phong :

Cũng là bệnh can uất làm can huyết suy tổn, hoặc cơ thể vốn huyết suy kém sẵn, lại bị phong ngoại tà hóa phong nội tà làm chóng mặt, tê lưỡi, run rẩy, té ngã bất tỉnh, co giật.

17-Chứng can hàn :

Dương khí ở can suy sinh hàn, mệt mỏi, chân tay không ấm, khiếp sợ, ưu uất. Can tàng huyết, huyết bị lạnh sinh sán lãi quấy phá làm đêm mất ngủ, nếu hàn tà tích tụ lâu ở gan làm viêm, ung thư gan, hạ tiêu xuất huyết, kinh nguyệt làm băng, gân mạch bụng đau co rút xuống âm nang, đau tử cung, tức hòn dái, viêm tuyến tiền liệt, đau đỉnh đầu, ụa mửa nước trong, lưỡi xanh thâm, rêu trơn.

18-Chứng can quyết :

Can khí quyết nghịch, do có sẵn chứng âm hư can vượng lại bị kích thích thần kinh mạnh như tức giận, choáng váng, nôn mửa, chân tay co giật té ngã bất tỉnh, người và chân tay lạnh toát.

19-Chứng quyết đầu thống ;

Một chứng đau đầu bất thình lình do can khí mất điều hòa bởi tình chí cáu giận tổn thương can làm can khí nghịch xông lên não phía bên chức năng ( bên trái ) đau nhiều hơn, và đau hai bên sườn. Nếu cơ thể vốn có vị khí hư hàn thành can vị bất hòa là vị thừa khắc can đi vào kinh can lên đỉnh đầu làm đau đỉnh đầu, chân tay quyết lạnh, nôn mửa ra bọt dãi gọi là chứng quyết âm đầu thống. ( = quyết âm can kinh ).

20-Chứng can huyết hư :

Sắc mặt vàng uá, thị lực giảm, hư phiền, mất ngủ, kinh nguyệt không đều, thường gặp ở bệnh thiếu máu, bần huyết, bệnh thần kinh đau nhức, bệnh mắt, bệnh kinh nguyệt.

Can huyết hư sinh phong làm rút gân, chân tay co quắp, da tê, kinh nguyệt ra ít mầu nhạt.

21-Chứng can huyết hư hàn :

Huyết hư hàn không nuôi gan làm nhiệm vụ khí hóa nên gân mạch yếu, tuần hoàn huyết không ra đến đầu ngón tay chân làm thoái hóa các đốt ngón khó cử động co duỗi, gân lưng co rút cong vẹo.

22-Chứng can hỏa :

Chức năng can thịnh do nhiệt nung nấu ở kinh can, do tình chí bị kích thích quá độ làm đau đầu, chóng mặt, mắt, mặt đỏ, đau mắt, miệng đắng, nóng nảy hay cáu gắt, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nặng hơn sẽ chảy máu cam, khạc nôn ra máu, phát cuồng.

23-Chứng can nhiệt :

Do can có nhiệt tà hoặc khí uất hoá nhiệt có dấu hiệu phiền muộn, miệng đắng khô, tay chân nóng, tiểu vàng đỏ, không ngủ được, nặng thì phát cuồng.

24-Chứng can nhiệt thịnh :

Hỏa thiêu cân, gân bị co rút, sưng đau cổ họng, bốc hỏa lên mắt làm mờ mắt, ngủ không yên sợ mê, phiền giận, tiểu vàng đỏ, môi khô, miệng đắng, đầu lưỡi và bià lưỡi đỏ thâm.

25-Chứng can huyết lao :

Huyết nhiệt tích lâu ngày trong can thận không khí hoá được làm thành huyết khô thường gặp ở bệnh phụ nữ đau bụng kinh, bế kinh, kinh ra ít, khó ra kèm theo dấu hiệu mặt mũi đen sạm, da khô tróc vẩy, gầy yếu, xương nhức âm ỉ, nóng từng cơn, ra mồ hôi trộm, miệng khô, gò má đỏ, hay sợ, đau váng đầu.

26-Chứng can hỏa vượng :

Do can khí uất hóa hỏa, bức huyết đi càn, có dấu hiệu chóng mặt, đau đầu như búa bổ, ù tai, lòng buồn bực dễ nổi giận, miệng đắng, mắt đỏ, hai bên đầu lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, nôn ra máu, chảy máu cam, nhưng là dấu hiệu bình thường của phụ nữ có dấu hiệu mang thai được một tháng.

27-Chứng can huyết nhiệt :

Huyết nóng làm sốt rét, viêm nhiễm gan mật ruột làm bài tiết kém, gây nhiễm độc thần kinh, sinh co giật, làm thành bệnh parkinson, sưng má, bệnh lậu.

28-Chứng can thấp nhiệt :

Do thấp nhiệt làm khí của can bị ứ trệ, có dấu hiệu đau nhức hông sườn, vàng da, tiểu tiện đỏ, khí hư, tinh hoàn sưng đau, ngứa âm đạo.

29-Chứng can đởm thấp nhiệt :

Hàn nhiệt vãng lai, vàng da, tròng mắt vàng, đau sườn, miệng đắng, lòng buồn rầu, bụng trướng chán ăn, nước tiểu đỏ vàng, rêu lưỡi vàng trơn.

32-Chứng can tỳ bất hòa :

Do can khí uất kết ảnh hưởng đến chức năng khí hóa của tỳ, có dấu hiệu ngực sườn đầy tức, dễ xúc động, bụng trướng, phân lỏng nhão.

33-Chứng can vị bất hòa :

Do can khí uất kết làm hại chức năng của vị, có dấu hiệu vùng thượng vị đau tức, ợ hơi.

34-Chứng can thịnh âm hư :

Một trong hai tạng suy đều có ảnh hưởng cả hai, nên dấu hiệu cả hai tạng đều xuất hiện cùng lúc như xây xẩm, tai ù, mắt mờ, lòng bàn tay bàn chân nóng, di tinh, mất ngủ, lưng gối mỏi, lưỡi đỏ ít nước bọt, thường gặp ở các bệnh nhiệt cấp tính thời kỳ cuối, bệnh rối loạn tiền đình, bệnh thiếu máu, bệnh thần kinh, bệnh nội thương, bệnh kinh nguyệt.

35-Chứng can ung (ung thư gan)

Sưng nhọt độc ung mủ trong gan do can uất hóa hỏa, can đởm bất hòa hoặc ăn nhiều chất béo tích nhiệt thành thấp nhiệt kết trong gan, có dấu hiệu chung như đau sườn phải âm ỉ, rồi dần dà đau gia tăng không nằm nghiêng bên phải được làm trở ngại hô hấp, thường kèm sốt, sợ lạnh, và có dấu hiệu riêng của nguyên nhân gây bệnh :

Do đờm hỏa gây bệnh :

Bệnh phát triển chậm, thường không bị sốt,khó chẩn đoán.

Do huyết ứ :

Đau nhiều nơi sườn phải, không nóng rét, nhưng gan sưng to dần, căng trướng bụng, sụt cân rõ rệt, sau gan hóa mủ mềm lại, không chữa kịp thời, gan vỡ mủ lúc thổ huyết có mủ mầu cà phê hôi thối, có cơn đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu mủ, có dấu hiệu hư thoát nguy hiểm.

36-Chứng cân nuy :

Là gân và màng gân mất nuôi dưỡng bị teo lại sinh yếu gân do can khí nhiệt, can âm suy tổn hoặc hao tổn thận tinh, có dấu hiệu co gân các khớp, ngọc hành buông thõng không co cứng, hoạt tinh.

38-Chứng cân tý :

Đau do gân co rút ở một trong các khớp khi co duỗi do tà khí phong, hàn, thấp xâm nhập vào.

C-Điều chỉnh theo Tinh-Khí-Thần

Phương pháp chữa bệnh theo đông y khí công chính là điều chỉnh lại Tinh-Khí-Thần......

1-Cách điều chỉnh theo Tinh :

90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Căn cứ vào kết qủa đo áp huyết ở hai tay trước và sau mỗi bữa ăn 30 phút, lấy cả 3 số là tâm thu, tâm trương, nhịp mạch đập, và để ý máy bơm 1 lần cho ra kết qủa ngay hay máy bơm nhồi 2-3 lần mới cho ra kết qủa. Điều này rất quan trọng, khi đo bên tay trái hay bên phải bị máy nhồi có nghĩa trong ống dẫn máu động mạch hay tĩnh mạch bị cholesterol kết tủa làm nghẽn ống mạch, mặc dù cho ra kết qủa áp huyết bình thường. Lúc đó đông y khí công sẽ tìm bệnh trên đầu những ngón tay để tìm xem cholesterol đã làm nghẽn đường kinh nào. Vì khi bị nghẽn, khí huyết hay máu không dẫn ra đến đầu ngón tay chân sẽ làm cho ngón tay chân teo lại và bị co quắp.

Cần thông khí huyết bằng những thức ăn thuốc uống làm tăng khí huyết lưu thông, thì cần tránh ăn những thức ăn làm tăng cholesterol, thức ăn làm máu bị đông, làm chân tay bị lạnh, nên cần ăn những chất như :

a-Avocat (Trái Bơ) làm tăng cholesterol tốt, làm hạ cholesterol xấu.

b-Thiếu máu khi đo áp huyết không đủ tiêu chuẩn của khí công thì uống thuốc nước hay chích B12 vào mỗi sáng, để bồ máu và thần kinh.

c-Trước khi ăn 30 phút, ngậm trong miệng 20 viên thuốc Bổ Trung Ích Khí Hoàn (Bu Zhong Yi Qi wan) : Trị cơ thể suy nhược, khí hư huyết trắng, sa tử cung, trĩ, tỳ vị suy yếu hư hàn, thức ăn biến thành đàm, kích thích tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn biến thành máu mà không bị biến thành đàm là một chất làm trì trệ sự lưu thông của khí huyết mà tây y gọi là cholesterol.

d-Sau khi ăn, uống 5 viên Điền Thất Sống, hay loại bột, mỗi lần pha với nước sôi 1 thìa cà phê, có bán tại các tiệm thuốc bắc, ngày uống 3 lần sau hai bữa cơm và vào buổi tối trước khi đi ngủ, nó có công dụng làm tan máu, thông máu bằm tắc làm nghẽn ống mạch.

e-Mỗi tuần vào cuối tuần uống 3 viên thuốc Phan Tả Diệp (Senna Laxatif) để lọc máu độc trong gan, hạ men gan, tiêu cholesterol, làm thư giãn thần kinh và các ống dẫn máu lưu thông khắp cơ thể.

f-Trong trường hợp các cơ bắp bàn tay, ngón tay, cánh tay, bắp chân, cổ chân ngón chân bị teo, thì cần uống thuốc thang hốt ở tiệm thuốc bắc giúp phục hồi làm nở lại những nơi thịt đã bị teo theo bài hướng dẫn : Bài 378 : Toa thuốc Trị Bắp Thịt Tay Chân Bị Teo .

Riêng về phần ăn uống muốn biết đúng hay sai, khí huyết có thay đổi đúng để lọt vào tiêu chuẩn áp huyết của khí công hay không. Một điều sai lầm của các bệnh nhân khi thấy bệnh của mình bớt, đã ngưng điều trị, nên áp huyết lên chưa đủ tiêu chuẩn bệnh sẽ tái phát vì áp dụng chưa đủ thời gian và liếu lượng, lại tưởng là những thuốc chữa hay phương pháp chữa không có hiệu qủa.

2-Cách điều chỉnh Khí :

a-Tìm những điêm đau, nơi thần kinh co thắt, teo nhỏ, dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu.

b-Day những đầu ngón tay và gập ép các đốt ngón tay vuông góc ép sát vào lòng bàn tay tìm xem ngón nào đau cứng nhiều thì chính đường kinh của ngón tay đó bị tắc nghẽn, lúc đó cần châm vào đầu ngón ở tĩnh huyệt châm nặn máu làm thông đường kinh, cho đến khi đầu ngón có cảm giác và sự cử động ngón của các khớp ngón tay và bàn tay chân đuợc trở lại nhẹ nhàng bình thường.

c-Day vuốt 6 đường kinh trên tay và 6 đường kinh chân.

Day vuốt huyệt, cách ép cánh tay và chân gối, thông 12 đường kinh tay chân. (Chùa Linh Sơn, Toronto)

http://video.yahoo.com/watch/3883986/10583780

Thực tập vuốt huyệt trên 6 đường kinh ở cánh tay (Nhà thờ Bélanger, Montreal)

http://video.yahoo.com/watch/3874087/10560444

Bấm huyệt chữa đau tay vai, khuỷu tay, bàn tay và khớp ngón tay,

http://video.yahoo.com/watch/3883616/10582902

d-Tập toàn bài thể dục khí công trong lớp :

http://video.yahoo.com/playlist/102416293

3-Cách điều chỉnh thần :

Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần làm hưng phấn thần kinh, an thần, ngủ ngon.

Để ý theo dõi áp huyết đo ở hai tay mỗi ngày trước và sau khi ăn 30 phút để biết kết qủa do ăn ưống thuốc men hay luyện tập khí công đúng hay sai, để biết cách điều chỉnh lại những chỗ sai kịp thời. Các bệnh nhân thường có thói quen khi thấy mình khỏe mạnh lại bình thường thì ngưng không điều chỉnh ăn uống và luyện tập, vì không theo dõi áp huyết, đến khi bệnh tái phát, mới đo áp huyết thì áp huyết đã xuống qúa thấp do mình gây nên tạo ra hậu qủa mà tây y gọi là di căn.

Tôi là người bị ung thư phổi cách đây 30 năm, không chữa trị tây y mà hiện nay không bị di căn, vì ăn uống luyện tập với liều lượng đúng và đủ để duy trì khí huyết lọt vào tiêu chuẩn thì cơ thể không bệnh tật, vết sẹo ung thư trong phổi vẫn sống chung hòa bình với mình như một cục thịt thừa vô hại mà không thể nào có cơ hội phát trìển được. Vì thế máy đo áp huyết chính là một bác sĩ gia đình định bệnh và theo dõi bệnh cho mình một cách chính xác nhất bằng con số rõ ràng. Nếu chúng ta chưa có máy đo áp huyết nên mua một máy để đo sức khỏe cho mình và mọi người trong gia đình hàng ngày thì không bao giờ bị bệnh tật.

Thân

doducngoc

Bài đọc thêm :

Bài 378 : Toa thuốc Trị Bắp Thịt Tay Chân Bị Teo

Chào thầy Ngọc! Xin thầy cho cháu toa thuốc chữa teo cơ bắp tay và vai. Biết ơn thầy nhiều!

nguyenphizh

Trả lời :

Có một nam bệnh nhân đang nằm phòng cấp cứu về bệnh tim, sau khi lấy nhiều máu để xét nghiệm, cơ thể bị biến chứng tây y nghi chức năng thận hư, bắt đầu cho chạy thận lại gây biến chứng bí tiểu, mệt tim, mặt phù, từ bụng xuống chân người lạnh, tê cứng gối và bàn chân thành tê liệt không cử động được, ngược lại áp huyết tăng, từ bụng trở lên đầu bị nóng sốt, trán nóng, môi khô nứt, khát nước, khó thở, mệt...Bệnh nhân này vẫn bị tiếp tục lọc thận gây biến chứng hôn mê, và phải tiếp thở bằng oxy, tình trạng bệnh nhân càng suy yếu, đòi được về nhà chờ chết chứ không chịu chữa ...

Người nhà mời tôi vào bệnh viện thăm xem có cách chữa khác để phục hồi sự sống cho ông không. Khi vào gặp bệnh nhân, tôi biết chức năng thận hư do biến chứng trong qúa trình chạy thận sai không cần thiết, không hiểu sao mỗi khi lọc thận xong thì người nóng sốt khó thở, còn bác sĩ và y tá đo lượng nước tiểu ra rất ít, gần như bí tiểu, bắp thịt chân teo mất dần trơ lại ống xương, bệnh nhân không còn cảm giác gì ở chân.

Khi bệnh nhân nghe tôi nói áp dụng phương pháp lọc thận trong trường hợp này là sai, khí công có phương pháp phục hồi chức năng thận bằng cách thở thiền ở Đan Điến Tinh ở huyệt Khí Hải, tôi đưa cho vợ ông 1 trái banh nhựa cứng nhỏ đường kính 2cm, bảo bà cứ ngồi ben cạnh giường, lấy bàn tay đè qủa bóng trên huyệt Khí Hải suốt ngày để cho ông thở bằng bụng dưới. Sau khi đè qủa bóng trên huyệt 30 phút, theo khí công : Ý ở đâu thì khí huyết đi đến đó. Như vậy cần phải đè cho huyệt lõm sâu xuống 2-3cm, bệnh nhân cảm thấy hơi đau, có nghĩa là ý bệnh nhân đã đặt ở đó, nên khí huyết dồn xuống Khí Hải, phương pháp này gọi là thở Đan Điền Tinh, thân nhiệt bệnh nhân ở trên đầu hạ xuống, miệnh hết khô khát, hai chân ấm, bắt đâu có cảm giác ấm nóng. Tôi nói với bà, nếu bà ngồi bên cạnh giường đè tay thường trực vào huyệt này thì bệnh của ông ấy sẽ khỏi, không cần lọc thận, không cần dùng thuốc hạ nhiệt, hạ áp huyết và không cần thở oxy, vì huyệt này tạo ra thuốc điều chỉnh được những bệnh cho cơ thể.

Quả nhiên ngày hôm sau ông bình phục, các bác sĩ chuyên khoa như phổi đang theo dõi phổi bị nhiễm trùng do thức ăn trào lên họng vào phổi, bác sĩ về tim mạch, bác sĩ về bao tử đầy căng cứng không tiêu, bác sĩ về thận, ông nào nghe mạch và xét nghiệm, chụp hình phổi xong đều có kết qủa tốt, tự nhiên các cơ quan này hoạt động trở lại bình thường, nước tiểu ra được 600cc mỗi ngày thay vì bí tiều, mà trươc kia mỗi ngày nhìn túi nước tiểu không ra giọt nào.

Khi ông khỏe ông từ chối mọi cách chữa và thuốc uống thuốc chích của tây y, ông chỉ cần tập đi, nhưng 2 bắp chân teo mất bắp thịt, yếu sức không ngồi lên hay đứng lên được. Bệnh nhân hỏi xem đông y có thuốc nào cho nở bắp chân không, tôi đưa cho vợ ông toa thuốc Bổ Hư Thang, bà áp dụng sắc thuốc bỏ vào bình thủy, để ông uống như uống nước trà ít một để tránh phản ứng khi tây y cho dùng thuốc tây. Sau 1 tuần bắp chân ông nở ra bình thường.

Cuối cùng ông đã được xuất viện ra về, hiện đang tập đi bộ lên xuống cầu thang để giúp hai chân mạnh lại như xưa, không còn bị bệnh tê liệt do lọc thận sai lầm.

Toa thuốc này chữa mất thịt teo bắp tay chân.

Bổ Hư Thang

Bạch Thược, Đương Quy, Nhân Sâm, Cam Thảo nướng, Hoàng Kỳ, Nhục Quế.

6 vị thuốc, mỗi vị 4g. Mua 10 thang, mỗi ngày nấu 1 thang.

Mua 1 gói táo đỏ.

Đổ 6 vị thuốc vào ấm sắc thuốc, cho thêm 10 qủa táo đỏ, 3 miếng gừng sống, với 4 chén nước, nấu lần thứ nhất cạn còn 1 chén, đổ ra chén, lại cho thêm 3 chén nước vào nấu lần thứ hai cạn còn 1 chén, đổ chung với chén thứ nhất thành 2 chén, chia đều uống hai lần trong ngày, hay bỏ vào bình thủy, uống dần hết trong ngày.

Nếu đang dùng thuốc tây, thì uống thuốc bắc cách sau 3-4 giờ, sẽ không bị kỵ nhau

Tuy nhiên cách chữa của môn Khí Công Y Đạo là điều chỉnh lại Tinh-Khí-Thần nghĩa là điều chỉnh cả 3 yếu tố ăn uống, thuốc uống thuộc về Tinh chiếm kết qủa 30%, tập luyện khí công thuộc động công kết qủa 40%, tập thở thiền ở Đan Điền trước khi đi ngủ, kết quả 30%.

Thân

doducngoc