Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

Câu hỏi 58 : Huyết áp thấp, nhịp tim đập nhanh, da khô có đốm xanh tím, xuất huyết dưới da, nguyên nhân gốc sẽ gây nên bệnh ung thư

Việt Nam, Ngày 28/3/2011


Con kính chào thầy!


Lần trước con gửi thư kẻ bệnh Huyết Áp Thấp, con xin kể thêm dấu hiệu của con, mong thầy giúp con lần nữa à.


1-Thỉnh thoảng trên da của con (chỉ xuất hiện ở đầu gối trở xuống) hay có những đốm xanh sau chuyện thành tím mặc dù con không bị va chạm vào đâu hết, có phải đây là con bị xuất huyết dưới da không ạ? có nguy hiểm không ạ? những lúc như vậy con nên làm thế nào a?


2-Con còn hay bị những đợt nhịp đập nhanh, và con thấy lực nhịp đập nhanh như vậy con rất mệt, tâm trạng hay hoảng hốt. Xin thấy chỉ dạy cho con cách thở và cách làm sao để nhịp tim lúc nhanh của con trở về bình thường a. Con vẫn chăm chỉ luyện tập các bài khí công trong lớp 3lần/ngày, mỗi lần tập lâu 1h.


3-Thời gian trước (tháng 7, 8, 9/2009) con cũng phải bổ sung 3 tháng thuốc Sắt, nhưng do không biết tập khí công nên con lại nhanh chóng bị thiếu máu trở lại, và lần này chắc nặng hơn vì con thấy mệt hơn.


4-Con đã tập khí công được 15 ngày rồi à, con thấy cơ thể linh hoạt và nhanh nhẹn hơn nhưng số Huyết áp chưa lên được mấy (Tay trái 105/65 nhịp 84, Tay phải 102/63 nhịp 88) , trước đây da của con rất khô và đen sậm nay đã thấy có sắc hồng, da càng không bị nheo, các bắp tay và chân cũng cứng hơn. Tôi trước khi ngủ con vẫn bị lạnh thấy á, nửa đêm thì thấy có thể lại nóng, vậy là sao a?


Trên đây là những thắc mắc của con mong thầy giúp ạ. Con cảm ơn thấy rất nhiều.


Con kính chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe.


Con NTH (Hà Nội, Việt Nam)


Trả lời :


Cháu hỏi về bệnh áp huyết thấp nhịp tim đập nhanh, da khô, cơ thể lạnh khi thức và nóng khi ngủ…Thật là một dịp may để mọi người có bệnh như cháu, và các học viên được hiểu rõ hơn về cách chữa bệnh của môn học Khí Công Y Đạo dựa trên kết qủa của máy đo áp huyết để tìm nguyên nhân đúng mới có thể hướng dẫn được cách chữa đúng gốc bệnh bằng phương pháp điều chỉnh lại cách ăn uống phù hợp, gọi là điều chỉnh Tinh, cách tập luyện khí công phù hợp với bệnh, gọi là điều chỉnh Khí, và tập thở thiền để điều chỉnh lại chức năng thần kinh, gọi là điều chỉnh Thần.


Nguyên nhân gây bệnh, theo lý thuyết đông y đều do sự tuần hoàn của khí huyết gây ra, hoặc dư thừa, hoặc thiếu hoặc tắc, cho nên máy đo áp huyết (áp là áp lực khí, huyết là máu) chính là máy đo khí huyết trong cơ thể con người.


Một thí dụ đơn giản, cơ thể không đủ khí bơm máu ra để nuôi da, hay ngược lại khí có thể ra đến da, nhưng cơ thể không đủ máu theo khí ra đến da, thì da bị khô lạnh, xám đen, mốc…hoặc máu dư thừa có chứa nhiều đường trong máu, được khí dẫn ra da, làm cho da bị đỏ bầm sinh ghẻ lở da thịt hoặc nặng hơn da bị hoại tử.


Nếu theo cách chữa của tây y thì không cần biết nguyên nhân khí huyết bằng cách đo áp huyết, chỉ cần dùng kem bôi da che làn da xấu, nhưng gốc bệnh vẫn còn. Do đó đã có bệnh nhân bị bệnh ngoài da, vì không hiểu nguyên nhân do khí huyết, nên khi hỏi bệnh về da mà không chịu cho kết qủa của áp huyết. Vì nhờ kết qủa của máy đo áp huyết, đem so sánh với kết qủa áp huyết tiêu chuẩn của khí công đối với từng hạng tuổi khác nhau, chúng ta mới biết đối với bệnh nhân, đó là khí huyết thiếu, hay dư thừa, còn đúng tiêu chuẩn không thiếu không thừa thì do nguyên nhân chỗ bị bệnh đã bị tắc khí huyết không thông. Đông y có thêm 1 câu : Thống thì bất thông, thông thì bất thống. Có nghĩa là chỗ nào khí huyết không thông thì bị đau. Với nguyên tắc này chúng ta sẽ chữa được nhiều bệnh tưởng chừng như khó mà trở thành dễ.


Thí dụ đau bụng ở bên trái thuộc bao tử, nếu đo áp huyết cao hơn tiêu chuẩn khí công thì nguyên nhân do ăn nhiều qúa, no qúa…Nếu áp huyết thấp thì chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn chậm qúa….Nếu áp huyết bình thường đúng tiêu chuẩn mà bụng bị đau là do khí huyết tắc nghẽn ở một nơi nào trong bụng…


Để trả lời câu hỏi của cháu, tôi chia câu hỏi làm 3 đoạn :


1-Da không bị va chạm mà có những đốm xanh sau chuyển thành tím có phải do xuất huyết dưới da ?


Đúng là xuất huyết dưới da do vỡ tiểu cầu, do bệnh cấp tính như sốt xuất huyết, còn trường hợp mãn tinh do trong máu thiếu hồng cầu, nguyên nhân do thiếu máu, đo áp huyết sẽ thấy thấp hơn tiêu chuẩn của khí công :


Dưới đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :


95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)


100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)


110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)


120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)


130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)


Cách chữa : Cần phải bổ máu theo hướng dẫn trong Bài 387 : Những thức ăn thuốc uống chữa bệnh thiếu máu áp huyết thấp.


2-Nhịp tim đập nhanh, tâm trạng hốt hoảng.


Do thiếu máu trầm trọng nên tim đập nhanh, là một phản xạ tự động giúp lực qủa tim co bóp nhanh hơn giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể để nuôi tế bào cho chúng không bị thiếu máu nuôi dưỡng, nếu không cung cấp đủ máu thì những tế bào thiếu máu nuôi dưỡng sẽ làm ra những bệnh ung thư các loại, tim thiếu máu để tuần hoàn làm ảnh hưởng đến thần kinh tạo ra tâm trạng hốt hoảng, nên cần phải chữa vào gốc bệnh là bổ máu, chứ không phải chữa ngọn là dùng thuốc an thần mà bỏ quên gốc bệnh, khi máu đủ, áp huyết và tim mạch sẽ trở lại bình thường.


3- Đã dùng 3 tháng thuốc sắt mà không tập khí công nên bị thiếu máu trở lại.


Nhiều người có quan niệm sai lầm, hễ thiếu máu thì bổ máu đủ rồi cần gì phải tập khí công. Vì không hiểu công thức tạo máu gồm có chất sắt nhị (Fe2) kết hợp với Oxy, nếu không có oxy thì không thành máu, chỉ có tập khí công cơ thể mới nạp được nhìều oxy cho máu để kết hợp với sắt để trở thành máu đen là oxyde sắt nhị Fe2O2 và tập thêm khí công để máu đen kết hợp thêm 1 oxy nữa sẽ biến thành máu đỏ gọi là oxyde sắt tam Fe2O3, lúc đó da thịt sẽ hồng hào, sáng sủa, tươi nhuận. Nếu thiếu máu chỉ đến nhà thương xin tiếp máu trong những bệnh ung thư máu, một tuần sau bệnh nhân lại bị mất máu, da thịt càng trở nên xanh vì dư sắt trong máu, công thức máu bị phá hủy do thiếu oxy, chúng ta cứ tưởng chắc trong người bệnh nhân ung thư máu có con qủy nào ăn hết máu của bệnh nhân. Phương pháp chữa bệnh ung thư của tây y cũng biết sử dụng oxy liệu pháp là cách chữa đúng nhưng vì không biết cho bệnh nhân tập khí công để duy trì công thức máu, và cũng nhờ tập khí công để thông khí huyết những chỗ bị tắc thì cơ thể sẽ hết đau đớn.


Do đó, môn học Khí Công Y Đạo đã đi tiên phong trong ngành y học bổ sung, phổ biến và hướng dẫn cách tập khí công cho bệnh nhân như một loại oxy liệu pháp để phòng chữa được những căn bệnh nan y thiếu khí huyết trầm trọng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.


4-Cơ thể trước khi ngủ bị lạnh, nửa đêm cơ thể nóng.


Đây là trường hợp thuộc bệnh nan y thiếu máu trầm trọng. Nếu so với tuổi trung niên thì nhịp mạch người khỏe mạnh trung bình là 72.(70-75)


120 -130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)


Trong khi áp huyết của cháu đo được :


Tay trái 105/65 nhịp 84, Tay phải 102/63 nhịp 88


Với kết qủa số đo áp huyết như trên, môn học khí công chia làm hai loại bệnh cấp tính và bệnh mãn tính, bệnh cấp tính dễ chữa hơn loại mãn tính.


Để phân biệt bệnh cấp tính, thì nhịp mạch của bệnh nhân nào trên 80 thì cơ thể nóng, chân tay nóng, từ 90-120 thì cơ thể đang bị sốt. Nếu đông tây y cho thuốc hạ sốt, hay tập khí công làm hạ sốt có kết qủa thì nhịp tim đập trở về bình thường 70-75 nhịp.


Còn loại bệnh nan y mãn tính, đôi khi đông tây y đều chữa lầm thành sốt nhiệt, thực ra bệnh nhân không bị sốt nhiệt, ngược lại chân tay và người bị lạnh, đông y gọi là nhiệt giả hàn, trong nóng ngoài lạnh. Những loại bệnh nhiệt giả hàn, hàn giả nhiệt, hư giả thực, thực giả hư đều khó chữa, nếu không biết chữa đúng vào gốc bệnh sẽ làm cho bệnh nhân bị bệnh năng hơn gây chết người, nên gọi là bệnh nan y.


Dù cháu không cho biết bàn tay chân có lạnh không khi mạch tim đập nhanh, nhưng dấu hiệu da khô, nổi vết xanh (dư sắt do thiếu oxy) chuyển thành tím do thiếu khí không đưa máu ra da, vì da chân tay có khí huyết chạy đến thì da thịt ấm nóng, khí huyết không chạy đến thì da thịt lạnh, do đó bệnh của cháu thuộc bệnh nan y, thì môn khí công xem kết qủa áp huyết đo được là áp huyết giả,


Cách tính đổi ra áp huyết thật để biết số lượng khí huyết thật sự trong cơ thể :


Muốn biết áp huyết thật sự xem khí huyết trong người đủ hay thiếu thì phải đặt giả sử mạch đập bình thường là 72, vì thiếu máu nên mạch đã phải đập nhanh hơn, như tay trái nhanh hơn 12 nhịp (84-72=12), vậy áp huyết thật sẽ chỉ còn 93 (105-12=93), tay phải áp huyết thật sẽ là 86 (102-16=86)


Áp huyết thật của cháu bây giờ là, tay trái 93/65mmHg nhịp 72, tay phải 86/63mmHg nhịp 72, nó đang ở ngưỡng cửa của dấu hiệu một bệnh ung thư nếu không bổ máu và tập khí công kịp thời, gọi là oxy liệu pháp để ngăn ngừa ung thư. Theo đông y, máu thuộc âm, khí thuộc dương. Vì thiếu máu đông y gọi là âm hư, nên bị nội nhiệt, do đó bệnh nhân cảm thấy bên trong cơ thể nóng vào ban đêm.


Kết luận :


Cháu đã biết nguyên nhân gốc của bệnh do thiếu máu trầm trọng cần phải bổ máu, nên áp dụng cách ăn uống để bổ máu được hướng dẫn trong bài 387 ở trên, và muốn giữ cho máu không bị mất phải tập khí công làm tăng áp huyết như bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần rồi đến bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100 lần, sau khi tập xong, ngậm miệng giữ khí để áp huyết không bị tụt thấp, bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để cung cấp máu nuôi não, và nằm thở thiền ở Đan Điền Thần.


Tất cả cách ăn uống tập luyện khí công đều phải theo dõi áp huyết mỗi ngày để kịp điều chỉnh cho áp huyết tăng lên mà nhịp tim đập hạ xuống đến khi nào áp huyết lọt vào tiêu chuẩn mới khỏi bệnh.


Thân


doducngoc