Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

Câu hỏi 94 - Tập Dịch Cân Kinh 2 nhịp để chữa mắt, có xung đột với các bệnh nào không.

Dạ thưa thầy, xin thầy cho con hỏi là môn dịch cân kinh 2 nhịp ngoài việc chữa bệnh về mắt ra thì nó có chữa được các bệnh khác không và tập dịck 2 nhịp có xung đột với các bệnh nào không. xin cảm ơn thầy.

Trả lời :

Đạt Ma Dịch Cân Kinh (phất tay của Tổ Đạt Ma) mỗi lần tập liên tục 1500 lần phất tay đều, có công dụng làm hạ độ cận thị, xem link này

http://www.vietlyso.com/forums/archive/index.php/t-11125.html

http://khoahocvadoisong.wordpress.com/2011/04/22/t%E1%BA%ADp-d%E1%BB%8Bch-can-kinh/

Dịch Cân Kinh 2 Nhịp của Khí Công Y Đạo khác với Đạt Ma Dịch Cân Kinh.

Dịch Cân Kinh 2 Nhịp mục đích khai mở thông Âm Dương Duy Mạch ở huyệt Nội Quan và Ngoại Quan ở cổ tay, và thông Âm Dương Kiều Mạch ở 2 huyệt Chiếu Hải và Thân Mạch ở cổ chân, làm thông mở 4 Mạch trong Kỳ Kinh Bát Mạch, để liên kết điều chỉnh âm dương trong cơ thể.

Tất cả các bệnh đều do khí huyết âm dương trong cơ thể bất bình thường, nên khi đo áp huyết cũng thấy thay đổi.

Khi tập một động tác nào đều đặn thường xuyên hay khi ăn một món ăn nào liên tục, cơ thể cũng thay đổi khí huyết âm dương cũng làm thay đổi áp huyết.

Có người nói tập bài này hay bài kia thì tốt cho bệnh này, không tốt cho bệnh kia, lấy gì làm bằng chứng để tin có cơ sở khoa học, chính là máy đo áp huyết.

Như vậy nếu có thắc mắc nghi ngờ, hãy cứ thử tập, và so sánh áp huyết trước và sau khi tập, rồi so sánh với áp huyết tiêu chuẩn của khí công dưới đây để biết bài tập hay thức ăn nào làm cho áp huyết của mình lọt vào tiêu chuẩn thì tốt, còn làm cho áp huyết cao qúa hay thấp qúa thì sẽ không tốt cho mình, nhưng nó lại tốt cho người khác.

Chúng ta ghi nhớ, món ăn thuốc uống hay bài tập khí công làm tăng áp huyết, lúc đó sẽ tìm người có áp huyết thấp chỉ cho họ tập xem áp huyết họ có tăng lên không, và ngược lại những bài nào, hay món ăn nào làm hạ áp huyết thì mình tìm những người có bệnh cao áp huyết hướng dẫn cho họ tập thử xem áp huyết có xuống không.

Vì thế, những món ăn, thuốc uống và tập luyện khí công, cái nào cũng làm thay đổi áp huyết có lợi cho bệnh này mà không có lợi cho bệnh khác, không phải tại món ăn hay môn tập đó sai, mà tại mình dùng sai.

Do đó không nên nghe ai nói tốt xấu, đúng sai, kể cả các thầy thuốc, chỉ nên nghe và tin vào tận mắt kết qủa của số đo áp huyết của mình xem nó tốt hay xấu đối với mình thôi.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Thân

doducngoc