Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

400 - Hậu qủa thiếu khí huyết, áp huyết thấp bị ung thư bao tử đã cắt 4/5, sinh biến chứng

Kính gửi Thầy Đỗ Đức Ngọc!

Kính thưa Thầy!

Con rất tiếc là mãi hôm nay, con mới biết được tin và địa chỉ của thầy. Dù hơi muộn song con xin thầy thông cảm và cố gắng giúp con!

Thưa thầy!

Con xin phép được mô tả về quá trình điều trị bệnh của mình:

Con năm nay 44 tuổi, bắt đầu bị lâm râm đau bụng (phần trên rốn) từ 5 năm nay, con vẫn ăn uống bình thường, không đầy bụng, ợ chua, không đi ngoài phân đen, chỉ thỉnh thoảng nếu ăn thức ăn lạ (cá, hồng xiêm, cam, đu đủ, ...) thì đau bụng, nhiều khi đi ngoài ngày 3, 4 lần. Con đã đi khám ở bệnh viện địa phương họ nói viêm trợt hang vị, viêm niêm mạc hành tá tràng, con uống thuốc theo đơn bác sĩ nhưng chỉ đỡ mà không khỏi.

Đầu năm 2010, con ra Hà Nội nội soi và làm sinh thiết 2 lần cách nhau 1 tuần ở 2 bệnh viện:

- Kết quả nội soi:

Lần 1: Loét lớn tiền môn vị (Thực quản bình thường. Dạ dày: Dịch trong, tiền môn vị mặt sau là một ổ loét sâu D1cm có giả mạc bẩn, ổ loét ăn lan hầu hết mặt sau hang vị và đến phần ngang bờ cong nhỏ niêm mạc rất sung huyết ST cứng).

Lần 2: Loét sùi hang vị, tiền môn vị, nghi K (Dịch Dạ dày trong, nhu động bình thường, chiếm một phân lớn tiền môn vị lan ra phía mặt sau hang vị và phần ngang góc BCN có ổ loét KT 3cm x 4cm, đáy sâu ít giả mạc, bờ sần sùi gồ ghề xung huyết đỏ rực, dễ chảy máu khi chạm đèn soi.Lỗ môn vị không tròn đều, đóng mở bình thường. Hành tá tràng niêm mạc bình thường, tá tràng niêm mạc bình thường)

- Kết quả sinh thiết:

- Lần 1: Ung thư biểu mô tuyến típ kém biệt hoá.

- Lần 2: Carcinom tế bào nhẫn.

Trong thời gian này, con vẫn chỉ đau bụng âm ỉ, không đầy bụng, không ợ hơi, ợ chua, vẫn đi làm được bình thường. Con vẫn bàng hoàng và vẫn không tin là mình bị ung thư dù kết quả nội soi và sinh thiết như vậy.

Hiện, con đã được mổ, cắt 4/5 dạ dày được 14 tháng, con đã qua điều trị hoá chất 6 lần, hiện đã đi khám định kỳ 2 lần, các kết quả nội soi và xét nghiệm tốt . Kết quả lần nhất, cách đây 2 tuần:

- Nội soi: Miệng nối mềm mại, không loét, không u sùi, không thức ăn ứ đọng.

- Xét nghiệm máu: Chỉ số CEA là 1.11; CA19-9 là 30.8 (Trong lần kiểm tra thứ nhất, cách hơn 4 tháng trước, các chỉ số là CEA là 0.96; CA19-9 là 27.91)

(Con xin lỗi thầy là trước và trong suốt quá trình điều trị ung thư, vì kém hiểu biết nên con không tìm hiểu nên không nắm được các chỉ số này của mình là bao nhiêu)

Hiện con thấy người khoẻ, đi làm công chức văn phòng được bình thường ngày 8 h. Tuy vậy, một điều rất buồn là con ngủ ít và không tăng cân được, thi thoảng con vẫn cứ thấy hơi lâm râm đau bụng (như trước khi mổ) . Con đã cố gắng ăn nhiều rau và hoa quả tươi, đồng thời ăn 6 lần/ngày với nhiều loại thức ăn bổ dưỡng nhưng vẫn không thể tăng cân được Con cao 165cm, trước khi bị bệnh, nặng 52 kg; trước khi mổ cắt dạ dày, nặng 49kg; mổ xong còn 43kg, gần 1 năm nay, chỉ luôn đạt mức 45kg).

Con nghe nói luyện tập Yoga rất tốt nhưng lại không biết phải tập thế nào. Con cũng nghe nói cần phải uống thuốc bắc nhưng lại chưa tìm được thầy cắt thuốc cho mình. Vì vậy, lâu nay chưa dám thực hiện gì.

Kính mong thầy thông cảm, không trách mắng sự ngu muội trên của con. Kính mong Thầy chỉ cho con cách thức luyện tập, ăn uống, thuốc thang để tránh tái phát bệnh và vươn lên khoẻ mạnh.

Con vô cùng cảm ơn thầy! Kính chúc Thầy luôn luôn mạnh khoẻ và nhiều niềm vui!

Trả lời :

Trước khi điều trị và sau khi điều trị tây y, bụng vẫn đau như cũ, như vậy cách điều trị đó đã chữa không đúng gốc bệnh, mà thân thể bị cắt mổ giống như lợn lành chữa thành lợn què rồi và trở thành carcinom là một loại ung thư đường tiêu hóa.

A-Phân tích nguyên nhân :

1-Đau bụng lâm râm quanh rốn: Do ăn chất hàn lạnh, bao tử không đủ nhiệt lượng (trên 41 độ) để hấp thụ thức ăn thành chất bổ, nên nó bị tống ra ngoài, như vậy bao tử thuộc vị hàn, nếu thức ăn không chuyển hóa, bị giữ lại trong bao tử và đường ruột sẽ bị lên men làm viêm loét trường vị, làm bao tử và ruột bị thương tổn thuộc hư, nên đông y gọi bệnh này là trường vị hư hàn..

2-Theo nguyên tắc khí công, cơ thể hàn lạnh làm cho máu lưu thông chậm, khi thức ăn không được chuyển hóa để trở thành chất bổ máu, hoặc không ăn những chất bổ máu, ngược lại còn ăn những chất chua làm mất thêm máu, cuối cùng cơ thể thiếu khí và thiếu huyết làm áp huyết thấp so với số tuổi tiêu chuẩn của khí công như dưới đây :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Tất cả những tế bào trong cơ thể được nuôi bằng máu do khí dẫn máu nhờ vào áp lực đẩy của qủa tim, khi áp lực đẩy máu yếu thì áp huyết thấp, thiếu máu. lúc đó mạch nhịp tim đập nhanh, sẽ có dấu hiệu chân tay lạnh, trong người nóng, những tế bào ở lớp biểu mô trong bao tử và vách thành ruôt không được máu đến nuôi sẽ chết dần trở thành tế bào ung thư là hậu qủa của bệnh thiếu khí, do thiếu vận động luyện tập phần bụng để đưa máu và oxy nuôi dưỡng những tế bào. Trong cơ thể, những nơi nào tế bào không được máu đến nuôi dưỡng sẽ bị hủy hoại thành tế bào ung thư.

Những diễn tiến về sau như cắt mổ bao tử và chữa trị chỉ là chữa ngọn, vẫn không chữa vào gốc bệnh là thiếu máu do ăn nhiều trái cây rau qủa làm phá máu và làm cho chức năng của bao tử và ruột liệt thêm vì những chất chua hàn lạnh, không tạo ra máu, và không tạo ra năng lượng, bụng vẫn đau như cũ là nguyên nhân gốc bệnh vẫn còn giống như khi chưa mổ. Nhưng tình trạng trước khi chưa mổ dễ chữa hơn vì bao tử chưa bị cắt, còn sau khi bị cắt, sức làm việc của bao tử chỉ hấp thụ và chuyển hóa yếu chỉ bằng khả năng của một em bé, nên không thể co bóp nhồi nát những thức ăn như người lớn được.

Theo đông y, bao tử, ngũ hành thuộc về thổ có bổn phận cung cấp năng lượng cho con nó là phế kim. Vậy di căn của bệnh ung thư bao tử sẽ di căn sang phổi, dưỡng trấp từ bao tử được thấm qua ruột theo mao quản ly ti vào xoang phổi để nhận oxy biến thành máu, nhưng dưỡng trấp hấp thụ được từ thức ăn không có chất tạo máu, nó sẽ biến thành đàm nằm ở xoang phổi, cơ thể lại không đủ máu nuôi các tế bào cục bộ là bao tử và phổi, những tế bào ở bao tử và phổi chỗ nào không được máu đến nuôi sẽ kết thành hạch bướu, nên lúc đó tây y gọi là di căn thành bệnh ung thư phổi, trước đó vì đàm chiếm mất thể tích của phổi sẽ có dấu hiệu khó thở, tức ngực, ho nhẹ, dấu hiệu da trên mặt trắng nhạt dần, những hậu qủa của bệnh thiếu khí, thiếu máu trở nặng thêm khi đo áp huyết càng ngày càng tụt xuống thấp so với những lần đo trước dẫn đến một loạt hậu qủa khác như ăn không tiêu, đau bụng, khó thở, suyễn, chân tay lạnh, chóng mặt, yếu sức, mất ngủ, tiêu chảy hay táo bón giả do ruột liệt không co bóp đẩy phân…Tất cả những điều này đều do thiếu máu và thiếu khí có thể kiểm chứng được bằng máy đo áp huyết.

Thí dụ áp huyết đo được 110/67mmHg mạch 60 khi chưa chữa. Dù bất cứ chữa bằng phương pháp nào như uống thuốc tây y, hóa trị, xạ trị, dưỡng sinh, khí công,thuốc nam, thuốc bắc, trường sinh năng lượng, thiền, tập thở, yoga hay thay đổi cách ăn uống, sau 3-7 ngày, so sánh áp huyết nếu tăng lên lọt vào tiêu chuẩn thì chứng tỏ cơ thể đã tăng được khí và huyết, lúc đó bệnh sẽ hồi phục dần, còn trong khi đang chữa trị, 1 tuần sau đo lại áp huyết xuống thấp thêm có nghĩa là bệnh trở nặng thêm, như vậy phương pháp chữa đó đã sai, kể cả phương pháp tây y, vì nó đã làm cho mình mất khí huyết . Khi đang chữa mà áp huyết xuống thấp dến 70/60mmHg mạch trên 120 thì gọi là bệnh tái phát cấp tính lên cơn sốt thì lìa đời nhanh, còn mạch dưới 60 thì vài tuần sẽ từ giã mọi người và lịm dần như ngọn đền tắt ra đi từ từ.trong giấc ngủ sâu.

Như vậy muốn khỏi bệnh, việc quan trọng là cứ lấy khí và huyết để nuôi tế bào hoạt động được đầy đủ, có nghĩa là cần ưu tiên bồi bổ khí và huyết để chữa gốc chứ không cần lo chữa những hậu qủa của bệnh là bệnh này hay bệnh kia, hoặc đau đây hay đau kia, đều là do không đủ khí khí huyết lưu thông, đông y có câu : thông thì bất thống, thống thì bất thông.(thông thì không đau, đau thì không thông). Và người thầy thuốc theo dõi sức khỏe của mình hằng ngày chính là cái máy đo áp huyết để kiểm soát áp huyết sau mỗi bữa ăn xem áp huyết có lên không, nếu chưa có máy đo áp huyết thì nên mua một máy để tự mình chữa bệnh cho mình.

B-Cách điều chỉnh Tinh-Khi-Thần :

Tinh :

Kiêng ăn những chất chua làm phá mất máu, mất hồng cầu, kiêng ăn những chất lạnh làm máu lưu thông chậm, nhịp tim chậm khiến tay chân và người lạnh, và trong bao tử sẽ không đủ nhiệt độ 41 độ trở lên để làm chin nhuyễn thức thành chất lỏng, giống bao tử giống như máy vắt nước cốt của thức ăn thành một loại sữa chảy thấm qua ruột đi theo hệ thống ống máu lên phổi nhận oxy để trở thành máu và được tim bơm đẩy đi nuôi dưỡng khắp các tế bào trong cơ thể. Sự sống của tế bào bệnh nhờ vào máu và oxy để phục hồi, chứ không phải nhờ vào thuốc giảm đau, hay thuốc đánh chết nó, hay cắt bỏ vất nó đi.

1-Hãy nghiên cứu và tìm những món ăn nào thích hợp làm cho áp huyết được tăng lên, trong bài này để bổ phần huyết:

Bài 387 : Những thức ăn thuốc uống chữa bệnh thiếu máu áp huyết thấp.

2-Tối di ngủ uống thuốc 1 ống thuốc bổ máu B12, hay nấu thuốc bắc Bổ Hư Thang, mỗi tối uống 1 thang trong 10 ngày, rồi so sánh áp huyết, khi áp huyết lên đủ tiêu chuẩn thì ngưng, nếu chưa lên đủ thì uống đợt hai 10 thang nữa.

Khí :

Cần phải tập khí công để cơ thể có khí lực đẩy máu tuần hoàn, có nhiều oxy để duy trì công thức máu Fe2O3 để khỏi bị thiếu oxy làm mất máu. Theo lý thuyết đông y : Thông thì bất thống, thống thì bât thông. Do đó cần phải có khí đủ mạnh để dẫn máu đi lưu thông khắp cơ thể thì không còn chỗ nào bị đau.

1-Tập toàn bài khí công trong lớp vào mỗi sáng và tối :

http://www.youtube.com/watch?v=g-mn4KNrl8Y

2-Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần và bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút làm tăng áp huyết và thân nhiệt để chuyển hóa thức ăn.

Đứng hát kéo gối lên ngực :
http://www.youtube.com/watch?v=KO1PWscjaxU

Nạp Khí Trung Tiêu :
http://www.youtube.com/watch?v=Bo2vj22WDug

Thần :

Trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần tăng cường thân nhiệt, oxy, để tăng áp huyết và chuyển hóa thức ăn không bị biến thành đàm, giúp an thần, ngủ ngon.

Thở Đan Điền Thần :
http://www.youtube.com/watch?v=PQshiUzamdI

Thân

doducngoc

Bổ hư thang :

Bạch Thược, Đương Quy, Nhân Sâm, Cam Thảo nướng, Hoàng Kỳ, Nhục Quế.

6 vị thuốc, mỗi vị 4g. Mua 10 thang, mỗi ngày nấu 1 thang.

Mua 1 gói táo đỏ.

Đổ 6 vị thuốc vào ấm sắc thuốc, cho thêm 10 qủa táo đỏ, 3 miếng gừng sống, với 4 chén nước, nấu lần thứ nhất cạn còn 1 chén, đổ ra chén, lại cho thêm 3 chén nước vào nấu lần thứ hai cạn còn 1 chén, đổ chung với chén thứ nhất thành 2 chén, chia đều uống hai lần trong ngày, hay bỏ vào bình thủy, uống dần hết trong ngày.

Nếu đang dùng thuốc tây, thì uống thuốc bắc cách sau 3-4 giờ, sẽ không bị kỵ nhau.