Kính chào thầy Đức và Admin,
Em đã tập bài Kéo Ep Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng để chữa bệnh đại tràng. Lúc thở ra em thở bằng mồm, em dạy cả vợ em nữa vì cô ấy bị đau nhức chân, không có lực ở chân, đứng yếu, không muốn đứng. Nhưng tập được 2 ngày thì vợ em bị choáng, buốt nhói ở nửa đầu não phía sau, em nghi là do huyết áp thấp, vì em nghĩ có thể do thở ra bằng mồm làm huyết áp bị tụt. Vợ em vốn bị huyết áp thấp thứ cấp (mãn tính). Sau bữa ăn tối nay em có mượn máy đo AH và đo.
Kết quả như sau:
1.Vợ em: tay trái lần 1: 97/59 nhịp tim 83; lần 2: 95/59 nhịp tim 85. Tay phải lần 1: 97/57 nhịp tim 85; lần 2: 99/63 nhịp tim 88; Điều này chứng tỏ huyết áp thấp, nhịp tim không tốt.
2.Bản thân em: Tay trái: 96/64 nhịp tim 70; Tay phải: 94/58 nhịp tim 78; điều này cũng chứng tỏ huyết áp thấp, nhịp tim tốt. (vợ chống em ở tuổi 30-40).
Vậy cho em hỏi: em có nên tập bài Ép gối nữa không? nếu tập thì có thay đổi cách thở ra bằng mồm sang cách thở bình thường bằng mũi có ổn không? Và có nên tập thêm bài Nạp khí trung tiêu kết hợp với bài Ép gối không? Nếu không thì nên tập bài nào vậy?
Chà em áp huyết thấp vậy mà uống bổ trung ích khí hoàn lại bị chảy máu mũi. Lạ thật?
Kính mong thầy và Admin trợ giúp.
Trân thành cám ơn
Trả lời :
Muốn chữa bệnh về tiêu hóa bắt buộc phải tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng. Nhưng có hai cách tập cho hai trường hợp áp huyết cao và áp huyết thấp, do đó phải đo áp huyết trước và sau khi tập.
1-Trường hợp áp huyết cao trước khi tập :
Chỉ cần tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng sau khi ăn 30 phút giúp cơ bao tử co bóp nhồi lại thức ăn thành chất lỏng để chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, và giúp cơ ruột hoạt động co bóp loại bỏ cặn bã thành phân mền dễ đi cầu. Sau khi tập, đo lại áp huyết sẽ thấy áp huyết xuống. Còn nếu không tập, thì sau khi ăn áp huyết tăng cao hơn trước khi ăn.
2-Trường hợp áp huyết thấp trước khi tập :
Cần tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần sau khi ăn 30 phút làm cho áp huyết tăng cao hơn, có thể lập lại bài này thêm 2-3 lần làm cho áp huyết tăng cao hơn nữa nếu khi đo thấy áp huyết còn thấp, sau đó mới tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100 lần thôi, thì áp huyết sẽ hạ xuống ít, rồi lại tập Nạp khí Trung Tiêu 5 lần cho áp huyết tăng lên.
Như vậy cần phải đo áp huyết sau khi tập, nếu áp huyết còn cao thì tập thêm bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100-200 lần, ngược lại, nếu áp huyết còn thấp thì tập thêm bài Nạp Khí Trung Tiêu 5-10 lần cho áp huyết tăng lên rồi mới nghỉ.
3-Trường hợp chóng mặt do thiếu máu chạy lên não, cần tập thêm bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần và bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần vào buổi sáng và tối. Cần uống thêm thuốc bổ máu B12 vào mỗi sáng.
4-Đau nhức chân, chồng giúp cho vợ tập bài thở Thông Cột Sống, bàn tay chỉ ấn vào vùng Can Du, còn tay kia cầm gót chân ấn đè vào mông mỗi khi thở ra, vừa có công dụng chữa đau gối, lưng, gót chân, làm mạnh chân, mạnh gan mộc làm tăng tâm hỏi, người sẽ nóng ấm làm tăng áp huyết, tập chân này 36 lần đổi sang chân kia 36 lần. Xem chi tiết trong video tập thở Thông Cột Sống.
5-Người áp huyết thấp cần ăn thêm ngọt như các loại chè đậu đỏ, táo đỏ. Kiêng ăn những chất chua làm mất máu, chóng mặt. (Nhưng những người có bệnh áp huyết cao uống nước chanh, chua nhiều hơn ngọt sẽ làm hạ áp huyết, tiêu cholesterol rất tốt).
6-Khi áp huyết thấp, thiếu máu, nên theo sự hướng dẫn ăn uống những thức ăn bổ máu trong bài 387 nơi trang nhà khí công.
7-Uống thuốc Bổ Trung Ích Khí sau khi ăn như uống nước trà, rồi tập sẽ không bị chảy máu mũi.
Thân
doducngoc