Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Câu hỏi 203 : Thời đại không dùng thuốc để chữa những bệnh tê liệt tay chân có kết qủa nhanh nhất. Rượu xoa bóp Long Hoa Hương Dược chữa thông khí huyết chữa đau nhức.

Thưa thầy!

Tối qua con có gặp một người 55 tuổi bị liệt tay phải!

Con đo huyết áp hai tay như sau: Tay phải 135/85/67 tay trái 139/82/68

Chân trái 139/85/70, chân phải 145/90/73

Con đã ấn đè Khí Hải và Trung Quản thì mạch và huyết áp lúc lên lúc xuống những xuống dưới 130. Sau đó con chích lể tỉnh huyệt thì tay họ đỡ đau và nâng lên nhè nhẹ được.

Sau đó con cho tập bài nâng tay và kéo gối thì họ nâng cao được những vẫn còn đau dọc từ huyệt Đại Trữ ra Kiên Ngung. Vùng huyệt Kiên Ngung rất đau. Con xoa rượu gừng để vỗ vùng huyệt Đại Trữ và Phong Môn cũng như Phế Du thì tay nhẹ hơn và chích lễ vùng đau thì khu trú lại quanh huyệt Kiên Ngung chỗ cơ delta thôi thầy ạ. Sau đó con tiếp tục cho họ nâng tay lên thì đã giơ được bình thường nhưng vẫn còn đau

Sáng nay khi gặp lại con hướng dẫn họ tập xoay vặn khớp vai và nâng tay cũng như Vỗ Tay Hai Nhịp nữa thì thấy khá hơn nhưng vùng huyệt Kiên Ngung vẫn đau, tuy nhiên huyết áp chân và tay đã lọt vào tiêu chuẩn và có thể làm việc nhẹ nhàng được.

Con có chỉ dẫn họ đắp gừng vùng đau thì họ ngủ ngon và đêm không đau. Chỉ đau khi cử động thôi.

Vậy con xin chia sẻ với thầy về kinh nghiệm này để thầy cho mọi người cũng biết. Và con cũng xin thầy chỉ thêm cho con cách để làm cho vùng đó hết đau vì khớp đó cứ kêu cục cục liên tục. Con biết là chỗ đó khí và huyết bị tắc nhưng con xin thầy giúp.

Mà thầy ạ!

Lúc đầu tập bệnh nhân kêu đau lắm và không muốn làm chỉ muốn nghỉ. Con đề nghị họ phải tập liên tục và dùng cái đầu để nâng tay thì họ làm nhẹ nhàng. khi con không ở đó họ tự làm sợ đau là không lên được. Như sáng nay vậy. Tuy nhiên con vẫn yêu cầu họ tự tập và con thấy thể trí rất quan trọng trong việc điều trị liệt vì nếu không có thì khó mà tin vào chính mình và khả năng chữa bệnh.

Con cám ơn thầy!

Học trò

Thanhcao

Trả lời :

Cách chữa bệnh theo phương pháp KCYĐ rất đơn giản, chỉ cần theo nguyên tắc : Thông bất thống, Thống bất thông.

1-Đo áp huyết :

Muốn khí huyết thông thì thì xét khí huyết hư hay thực bằng máy đo áp huyết. Thực chứng (áp huyết cao) thì châm nặn máu vào các tĩnh huyệt đầu ngón tay chân và vuốt 6 đường chân khí tay hay chân.

Hư chứng (áp huyết thấp) thì day bấm vê đau 6 tĩnh huyệt ở đầu ngón tay hay chân, rồi cũng vuốt 6 đường chân khí tay hay chân.

2-Chữa tay vai đau, liệt, bàn tay co cứng hay vô lực :

a-Cho bệnh nhân nằm ngửa, ép gập cánh tay cho bàn tay bệnh nhân đụng vào vai ờ thì thở ra để giảm đau, có mục đích ép bơm khí huyết lưu thông lên sau vai khi ép vào, và cho máu từ vai chạy ra tay khi mở duỗi cánh tay ra. Tập nhiều lần giúp khí huyết thông khớp vai.

b-Chữa bàn tay tê cứng đau không nắm vào mở ra được do áp huyết cao, hay không có lực co nắm bàn tay do áp huyết thấp :

Bệnh nhân nằm ngửa, hai cánh tay đặt song song với thân mình, bàn tay ngửa lên. Nếu áp huyết cao thì châm nặn máu 5 đầu ngón tay, nếu áp huyết thấp bàn tay vô lực thì vê mạnh vào 6 tĩnh huyệt ở tay cho bệnh nhân cảm thấy đau để kích thích thần kinh dẫn máu ra đầu ngón tay. Sau đó, người chữa dùng bàn tay mình đè ép vào cổ tay bệnh nhân, tay kia cầm từng ngón tay bệnh nhân bấm khớp ngón tay bệnh nhân ép vào lòng bàn tay, cả hai động tác làm cùng lúc, và bảo bệnh nhân thở ra, kể là 1 lần, mỗi ngón tay ấn đè nhiều lần để giúp khí huyết lưu thông đến được các ngón tay.

Thử lại lực cánh tay và bàn tay bệnh nhân có lực chưa, bằng cách mình chỉ ấn đè cổ tay, nhưng bệnh nhân phải hít vào, gồng cánh tay và nắm chặt bàn tay lại, khi mình buông không đè thì bệnh nhân thở ra. Tập nhiều lần, mình thấy bệnh nhân tự nắm bàn tay vào và mở ra được một mình là bàn tay có lực.

c-Cho bệnh nhân nằm úp, để hở vùng bả vai, cầm tay bệnh nhân đặt nhẹ từ từ ra sau lưng, hỏi bệnh nhân xem có chỗ nào đau, thì dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu vào nơi đó, cứ tiếp tục đưa tay bệnh nhân cho đến khi nào bàn tay đặt ngửa ra sau lưng không còn điểm đau nào, kể cả những điểm đau cứng ở cổ gáy vai, vùng xương bả vai, cơ delta...cuối cùng dùng hai bàn tay vỗ nhẹ đều đều cho khí huyết lưu thông từ dưới lưng cột sống lên sau bả vai vỗ dần đến vai, theo cánh tay trên xuống cánh tay ra bàn tay bệnh nhân đang đặt sau lưng, vỗ như vậy là thông hệ thần kinh cột sống phần trên thuộc thể Vía chỉ huy phần cử động tay.

d-Cho bệnh nhân nằm ngửa, chập hai bàn tay lại. tập đưa hai tay lên cao đưa ra sau đầu ở thì thở ra, tập 10 lần, cùng lúc người chữa lòn bàn tay mình dưới vai bệnh nhân, dùng 3 ngón tay ấn vào vùng huyệt Phong Môn, Phế Du, Cao Hoang, khi bệnh nhân tập thì các huyệt trên được thông.

e-Nếu bệnh nhân chỉ đau hay liệt tay thì cách chữa trên đã giải khai bế tắc, kinh mạch được thông. Những giai đoạn chữa ở trên là chữa trên thể Xác. Bây giờ cần chữa trên thể Phách, thể Vía, thể Hồn, thể Thần, thể Trí và thể Ý cho thể tâm linh hoạt động đồng bộ với thể Xác ăn khớp thì con người hết bệnh.

Thể Phách là thể tâm linh điều khiển hơi thở thì dùng bài hát one, two, three...Thể Vía chỉ huy sự vận động, cho bệnh nhân tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp để cánh tay được cử động nhanh nhẹn đủ mọi chiều hướng : sau, trên, sau, trước...nếu còn đau là thể Hồn chỉ huy sự cảm giác còn bị bệnh, tập đến khi hết đau là thể Hồn vững mạnh. Thể Trí là sực điều khiển hát, cử động, vỗ tay, đồng bộ ăn khớp, không bị trật nhịp. Thể Chí là sự quyết tâm phải vược qua, không ngừng nghỉ, không bỏ cuộc, phải tập ở mức tối thiểu 30 phút làm tăng cường thể Chí cho đền khi khí huyết lưu thông không còn đau chỗ nào thì thể Thần được phục hồi.

Nhớ rằng chữa trên huyệt, a thị huyệt chỉ là điều chỉnh thể Xác, sau đó cần tập luyện để chữa trên thể tâm linh mới hoàn tất.

3-Chữa đau lưng, liệt chân, cứng chân, yếu chân :

a-Cho bệnh nhân nằm úp, dùng rượu gừng xoa dọc cột sống lưng xuống xương cùng, dùng hai bàn tay vỗ nhẹ dọc cột sống từ trên gáy xuống xương cùng, để thông khí huyết cột sống, thông hệ thần kinh cột sống là thông thể Vía chỉ huy cử động chân, để ý khi vỗ qua vùng thắt lưng đến xương cùng sẽ thấy hai chân co giật hay nhúc nhích là khí huyết đã xuống chân. Nếu khí huyết chưa xuống, xoa rượu gừng ở vùng lưng dưới thắt lưng, dùng kim thử tiểu đường châm dọc cột sống trên Mạch Đốc, kinh Bàng Quang đường trong và đường ngoài, rồi dùng tay vỗ vỗ cho rượu gừng thấm vào kinh mạch qua những điểm châm, lúc đó sẽ thấy chân cử động.

b-Xoa dầu bôi trơn Vaseline dọc bắp chuối chân từ mắt cá ngoài nơi huyệt Côn Lôn lên nhượng chân nơi huyệt Ủy Trung, sau đó dùng hai ngón tay cái vuốt đoạn huyệt từ Côn Lôn theo đường giữa bắp chuối lên Ủy Trung, khi vuốt bảo bệnh nhân thở ra cho thần với khí hòa hợp vừa chỉ huy cho khí huyết thông kinh mạch, vừa giúp bệnh nhân giảm đau, vừa thông thể Vía cho khí huyết chạy lên hệ thống thần kinh cột sống lưng. Vuốt lần nào thở ra lần ấy, vuốt 6 lần hay 18 lần, để ý khi vuốt thì đoạn cột sống uốn qua uốn lại. Vuốt xong chân này sang chân kia. Cuối cùng nắn thẳng cột sống bằng cách vuốt cùng lúc hai bên chân đồng bộ, thay vì vuốt chân trái, cột sống lưng vẹo qua bên phải, vuốt chân phải, cột sống lưng vẹo sang bên trái, vuốt cả hai bên cùng lúc thì cột sống không vẹo qua vẹo lại mà cột sống giãn thẳng thông khí huyết lên đầu để chỉnh bộ não.

c-Ép Gối :

Cho bệnh nhân dạng chân như con ếch, dùng một bàn tay đặt trên vùng thắt lưng bệnh nhân, bàn tay kia cầm cổ chân trái bệnh nhân kéo lên cho gập đầu gối gần sát mông, rồi lắc chân và lưng, lắc qua lắc lại cho thông các khớp lưng gối nhiều lần, tự nhiên bệnh nhân sẽ cảm thấy không đau đầu gối, không đau lưng, đầu gối mềm, do lưng, chân gối bị co rút cứng thuộc bệnh thực chứng, còn bệnh nhân bị bệnh hư chứng, khí huyết không đủ lưu thông thì chân lưng vô lực, mềm nhũn.

Các động tác lắc lưng chân gối xong, bắt đầu ép gối, thì gót chân để gần mông cách mông 10-20cm, bảo bệnh nhân thổi hơi ra để giảm đau cùng lúc mình ấn vùng lưng xuống và ép gót chân vào mông, khi buông bàn tay ở lưng và thả gót chân về vị trí cũ cách mông 10-20cm thi kể là 1 lần. Ép 36 lần mỗi bên, có thể ép gót chân vào mông bằng một tay, tay kia không cần ấn đè lưng nữa mà xoa rượu gừng vào vùng lưng mông rồi vỗ nhẹ nhiều lần cùng lúc với ép chân gối. Nếu trường hợp chân vô lực thì khi ép mình dùng bàn chân của mình chêm vào nhượng chân của bệnh nhân rồi mới ép, lúc đó bệnh nhân mới cảm thấy đau, nên dùng sức đẩy chân ra, có nghĩã là bệnh nhân đã có phản ứng dùng thể Trí tác động vào thể Vía giúp chân cử động.

Khi ép hai bên chân xong, bảo bệnh nhân tự dùng sức co chân đá vào mông, như vậy là bệnh nhân dùng thể Trí sai khiến thể Vía làm chân cử động được.

d-Tập đứng :

Không để bệnh nhân ngồi dạy, mà mình cầm hai chân bệnh nhân kéo xoay ngang người cho người bệnh nhân vẫn nằm trên giường còn hai chân chạm đất, để thần kinh cột sống vẫn thẳng, bảo bệnh nhân chống hai tay lên giường đứng thẳng người lên, xem bệnh nhân có đủ sức đứng lên không.

Nếu không đủ sức đúng lên thì đặt chiếc ghế ở sau lưng cho bệnh nhân ngồi xuống nghỉ. Sau đó bảo bệnh nhân nắm đè hai bàn tay vào giường, dùng sức, hít vào tập đứng lên, thở ra thì ngồi xuống ghế, tập 10 lần.

e-Tập đứng 1 chân :

Bảo bệnh nhân đứng lên vịn giường, co một chân lên, đứng 1 chân đếm xem đứng lâu được bao nhiêu tiếng đếm 1,2,3,4.... bao giờ đếm được 30 tiếng trở lên là có sức. Đứng đổi chân tập đếm để so sánh xem chân nào mạnh hơn, chân nào yếu hơn, bên chân yếu sẽ phải tập nhiều hơn cho hai bên chân đứng lâu bằng nhau.

f-Tập dậm chân tại chỗ :

Hướng dẫn bệnh nhân tập nhấc cao một chân rồi dậm chân xuống đất đếm 1, đổi chân dậm chân kia đếm 2, đổi chân này dậm xuống đếm 3, đổi chân kia dậm xuống đếm 4... Cứ dậm 1,2,3,4 như lính tập bài dậm chân tại chỗ cho khí huyết và sức lực dồn xuống chân.

g-Cho tập đi để khai mở thông thể Vía :

Nhớ rằng thể Vía là thể cử động nhanh nhẹn, có 3 cách hướng dẫn cho đi nhanh nhẹn.

Cách thứ nhất : đưa cho bệnh nhân cái ghế ngồi có bánh xe thường là ghế ngồi văn phòng, bệnh nhân cầm ghế đẩy đi, vừa đẩy vừa hát one, two, three...là tác động thể Trí điều khiển thể Phách, thể Vía, được đồng bộ. cần đi nhanh, không nen đi chậm, làm thông thể Hồn sẽ hết đau, dùng thể Chí là thời gian cố gắng tập luyện liên tục ít nhất 15-30 phút mỗi lần. Tất cả các bài tập này là bắt thể Xác phục tùng thể tâm linh. Ngược lại để bệnh nhân tự đi chậm chân lết từng bước là thể Xác làm chủ đã làm hại thể tâm linh là cách chữa theo thế gian chú trọng thể Xác hơn thể tâm linh, nên không bao giờ khỏi được.

Cách thứ hai : Nếu có chiếc xe đẩy hay khung tập đi của những người già gọi là cái Marchette hay walker thì cũng cho bệnh nhân cầm vừa hát vừa đẩy đi bước dài, nhanh hơn bước đi bình thường mới gọi là thông thể Vía.

Cách thứ ba : Không có ghế đẩy, xe đẩy hay walker, thì mình đứng trước mặt bệnh nhân, cầm hai bàn tay bệnh nhân, bảo bệnh nhân nhìn mình và hát theo mình, cùng lúc mình kéo bệnh nhân đi nhanh, để ý mỗi bước chân phải đi đúng nhịp, cứ lôi bệnh nhân đi đều theo nhịp hát, chứ không theo thói quen bước từng bước làm hỏng thảo chương thể tâm linh trong bộ não, tập rèn luyện thể Chí là sự phấn đấu vược qua mọi khó khăn trở ngại lười biếng vốn dĩ có của thể Xác.

d-Tập đi lên xuống cầu thang theo nhịp hát để bệnh nhân tăng cường thể Thần giúp bệnh nhân tự tin, sau đó mình đi cạnh bệnh nhân, nắm tay đi song song, vừa đi vừa hát với bệnh nhân, rồi từ từ buông tay không cần nắm, chỉ vừa đi song song vừa hát theo bệnh nhân.

e-Điều chỉnh thăng bằng âm-dương :

Hướng dẫn bệnh nhân tập bài về chân Chachacha :

Đa sốn những người già, hay những người chân yếu, tê liệt, đi đứng khó khăn vì chỉ biết hướng di tới, không thể đi lùi, đi lùi sợ bị té ngã, như vậy là hướng đi chỉ có tiến dương mà không lùi âm được, do đó khi lùi cơ thể ngả nghiên mất thăng bang dễ bị té ngã. Tập bài Chachacha, giúp bệnh nhânh luyện thăng bằng cho thể Vía, chân bước lên, lên, xuống, xuống đều đặn, vừa bước vừa hát one, two, thre e..., tập chân trái lên lên xuống xuống nhiều lần theo bài hát, thì đổi sang chân phải lên lên xuống xuống nhiều lần cho quen .

Cao hơn một bậc nữa là phục hồi trí nhớ làm mạnh thể Trí, bệnh nhân phải tập trung các thể tâm linh, khi đang tập bên chân trái, mình hô to : bên phải, là bệnh nhân phải đổi ngay sang chân phải, đang tập chân phải mình hô ra lệnh : chân trái, là bệnh nhân phải đổi bước lên lên xuống xuống sang bên chân trái...Khi bệnh nhân nghe kịp lệnh và đổi chân kịp lúc là thề Trí được tăng cường trí nhớ, làm nhanh nhẹn là thể Vía ăn khhớp với thể Trí.

Tập tay hay chân thời gian mỗi ngày 2 giờ trong 1 tháng, cho 7 thể tâm linh trở lại chỉ huy thể Xác thì cơ thể khỏi hết bệnh hoàn toàn. Đó là kỷ nguyên chữa bệnh không dùng thuốc sẽ không gây hại cho 7 thể tâm linh.

Có thể thay rượu gừng bằng rượu xoa bóp Long Hoa Hương Dược sau đây :

Thân

doducngoc

----------

Thưa thầy

Hôm nay con báo lại với thầy là họ đã khỏi bệnh và làm việc bình thường rồi

Cám ơn Thầy!

Học trò

Thanhcao

----------------

Cách pha chế Rượu Xoa Bóp Long Hoa Hương Dược

Ra tiệm thuốc bắc hốt 1 thang thuốc như sau :

Đại Hoàng, Long Não bột, Hồng Hoa, mỗi thứ 4 chỉ. Bạch Chỉ, Một Dược, Nhũ Hương, Xuyên Khung, Sơn Chi Tử, mỗi thứ 5 chỉ.

Ngâm với 1 lít rượu 45 độ, rượu trắng hay vodka 45 độ, trong 1 tuần, có thể dùng được. Cấm uống, cấm không cho đụng vào mắt.

Khi dùng kim chân tiều đường châm nặn máu, rượu này thẩm thấu qua lỗ kim châm, hỏi bệnh nhân cho biết cảm giác khi xoa rượu sẽ có cảm giác nơi được xoa nóng hay mát, khí huyết kinh mạch hay thần kinh nơi được xoa nó chạy thông từ đau đến đâu, điểm đau còn đau không...vì khi rượu ngấm vào nó làm thông máu, tan máu ứ tắc, bầm, giúp tăng lực cho máu chạy nhanh, giúp khí huyết lưu thông không bị trở ngại.

Có thể cho bệnh nhân tự mua thuốc về ngâm để dùng trong nhà, còn các phòng mạch từ thiện phải có sẵn để các thầy thuốc sử dụng trong lúc chữa bệnh.

-----------------------------------------------------------------------

Xem chi tiết công dụng của từng vị thuốc theo các tài liệu phổ biến trên mạng :

Đại Hoàng :

Cây đại hoàng.

Các chuyên gia ở Khu Tự trị Zhuang, Quảng Tây, Trung Quốc, vừa tìm thấy một số hoạt chất trong cây đại hoàng - một thảo dược cổ truyền - có thể chống lại virus SARS hiệu quả.

Theo y thuật cổ Trung Quốc, cây đại hoàng có khả năng khử độc trong cơ thể người. Đây là loại thảo dược rẻ tiền và đang được sử dụng rất phổ biến.

Tiến sĩ Luo Weisheng, Hiệu phó trường Y thành phố Quế Lâm, đã công bố phát hiện về khả năng chống SARS của cây đại hoàng sau 2 năm nghiên cứu một loạt thảo dược ở Trung Quốc.

"Các chiết xuất từ cây đại hoàng có khả năng khống chế sự sinh sôi của virus corona gây bệnh SARS, bằng cách vô hiệu hóa protease 3CL - thành phần không thể thiếu trong vòng đời của tác nhân gây bệnh", Luo cho biết.

Nhóm của Luo cũng phát hiện ra chiết xuất từ cây đại hoàng có thể khử hoạt tính của virus cúm và một loại virus chuyên gây các bệnh đường hô hấp trên ở trẻ em và người già. Họ đang xin cấp bằng sáng chế cho nghiên cứu và đã vượt qua các thủ tục xét duyệt đầu tiên của Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc.

Tháng trước, các nhà khoa học đến từ Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) và trường Bách khoa Singapore cũng tìm thấy hợp chất tự nhiên từ một loại cây ăn được có khả năng khống chế virus SARS sinh sôi và truyền bệnh. Một nhóm nghiên cứu khác thuộc Đại học Tổng hợp Hong Kong cũng phát hiện nhóm chất có tên là bananins ngăn cản virus SARS phân bào.

Mỹ Linh (theo People"s Daily)

Xuất xứ: Bản Kinh.

Tên gọi:

1- Có màu rất vàng, nếm vào miệng thấy lạo xạo và có bọt nước vàng nên gọi là Đại hoàng.

2- Có chức năng thay cũ đổi mới như dẹp loạn nên gọi là Tướng quân.

3- Khi cắt ra thấy có vân như gấm (là loại tốt) nên gọi là Cẩm văn đại hoàng.

4- Cây có nhiều ở Tứ xuyên, nên gọi là Xuyên đại hoàng, Xuyên quân, Xuyên văn... (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khác:

Hoàng lương (Bản Kinh), Tướng quân (Lý Thị Dược Lục), Hỏa sâm, Phu như (Ngô Phổ bản thảo), Phá môn, Vô thanh hổ, Cẩm trang hoàng (Hòa Hán Dược Khảo), Thiệt ngưu đại hoàng (Bản Thảo Cương Mục), Cẩm văn, Sanh quân, Đản kết, Sanh cẩm văn, Chế quân, Xuyên quân, Chế cẩm văn, Sanh đại hoàng, Xuyên văn, Xuyên cẩm văn, Tửu chế quân, Thượng quản quân, Cẩm văn đại hoàng, Thượng tướng quân, Tây khai phiến, Thượng tương hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học:

Rheum palmatum Baill.

Họ khoa học: Họ Rau Răm (Polygonaceae).

Mô tả:

Đại hoàng Rhem palmatum Baill ở Trung Quốc còn gọi là Chưởng diệp đại hoàng, đó là cây thảo sống lâu năm, thân hình trụ trong rỗng, cao độ 1m, ngoài nhẵn. Rễ phình thành củ màu vàng, sẫm, mùi thơm hăng. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình tim to bằng cái quạt, đầu nhọn, mép khía răng thưa và sâu, dáng như chia thuỳ nông không đều, Hoa mọc thành chùm dài màu tím. Quả bế 3 cạnh.

Phân biệt:

Ngoài cây Chưởng diệp đại hoàng vừa mô tả ở trên ra, người ta còn dùng 2 cây sau, cũng gọi là Đại hoàng.

1- Dược dụng Đại hoàng (Rheum officinale Baill), đó là cây sống lâu năm. Rễ mập dầy, thô mạnh hình viên chùy ngắn, vỏ màu nâu tím đen, mặt kế màu vàng. Thân đứng thẳng trong rỗng. Gốc sinh lá lớn mọc so le có cuống dài phiến lá hình tròn hoặc trứng tròn phía cuống hình tim, đường kính 40-70cm, phiến không chia thùy mà chỉ cắt sâu chừng 1/4, hai bên mép có răng cưa, thân sinh ra tương đối nhỏ. Hoa tự lớn hình viên chùy sinh ở đỉnh có màu lục nhạt hoặc vàng trắng. Quả ốm, dài, tròn, hình 3 cạnh.

2- Đường cổ đặc đại hoàng (Rheum tanguticum Maxim. Et Regel - Rheum palmatum L. var Tanguticum Maxim) đó cũng là một cây sống lâu năm. Rễ thô to, thân cao tới 2m, giữa rỗng mặt ngoài nhẵn. Lá ở dưới to, dài, có cuống dài, phiến lá hình tim nhưng xẻ thành 3-7 thùy, mép thùy nguyên hoặc hơi có răng cưa. Lá ở phía trên thân nhỏ hơn. Hoa tự mọc thành chùm, khi còn non hoa có màu tím đỏ.

Địa lý:

Hiện nay phải nhập ở Trung Quốc và ở một số nước châu Âu, thường người ta cho loại Trung Quốc tốt hơn. Đại hoàng là cây nhập nội, cần được trồng ở miền núi cao như Sa Pa mới thu hoạch được. Cây ưa khí hậu ẩm mát ở những vùng cao trên 1km (so với mặt nước biển). Trồng bằng cách gieo hạt.

Thu hái, sơ chế:

Sau 3 năm thì thu hoạch được vào tháng 9-10. Đào cả cây cắt bỏ thân chồi, rễ con, lấy củ cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để nguyên củ hay bổ đôi ra phơi cho mau khô. Đặc biệt không nên dùng dao sắc thiết để cạo vỏ ngoài vì làm như thế sẽ biến củ đại hoàng thành màu đen.

Phần dùng làm thuốc:

Thân, rễ (Radix et Rhizoma Rhei).

tả dược liệu:

Thân rễ (còn gọi là củ) lớn dài 5-17cm có khi lớn hơn nữa, rộng 4-10cm, dày 2-4cm hoặc khoanh tròn, trên mặt có bụi màu vàng đẹp, chắc cứng và thơm gắt, cắt ra trơn nhánh, cắn dính vào răng là tốt. Tùy theo loại, có thứ mềm đầu có màu vàng đen có thứ thịt khô ít dầu. Loại dầu nhiều bóng là tốt (Dược Tài Học).

Bào chế:

Đem nguyên củ ngâm vào nước lạnh, vớt ra rồi ủ vải bố ướt, sau 2-3 ngày xem thấy ở giữa lõi mềm tới rồi thì lấy xắt hoặc bào lát mỏng phơi khô. Khi dùng có thể dùng sống sao với rượu, sao cháy đen, hoặc chưng...tùy theo lương y.

Phép chế Đại hoàng có nhiều cách:

+ Đem Đại hoàng chưng với rượu cho nát, phơi nắng, rồi tán bột, dùng mật trộn vào chế thành từng viên nhỏ, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Dùng Đại hoàng phiến thêm rượu chưng mấy lần là được (Dược Tài Học).

+ Ngâm thuốc sống vào nước cho mềm, lấy ra, thái thành phiến, phơi khô. Dùng sống hoặc sao với rượu, hoặc sao thành than hoặc hấp chế (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Cách dùng:

1- Tẩm, sao có tác dụng trị huyết bế.

2- Dùng sống làm thuốc tả hạ thanh nhiệt (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Thành phần hóa học:

+ Rhein, Aloe-Emodin, Emodin, Physcion, Chrysophanol (Tiêu Bồi Căn, Dược Học Học Báo 1980, 15 (1): 35).

+ Physcion-8-O-Glucoside, Aloe-Emodin-8-O-Glucoside, Chrysophanol-8-O-Glucoside, Emodin-1-O-Glucoside, Emodin-8-O-Glucoside, Chrysophanol-1-O-Glucoside, Rhein-8-O-Glucoside (Fairbairn J W và cộng sự, Pharm Weekbl, 1965, 100: 1493).

+ Rheinoside A, B, C, D (Sơn Ngạn Kiều, Nhật Bản Sinh Dược Học Hội Đệ 31 Hồi Niên Hội Yếu Chỉ Tập 1984: 12).

+ Palmidin A, B, C, Sennidin A, B, C, Reindin A, B, C, Sennoside A, B, C, D (Lemli J và cộng sự, Planta Med, 1964, 12 (1): 107).

Tác dụng dược lý:

+ Chất gây tiêu chảy của Đại hoàng là Anth raquinone. Tác dụ ng của thuốc chủ yếu là ở dại t trường, thuốc làm cho trương lực của đoạn giữa và cuối đại trường tăng, nhu động ruột tăng, nhưng không trở ngại cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của tiểu trường. Nhưng trong Đại hoàng có chất Tanin vì thế sau khi tiêu chảy thường hay có táo bón. Hoặc liều nhỏ ( ít hơn 0, 3g/kg) thường gây táo bón (Chinese Hebral Medicine).

+ Tác dụng lợi mật: Nước sắc Đại hoàng làm tăng co bóp túi mật, giãn cơ vòng Oddi khiến mật bài tiết (Trung Dược Học).

+ Tác dụng cầm máu: thuốc có tác dụng cầm máu, rút ngắn thờỉ gian đông máu, làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, cải thiện độ bền của thành mạch, làm tăng Fibrinogene trong máu, làm mạch máu co thắt tăng, kích thích tủy xương tạo tiểu cầu, nhờ đó làm tăng nhanh thời gian đông máu. Thành phần cầm máu chủ yếu là chất Chrysophanol (Trung Dược Học).

+ Tác dụng kháng khuẩn: Đại hoàng có tác dụng kháng khuẩn rộng, chủ yếu đối với tụ cầu, liên cầu, son g cầu khuẩn lậu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, kiết lỵ. Thành phần ức chế vi khuẩn chủ yếu là dẫn chất của Anthraquinone. Thuốc còn có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh và virút cúm (Trung Dược Học).

+ Nước sắc Đại hoàng cho chó gây mê uống, gây hạ áp. Liều nhỏ của Đại hoàng kích thích tim ếch, liều lớn ngược lại, có tác dụng ức chế (Trung Dược Học).

+ Thành phần Emodin và Rhein trực tiếp ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư của Melanoma, ung thư vú và ung thư gan kèm trướng nước ở bụng nơi chuột (Chinese Hebral Medicine).

+ Nước sắc Đại hoàng có tác dụng lợi tiểu, bảo vệ gan và giảm Cholesterol máu đối với thỏ bị gây cao Cholesterol và cho uống thuốc. Tuy nhiên với chó bình thường thì không có tác dụng (Chinese Hebral Medicine).

Tính vị:

+ Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).

+ Tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).

+ Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Học).

Qui kinh:

+ Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường, Tâm bào, Can (Trung Dược Học).

Tác dụng:

+ Đãng địch trường vị, khứ hủ sinh tân,. thông lợi thủy cốc, đìều trung, hóa thực; an hòa ngũ tạng (Bản Kinh).

+ Luyện ngũ tạng, thông kinh, lợi thủy thũng, phá đàm thực, lãnh nhiệt tích tụ, súc thực, lợi đại tiểu trường (Dược Tính Bản Thảo).

+ Tả nhiệt thông tiện, phá ứ (Trung Dược Học).

Chủ trị:

+ Trị kết tích ở trường vị do thực nhiệt, huyết ứ kết khối ở vùng bụng, kinh nguyệt bế, cuồng táo do thực hỏa, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu viêm ứ, bỏng nóng (xức ở ngoài).

Liều dùng: 4- 20g. Tán bột dùng nên giảm liều lượng, dùng ngoài tùy ý.

Chú ý:

+ Vị này không nên sắc lâu, khi sắc thuốc được rồi mới bỏ vào uống.

Kiêng kỵ:

Đàn bà có thai, phụ nữ thời kỳ có thai hoặc sinh đẻ. Cơ thể suy nhược, dùng rất cẩn thận. Bón người già, bón do huyết ứ cấm dùng.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, dễ bị biến màu và sâu mọt, nên phơi khô và đậy kỹ, vào mùa hè thỉnh thoảng phơi lại.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị các chứng lạ gây ra bởi đàm sinh ra, hễ ăn vào là mửa ra, đều do có đàm trong ngực: Đại hoàng 40g, Cam thảo (chích) 10g, sắc với một tô nước còn lại nửa tô, phương pháp này để quét đàm ra hết, nếu bỏ Hà thiên cao vào làm hoàn thì lại càng tốt (Kim Quỹ Yếu Lược).

+ Trị trường vị có thực nhiệt, táo bón: Đại hoàng 10 - 15g, Hậu phác 8g, Chỉ thực 8g, sắc, hòa Mang tiêu 10g uống (Đại Thừa Khí Thang – Thương Hàn Luận).

+ Trị trường vị có thực nhiệt, táo bón: Đại hoàng 10-15g, Chỉ thực, Hậu phác đều 6-8g, sắc uống (Tiểu Thừa Khí Thang – Thương Hàn Luận).

+ Trị mửa ra máu, chảy máu mũi, tâm khí bất túc: Đại hoàng 80g, Hoàng liên, Hoàng cầm, mỗi thứ 40g, sắc với 3 chén nước, còn 1 chén uống (Tả Tâm Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).

+ Trị bụng đau do trường ung, táo bón: Đại hoàng 12g, Mẫu đơn bì 16g, Đào nhân, Đông qua tử, Mang tiêu mỗi thứ 12g, sắc uống (Đại Hoàng Mẫu Đơn Bì Thang – Kim Quỹ Yếu lược).

+ Trị huyết trệ, kinh bế và sản hậu ứ huyết, bụng dưới đau như cắt: Đại hoàng 12g, Đào nhân 12g, Miết trùng 4g, sắc uống (Hạ Ứ Huyết Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).

+ Trị nôn ra máu, đau xóc lên: Xuyên Đại hoàng 40g, tán bột. Mỗi lần uống 4g, sắc với 1 chén nước Sinh địa, còn nửa chén, uống (Giản Yếu Tế Chúng phương).

+ Trị nhiệt bệnh nói sảng: Xuyên Đại hoàng 200g, xắt nhỏ, sao hơi đỏ rồi tán bột, dùng Lạp tuyết thủy 5 thăng nấu cô lại như cao. Mỗi lần uống nửa muỗng càfê với nước lạnh (Thánh Huệ phương).

+ Trị thắt lưng đau, chân đau do phong khí: Đại hoàng 80g, xắt như con cờ, trộn một tí sữa vào, sao khô đừng để cho đen. Mỗi lần dùng 8g sắc với 3 chén nước lớn và 3 lát Gừng, uống lúc đói. Sau khi uống xổ ra vật dơ như mũi thì giảm đau (Hải Thượng phương).

+ Trị phong nhiệt tích ẩn bên trong, hóa đờm dãi, trị tức đầy, tiêu thực, hóa khí, dẫn huyết: Đại hoàng 160g, Khiên ngưu tử một nửa sao, một nửa để sống, tất cả 160g tán bột, trộn với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 10 viên với nước. Nếu cần lượng mạnh hơn thì có thể tăng lên 20 viên. Trong sách ‘Vệ Sinh Bảo Giám’ dùng Tạo giáp nấu cao, hòa với thuốc bột làm thành viên, gọi là ‘Cổn Đờm Hoàn’ hoặc ‘Toàn Chân Hoàn’. Ngày xưa, Kim Tuyên Tông uống có hiệu quả nên ban cho cái tên “Bảo An Hoàn” (Kinh Nghiệm phương).

+ Bài thuốc ‘Cổn Đàm Hoàn’ trị đàm gây ra trăm thứ bệnh, chỉ trừ tiêu chảy, trước hay sau khi có thai thì cấm dùng: dùng Đại hoàng tẩm rượu chưng chín, sắc mỏng phơi khô 320g, Sinh hoàng cầm 320g, Trầm hương 20g, Thanh mộc thạch 80g và Diêm tiêu 80g, cho vào nồi, lấy đất sét trét kín, đốt cho đỏ lên rồi nghiền bột 80g. Các vị trên đều tán bột, lấy nước làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Thường uống 10-20 viên, bệnh nặng uống 50-60 viên, nhẹ hoặc chậm uống 70-80 viên, cần gấp thì uống 120 viên với nước nóng, nằm yên đừng cử động để trục đàm trệ ở thương tiêu. Uống ngày đầu ra hết bào bọt, sau ra nhớt dãi, nếu chưa thì uống tiếp. Ngày xưa. Vương Ẩn Quân hàng năm dùng bài này để chữa lành hàng vạn bệnh (Dưỡng Sinh Chủ Luận phương).

+ Trị đàn bà kinh huyết không thông, xích bạch đới, rong kinh, tiêu ra máu, các chứng lâm, sản hậu tích huyết, bụng đau gò có cục, đàn ông bị ngũ lao thất thương, trẻ con bị nóng sốt về chiều, dùng hiệu quả rất nhanh: Cẩm văn đại hoàng 1 cân chia làm 4 phần: Một phần ngâm với 1 chén Đồng tiện, muối ăn 8g, ngâm 1 đêm, xắt mỏng phơi khô; 1 phần dùng rượu ngon tẩm 1 chén trong một ngày, bào mỏng, lại lấy Ba đậu nhân 35 hạt sao với nó, tới khi Ba đậu vàng thì bỏ đi, chỉ lấy Đại hoàng; Một phần ngâm 1 chén nước với Hồng hoa 160g nấu một đêm, xắt mỏng, phơi khô; Một phần dùng 4 lượng Đương quy bỏ vào một chén giấm nhạt tẩm một đêm phơi khô, bỏ Quy đi, xắt lát mỏng, phơi khô. Tất cả tán bột, trộn với mật làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên, lúc đói với rượu ấm. Chờ khi đi cầu ra những vật dơ là có hiệu nghiệm (Y Lâm Tập Yếu phương).

+ Trị các loại bệnh ở tâm phúc, các loại bệnh hiểm nghèo: Ba đậu, Đại hoàng, Can khương mỗi thứ 40g, tán bột, trộn với mật, quết một ngàn chày rồi viên bằng hạt đậu nhỏ. Mỗi lần uống 3 viên. Hễ khi trẻ con chạm vía làm tâm bụng căng đau như dùi châm, dao cắt, thở gấp, cấm khẩu, chết lăn quay, lấy nước ấm hoặc rượu cho uống với thuốc thêm 3 viên nữa, khi nào trong bụng chuyển sôi là được, tới khi tiêu hoặc mửa ra là tốt. Nếu miệng đã cấm khẩu, cậy răng đổ thuốc vào, bài này của Trọng Cảnh, ông Bùi Tú chức Tư Không đổi ra làm tán nhưng không hay bằng viên (Đồ Kinh phương).

+ Trị trong bụng căng đầy, bỉ khối, có hòn cục: dùng Đại hoàng 400g, tán bột, 3 thăng giấm, 2 muỗng mật ong, trộn, nấu lên làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước gừng sống, khi nào mửa hoặc đi tiêu là được (Ngoại Đài Bí Yếu ).

+ Trị bụng sườn tích khối: Phong hóa thạch hôi, tán bột, nửa cân, sao thật chín xong đợi nguội, bỏ bột Đại hoàng 40g sao chín, bỏ bột 20g Quế tâm vào, sao qua rồi cho giấm gạo vào làm thành cao, phết vào vải, dán lên nơi đau (Đan Khê Tâm Pháp).

+ Trị bụng sườn tích khối: Đại hoàng 80g, Phác tiêu 40g tán bột, lấy tỏi đâm nhuyễn trộn dán (hoặc gia thêm 40g A ngùy rất hay) (Đan Khê Tâm Pháp).

+ Trị tích tụ lâu ngày không khỏi, đại tiểu tiện không thông, có cảm giác như cái gì thốc lên trái tim, bụng sình căng đau, ăn không tiêu: Đại hoàng, Bạch thược mỗi thứ 80g, tán bột, trộn hồ làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 40 viên, ngày 3 lần, hễ thấy chuyển là được (Thiên Kim phương).

+ Trị cam tích, tỳ tích, dùng cho người lớn cũng như trẻ con: Cẩm vân đại hoàng 120g, tán bột. Lấy một chén giấm đổ vào trong nồi đất, nấu lửa nhỏ thành cao, bỏ trên miếng ngói phơi nắng và sương 3 ngày đêm, nghiền nát. Lại dùng Lưu hoàng 40g, Quan quế chi 40g, tán nhuyễn. Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, dùng 2g, người lớn 6g, uống với nước cơm. Kiêng tất cả các loại thức ăn sống lạnh, chỉ dùng cháo trắng nửa tháng, nếu điều trị một lần không lành, thì nửa tháng sau uống một lần nữa (Thánh Tế Tổng Lục).

+Trị trẻ nhỏ bị loa lịch, sài đầu hoặc bụng sình, rồi lại khỏi, phát sinh nhiều biến chứng: Đại hoàng loại tốt 360g, bỏ vỏ, gĩa nát, tán bột. Lấy 3 thăng rượu ngon với gạo bỏ vào trong bát sành, đem nấu cách thủy thành cao, viên thành hoàn, to bằng hạt ngô đồng. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: uống 1 lần 7 viên mỗi ngày. Nếu tiêu ra phân như nước mũi xanh đỏ là tốt, nếu uống vào không hạ thì phải thêm từ từ, nếu hạ quá phải giảm bớt. Kiêng ăn vật độc, mẹ còn cho con bú cấm uống (Thôi Tri Để phương).

+ Trị các loại nóng của trẻ nhỏ: Đại hoàng nướng chín, Hoàng cầm mỗi thứ 40g tán bột, luyện mật làm viên, to bằng hạt mè lớn. Mỗi lần uống 5-10 viên với mật( Có thể thêm Hoàng liên gọi là ‘Tam Hoàng Hoàn’ -Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).

+ Trị cốt chưng, tích nhiệt, vàng ốm dần dần: Đại hoàng 4 phần, sắc với 5-6 chén Đồng tiện còn 4 chén, bỏ bã, uống 2 lần lúc đói (Quảng Lợi phương).

+ Trị xích bạch trọc, lâm chứng: Đại hoàng tốt, tán bột. Mỗi lần dùng 6 phân. Dùng 1 cái trứng gà, soi thủng 1 lỗ, xong bỏ thuốc vào, khuấy đều, chưng chín, ăn lúc đói, không quá 3 lần (Giản Tiện phương).

+ Trị tướng hỏa bí kết: Bột Đại hoàng 40g, bột Khiên ngưu 20g. Mỗi lần uống 12g. Có quyết lãnh thì uống với rượu, không có quyết lãnh mà bứt rứt ở tim thì uống với mật (Bảo Mệnh Tập).

+ Trị các chứng lỵ giai đoạn đầu: Đại hoàng nướng chín, Đương quy mỗi thứ 12g, người mạnh dùng tới 40g, sắc uống cho đi cầu. Có thể thêm Binh lang (Tập Giản phương).

+ Trị nhiệt lỵ mót rặn: Đại hoàng 40g, ngâm rượu nửa ngày, sắc uống cho đi cầu (Tập Giản phương).

+ Trị suyễn đột ngột muốn chết, không nói được, nôn ọe dãi nhớt: Đại hoàng, Nhân sâm, mỗi thứ 20g, sắc với 2 chén nước còn 1 chén, uống nóng (Thế Y Đắc Hiệu phương).

+ Trị đàn bà huyết tích đau: Đại hoàng 40g, rượu 2 thăng, nấu thật sôi, uống thì đi cầu được (Thiên Kim phương).

+ Trị sản hậu ra huyết khối: bột Đại hoàng 40g, giấm ngon nửa thăng, nấu thành cao, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên với giấm nóng, uống lâu sẽ khỏi (Thiên Kim phương).

+ Trị chứng khí thống do huyết khô: Cẩm văn đại hoàng, ngâm rượu, xắt mỏng, phơi khô 160g, tán bột. Giấm ngon 1 thăng, nấu thành cao, trộn thuốc bột làm thành viên to bằng hạt súng. Mỗi lần uống 1 viên với rượu trước khi đi ngủ, đại tiện thông 1-2 lần thì chất độc hồng hồng tự nhiên ra, đó là bài thuốc hay để điều kinh (có thể thêm Hương phụ) (Tập Nghiệm phương).

+ Trị đàn bà âm hộ đau: Đại hoàng 40g, Dấm 1 thăng sắc uống (Thiên Kim phương).

+ Trị dịch hoàn sa xuống gây nên đau: bột Đại hoàng tẩm giấm, xức vào đó, khô thì thay cái mới (Mai Sư phương).

+ Trị thấp nhiệt, chóng mặt không chịu nổi: Đại hoàng sao rượu, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà, đó là trị tiêu có tính cấp thời (Đơn Khê Tâm Pháp).

+ Trị trẻ nhỏ não bị nhiệt, thường muốn nhắm mắt: dùng Đại hoàng 0,4g, ngâm với 3 chén nước 1 đêm. Một tuổi: uống nửa chén, còn dư thì bôi lên đầu, khô thì bôi tiếp (Diêu Hòa Chúng Chí Bảo phương).

+ Trị mắt đau, mắt đỏ nghiêm trọng: dùng Tứ Vật Thang thêm Đại hoàng sắc rượu uống (Truyền Tín Thích Dụng phương).

+ Trị răng đau do vị hỏa: Ngậm một ngụm nước, lấy giấy cuộn lại, lấy bột Đại hoàng, đau bên nào thổi vào mũi bên ấy (Nho Môn Sự Thân).

+ Trị răng đau do phong nhiệt: Đại hoàng bỏ vào trong bình, đốt cháy tồn tính, rồi tán bột, xức buổi sáng và chiều (Thiên Kim phương).

+ Trị chân răng thường ra máu, lở rụng dần và miệng hôi: Đại hoàng ngâm với nước vo gạo cho mềm, Sinh địa hoàng, hai thứ đều xắt vòng quanh 1 lát, hợp cả hai thứ dán lên chỗ đau, một đêm là khỏi, chưa lành phải dán lại. Kiêng nói chuyện (Bản Sự phương).

+Trị miệng lở loét: Đại hoàng, Khô phàn, 2 vị bằng nhau, tán bột, xức vào, ra nhớt dãi là tốt (Thánh Huệ phương).

+ Trị trong mũi lở loét: Sinh địa hoàng, Hạnh nhân đều giã nát, trộn với mỡ heo, xức vào (Thánh Huệ phương).

+ Trị trong mũi lở loét: Sinh địa hoàng, Hoàng liên mỗi thứ 4g, Xạ hương 1 chút, tán bột, trộn dầu xức vào (Thánh Huệ phương).

+ Trị từ trên cao rơi xuống hoặc gỗ đá đè làm bị thương, các loại tổn thương làm ứ huyết, ngưng tích, đau không chịu được: rượu Đại hoàng nấu 40g, Hạnh nhân bỏ vỏ 21 trái, nghiền nhỏ, 1 chén rượu, sắc còn 6 phân, uống khi gà gáy tới sáng, sẽ tan ứ huyết (Tam Nhân phương)

+ Trị chấn thương ứ huyết ở bên trong căng đầy: Đại hoàng, Đương quy, liều lượng bằng nhau, sao, nghiền nát. Mỗi lần uống 16g với rượu ấm, chờ khi đi ra vật độc thì lành (Hòa Tễ Cục phương).

+ Trị chấn thương ứ huyết một chỗ làm sốt về chiều: Đại hoàng bột, trộn nước gừng xức vào (Tập Giản phương).

+ Trị dao cắt đứt da, đau nhức, táo bón: Đại hoàng, Hoàng cầm tán bột, 2 vị bằng nhau, luyện viên với mật. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên, trước bữa ăn với nước (Thiên Kim phương).

+ Trị lở nứt vì lạnh: bột Đại hoàng trộn nước xức vào (Vệ Sinh Bảo Giám).

+ Trị bị đánh đập sưng đau: Bột Đại hoàng trộn với giấm bôi vào (Vệ Sinh Bảo Giám).

+ Trị cứu gây nên lở loét vì độc: Đại hoàng, Phác tiêu mỗi thứ 20g, tán bột, uống với nước, đi cầu được là đỡ (Trương Cảo phương).

+ Trị khỉ cắn mà vết thương lở độc: bột Đại hoàng trộn xức vào (Trương Cảo phương).

+ Trị đơn độc sưng đỏ cả người: Đại hoàng mài với nước, bôi lên chỗ đau (Cấp Cứu phương).

+ Trị sưng độc giai đoạn đầu: Đại hoàng, Ngũ bội tử, Hoàng bá, lượng bằng nhau, tán bột, trộn với nước sông mới múc lên, bôi ngày 4-5 lần (Trửu Hậu phương).

+ Trị mụn nhọt sưng nóng đỏ: bột Đại hoàng, trộn với giấm, bôi vào, khô thì thay cái mới, cho đến khi khỏi (Trửu Hậu phương).

+ Trị vú sưng: Đại hoàng, Phấn thảo, mỗi thứ 40g, tán bột, nấu với rượu ngon thành cao, để dành, bôi thuốc lên miếng lụa, dán vào. Trước khi dán phải uống 1 muỗng với rượu nóng. Sáng sớm sẽ đi ra những vật độc (Phụ Nhân Kinh Nghiệm phương).

+ Trị phong cùi lở loét: Đại hoàng nướng chín 40g, Tạo giáp thích 40g, tán bột. Mỗi lần uống 1 muỗng lúc đói, với rượu nóng, đi cầu được rồi, ra những vật dơ, xong dùng Hùng hoàng, Hoa xà hoặc bài ‘Thông Thiên Tái Tạo Tán’ mới dứt căn (Thập Tiện Lương phương).

+ Trị bỏng nóng: Đại hoàng thứ tốt, nghiền sống thành bột, trộn mật, bôi. Không những có tác dụng cầm đau mà khỏi bị sẹo nữa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị trung tiêu, thượng tiêu có nhiệt đàm sinh ra đau nửa đầu, các loại thuốc hầu như không có hiệu quả, tổn thương tới mắt, dùng Đại hoàng khuấy với mật ong và nước Trúc lịch, cửu chưng cửu sái, viên hồ bằng hạt mè mà uống lần 12g với nước Bạc hà. Lại trị tỳ vị ở trung tiêu bị thấp nhiệt bám xuống thận kinh, đến nỗi ăn no rồi đi ngủ thì bị di mộng tinh. Khi ngủ nên uống 3-16g với nước sắc Thăng ma, Trần bì để cho hết thấp nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị mắt đỏ, mắt đau: Đại hoàng một chút, thêm một ít Hồng hoa, Sinh địa, chưng cách thủy, lấy giấy thấm nước đắp, không nên sắc lâu, khi sôi xong đổ vào để uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị thương hàn phát ở âm kinh mà lại đưa xuống dưới, làm cho đầy tức ở dưới tim nhưng không đau, đè vào mềm, đó là chứng Bỉ, dùng bài ‘Đại Hoàng Hoàng Liên Tả Tâm Thang’ làm chủ, trong đó Đại hoàng 80g, Hoàng liên 40g. Sắc Đại hoàng cho thật sôi rồi lấy 2 bát ngâm với vị trước đó, chia ra 2 lần uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Khiết cổ dùng Đại hoàng để tả các loại thực nhiệt không thông và tả chứng đầy tức dưới tim do thực, đây là theo phương pháp của Trọng Cảnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị xích, bạch đới giai đoạn đầu, người còn khỏe mạnh có thể dùng với Chỉ xác, Binh lang, Đương quy, Cam thảo, Hoạt thạch dùng làm viên uống, đó là phương pháp ‘Nghênh nhi đoạt chi’ (Đón ngừa để cướp lấy bệnh), tuy nhiên không nên dùng quá dễ làm tổn thương tới Vị khí (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Dùng Đại hoàng để trị nhọt đau sưng, cùng với Bạch cập, Bạch liễm (sao), Trần tiểu phấn, Một dược, Nhũ hương, uống với giấm và mật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị bỏng: Đại hoàng tán bột trộn dầu mè xức nơi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi và sưng tấy do chứng nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

(2) Đại hoàng Đương quy, 2 vị bằng nhau, tán bột lần uống 12g, ngày uống 2 lần với rượu, trị bổ té, tổn thương do chấn thương ứ huyết sinh đau.

+ Trị thận suy mạn tính: Bệnh viện thủ đô Bắc Kinh báo cáo: dùng Đại hoàng 30-60g sống (nếu sao, dùng 20g), Mẫu lệ (nung) 30g, Bồ công anh 20g, sắc còn 600- 800ml. Thụt lưu đại trường mỗi ngày 1 lần. Bệnh nặng 2 lần. Làm sao cho bệnh nhân mỗi ngày tiêu 3-4 lần là được. Kết quả: Trong 20 ca, tổ A 10 ca ( Creatin in 10mg% ), triệu chứng cải thiện, urê giảm, kết quả rõ. Tổ B 6 ca ( Creatinin 10-15mg%), kết quả kém. Tổ C 4 ca ( Creatin in 15mg%), kết quả kém hơn (Tất Tăng Kỳ, Trung Y Tạp Chí 1981, 9: 21 ).

+ Trị xuất huyết tiêu hóa trên: Dùng bột (viên hoặc xi rô ) Đại hoàng trị 890 ca xuất huyết tiêu hóa trên ( không bao gồm xuất huyết do xơ gan ), mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần, kiểm tra phân thấy âm tính hoặc dương tính nhẹ mới ngưng uống. Trong thời gian điều trị, không dùng các loại thuốc cầm máu khác. Chảy máu nhiều thì truyền rnáu hoặc Gluco. Kết quả trong 890 ca có 868 ca máu cầm, tỉ lệ 97%. Bình quân thời gian cầm máu là 2 ngày, bình quân lượng Đại hoàng dùng cho mỗi bệnh nhân là 18g ( Tiêu Hồng Hải, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 85).

+ Trị tụy viêm cấp: Tác gỉa dùng Sinh đại hoàng sắc, mỗi lần 30-60g. Cứ 1 - 2 giờ uống 1 lần cho đến khi bụng giảm đau, Amyase nước tiểu bình thường, khi bạch cầu giảm thì bớt liều dần. Đã trị100 ca, trừ các chứng nặng đều không dùng phương pháp hạ áp lực dạ dày, ruột, không nhịn ăn. Một số ít bệnh nhân truyền dịch hoặc dùng thêm trụ sinh. Sau khi bệnh ổn định, tiếp tục dùng viên Đại hoàng, mỗi lần 3g, ngày 2 lần để củng cố. Kết quả: tòa n bộ bệnh nhân đều có kết quả. Bình quân sau 2 ngày, lượng Amylase trong nước tiểu bình thường, sau 3 ngày thì bụng hết đau và các triệu chứng rối loạn ở bụng cũng hết. Sau 5 ngày thử nghiệm thấy SGPT hồi phục bình thường. Bình quân mỗi bệnh nhân dùng 450g Đại hoàng( Trung Tây y kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 85 ).

+ Trị ruột viêm hoại tử xuất huyết: Tác gỉa dùng thuốc sắc Đại hoàng sống kết hợp truyền dịch cân bằng nước điện giải trị14 ca. Người lớn mỗi lần uống Đại hoàng sống 24-30g dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày 2-3 lần. Trừ 2 ca không khỏi, còn lại đều tốt. Thườn g sau 2-6 lần uống, bụng giảm đau rõ. Triệu chứng nhiễm độc được cải thiện, phân có máu và mũi chuyển thành phân lỏng (Chu Kiến Nghi, Phúc Kiến trung Dược Tạp Chí 198 1, 11:36 ).

+ Trị tai biến mạch máu não: Bệnh viện Trung y thành phố Tôn Nghĩa trị 72 ca tai biến mạch não ( não xuất huyết 11 ca, nhũn não 61 ca, có các triệu chứng: bình quân 4 ngày không đại tiện, rêu lưỡi vàng nhớt, hoặc khô. Dù ng Đại hoàng 12g, Mang tiêu 10g (hòa uống ), Chỉ thực ( hoặc Hậu phác 9g), Cam thảo 6g, sắc còn 200m, chia 2 lần uống, cứ 2 giờ 1 lần. Nếu hôn mê thêm An Cung Ngưu Hoàng Hoàn 1-2 viên. Thường chỉ uống 1-2 lần là tỉnh, triệu chứng giảm, bệnh nhẹ hơn. Trong số 18 ca hôn mê, sau khi uống thuốc tỉnh 10 ca, không thay đổi 8 ca (Thang Tống Minh, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1983, 1: 19) .

+ Trị chứng lipid huyết cao: dùng cồn chiết xuất Đại hoàng làm viên 0,25g, trị 47 ca, mỗi ngày vào lúc sáng sớm, uống 3 viên, liên tục 3 tuần, kết quả tốt. Số bệnh nhân có chỉ số Triglyceride và b-Lipoprotein cao đạt kết quả 76% (Tiêu Đông Hải, Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1988, 8: 2 ).

+ Trị viêm gan vàng da cấp tính: dùng liều cao Đại hoàng trị 80 ca, người lớn dùng 50g, trẻ nhỏ 25-30g, sắc uống, mỗi ngày 1 lần, trung bìmh dùng 16g mỗi ngày. Kết qủa hồi phục chức năng gan, các triệu chứng cải thiện tốt, tỉ lệ có kết quả là 95%, tốt 81,25% ( Ngô Tài Hiền, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1984, 2: 88 ).

+ Trị Amidal viêm có mủ cấp tính: mỗi ngày dùng Đại hoàng (sống) 15g, trẻ nhỏ dùng 8 - 10g, hòa với 250ml nước sôi, uống nuốt dần, 2 giờ uống 1 lần, có thể uống 4 lần. Theo dõi 22 ca, kết quả tốt, bình quân 2-4 ngày thì khỏi ( Lâm Văn Mổ, Phúc Kiến Trung Dược Tạp Chí,1987, 2: 43).

+ Mỗi ngày dùng Đại hoàng sống 6-9g hãm nước uống. 2 giờ sau, lấy bã thuốc đó lại hãm thêm nước sôi uống lần nữa. Đã trị 40 ca trẻ nhỏ viêm amid an có mủ. Kết quả tỉ lệ khỏi là 85% ( Tôn Thiệu Danh, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1987, 11: 695 ).

Tham khảo:

+ Đại hoàng thông được kinh nguyệt ở đàn bà con gái, tiêu phù thũng, thông đại tiểu trường, tán bột hoặc mài với rượu dán vào chữa được những nơi nóng nẩy mụn nhọt có độc, thời khí, phiền nhiệt, sưng đau (Dược Tính Bản Thảo).

+ Đại hoàng tuyên thông được tất cả mọi chứng thuộc khí, điều hòa được huyết mạch, nó thông lợi được quan tiết (khớp), tiêu tan chỗ ủng trệ, thủy khí, ôn chướng, nhiệt ngược [sốt rét] (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).

+ Đại hoàng tả được các chứng thực nhiệt, hạ tiêu thấp trệ, tiêu túc thực, tả được dưới tim đầy tức (Trân Châu Nang).

+ Đại hoàng chữa được xích bạch hạ lỵ, mót rặn, tiểu rít, táo kết do thực nhiệt, sốt về chiều, hôn mê nói xàm, vàng da, lở láy nóng nảy (Bản Thảo Cương Mục).

+ Đại hoàng sở dĩ bẩm thụ được khí trọc âm của đất, được hấp thụ hàn khí của trời nữa, vì vậy nó được chính cái vị đắng, khí của nó rất lạnh nhưng mà không độc. Vào kinh túc Dương minh, túc Thái âm, túc Quyết âm và cả thủ Dương minh kinh nữa. Cả khí và vị của nó đều hậu cả (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Đại hoàng tính của nó cực kỳ mãnh liệt, nên người ta thường gọi biệt hiệu của nó là Tướng quân, như bài ‘Tả Tâm Thang’ trị được chứng tâm khí bất túc mà tà khí thì có thừa vậy. Dù bảo rằng là tả tâm nhưng thực ra tả hỏa ẩn núp trong huyết vậy. Ngày xưa Trương Trọng Cảnh chữa chứng đầy tức ở dưới tim thường dùng Đại hoàng, Hoàng liên (tức là bài ‘Tả Tâm Thang’), đó là tả khí thấp nhiệt ở trường vị, thật ra mà nói thì không tả gì đến tâm cả. Vì bệnh phát ra ở tâm mà hay chạy xuống dưới, cho nên nó mới làm ra đầy tức, ấy là hàn khí nó lại nhập vào huyết phận, tà khí vì được chỗ hư, nên mới kết lại ở thượng tiêu, nên mới nói là tả tâm, thực ra là tả Tỳ vậy (Bản Thảo Đồ Giải).

+ Đại hoàng tính rất lạnh và rất đắng, trầm mà không giáng, tẩu tán mà không giữ gìn. Tính của nó chuyên vào Dương minh và Vị phủ Đại Tiểu trường (Bản Thảo Cầu Chân).

+ Đại hoàng vị đắng, tính hàn, màu vàng, khí hơi xông lên. Thiên ‘Ngọc Cơ Chân Tạng Luận” nói rằng, ngũ tạng trong cơ thể con người bẩm thụ khí của vị khí, vì vị khí là cái gốc. Vị khí yên thì ngũ tạng cũng yên, nên nói rằng yên thì hòa được ngũ tạng. Tôi nghĩ rằng: Đại hoàng tính ức dương mà nuôi âm, nó có tính cách yên được ngũ tạng thực là công đứng đầu của nó. Vì nó có tác dụng phá tích ứ, tháo chảy nhanh chóng nên gọi là tướng quân, nên thường sợ mà không dùng tới nó (Bản Thảo Sùng Nguyên).

+ Đại hoàng khí lạnh bởi bẩm thụ thủy khí dù cho trời đông rét tuyết. Nhập thủ Thái dương hàn thủy Tiểu trường kinh. Vị nó không độc, nó được những cái vị hỏa phương Nam của đất nên vào thủ thiếu âm Tâm kinh, thủ thiếu dương tướng hỏa Tam tiêu, khí vị của nó đều có tính giáng âm (Bản Thảo Kinh Giải).

+ Dùng Đại hoàng người ta chỉ biết nó có tác dụng khai thông được trì trệ, tiêu bế tắc và đẩy được tích trệ, chứ không biết rằng nó hay lưu hành được hỏa khí. Nó đã được Hỏa sinh ra Thổ, vì Đại hoàng màu vàng, khí thơm, vì vậy là thuốc chữa Tỳ, nhưng ngoài ra còn có nghĩa là trong chỗ vàng đó nó lại có thể thông suốt được nữa, dáng của nó như gấm vân hoa, thể chất và màu tím đậm, đó chẳng phải nó thuộc Hỏa chạy suốt ở trong Thổ hay sao (Bản Thảo Sơ Chướng).

+ Khí hư dùng với Nhân Sâm là bài ‘Hoàng Long Thang’; Huyết hư dùng vớỉ Đương qui là bài ‘Ngọc Chúc T'án’; Dùng thêm Cam thảo, Cát cánh để thuốc bớt hành ; Dùng với Mang tiêu, Hậu phác làm tăng thêm lực của thuốc. Dùng nhiều hoặc ít tùy theo cơ thể hư hoặc thực. Nếu dùng lầm sẽ giống như dùng chim độc vậy (Cản h Nhạc Toàn Thư).

+ Hợp với Hậu phác, Chỉ thực trị bụng ngực đầy; Hợp với Hoàng liên trị chấn thủy đầy; Hợp với Cam toại, A giao trị thủy và huyết; Hợp với Thủy điệt, Manh trùng, Đào nhân để trị ứ huyết; Hợp với Hoàng bá, Chi tử trị vàng da; Hợp với Mang tiêu trị bỉ khối ... (Dược Chứng Bản Thảo).

+ Thiên kim phương và các môn thuốc khác của Trọng Cảnh như bài ‘Tam Hoàng Thang’ đều ghi rằng: Người bị tâm nóng quá, thêm Đại hoàng tẩm với rượu thì vào kinh Thái dương, muốn vào kinh khác thì không dùng rượu, vì tẩm rượu lâu mùi vị của nó nhẹ đi, nhờ sức của rượu đưa đi có thể lên tới chỗ rất cao, rửa rượu thì không tả hạ mạnh, cho nên Đại hoàng dùng trong bài ’Đại Thừa Khí Thang’ đều tẩm rượu, duy có bài ‘Tiểu Thừa Khí Thang’ thì để sống, vậy rượu là tay lái của Đại hoàng, không riêng gì Cát cánh mới làm cho nổi lên đến giữa ngực để trừ bỏ thấp nhiệt, kết nhiệt. Người xưa nói rằng, để sống mà dùng thì trừ nhiệt làm hết đau mắt đỏ. Lưu Hà Gian nói rằng: “Vì Đại hoàng chưa chế rượu thì nhiệt ở thượng bộ không trừ được” là chính vì lẽ đó (Dược Phẩm Vậng Yếu).

-----------------------------------------------------------------------

Bạch chỉ :

Xuất xứ: Bản Kinh.

-Tên khác:

Bách chiểu, Chỉ hương, Cửu lý trúc căn, Đỗ nhược, Hòe hoàn, Lan hòe, Linh chỉ, Ly hiêu, Phương hương (Bản Kinh), Thần hiêu (Hòa Hán Dược Khảo), Bạch cự (Biệt Lục), Phù ly, Trạch phần (Ngô Phổ Bản Thảo), An bạch chỉ, Hàng bạch chỉ, Vân nam ngưu phòng phong, Xuyên bạch chỉ (Trung Dược Đại Từ Điển), Hưng an bạch chỉ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hàng bạch chỉ, Hương bạch chỉ, Xuyên bạch chỉ (Đông Dược Học Thiết Yếu),

-Tên khoa học:

Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F.

-Họ khoa học: Apiaceae.

-Mô tả:

Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 1-1,5 m. Thân rỗng, đường kính có thể đến 2-3cm. Mặt ngoài mầu tím hồng, phía dưới nhẵn, phía trên gần cụm hoa có lông ngắn. Rễ phình thành củ dài, mọc thẳng, đôi khi phân nhánh. Lá tọt có cuống dài, phát triển thành bẹ rộng, ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần, hình lông chim. Thùy hình trứng dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa. 2 mặt lá không lông trừ đường gân ở mặt trên lá có lông tơ. Cụm hoa là 1 tán kép, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, có cuống chung dài 4-8cm, cuống tán dài 1cm. Hoa mầu trắng, mẫu 5. Quả bế đôi dẹt, hình bầu dục hoặc hơi tròn, dài khoảng 6mm. Rễ, thân, lá, có tinh dầu thơm. Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Phân biệt:

Phân biệt với cây xuân Bạch Chỉ (Angelica anomala Lallem) cùng họ với cây trên, đó là cây cao 2-3m. Lá 3 lần sẻ lông chim. Lá chét có cuống dài khoảng 3cm. Những điểm khác đều giống loài ở trên.

Mô tả dược liệu: Rễ Bạch Chỉ (Angelica dahurica Benth et Hook.) hình trụ, đầu trên hơi vuông mang vết tích của cổ rễ, đầu dưới nhỏ dần. Mặt ngoài màu vàng hay nâu nhạt có nhiều lớp nhăn dọc nhiều lỗ vỏ lồi lên nằm ngang xếp thành 4 hàng dọc. Bẻ ngang cứng, mặt bẻ không sơ. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng, mô mềm vỏ màu trắng ngà, có nhiều bột, phía ngoài xốp hoặc có nhiều điểm nhỏ màu nâu (ống tiết) tầng sinh gỗ hình vuông. Gỗ chiếm trên 1/2 đường bán kính. Mùi thơm hơi hắc, vị hơi cay gọi là hàng Bạch Chỉ.

Rễ Bạch Chỉ (Angelica anomala Lallem) cũng hình trụ mặt ngoài màu vàng nâu hay nhạt, có lỗ vỏ lồi lên nằm ngang. Bẻ ngang cứng, mặt bẻ không sơ. Mặt ngang có lớp bần mỏng, mô mềm màu vỏ trắng tro, có nhiều tính bột phía ngoài có nhiều điểm nhỏ màu nâu (ống tiết), tầng sinh gỗ hình vòng tròn, gỗ chiếm trên 1/3 đường bán kính. Mùi hơi hắc, vị hơi cay gọi là Xuyên Bạch Chỉ.

Thu hái, sơ chế: Lá úa vàng lúc mùa thu, đào rễ, bỏ thân và rễ con, rửa sạch đốt cho vào vại có vôi, đậy kín một tuần mới lấy ra phơi khô, có nơi phơi ngay nếu mưa thì sấy trong lò sau đó thì cạo bỏ vỏ mỏng ngoài Hoặc có nơi phơi hoặc sấy nhẹ đến khô, hoặc cho vào lò xông Lưu hoàng một ngày đêm cho thật chín mềm (cứ 100kg Bạch Chỉ tươi thì dùng 0,800kg Lưu hoàng) cho tới độ ẩm dưới 13% thì Bạch Chỉ mới trắng, những lần sấy sau Lưu hoàng ít hơn, cứ 100kg Bạch Chỉ thì cần Lưu hoàng đốt làm 2 lần.

-Bào chế:

+ Hái Bạch chỉ về, cạo sạch vỏ, thái nhỏ, lấy Hoàng tinh (số lượng bằng nhau), cho vào nồi, đồ 1 lúc, lấy Bạch chỉ ra, phơi khô, dùng. Hoặc hái về, rửa sạch, cắt ra từng khúc, trộn với vôi, phơi khô. Khi dùng cho vào thuốc thì sao qua. có thể sao cháy hoặc tẩm giấm, sao (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Rửa qua cho sạch, ủ 3 giờ cho mềm. Thái nhỏ, phơi trong râm cho khô. Không sao tẩm gì (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược – Việt Nam).

Rễ củ thu hái lúc trời khô ráo, trước lúc mưa to kéo dài. Đào rễ và cắt cho bằng đầu, tránh làm sây sát vỏ và gẫy rễ. Không thu hái ở cây đã kết hạt. Loại bỏ rễ con, rửa nhanh sau đó sấy Lưu huỳnh rồi phơi ở nhiệt độ 40-50o (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

-Thành phần hóa học:

+ Trong Bạch chỉ chứa tinh dầu và các dẫn chất Curamin là:Byak-Angelicin, Byak Angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phelloterin, Xanthotoxin, Anhydro Byakangelicin (Iso Byakangelicol), Neobyak Angelicol. Ngoài ra còn có Marmezin và Scopetin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Byak-Angelicin, Byak Angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phelloterin, Angelic Acid, Angelicotoxin, Xanthotoxin, Marmesin, Scopolotin, Isobyakangelicol, Neobyakangelicol (Trung Dược Học).

+ Isoimperatorin, Alloisoimperatorin, Alloimperatorin, Oxypeucedanin, Oxypeucedanin hydrate, Byakangelicin, Byakangelicol, Neobyakangelicol, Phellopterin, Xanthotoxol, Bergapten, 5-Methoxyl-8-Hydroxypsoralen, Cnidilin, Pabulenol (Okuyama T. Chem Pharm Bull, 1990, 38 (4): 1084).

+ Sitosterol, Palmitic acid (Đái Phu Tiến, Hóa Tây Dược Học Tạp Chí 1990, 38 (4): 1084).

-Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng kháng khuẩn:

Trong thí nghiệm, Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các loại Shigella và Salmonella (Trung Dược Học).

Bằng phương pháp khuyếch tán trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn, nước sắc và cao chiết từ Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng phế cầu (Diplococcus Pneumoniae), liên cầu (Streptococus Hemoleticus), tụ cầu vàng (Staphylococus Aureus), Bacillus Subtilis, Shigella Sonnei, Shigella Flexneri, Shigella Shiga, Shigella Dysenteriae, Enterococus, Vibrio Cholerae và Bacillus Typhi. Ngoài ra, Bạch chỉ còn có tác dụng kháng Virus (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây quặn đau bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch Acid Acetic 6%o cho chuột nhắt trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg, có tác dụng giảm đau rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Giảm đau: Làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng, đau thần kinh mặt (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh: Với liều nhỏ Angelicotoxin có tác dụng hưng phấn trung khu vận động huyết quản, trung khu hô hấp và dây thần kinh phế vị làm cho huyết áp tăng, mạch chậm, hơi thở kéo dài, chảy nước dăi và nôn mửa. Với liều lớn dẫn tới co giặt và tê liệt toàn thân (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Tác dụng kháng khuẩn: ức chế trực khuẩn ly, thương hàn, vi khuẩn G + (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Kháng khuẩn lao: Đối với vi khuẩn lao ở người thuốc có tác dựng ức chế rõ rệt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Dùng trong nhãn khoa: Loại Pommade làm từ Bạch chỉ có tác dụng tăng khả năng trị liệu và tránh được loét giác mạc do bỏng ánh sáng gây ra (Trung Dược Học).

+ Tác dụng chống viêm: Với mô hình gây viêm thực nghiệm bằng Kaolin trên chuột cống trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg có tác dụng chống viêm. Angelicotoxin, một hoạt chất chiết từ Bạch chỉ, dùng với liều nhỏ, có tác dụng kích thích trung khu vận mạch, tủy sống, gây tăng huyết áp, mạch chậm, hô hấp hưng phấn, các phản xạ được tăng cường, ngoài ra việc kích thích tiết nước bọt. Dùng với liều quá lớn gây co giật và cuối cùng dãn đến tê liệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Dùng trong tai mũi họng: Bột làm từ Bạch chỉ và Băng phiến, hít vào lỗ mũi, có tác dụng trị đầu đau, răng đau, thần kinh sinh ba đau (Trung Dược Học).

+ Độc tính của Angelicotoxin giống như chất Xicutoxin nhưng không mạnh bằng (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

-Tính vị, quy kinh:

+ Vị cay, hơi ngọt, tính ấm (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Vị cay, mùi hôi, hơi có độc (Dược Vật Đồ Khảo).

+ Vị cay, tính ấm, vào kinh Bàng quang (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vị cay, tính ấm. Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vị cay, tính ấm, vào kinh Phế, Vị và Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Vào kinh Vị, Đại trường, Phế (Trân Châu Nang).

+ Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Vào kinh Can, Vị, Đại trường (Bản Thảo Kinh Giải).

-Tác dụng, chủ trị:

+ Trị phụ nữ bị lậu hạ, xích đới, huyết bế, âm đạo sưng, nóng lạnh, đầu phong, chảy nước mắt, cơ nhục sưng (Bản Kinh).

+ Trị phong tà, nôn mửa, hông sườn dầy, đầu đau, khát lâu ngày, chóng mặt, mắt ngứa (Biệt Lục).

+ Trị xoang mũi, mũi chảy máu, răng đau, xương chân mày đau, bón, tiểu ra máu, huyền vận, giải độc do rắn cắn, vết thương đâm chém (Bản Thảo Cương Mục).

+ Trừ phong tà, làm sáng mắt, cầm nước mắt, trừ mủ. Trị ngực bụng đau như kim đâm, phụ nữ bị băng huyết, tiểu ra máu, lưng đau, bụng đau, ói nghịch (Dược Tính Luận).

+ Bổ thai lậu, hoạt lạc, phá huyết xấu, bổ huyết mới, bài nùng, chỉ thống, sinh cơ.Trị mắt đỏ, mắt có mộng, vú sưng đau, phát bối, loa lịch (lao hạch), trường phong, trĩ lậu, mụn nhọt, lở ngứa (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Trị da ngứa do phong, Vị bị lạnh, bụng đau do lạnh, cơ thể đau do phong thấp (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Tán hàn, giải biểu, khư phong, táo thấp, chỉ thống, giải độc. Trị đầu đau, răng đau, vùng trước trán và lông mi đau, tỵ uyên (xoang mũi viêm), xích bạch đới, mụn nhọt, ghẻ lở, ngứa ngoài da, rắn cắn, bỏng do nóng (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Táo thấp, trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu mủ, sinh da non, giảm đau. Trị phong thấp thuộc kinh dương minh, ung nhọt (Đông Dược Học Thiết Yếu).

-Liều dùng: 4-8g.

-Kiêng kỵ:

+ Nôn mửa do hỏa: không dùng. Lậu hạ, xích bạch đới, âm hư hỏa kết, huyết nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Nhức đầu do huyết hư, hỏa vượng, đinh nhọt hoặc mụn nhọt chưa vỡ miệng, người âm hư hỏa uất: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Âm hư, huyết nhiệt: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Âm hư hỏa vượng: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Đầu đau do huyết hư, ung ngọt đã vỡ mủ: không dùng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Không dùng đối với chứng đau đầu do huyết hư, ung nhọt đă vỡ mủ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Kỵ Tuyền phúc hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Ức chế Hùng hoàng, Lưu hoàng (Bản Thảo Cương Mục).

+ Bạch chỉ làm tổn thương khí huyết, không nên dùng nhiều (Lôi Công Bào Chích Luận).

-Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị đầu phong: Bạch chỉ, Bạc hà, Mang tiêu, Thạch cao, Uất kim. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít, thổi vào mũi ( Bạch Chỉ Tán – Lan Thất Bí Tàng).

+ Trị đầu đau, mắt đau: Bạch chỉ 16g, Ô đầu (sống) 4g. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít uống với nước trà (Bạch Chỉ Tán – Chu Thị Tập Nghiệm Phương).

+ Trị các chứng phong, chóng mặt, sản hậu sinh xong bị cảm do phong tà, tinh thần không tỉnh: Hương bạch chỉ (dùng nước nấu sôi 4-5 dạo), tán bột, trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 hoàn (Đô Lương Hoàn - Bách Nhất Tuyển Phương).

+ Trị chứng trường phong: Hương bạch chỉ, tán bột, uống với nước cơm (Bách Nhất Tuyển Phương).

+ Trị nửa đầu đau: Bạch chỉ, Tế tân, Thạch cao, Nhũ hương, Một dược (bỏ dầu), lượng bằng nhau. Tán nhuyễn, thổi vào mũi. Đau bên trái thổi bên phải và ngược lại (Bạch Chỉ Tế Tân Suy Tỵ Tán - Chủng Phúc Đường Công Tuyển Lương Phương).

+ Trị mi mắt đau do phong, nhiệt hoặc đờm: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm Pháp).

+ Trị mũi chảy nước trong: Bạch chỉ, tán bột. Dùng Hành gĩa nát, trộn thuốc làm hoàn 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g với nước trà nóng (Bạch Chỉ Tán - Chứng Trị Chuẩn Thằng).

+ Trị xoang mũi: Bạch chỉ, Phòng phong, Tân di mỗi thứ 3,2g, Thương nhĩ tử 4,8g, Xuyên khung 2g, Tế tân 2,8g, Cam thảo 1,2g, hòa với nước bôi chung quanh rốn. Kiêng thịt bò (Dương Y Đại Toàn).

+ Trị thương hàn cảm cúm: Bạch chỉ 40g, Cam thảo (sống) 20g, Gừng 3 lát, Hành 3 củ, Táo 1 trái, Đậu xị 50 hột, nước 2 chén, sắc uống cho ra mồ hôi (Vệ Sinh Gia Bảo Phương).

+ Trị trẻ nhỏ bị sốt: Bạch chỉ, nấu lấy nước tắm cho ra mồ hôi (Tử Mẫu Bí Lục Phương).

+ Trị bạch đới, ruột có mủ máu, tiểu đục, bụng và rốn lạnh đau: Bạch chỉ 40g, Đơn diệp hồng la quỳ căn 80g, Thược dược căn, Bạch phàn, mỗi thứ 20g. Tán bột. Trộn với sáp làm hoàn to bằng hạt Ngô đồng. Uống mỗi lần 10-15 hoàn với nước cơm, lúc đói (Bản Thảo Hối Nghĩa).

+ Trị các loại phong ở đầu, mặt: Bạch chỉ, xắt lát, lấy nước Củ cải tẩm vào, phơi khô, tán bột. Ngày uống 8g với nước sôi hoặc thổi vào mũi (Trực Chỉ Phương).

+ Trị trĩ ra máu: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, ngoài ra sắc thuốc lấy nước xông và rửa hậu môn (Trực Chỉ Phương).

+ Trị trĩ sưng lở loét: trước hết, lấy Tạo giác đốt, hun khói, sau đó lấy mật vịt trộn với bột Bạch chỉ, bôi (Y Phương Trích Yếu).

+ Trị chính giữa đầu đau (đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi, dùng bài này có hiệu quả): Bạch chỉ (sao) 100g, Xuyên khung (sao), Cam thảo (sao), Xuyên ô đầu (nửa sống nửa chín), mỗi vị 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước sắc Bạc hà, Tế tân (Đàm Dã Ông Thí Hiệu Phương).

+ Trị 2 đầu lông mày đau do phong, nhiệt, đờm: Bạch chỉ, Hoàng cầm (sao rượu), lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm pháp).

+ Trị răng đau do phong nhiệt: Bạch chỉ 4g, Chu sa 2g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt súng. Hàng ngày dùng sát vào chân răng (Y Lâm Tập Yếu Phương).

+ Trị răng đau do phong nhiệt: Bạch chỉ, Ngô thù, lượng bằng nhau, hòa với nước, ngậm (Y Lâm Tập Yếu Phương).

+ Trị các bệnh ở mắt: Bạch chỉ, Hùng hoàng, tán nhuyễn, trộn mật làm viên to bằng hạt nhãn, dùng Chu sa bọc ngoài. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hạt (Hoàn Tinh Hoàn - Phổ Tế Phương).

+ Trị tiểu khó do khí (Khí lâm): Bạch chỉ, tẩm giấm, phơi khô, 80g, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 8g với nước sắc Mộc thông và Cam thảo (Phổ Tế Phương).

+ Trị mắc (hóc) xương: Bạch chỉ, Bán hạ, lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g thì sẽ ói xương ra (Phổ Tế Phương).

+ Trị chân răng thối: Bạch chỉ 28g, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 4g, sau khi ăn (Bách Nhất Tuyển Phương).

+ Trị chân răng thối: Bạch chỉ, Xuyên khung, 2 vị bằng nhau, tán bột, làm viên to bằng hạt súng, ngậm hàng ngày (Tế Sinh Phương).

+ Trị mồ hôi trộm: Bạch chỉ 40g, Thần sa 20g. Tán bột, ngày uống 8g với rượu nóng (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).

+ Trị ống chân đau: Bạch chỉ, Bạch giới tử, lượng bằng nhau, trộn nước Gừng, đắp vào (Y Phương Trích Yếu Phương).

+ Trị bạch đới: Bạch chỉ 160g, Thạch hôi 640g. Ngâm 3 đêm, bỏ vôi đi, lấy Bạch chỉ xắt lát, sao, tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu, ngày 2 lần (Y Học Tập Thành Phương).

+ Trị táo bón do phong độc: Bạch chỉ, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm trộn với ít Mật ong (Thập Tiện Lương Phương).

+ Trị cháy máu cam không cầm: lấy huyết chảy ra đó, trộn với bột Bạch chỉ, đắp vào sơn căn (Giản Tiện Phương).

+ Trị thủng độc, nhiệt thống: Bạch chỉ, tán nhỏ, hòa dấm bôi (Vệ Sinh Giản Dị Phương).

+ Trị tiêu ra máu do phong độc trong ruột: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, rất thần hiệu (Dư Cư Sĩ Tuyển Kỳ Phương).

+ Trị đinh nhọt mới phát: Bạch chỉ 4g, Gừng sống 40g, rượu 1 chén, gĩa nát thuốc, uống nóng cho ra mồ hôi (Tụ Trân Phương).

+ Trị ung nhọt trong ruột, đới hạ ra chất tanh nhớp luôn luôn: Bạch chỉ 40g, Hồng quỳ 80g, Khô phàn, Bạch thược đều 20g. Tán bột, uống với nước cơm, lúc đói. Khi hết mủ, dùng lá Sen để bổ. Khi ung nhọt đã bớt thì giảm liều dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Trị ung nhọt sưng đỏ: Bạch chỉ, Đại hoàng, lượng bằng nhau, mỗi lần uống 8g với nước cơm (Kinh Nghiệm Phương).

+ Trị vết thương do dao chém, tên bắn : Bạch chỉ, nhai nát, đắp (Tập Giản Phương).

+ Giải độc Từ thạch: Bạch chỉ, nghiền nát, uống 8g với nước giếng (Sự Lâm Quảng Ký Phương).

+ Trị trẻ nhỏ bị đơn độc, độc còn lại chạy quanh, nhập vào bụng thì nguy: Bạch chỉ, Hàn thủy thạch, tán bột, trộn nước hành, dán vào chỗ đau (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).

+ Trị tiểu ra máu: Bạch chỉ, Đương quy, lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 8g (Kinh Nghiệm Phương).

+ Trị bệnh âm thử, xích thủng: Bạch chỉ, Đại hoàng, lượng bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống 6g với nước cơm ( Kinh Nghiệm Phương).

+ Trị ung nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, rắn cắn: Bạch chỉ, Bối mẫu, Liên kiều, Qua lâu, Tử hoa địa đinh, mỗi thứ 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 16g, Cam thảo 4g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị rắn độc hoặc rết cắn: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hương, lượng bằng nhau, uống với rượu ấm (Bạch Chỉ Hộ Tâm Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị bạch đới: Bạch chỉ, Mai mực, lượng bằng nhau, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 12g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị cảm, đầu đau (đau trước trán nhiều): Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 4g, Phòng phong 12g, Khương hoạt 8g, Hoàng cầm 8g, Sài hồ 8g, Kinh giới 8g, Cam thảo 4g, sắc nước uống (Khu Phong Thanh Thượng Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)..

+ Trị lở sơn: Bạch chỉ mài với rượu hoặc dấm bôi (Dược Liệu Việt Nam).

+ Trị miệng hôi: Bạch chỉ 30g, Xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2-3 viên (Dược Liệu Việt Nam).

-Tham khảo:

+ ”Đương quy làm sứ cho nó, ghét Tuyền phúc hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ ”Bạch chỉ ghét vị Tuyền phúc hoa - Mọi chứng lở ngứa dùng vị Bạch chỉ làm tá vì Bạch chỉ có tác dụng khu phong, hút được mủ ướt (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ ” Bạch chỉ và Giới bạch đều là thuốc thông khí, giảm đau, nhưng Giới bạch khí đục cho nên vào trong, chữa ngực đau, tê; Bạch chỉ khí trong cho nên đi ra ngoài, trị đau vùng xương lông mày - Bạch chỉ vị cay, tính ấm, nói chung dùng để táo hàn thấp mà tán phong nhưng có khi dùng để trị chứng phong nhiệt, vì vậy, cho thêm vào thuốc thanh tiết để làm nhiệm vụ ‘Phản tá’. Đó là dựa vào ý hỏa uất thì cho phát, kết thì cho tán (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ ” Bạch chỉ và Kinh giới đều là vị thuốc có vị cay, tính ấm, dùng để giải biểu. Không phải chỉ có vào khí phận mà còn vào huyết phận, đều có tác dụng phát tán phong hàn, xử lý huyết, có tác dụng tiêu thủng. Nhưng Bạch chỉ vị cay, thơm, tính ôn, táo, chủ yếu vào kinh dương minh, tán hàn mạnh và có khả năng thông mũi, táo thấp, hoạt huyết, trừ mủ. Kinh giới vị cay tính ấm nhưng không táo, chủ trị Can kinh, khu phong mạnh, trị được chứng co giật, làm sáng mắt, lợi hầu (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).

+ ” Xưa ở Lâm Xuyên có người bị rắn độc cắn, hôn mê, cánh tay sưng to bằng đùi chân, một lát thì khắp người sưng phù, mầu đen tím bầm. May gặp một đạo nhân dùng bột Bạch chỉ hòa với nước mới múc lên mà đổ cho uống rồi thấy trong rốn máy động, miệng ói ra nước vàng tanh hôi ghê gớm, ít lâu sau thì tự nhiên tiêu tan. Về sau dùng bài Mạch Môn Đông Thang mà điều dưỡng nhưng cũng phải dùng bột Bạch chỉ thì xát hoài. Lại một chuyện ở Kinh sơn tự, có tu sĩ bị rắn độc cắn vào chân, sau đó vỡ ra, hôi thối, đã dùng nhiều thuốc mà không khỏi. May gặp một tu sĩ đến chơi, dùng nước mới múc lên mà rửa luôn, sạch hết thịt thối, đến nỗi lòi cả gân trắng ra. Sau đó rót nước nhiều vào rồi để cho khô, dùng bột Bạch chỉ cùng với Đởm phàn và Xạ hương một ít, rắc thấm vào thì nước độc chảy ra, hàng ngày cứ làm như thế, được một tháng thì khỏi” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ “Ông Trương Sơn Lôi nói rằng: Bạch chỉ vị cay, tính ấm, thơm tho và mạnh mẽ, tính ráo, đặc biệt là nó sơ phong tán hàn. Nó có thể đi lên đầu, mắt. Tính nó cũng hay táo thấp, thăng dương, đi khắp mọi chỗ ở da thịt. Công hiệu của Bạch chỉ cũng gần giống như Xuyên khung, Cảo bản” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

-----------------------------------------------------------------------

Một dược

Tên thuốc: Murrha; Resina myrrhae.

Tên khoa học: Commiphora myrrha Engler. Họ Trám (Burseraceae)

Bộ phận dùng: nhựa cây Một dược.

Từng cục, từng khối, ngoài vỏ đỏ nâu, trong sáng bóng có đốm trắng, khó tán bột, mài với nước trắng như sữa; phơi nắng thì hoá mềm dẻo và thơm, đốt vào lửa không chảy nhưng cháy có mùi thơm nồng.

Tính vị: vị ngọt, tính bình.

Quy kinh: Vào kinh Can.

Tác dụng: thông 12 kinh, làm thuốc tán huyết, tiêu sưng, cắt cơn đau, lên da non.

Chủ trị: trị vết thương đâm chém, trị lở độc, bệnh trĩ, bệnh lậu.

. Ít kinh nguyệt: Dùng Một dược với Đương qui, Xuyên khung và Hương phụ.

. Ðau dạ dày do huiyết ứ: Dùng Một dược với Xuyên luyện tử và Diên hồ sách.

.Ðau toàn thân hoặc đau khớp do cảmphong hàn thấp: Dùng Một dược với Khương hoạt, Hải phong đằng, Tần giao, Đương qui, Xuyên khung trong bài Quyên Tí Thang.

. Ðau do đau do chấn thương: Dùng Một dược với Nhũ hương, Huyết kiệt và Hồng hoa trong bài Thất Li Tán.

. Ðau do nhọt và hậu bối kèm sưng tấy: Dùng Một dược với Nhũ hương, Xích thược và Kim ngân hoa trong bài Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm.

- Nhọt và loét: Bột Nhũ hương và Một dược dùng ngoài.

Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.

Cách Bào chế:

Theo Trung Y: Cho một ít rượu vào nghiền nát, phi qua nước, phơi khô, hoặc nghiền tán với bột nếp.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nhặt bỏ tạp chất, tán với Đăng tâm để thành bột (cứ 1 lạng Một dược (40g) dùng 1/4 đồng cân (1g) Đăng tâm), hoặc sao qua với Đăng tâm rồi tán.

Nếu tán một mình Một dược thì sau này hút ẩm và đóng cục.

Bảo quản: đậy kín, tránh ẩm, để nơi khô ráo.

Kiêng ky: không ứ trệ và mụn nhọt đã phá miệng không nên dùng.

-----------------------------------------------------------------------

Long não

Tên thuốc: Camphora.

Tên khoa học: Cinnamomum camphora L. Họ Long Não (Lauraceae)

Bộ phận dùng: bột kết tinh sau khi cất gỗ, lá cây long não. Bột trắng, mùi thơm đặc biệt, có khi người ta đóng bột thành khối vuông. Loại khô, hạt nhỏ thật trắng, không ẩm, chảy, không lẫn tạp chất là tốt.

Tính vị: vị cay, tính nóng.

Quy kinh: Vào kinh Phế, Tâm và Can.

Tác dụng: thuốc hưng phấn, sát trùng.

Chủ trị: trừ nhọt, trị sang lở, trừ hàn thấp, liệt dương, đau nhức.

Liều dùng: Ngày dùng 2 - 4g.

Cách bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Ngâm cồn 60o với tỷ lệ 1/10 để xoa bóp.

Bảo quản: bột và cồn đựng lọ kín. Lọ đựng Long não có thêm Đăng Tâm để không mất hương vị.

-----------------------------------------------------------------------

Hồng hoa

Xuất xứ: Khai bửu.

Tên Việt Nam: Cây Rum.

Tên Hán Việt khác:

Hồng lam hoa, Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa, Hồng hoa thái, Tạng hồng hoa, Kết hồng hoa, Sinh hoa, Tán hồng hoa, Hồng lan hoa, Trích hoa, Thạch sinh hoa, Đơn hoa, Tiền bình hồng hoa, Tây tạng hồng hoa, Lạp hồng hoa, Nguyên hồng hoa, Hoàng lan hoa, Dương hồng hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học: Carhamus tinctorius L.

Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả:

Cây thảo cao hơn 1m, thân nhẵn, đứng thẳng, có vạch dọc, trên có phần cành. Lá mọc so le gần như không có cuống, bẹ, đầu chót nhọn như gai, mép có răng cưa nhọn không đều, mặt lá trơn màu xanh sẫm, gân chính giữa lồi cao. Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ, màu đỏ cam, đẹp, họp lại thành gù hình đầu, ở ngọn và chót cành, lá bắc có gai. Hoa có ống dài hình tên, trên có 5 cánh đỏ như tua sợi, hoa cái giữa có nhụy vàng, kết quả vào dưới ống. Quả bề hình trứng có 4 cạnh lồi. Mùa hoa tháng 6-8, mùa quả tháng 8-9.

Địa lý:

Trước đây đã được trồng nhiều ở Hà Giang Việt Nam, nay đang được phát triển trồng nhiều nơi. Trồng bằng hạt vào mùa xuân.

Phân biệt:

Cây Tạng hồng hoa, còn có tên là Phiên hồng hoa, hoặc Lệ hồng hoa, có nhiều ở Tây Tạng và Âu Uyên, thuộc họ đuôi Điều đó là cây thảo sống đa niên, ở phần dưới đất thân tròn hình cầu, phình lớn, lá 6-9 phiến, lá hình dãi, không cuống. Vùng gốc có bẹ rộng bọc lại hình vẩy, khoảng tháng 9,10 từ lá nổi lên 2,3 đoá hoa màu hồng nhạt, hoa chia thành 6 phiến màu hồng đậm, nhỏ dài, trụ đầu tam thao, màu hồng tím, nhỏ dài. Công dụng giống như Hồng hoa nhưng tốt hơn và giá tiền đắt hơn nên có nhiều thứ giả. Người ta thường gọi là Tây tạng hồng hoa.

Thu hái, sơ chế:

Đầu mùa hè, khi hoa đang nở, cánh hoa đang chuyển từ vàng sang đỏ thì bắt đầu thu hái, để nơi thoáng gió và nơi có ánh nắng cho khô, hoặc phơi trong râm cho khô là được. Không nên phơi trực tiếp ngoài nắng để khỏi biến màu.

Phần dùng làm thuốc:

Hoa (Flos Carhami).

Mô tả dược liệu:

1- Cánh hoa dạng ống nhỏ dài, khô teo lại như tơ, mút trước xẻ 5 thùy, phiến thùy hình dải hẹp, dài chừng 6,5mm, toàn thể dài hơn 13mm, bên ngoài biểu hiện màu hồng hoặc hồng tím, nhị đực màu vàng nhạt, hợp ôm lại thành dạng ống, ở chính giữa có trụ đầu ló ra màu nâu nhạt, chất nhẹ xốp, có mùi thơm đặc biệt. Hồng hoa có ở tỉnh Hà Tây gọi là ‘Hoài hồng hoa’ rất tốt, cánh hoa dài, màu hồng tím, loại xản xuất ở Tứ xuyên gọi là Xuyên hồng hoa có màu tím, hơi ẩm vàng, trước đây dùng làm thuốc để nhuộm, hiện nay rất thông dụng.

2- Tạng hồng-hoa hay Tây tạng hồng hoa, phần dùng làm thuốc là hoa trụ khô, phần nhiều tập hợp thành dạng khối tròn rời, màu hồng đậm, đơn thể hoa trụ nhỏ mà dài, trụ đầu tam hoa, hơi dẹt, mút trước hơi phình lớn, biểu hiện dạng loa kèn, dài chừng 6-10mm, bên ngoài biểu hiện màu hồng đậm, đầu trơn hơi sáng, có mùi thơm đặc biệt, nhai nhổ ra thấy màu hồng tranh. Tạng hồng hoa thu hái vào tháng 9-10.

Bào chế: Hái về bỏ đài hoa đi, chỉ dùng cánh hoa gói lại thành từng bánh phơi khô, hoặc gĩa nát vắt thành miếng bánh phơi khô dùng gọi là ‘Tiền bính’. Loại chỉ phơi khô dùng không đóng bánh gọi là ‘Tán hồng hoa’.

Cách dùng: Muốn thử xem thực giả lấy một cánh Hồng hoa bỏ vào trong chén nước nóng thấy đỏ như máu, phơi hai đến ba lần cũng còn đỏ mới thật làtốt. Dùng sống, cho vào thuốc thang sắc uống để dưỡng huyết, tẩm rượu dùng để hoạt huyết phá huyết.

Thành phần hóa học:

+ Ethyl acetate, Benzene, Pent-1-en-3-ol, 3-Hexanol, 2-Hexanol, 2-Hexenal, 3-Methyl butyric acid, Methylbutyric acid, p-Xylene, O-Xylene, Phenyl acetaldehyde, Nonanal, Terpinen-4-ol, Verbenone, Decanal, Benzothiazole, E, E-2, 4, E, E-2, 4 Decadienal, Methyl cinnamate 1, 2, 3-Trimethoxy-5-Methylbenzene, a-Copaene, 1-Tetradecene, a-Cedrene (Koshi Saito và cộng sự Ca 1991, 115: 5139e).

+ Galatose (Từ Trung Tự, Trung Dược thông Báo 1982 9 (1): 31).

+ Nonacosane, b-Sitosterol, Palmitic acid, (Hoàng Giang, Trung Thảo Dược 1984, 15 (5): 123).

Tính vị:

Vị cay, Tính ấm.

Quy kinh:

Vào 2 kinh Tâm Can.

Tác dụng:

Hoạt huyết khử ứ, thông kinh, thấu chẩn.

Chủ trị:

+ Thông kinh ứ trệ, trị bế kinh, sản dịch sau khi sinh không xuống được, thai chết lưu, lở sưng tấy đau nhức, ứ đau do chấn thương.

Liều lượng: 1- 3 chỉ.

Kiêng kỵ:

Phụ nữ có thai, kinh nguyệt nhiều cấm dùng.

Bảo quản:

Dễ hút ẩm, hay vụn mốc và đổi màu. Để nơi khô ráo, thoáng mát, trong thùng lọ kín, có lót chất hút ẩm.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị các chứng đau, dùng thứ Hồng hoa tươi gĩa vứt lấy nước cốt uống liên tục 3 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).

+ Thối tai chảy nước vàng, dùng Hồng hoa 3 chỉ rưỡi, cùng Bạch phàn (phèn phi) 5 chỉ thứ khô tán bột, chấm mủ cho sạch rồi cho thuốc bột vào lỗ tai, nếu không có Hồng hoa tươi thì dùng cành hoặc lá của nó cũng được. Có bài cũng chữa như vậy, nhưng bỏ phèn chua đi chỉ dùng Hồng hoa mà thôi (Thánh Huệ Phương).

+ Phương thuốc sau được coi như là thánh dược, chữa được 62 loại phong, cụ Trương Trọng Cảnh để chữa 62 chứng phong, các chứng đau trong bụng do khí huyết. Dùng Hồng hoa 1 lượng, chia ra làm 4 phần, dùng rượu 1 bát nấu sôi uống, chưa khỏi uống tiếp (Bản Thảo Đồ Kinh).

+ Cổ họng sưng tắt nghẹt, dùng Lam hồng hoa gĩa vắt lấy nước cốt, uống 1 chén cho tới khi khỏi, nếu gặp giữa lúc mùa đông, không có Hồng hoa tươi, lấy loại tươi trộn nước cho thấm gĩa lấy nước cốt hoặc sắc uống (Quảng Lợi Phương).

+ Chứng huyết vậng sau khi sinh, trong ngực buồn bực, dùng Hồng hoa 1 lượng, tán bột sắc với rượu uống. Nếu người cấm khẩu rồi thì cậy răng đổ thuốc vào gia thêm 1 tý Đồng tiện, nếu chưa đỡ thì đổ tiếp (Tử Mẫu Bí Lục).

+ Chứng nghẹn ăn không được, vào ngày tết Đoan Ngọ, mồng 5 tháng 5, hái lấy thứ đầu Hồng hoa, tẩm với giấm và rượu sậy khô, Huyết kiệt coi cục nào như quả dưa, hai thứ bằng nhau tán bột, bỏ bột trộn giấm rượu chưng cách thủy nuốt dần còn đang nóng (Giản tiện phương).

+ Có thai nóng quá, đến nỗi thai chết lưu trong bụng mẹ, dùng Hồng hoa sắc lấy nước cốt uống với một ít Đồng tiện nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Sau khi sinh nhau không xuống, sau khi sinh huyết vậng dùng bài 1 ở trên cũng rất hay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Phụ nữ kinh nguyệt không thông, sinh ra đau bụng, có khi ứ huyết tích lại thành khối cục đau đớn, dùng Hồng hoa, Diên hồ sách, Đương quy, Sinh địa, Ngưu tất, Xích thược, Ích mẫu, Xuyên khung, tùy theo đó mà phân phối quân thần tá sứ, cân chừng 3-4 lượng sắc kỹ lần lấy 2 tô rưỡi chia 3 lần uống nóng, hoặc có thể tán bột luyện mật làm hồ viên lớn bằng hạt long nhãn, lần uống 10 viên với nước sôi hoặc rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Đề phòng để khỏi bị lên đậu mùa, hoặc giữ cho đậu nó khỏi chạy vào mắt. DùngYên chi chính, tức là thứ mà người ta đã chế bằng Hồng hoa ra, lúc mới khỏi lên đậu, dùng nó bôi xoa lên trên mí mắt, trung quanh mắt, đuôi mắt rất hay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Thối tai dùng Hồng hoa cùng với Bạc hà và nước cốt của lá Kim ty hà diệp, cho vào 1 tý phèn chua tán thành ra bột nhỏ thổi vào tai (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Đậu mùa, đậu đinh, đậu mộc, dùng Hồng hoa, Băng phiến, Trân châu tán thành bột cực mịn, khảy cho ra máu độc rồi xức thuốc trên, xong băng lại (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị hành kinh đau bụng: Hồng lam hoa 3 chỉ. Sắc với rượu chia 3 lần uống (Hồng Lam Hoa Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị thống kinh: Hồng hoa 1 chỉ 5, Xuyên khung 1 chỉ, Đương quy, Hương phụ, Diên hồ sách, mỗi thứ 3 chỉ. Sắc uống, hoặc uống kết hợp với Đương quy ngâm rượu uống trước khi có kinh (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Hồng hoa 1 chỉ, Ích mẫu thảo 5 chỉ, Sơn tra 3 chỉ, gia Đường đen. Sắc uống. trị sản dịch không xuống sau khi sinh (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị sưng đau tại chỗ do chấn thương: Hồng hoa, Đào nhân, Sài hồ, Đương quy, mỗi thứ 3 chỉ, Đại hoàng 2 chỉ. Nước và rượu mỗi thứ một nửa sắc uống. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị sưng tấy do chấn thương, té ngã: Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy vĩ, mỗi thứ 4 lượng, Chi tử 8 lượng. Tất cả tán bột, hồ với giấm làm cho nóng đắp nơi đau, chia ra để đắp dần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị sởi khó mọc ra, ban sởi màu không hồng sáng, sưng tấy: Đương quy 2 chỉ, Hồng hoa 1 chỉ 5, Tử thảo, Đại thanh diệp, Liên kiều, Ngưa bàng tử, mỗi thứ 3 chỉ, Hoàng liên 1 chỉ 5. Cam thảo 8 phân. Cát căn 3 chỉ. Sắc uống (Đương Quy Hồng Hoa Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo:

. Hồng hoa là vị thuốc giúp sức cho những vị thuốc bổ huyết, nếu dùng thì chỉ dùng ít thôi, vì dùng nhiều thì có tác dụng điều huyết mà dùng nhiều quá thì có tác dụng hành huyết, tiêu huyết, nếu dùng quá nhiều thì có tác dụng phá huyết, huyết không ngưng lại thì nguy. Hồng hoa nhập vào can kinh, tiêu ứ huyết, làm cho huyết trơn, nhuận táo, tiêu nhọt, sưng đau, giảm đau (Dụng Dược Pháp Tượng)

. Hồng hoa có tác dụng hoạt huyết mà lại nhuận táo, làm cho khỏi đau, tiêu tan được những chỗ sưng đau, khỏi tê bại và thông lợi được kinh mạch (Bản Thảo Cương Mục).

. Hồng lam hoa là một vị thuốc chính về những môn thuốc hành huyết, nhưng chính ra nó chữa cho những người sản hậu bị chứng huyết vậng xuất hiện các triệu chứng cấm khẩu, bất tỉnh nhân sự bỏi vì ác huyết chưa tiêu xuống được nên đưa ngược trở lên nhập vào tâm làm cho đến nỗi hôn mê không nói được, mục đích dùng Hồng hoa là cho nhập vào tâm, can làm cho ác huyết phải đi xuôi xuống, thì chứng vậng, xoàng đầu, chóng mặt, cấm khẩu tự nhiên khỏi cả. Cũng có trường hợp trong bụng đau như thắt, là bởi ác huyết chưa tiêu hết, người sản phụ bị thai chết lưu, nếu không có thuốc hành huyết hoạt huyết thì lầy gì mà đưa nó xuống. Vây thì vị Hồng hoa có hay trục được ứ huyết, phải có những thứ được trục đi thì huyết mới thông thương lưu lợi được, vì thế cho nên chứng đau quặn thắt ở bụng hay thai chết lưu trong bụng dĩ nhiên phải dùng tới Hồng hoa để trục ra. Lại như những vị thuốc có độc, có khi hại đến huyết phận thì vị Hồng hoa cũng ở trong đội ngũ thuốc hành huyết, tất nhiên nó làm cho huyết phải hoạt động lên thì những độc kia phải giải tán ngay (Bản Thảo Kinh Sơ).

. Khi thu hái Hồng hoa, vào lúc thời kỳ hoa đã nở rồi, hàng sáng lựa những hoa mới hái, đừng dùng hoa đã rụng, chỉ dùng hoa vừa mới nở màu nó vàng không nên lấy vội, cho tới khi nào biến ra màu đỏ tươi mới nên hái. Ngọn của cây Hồng hoa có thể ăn được, nhưng nó kỵ Trầm hương, Xạ hương. Để ý rằng, dùng nó để nhuộm màu áo, nếu bôi Trầm hương hoặc Xạ hương vào hoặc bỏ vào túi cho thơm thì lập tức màu đỏ ấy sẽ biến màu ngay (Đạo Hòa Bản Thảo).

. Lá Hồng hoa như lá của cây Lam vì có hoa đỏ nên gọi là Hồng lam hoa vả lại người ta thấy trong “Khai bửu bản thảo” gọi là Hồng hoa, tính khí cay ấm, chủ trị được chi những phụ nữ sau khi sinh mà có chứng huyết vậng, cấm khẩu, ứ huyết, sản dịch không dứt, đau thắt ruột, thai chết lưu, chứng đau bụng. Vì sắc của nó rất đỏ, thể chất nhẹ nhàng cho nên có tác dụng sơ thông dong ruỗi dễ dàng, nhập vào huyết phận để sơ thông kinh lạc, đó là một trong những vị thuốc qúy về sự hành trệ và hoạt huyết (Tuỳ Tức Cư Ẩm Thực Phổ).

. Hồng hoa tính giải được đậu độc, tiêu tan được chỗ sưng tấy, sản hậu huyết vậng, ứ huyết đau bụng, khi dùng nên pha vào một chút Đồng tiện nhưng nên nhớ chớ dùng quá nhiều mà huyết đi mãi không thôi, có khi làm cho huyết ngược lên trên, điều này không thể nói là không biết hay không chịu nhớ là điều nguy hiểm. Kể học giả phải để tâm nghiên cứu rộng tìm những lời bàn bạc thật chính xác thì ngày mỗi tiến tới chỗ tinh vi (Bản Kinh Phùng Nguyên).

-----------------------------------------------------------------------

Nhũ hương

Tên thuốc: Resina oliani; olibanum.

Tên khoa học: Pistacia lentiscus L. Họ Đào Lộn Hột (Anacardiaceae)

Bộ phận dùng: nhựa cây Nhũ hương. Ngoài mặt sắc trắng mờ, trong sáng bóng, cắn vào thì dính răng, mùi thơm, đốt lên bay khói ra thơm mát, tàn tro sắc đen là đúng.

Tính vị: vị cay, tính hơi ôn.

Quy kinh: Vào kinh Can và Tâm.

Tác dụng: thông 12 kinh, làm thuốc hoạt huyết, điều khí.

Chủ trị: trừ khí độc truyền nhiễm, lên sởi bị nhiễm độc, trị ung thư, đau bụng.

Ít kinh nguyệt: Dùng Nhũ hương với Đương qui, Xuyên khung và Hương phụ.

Ðau dạ dày: Dùng Nhũ hương với Xuyên luyện tử và Diên hồ sách.

Ðau toàn thân hoặc đau khớp do nhiễm phong hàn thấp: Dùng Nhũ hương với Khương hoạt, Hải phong đằng, Tần giao, Đương qui, Xuyên khung trong bài Quyên Tí Thang.

Ðau do đau do chấn thươngngoài: Dùng Nhũ hương với Một dược, Huyết kiệt và Hồng hoa trong bài Thất Li Tán.

Ðau do nHọt và hậu bối kèm sưng tấy: Dùng Nhũ hương với Một dược, Xích thược và Kim ngân hoa trong bài Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm.

- NHọt và loét: Bột Nhũ hương và Một dược dùng ngoài.

Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.

Cách Bào chế:

Theo Trung Y: Cho một ít rượu vào nghiền nát, phi qua nước, phơi khô, hoặc nghiền tán với bột nếp.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nhặt bỏ tạp chất, tán với Đăng tâm để thành bột (cứ 1 lạng Nhũ hương (40g) dùng 1/4 đồng cân (1g) Đăng tâm), hoặc sao qua với đăng Tâm rồi tán.

Nếu tán một mình Nhũ hương thì sau này hút ẩm và đóng cục.

Bảo quản: tránh ẩm, để nơi khô ráo, giữ mùi thơm.

Kiêng kỵ: Không có ứ trệ và ung nHọt đã vỡ mủ không nên dùng. Có thai không dùng.

-----------------------------------------------------------------------

Xuyên khung

Xuất xứ: Thang Dịch Bản Thảo.

Tên khác:

Khung cùng (Bản Kinh), Hương thảo (Ngô Phổ Bản Thảo), Sơn cúc cùng (Tả Truyền), Hồ cùng, Mã hàm khung cùng (Biệt Lục), Tước não khung, Kinh khung (Bản Thảo Đồ Kinh), Quý cùng (Trân Châu Nang), Phủ khung (Đan Khê Tâm Pháp), Đài khung (Bản Thảo Mông Thuyên), Tây khung (Cương Mục), Đỗ khung , Dược cần, Cửu nguyên xuẩn, Xà hưu thảo, Xà ty thảo, Kinh khung (Hòa Hán Dược Khảo), Giả mạc gia (Kim Quang Minh Kinh).

Tên khoa học: Ligusticum wallichii Franch

Họ khoa học: Họ Hoa tán - Umbelliferae (Apiaceae)

Mô tả:

Xuyên khung là 1 loại cây thảo, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, giữa ruột rỗng, mặt ngoài có đường gân dọc. Lá mọc so le, kép 2-3 lần, lá chét có 3-5 đôi, cuống dài, phiến lá rách sâu, khi dùng tay vò ra có mùi thơm, cuống lá dài 9-17cm, phía dưới ôm lấy thân. Hoa họp thành tán kép, cuống tán phụ ngắn chừng 1cm, hoa nhỏ, mầu trắng. Quả loại song bế, hình trứng.

Thu hái:

Cây trồng sau 2 năm mới bắt đầu thu hoạch.

Phần dùng làm thuốc:

Củ (thân rễ) phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung (Rhizoma ligustici Wallichi). Lựa củ to, vỏ ngoài đen vàng, thái lát ra thấy vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, không thối nát, chắc, nặng là tốt.

Mô tả dược liệu:

Củ như nắm tay, có mấu không đều, nhăn, đường kính 3-6cm hoặc hơi to. Mặt ngoài mầu nâu vàng, có nhiều mấu vòng tròn hơi lồi, có nhiều vết hình tròn lõm và bướu nhỏ vết của rễ. Chất cứng, vết vỏ không phẳng, mầu trắng xám hoặc trắng ngà, có vằn tròn và chấm điểm đầu nhỏ mầu vàng. Mùi thơm đặc biệt, nồng, vị cay đắng, tê lưỡi (Dược Tài Học).

Bào chế:

+ Lấy Xuyên khung khô ngâm nước 1 giờ, ủ kín độ 12 giờ cho mềm, thái lát dầy 1mm, phơi khô. Xuyên khung ngâm rượu: Thái Xuyên khung ra từng lát mỏng, ngâm với rượu (cứ 640g Xuyên khung, dùng 8 lít rượu), sao với lửa hơi nóng cho hơi đen, lấy ra để nguội (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Ngâm nước rồi gạn đi, ủ lại cho mềm là được, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc ngâm rượu để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Rửa sạch, ủ 2-3 ngày cho đến khi mềm, củ nào chưa mềm, ủ lại (không nên đồ vì dễ bị nát, bay hết tinh dầu), thái lát hoặc bào mỏng 1-2 mm, phơi hoặc sấy nhẹ lửa (40-50o), Nếu dùng sống, sau khi thái có thể sao qua cho thơm hoặc phơi khô rồi tẩm rượu 1 đêm, sao sơ (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, râm mát.

Thành phần hóa học:

+ Trong Xuyên khung có:

. Một Ancaloid dễ bay hơi, công thức C27 H37 N3, Một Acid C10 H10 O4 với tỉ lệ chừng 0.02%, gần giống Acid Ferulic trong A ngùy. Một chất có tính chất Phenola với công thức C24 H46 O4 hoặc C23 H44 O4, độ chảy 108 độ. Một chất trung tính có công thức C26 H28 O4 độ chảy 98 độ, Saponin, dầu bay hơi, 3 chất kết tinh trong đó có Perlolyrine (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+ Chuanxiongzine, Tetramethylpyrazine, Perlolyrine, 1-5-Hydroxymethyl-2-Furyl-9H-pyrido [3,4-b] Indole (Bắc Kinh Chế Dược Công Á Nghiên Cứu Sở, Trung Dược Thông Báo 1980, 15 (10): 471).

+ Ligustilide, Wallichilide, 3-Butylidenephthalide, 3-Butylidene-7-Hydroxyphthalide Wang Pnshan và cộng sự, Phytochemistry 1984, 23 (9): 2033).

+ Butylphthalide (Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (3): 137).

+ 4-Hydroxy-3-Methoxy styrene, 1-Hydroxy-1-3-Methoxy-4-hydroxyphenyl ethane, Hydroxybenzoic acid, Vanilic acid, Coffeic acid, Protocatechuic acid (Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (5): 237).

Tác dụng dược lý:

+ Đối với hệ thần kinh trung ương:

. Theo Thụ Thượng Sư Thọ: Xuyên khung có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương. Dùng nước sắc Xuyên khung 25-50g/Kg thể trọng cho uống, thấy có khả năng ức chế ở chuột lớn, kéo dài thời gian ngủ. Tinh dầu Xuyên khung liều nhỏ có tác dụng ức chế đối với hoạt động của đại não nhưng lại hưng phấn đối với trung khu vận mạch, hô hấp và phản xạ ở tủy sống (con vật yên tĩnh, tự động vận động giảm xuống, nhưng huyết áp tăng cao, hô hấp và phản xạ cũng tăng). Nếu dùng liều quá cao thì đại não bị tê liệt mạnh, các trung khu phản xạ tủy sống có thể bị ức chế, do đó huyết áp tụt xuống, nhiệt độ có thể giảm, hô hấp khó khăn, vận động có thể bị tê liệt và chết.

+ Tác dụng đối với hệ thần kinh: Nước sắc Xuyên khung cho uống với liều 25-50g/kg có tác dụng trấn tĩnh trên chuột và chuột nhắt. Thuốc kéo dài tác dụng gây ngủ của chất Barbituric nhưng không ảnh hưởng đến tác dụng kích thích của Caffein (Chinese Herbal Medicine).

+ Đối với tuần hoàn:

. Theo Thụ Thượng Sư Thọ: tinh dầu của Xuyên khung có tác dụng làm tê liệt tim, làm cho mạch máu ngoại vi gĩan ra, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu Oxy ở tim. Liều cao có thể làm cho huyết áp hạ xuống (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

. Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao dùng cồn 70 độ và nước chiết hoạt chất trong Xuyên khung chế thành dung dịch 10%, tiêm vào tĩnh mạch chó, thỏ và mèo đã gây mê thấy huyết áp hạ xuống rõ [Tác giả giải thích rằng tác dụng này có liên quan đến ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương] (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

. Lý Quảng Túy và Kim Âm Xương nghiên cứu 27 loại thuốc YHCT đối với huyết áp (thí nghiệm trên chó và mèo đã gây mê) thấy rằng Xuyên khung là 1 vị có tác dụng hạ áp rõ và kéo dài dù tiêm mạch máu hoặc bắp thịt (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+ Tác dụng đối với tim mạch: Uống nước sắc Xuyên khung có tác dụng ra mồ hôi nhẹ ở súc vật thí nghiệm nhưng chích tĩnh mạch hoặc chích bắp thịt lại làm giảm huyết áp nơi súc vật được gây mê. Dịch chiết có tác dụng mạnh nhất để hạ áp. Thí nghiệm dài ngày trên chó và chuột thấy nước sắc Xuyên khung với liều 4g/kg mỗi ngày làm tăng huyết áp 20mmHg đối với huyết áp tăng thể thận nhưng không có tác dụng đối với huyết áp tăng thực thể (Chinese Herbal Medicine).

+ Đối với mạch ngoại vi và áp huyết: Nước hoặc cồn ngâm kiệt Xuyên khung và chất Ancaloid chích cho thỏ, mèo và chó được gây mê đều có tác dụng hạ áp lâu dài. Những thí nghiệm dùng nước ngâm kiệt của Xuyên khung bơm vào dạ dầy của chó và chuột gây huyết áp cao mạn tính do thận viêm hoặc huyết áp cao thể Cortison đều có tác dụng hạ áp. Chỉ dùng Xuyên khung đơn độc không có tác dụng hạ áp rõ nhưng tăng tác dụng hạ áp của Reserpin. Hoạt chất Xuyên khung còn có tác dụng làm giảm sức cản của huyết áp ngoại vi, tăng lưu lượng của huyết quản ngoại vi, của động mạch chủ và chân, tăng số hoạt động mao mạch và tăng tốc độ máu của vi tuần hoàn (Trung Dược Học).

+ Đối với mạch máu ở não: Xuyên khung làm tăng lưu lượng máu ở não, làm giảm phù não do đó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng nửa đầu đau, có tác dụng trị chứng tai điếc bột phát do thần kinh, phòng được sự hình thành máu cục sau khi cấy da (Trung Dược Học).

+ Đối với tim: Trên thực nghiệâm ếch hoặc cóc, đối với tim cô lập hoặc chỉnh thể với nồng độ thấp thấy có tác dụng hưng phấn, tim co bóp tăng, nhịp tim chậm lại. Với nồng độ cao có tác dụng ngược lại: ức chế tim, làm gĩan tim và tim ngừng đập (Trung Dược Học).

+ Đối với tiểu cầu: Xuyên khung có tác dụng ức chế sự ngưng tập của tiếu cầu và sự hình thành cục máu (Trung Dược Học).

+ Đối với cơ trơn:

. Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao dùng dung dịch nước của Xuyên khung thí nghiệm trên tử cung cô lập của thỏ đã có thai, thấy bằng với liều nhỏ dung dịch nước Xuyên khung có tác dụng kích thích sự co bóp của tử cung thỏ có thai, cuối cùng đi đến hiện tượng co quắp, ngược lại nếu dùng liều lượng lớn, tử cung bị tê liệt và đi đến ngừng co bóp. Tiêm dung dịch Xuyên khung liên tục 1 thời gian cho thỏ và chuột bạch có thai thì thấy thai chết trong bụng mà không đẩy ra được (do Xuyên khung gây co bóp tử cung, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai làm cho thai chết). Hai tác giả trên nhận định rằng người xưa dùng Xuyên khung trị sản phụ bị băng huyết là do Xuyên khung có khả năng làm co tử cung, làm cho mạch máu ở vách tử cung áp chặt vào tử cung gây ra cầm máu (do Xuyên khung làm gĩan mạch máu nên không cầm máu được). Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột Hà lan cũng có tác dụng tương tự: nếu dùng lượng nhỏ làm tăng nhu động ruột dần dần mà không có khả năng làm cho ngừng hẳn, còn nếu dùng liều cao nhu động ruột bị hoàn toàn ngừng hẳn không khôi phục lại được (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

. Lượng nhỏ của 10% nước sắc Xuyên khung có tác dụng điều hòa niêm mạc tử cung thỏ có thai, trong khi đó với liều cao lại làm ngưng tác dụng co tử cung hoàn toàn. Chích liên tục dịch chiết Xuyên khung cho thỏ và chuột có thai gây chết thai nhưng không trục thai ra. Liều nhỏ nước sắc Xuyên khung ức chế nhu động ở tiểu trường thỏ hoặc chuột Hà Lan, Trong khi đó liều cao lại làm ngừng co bóp (Chinese Herbal Medicine).

. Liều nhỏ dịch ngâm kiệt Xuyên khung có tác dụng làm tăng co bóp cơ tủ cung cô lập của thỏ có thai, liều cao lại làm tê liệt cơ. Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột Hà Lan cũng có tác dụng tương tự: lượng nhỏ làm tăng nhu động ruột còn liều cao làm tê liệt. Saponin Xuyên khung, Acid A ngùy và thành phần Lipid nội sinh trung tính cũng có tác dụng tương tự (Trung Dược Học).

+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, Xuyên khung có tác dụng ức chế nhiều khuẩn gây bệnh như Shigella sonnei, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella thương hàn và phẩy khuẩn tả. In vitro thuốc cũng có tác dụng ức chế nhiều khuẩn gây bệnh ngoài da (Chinese Herbal Medicine).

+ Tác dụng an thần: dùng nước sắc Xuyên khung thụt vào bao tử chuột nhắt và chuột cống đều có thể làm cho chuột giảm hoạt động tự phát, tăng tác dụng gây ngủ của loại thuốc ngủ Natri Bacbital và tác dụng đối kháng với Cafein hưng phấn trung khu thần kinh (Trung Dược Học).

+ Tác dụng kháng sinh: theo Lưu Quốc Thanh và Trương Duy Tân thì Xuyên khung có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi trùng như vi trùng thương hàn, vi trùng sinh mủ, thổ tả, Lỵ Sonner... Xuyên khung cũng có tác dụng chống phóng xạ, kháng khuẩn và chống nấm ngoài da, có tác dụng trị chứng thiếu vitamin E (Trung Dược Học).

Tính vị:

+ Vị cay, tính ấm (Bản Kinh).

+ "Hoàng Đế, Kỳ Bá, Lôi Công: vị chua, không độc. Lý Cảo: Tính ôn, nhiệt, hàn" (Ngô Phổ Bản Thảo).

+ Vị đắng, cay (Đường Bản Thảo).

+ Vị cay, hơi ngọt, khí ấm (Bản Thảo Chính).

+ Vị cay, tính ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

Quy kinh:

+ Vào kinh Can, Đởm (Trung Dược Học).

+ Vào kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc Quyết âm Can và thủ Thiếu dương Tiểu trường, túc Thiếu dương Đởm (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Vào kinh Can, Tỳ và Tam tiêu (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

+ Vào kinh Can, Đởm, Tâm bào (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

Tác dụng:

+ Ôn trung nội hàn (Biệt lục).

+ Bổ huyết (Y Học Khải Nguyên).

+ Sấu Can khí, bổ Can huyết, nhuận Can táo, bổ phong hư (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Nhuận táo, chỉ tả lỵ, hành khí, khai uất (Cương Mục).

+ Điều hòa mạch, phá trưng kết, súc huyết, tiêu huyết ứ ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Hành khí, khai uất, khứ phong, táo thấp, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Hoạt huyết, hành khí, khứ phong, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

+ Hoạt huyết, hành khí, khu phong, chỉ thống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Chủ trị:

+ Trị đầu đau do phong hàn nhập vào não, đau nhức do hàn, khớp bị đau, co rút, phụ nữ huyết bị bế, không con (Bản Kinh).

+ Trị các chứng hàn khí, ngực bụng đau, trúng ác khí, thình lình bị sưng đau, hông sườn đau, chân răng ra máu (Biệt lục).

+ Trị lưng đùi mỏi yếu, bán thân bất toại, nhau thai không ra, bụng đau do lạnh (Dược Tính Luận).

+ Trị phong hàn, đầu đau, chóng mặt, hông sườn đau, bụng đau, đau nhức do hàn, kinh bế, sinh khó, sinh xong huyết bị ứ gây đau, mụn nhọt (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trị Can kinh bất điều, kinh bế, hành kinh bụng đau, trưng hà, bụng đau,ngực sườn đau như kim đâm, té ngã sưng đau, đầu đau, phong thấp đau nhức (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Điển) .

+ Trị kinh nguyệt rối loạn, kinh bế, hành kinh bụng đau, sinh khó, sau khi sinh bụng đau, ngực sườn đau tức, tay chân tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương té ngã, đầu đau, phong thấp tý (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Liều dùng: 4 - 8g .

Kiêng kỵ:

+ Bệnh thượng thực hạ hư, âm hư hỏa vượng, nôn mửa, ho, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, họng khô, miệng khô, phát sốt, phát khát, phiền táo, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Khí thăng, đờm suyễn, không dùng (Bản Thảo Tùng Tân).

+ Bụng đầy, Tỳ hư, ăn ít, hỏa uất, không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).

+ Uống Xuyên khung lâu ngày làm mất chân khí (Phẩm Hối Tinh Nghĩa).

+ Xuyên khung sợ vị Hoàng kỳ, Sơn thù, Lang độc ; Ghét vị Tiêu thạch, Hoạt thạch, Hoàng liên ; Phản vị Lê lô (Bản Thảo Mông Thuyên).

+ Hợp với Bạch chỉ làm thuốc dẫn, sợ vị Hoàng liên (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư mà khí hư, không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị phụ nữ có thai trong bụng đau: Khung cùng 80g, A giao 80g, Cam thảo 80g, Ngải diệp 120g, Đương quy 120g, Thược dược 160g, Can địa hoàng 240g. Sắc uống. (Giao Ngải Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).

+ Trị thai khí bị tổn thương làm thai động không yên hoặc thai chết trong bụng: Dùng Khung cùng, tán bột, uống với rượu hoặc dùng Xuyên khung, Quy vĩ, Quế tâm, Ngưu tất (Thiên Kim phương).

+ Trị băng trung, hạ huyết, tân dịch không cầm: Xuyên khung, Tục đoạn, Thục địa, Bạch giao, Đỗ trọng, Sơn thù, Ngũ vị tử, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Toan táo nhân (Thánh Huệ phương).

+ Trị tửu tích, hông sườn trướng, ói mửa, bụng có nước: Xuyên khung, Tam lăng đều 40g, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước sắc Thông bạch (Thánh Tế Tổng Lục).

+ Trị cơ thể và các khớp đau nhức: Xuyên khung, Bạc hà đều 6g, Tế tân 4g, Khương hoạt 8g, Bạch chỉ, Phòng phong, Kinh giới đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Xuyên Khung Trà Điều Tán - Cục phương).

+ Trị khí hư, đầu đau: Xuyên khung tán bột. Mồi lần uống 8g (Tập Giản phương).

+ Trị khí quyết, đầu đau, phụ nữ khí thịnh đầu đau, sản hậu đầu đau: Dùng Xuyên khung, Thiên thai ô dược. Lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà Ngựcï Dược Viện).

+ Trị phong nhiệt đầu đau: Xuyên khung 4g, Trà diệp 8g. Sắc uống nóng (Giản Tiện phương).

+ Trị đầu phong, hóa đờm: Xuyên khung thái nhỏ, sấy khô, tán bột, luyện mật làm hoàn. Ngày uống 4-6g với nước trà (Kinh Nghiệm Hậu phương).

+ Trị nửa đầu đau do phong: Xuyên khung, tung bột, ngâm rượu, uống (Đẩu Môn phương).

+ Trị phong nhiệt bốc lên, đầu váng, mắt hoa, ngực không thông: Xuyên khung, Hòe tử đều 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g với nước trà (Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập).

+ Trị đầu phong, chóng mặt, giữa đầu đau, mồ hôi nhiều, sợ gió, ngực có đàm ẩm: Xuyên khung 640g, Thiên ma 160g. Tán bột, luyện mật làm hoàn. Ngày uống 8-12g với nước trà (Xuyên Khung Hoàn - Tuyên Minh Luận).

+ Ngực đau: Xuyên khung 1 củ lớn, tán bột, sấy với rượu, uống. Bệnh 1 năm dùng 1 củ, 2 năm dùng 2 củ (Tập Nghiệm phương).

+ Trị trẻ nhỏ não bị nhiệt, mắt nhắm, thái dương đau, mắt sưng đỏ: Xuyên khung, Bạc hà, Phác tiêu đều 8g, tán bột, lấy 1 ít thuốc thổi vào lỗ mũi (Toàn Ấu Tâm Giám).

+ Trị răng và miệng hôi: Lấy nước sắc Xuyên khung ngậm (Quảng Tế phương).

+ Trị các chứng ung nhọt sưng đau: Xuyên khung tán bôt, hòa Khinh phấn, trộn với dầu mè bôi (Phổ Tế phương).

+ Trị phụ nữ có thai 5-7 tháng, bị tổn thương hoặc thai chết trong bụng, máu dơ ra, đau, cấm khẩu: Đương quy 240g, Xuyên khung 160g. Tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày uống 2-3 lần. (Phật Thủ Tán - Bản Sự phương).

+ Trị ngực sườn đầy tức: Xuyên khung, Thương truật, Hương phụ, Lục khúc, Sơn chi tử (sao), lượng bằng nhau, tán bột, trộn với hồ làm hoàn. Mỗi lần uống 8-10g với nước ấm (Việt Cúc Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).

+ Trị sản hậu huyết vận: Đương quy 40g, Xuyên khung 20g, Kinh giới huệ (sao đen) 8g, sắc uống (Kỳ Phương Loại Biên).

+ Trị sản hậu ngực và bụng đau: Xuyên khung, Quế tâm, Mộc hương, Đương quy, Đào nhân đều 40g, Tán bột, mỗi lần uống 4g với rượu nóng (Khung Quy Tán -Vệ Sinh Gia Bảo).

+ Trị sản hậu bị té ngã đau: Đương quy 32g, Xuyên khung 12g, Đào nhân 14 hột (bỏ vỏ và đầu nhọn), Hắc khương 2g, Chích thảo 2g. Dùng rượu và Đồng tiện sắc uống (Sinh Hóa Thang - Nam Nữ Khoa).

+ Trị kinh bế, kinh nguyệt không đều, sinh khó, nhau thai không ra: Xuyên khung, Ích mẫu thảo, Sung úy tử, Đương quy, Bạch thược (Ích Mẫu Thảo Kim Đơn - Y Học Tâm Ngộ).

+ Trị hành kinh bụng đau (do huyết ứ): Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Bạch thược (Đào Hồng Tứ Vật Thang -Y Tông Kim Giám).

+ Trị nửa người liệt do tai biến mạch máu não: Xuyên khung, Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Ngưu tất, Cam thảo (Huyết Phủ Trục Ứ Thang -Y Lâm Cải Thác).

+ Trị phá thương phong: Dùng Xuyên khung hợp với Kinh giới, Bạch chỉ, Đương quy, Địa hoàng, Thược dược, Bạch truật, Cam thảo. Mùa đông thêm Quế chi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị ngực sườn đầy tức: Xuyên khung, Hồng hoa mỗi thứ 6g, Quy vĩ, Chỉ xác đều 10g, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhân đều 8g. Cho nước và rượu mỗi thứ 1 nửa, sắc uống (Khung Qui Tả Can Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị ngực sườn đầy tức:Xuyên khung, Hồng hoa, lượng bằng nhau, chế thành phiến (cứ 12 phiến chứa 20g Xuyên khung và Hồng hoa). Mỗi lần uống 4 phiến, ngày 3 lần. 4-6 lần là 1 liệu trình. Trị 84 trường hợp (có 10 trường hợp suốt liệu trình có thêm Cát căn Hoàng Đồng Phiến, ngày 3 lần, mỗi lần 2ml; 2 người dùng 2 loại thuốc trên thêm Nhũ hương, Một dược). Kết quả: hiệu quả thấp: 9, tốt: 57, không kết quả 17, nặng hơn: 1 (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt: Dùng Xuyên khung chiết xuất chất Acid A ngùy (Ferulic) 20mg cho vào Glucosa 5% - 250ml, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 1 lần, liên tục 10 lần. Trị 8 trường hợp bệnh động mạch vành khỏi: 6, hết cơn đau thắt ngực: 6, lượng mỡ trong máu giảm với mức độ khác nhau (Tân Y Dược Học Tạp Chí 1977, 1:15).

+ Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt:Dùng dung dịch kiềm Xuyên khung trị cơn đau thắt ngực 30 trường hợp có kết quả 92,5%, số kết quả tốt: 62,95%. Cơn đau giảm trong 24 giờ chiếm hơn phân nửa, 40% điện tim trở lại bình thường (Tân Y Dược Học Tạp Chí 1977, 1:15).

+ Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt: Dùng dung dịch tiêm Xuyên khung truyền nhỏ giọt tĩnh mạch trị 10 trường hợp bệnh mạch vành đau thắt ngực, kết quả tốt: 7, tiến bộ: 2, không kết quả: 1 (Trung Y Tạp Chí 1980, 9: 69).

+ Trị nhồi máu não và tắc mạch máu não: Dùng dịch tiêm Phức Phương Xuyên Khung (Xuyên khung, Đan sâm, Đương quy trị 400 trường hợp nhồi máu não và tắc mạch não 400 trường hợp. Theo dõi bằng chụp động mạch não, điện tâm đồ, lưu lượng huyết dịch đều có cải thiện (P nhỏ hơn 0,005 - 0,001) tỉ lệ có kết quả là 94,5% (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 6 (4): 234).

+ Trị thần kinh tam thoa đau: Xuyên khung 30g, Đương quy, Đan sâm, Bạch thược, Sài hồ, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Toàn yết, Thuyền thoái, Địa long đều 8g. Trị 21 trường hợp dây thần kinh tam thoa đau trong 1 tháng, kết quả đạt 90.6% (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí số 1982, 4: 34).

+ Trị đầu đau: Dùng Xuyên khung phối hợp Thạch cao (sống ), Tế tân, Cúc hoa. (Do phong hàn: thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Phòng phong; Do phong nhiệt thêm Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều; Do phong thấp thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Thương truật, Cảo bản; Do huyết ứ thêm Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Xạ hương (Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí 1985, 10: 447).

+ Trị kinh bế, kinh nguyệt không đều, sinh khó, nhau thai không ra: Xuyên khung 8g, Đương quy 12g, cho rượu và nước mỗi thứ 1 nửa, sắc uống (Khung Quy Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị cột sống viêm phì đại, xương gót chân có gai: Xuyên khung tán bột, cho vào bao (bọc) đắp vào chỗ đau hoặc lót vào giầy. Mỗi tuần thay 1 lần. Sau 5-10 ngày hết hoặc giảm đau. Có người sau 2 tháng lại tái phát, tiếp tục đắp lại (Tân Học Tạp Chí 1975).

Tham khảo:

+ " Xuyên khung là vị thuốc trị khí trong huyết. Bệnh Can cấp dùng vị cay để bổ vì vậy chứng huyết hư nên dùng Xuyên khung .Vị cay tán kết vì vậy các chứng khí trệ cần dùng. Người ta nói rằng vị Mạnh khúc, Quý cùng (Xuyên khung) chống lại được thấp tà, trị chứng bụng to như bụng cá, trị tiêu chảy do thấp, mỗi lần chỉ dùng 2 vị, hiệu quả như thần . Chứng huyết lỵ đau, huyết lỵ đã thông mà đau không giảm là âm thiếu khí uất, thêm Xuyên khung để hành khí điều huyết thì bệnh khỏi" (Bản Thảo Cương Mục).

+ "Xuyên khung được nhiều người dùng, đầu mặt đau do phong không thể thiếu nó nhưng cần phối hợp với các loại thuốc khác" (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

+"Xuyên khung vận hành lên đầu mắt, dẫn xuống huyết hải, vì vậy, bệnh về tinh thần dùng bài Tứ Vật (Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Thục địa). Xuyên khung có khả năng tán phong ở kinh Can, dùng trị chứng đầu đau ở kinh Thiếu dương (Đởm, Tiểu trường) và Quyết âm (Tâm bào, Can), là thánh dược trị đầu đau do huyết hư. Thường dùng trong 4 trường hợp sau:

1- Dẫn vào kinh Thiếu dương (Tiểu trường, Đởm).

2- Đầu đau do kinh lạc gây nên.

3- Chuyển vận thanh dương và khí.

4- Khứ thấp khí ở đầu" (Bản Thảo Kinh).

+ "Xuyên khung có tác dụng tán kết đi vào kinh Can, là thuốc trị huyết trong khí... Xuyên khung và Đương quy đều là thuốc trị về huyết nhưng Xuyên khung hoạt huyết mạnh hơn vì vậy có tác dụng phát tán phong hàn, trị đầu đau, phá ứ tụ, thông huyết mạch, giảm đau, tiêu phù, trục huyết, thông kinh. Cùng sắc uống với Tế tân trị ung nhọt" (Cảnh Nhạc Toàn Thư).

+ " Đầu đau mà không khỏi, tất yếu phải dùng Xuyên khung thêm thuốc dẫn kinh: Thái dương thêm Khương hoạt, Dương minh thêm Bạch chỉ, Thiếu dương thêm Sài hồ, Thái âm thêm Thương truật, Quyết âm thêm Ngô thù du, Thiếu âm thêm Tế tân" (Dụng Dược Pháp Tượng).

+ Xuyên khung chịu Thư hoàng, được Tế tân có tác dụng giảm đau, trị mụn nhọt. Được Mẫu lệ có tác dụng trị đầu đau do phong, nôn nghịch" (Lôi Công Dược Chế).

+ " Xuyên khung dẫn lên đầu mặt, dẫn xuống kinh thủy, khai uất kết ở trung tiêu, là thuốc trị huyết trong khí. Trị khí huyết đều tốt. Thuốc có tác dụng tán hàn trừ thấp, trừ phong khí, trị đầu đau, hông sườn đau, dưỡng thai, giúp ích cho sản phụ, trị được các chứng trưng hà tích tụ, huyết bế không thông, mụn nhọt lở ngứa, ung thư mụn nhọt] hàn nhiệt, sưng đau" (Bản Thảo Hối Ngôn).

-----------------------------------------------------------------------

Sơn chi tử

Xuất xứ: Bản Kinh

Tên Hán Việt khác:

Sơn chi tử (TQdhđtđ), Mộc ban (Bản kinh), Việt đào (Biệt Lục), Tiên chi (Bản Thảo Cương Mục), Chi tử, Tiên tử, Trư đào, Việt đông, Sơn chi nhân, Lục chi tử, Hồng chi tử, Hoàng chi tử, Hoàng hương ảnh tử (Hòa Hán Dược Khảo), Dành dành (Việt Nam).

Tên khoa học: Gardenia jasminoides ellis (=gardenia florida linn).

Họ khoa học: Họ Cà Phê (Rubiaceae).

Mô tả:

Cây nhỏ, nhẵn, cành mềm khía rãnh dọc, lá mọc đối hay mọc vòng 3, hình thuôn trái xoan, đôi khi bầu dục dài, tù và có mũi nhọn ở đỉnh, hình nêm ở gốc, màu nâu đen bóng ở trên mặt, nhạt hơn ở mặt dưới, dai, gân mảnh nổi rõ, lá kèm mềm, nhọn đầu ôm lấy cả cành như bẹ. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, trắng, rất thơm. Cuống có 6 cạnh hình cánh. Đài 6, thuôn nhọn đầu, ống đài có 6 cánh dọc. Tràng 6, tròn ở đỉnh, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 6, chỉ ngắn, bao phấn tù. Bầu 2 ô không hoàn toàn, vòi dài bằng ống tràng noãn rất nhiều. Quả thuôn bầu dục có đài còn lại ở đỉnh, có 6-7 cạnh dọc có cánh. Hạt rất nhiều, dẹt. Ra hoa từ tháng 4-11. Quả tháng 5-12.

Địa lý:

Mọc hoang và được trồng khắp nước có nơi dùng làm cây cảnh hoặc trồng để nhuộm.

Phần dùng làm thuốc:

Dùng quả phơi khô [gọi là Chi tử] (Fructus Gareniae).

Thu hái:

Vào sau tiết Hàn lộ hàng năm, quả chín liên tục, lúc này vỏ quả ngả dần thành màu vàng lá có thể hái được, hái quả sớm hay quá muộn đều có thể ảnh hưởng tới phẩm chất, nên hái bằng tay.

Mô tả dược liệu:

Quả Chi tử khô hình trứng hoặc bầu dục, hai đầu nhỏ dần khoảng 15-18mm không tính dài khô ở đỉnh, thô khoảng 9-12m, phấn trên có 6 lá đài tồn tại, teo hình mũi mác, nhỏ dài thường không toàn vẹn, vỏ quả ngoài cấu thành bởi hai đài liền tồn tại, chung quanh có 6 cạnh dọc hình sợi, phần dưới có gốc tàn cuống quả. Vỏ ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu hơi bóng mượt, có nhiều gân nhỏ, và quả chất cứng mỏng, nửa trong suốt, trong có hai buồng gồm nhiều hạt hình tròn trứng, dẹt, phẳng, vỏ hạt màu đỏ vàng, ngoài có vật chặt dính đã khô, giữa chúng liên kết thành khối hơi có mùi thơm đặc biệt.

Chi tử lấy loại nhỏ, vỏ mỏng màu vàng đỏ là thượng phẩm. Thường dùng loại mọc ờ vùng rừng núi, quả nhỏ chắc nguyên quả, vỏ mỏng vàng, trong đỏ thẫm có nhiều hạt, thơm khô không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt. Còn Chi tử nhân là hạt đã được bóc sạch vỏ quả, màu nâu vàng hay đỏ hồng, không vụn nát là tốt (Dược Tài Học).

Bào chế:

+ Hái trái về bỏ tai và vỏ, chỉ lấy hạt, ngâm với nước sắc Cam thảo một đêm, vớt ra phơi khô tán bột dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Trị bệnh ở thượng tiêu, trung tiêu thì dùng cả vỏ xác, trị hạ tiêu thì bỏ vỏ xác rửa sạch nước màu vàng rồi sao mà dùng, trị bệnh thuộc huyết thì sao đen dùng (Đan Khê Tâm Pháp).

+ Sau khi hái về phơi hoặc sấy khô ngay, nếu sấy thì lúc đầu lửa to về sau nhỏ dần, đảo trộn nhẹ để làm vỏ quả không bị trầy sát, cũng đề phòng tình trạng ngoài khô trong ướt, dễ thối mốc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Quả chín kẹp lẫn với ít phèn chua, cho vào nước sôi cùng nấu độ 20 phút, vớt ra phơi khô vỏ, lại sấy khô cho giòn. Khi dùng muốn dùng sống, sao hoặc đốt cháy tùy từng trường hợp (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Thành phần hóa học:

+ Gardenoside, Geniposide, Genipin-1-Gentiobioside, Shanzhiside, Gardoside, Scandoside methyl Esther, Deacetylaspelurosidic acid, Methyl Deacetylaspelurosidate, 10-Acetylgeniposide (Lida J và cộng sự, Chem Pharm Bull 1991, 39 (8): 2057).

+ 6”-p-Coumaroyl Genipin Gentiobioside (Nishizawa M và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (1): 87).

+ Chlorogenic acid, 3, 4-di-O-Caffeoylquinic acid, 3-O-Caffeoyl-4-O-Sinapoyl Quinic acid, 3,5-di-O-Caffeoyl-4-O-(3-Hydroxy-3-Methyl) Glutaroyl Quinic acid (Nishizawa M và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (1): 87).

+ Crocetin (Tần Vĩnh Kỳ, Dược Học Học Báo 1964, 11 (5): 342).

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng giải nhiệt: Nước sắc chi tử có tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt, tác dụng giống như vị Hoàng liên, Hoàng cầm nhưng yếu hơn (Trung Dược Học).

+ Tác dụng lợi mật: Chi tử làm tăng tiết mật. Thực nghiệm chứng minh trên súc vật sau khi thắt ống dẫn mật thấy Chi tử có tác dụng ức chế không cho Bilirubin trong máu tăng. Dịch Chi tử làm tăng co bóp túi mật (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Tác dụng cầm máu: Chi tử sao cháy thành than có tac dụng cầm máu (Trung Dược Học).

+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, nước sắc Chi tử có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Tác dụng an thần: Nước sắc chi tử có tác dụng trị mất ngủ trong các bệnh viêm nhiễm do sốt cao làm não xung huyết và hưng phấn thần kinh. Thực nghiệm cũng chứng minh nước sắc kiệt Chi tử có tác dụng an thần đối với chuột trắng (Trung Dược Học).

+ Tác dụng hạ huyết áp: Trên súc vật thực nghiệm chứng minh rằng nước sắc Chi tử có tác dụng hạ áp (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trên động vật thực nghiệm, thấy nước sắc chi tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong nước bụng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Tính vị:

+ Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Vị đắng, tính lạnh, không độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Quy kinh:

+ Vào kinh Tâm, Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Vào kinh Tâm, Phế, Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tác dụng:

+ Trị bứt rứt, buồn phiền, khó chịu, bồn chồn trong ngực, mất ngủ, những chứng huyết trệ dưới rốn, tiểu không thông (Trân Châu Nang).

+ Thanh nhiệt ở thượng tiêu (Tâm, Phế), thanh uất nhiệt ở phần huyết (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết (sao đen), thanh nhiệt ở tam tiêu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chủ trị:

+ Trị nóng nẩy, bồn chồn do nhiệt chứng, vàng da do thấp nhiệt, mắt đỏ, họng đau, chảy máu cam, lở miệng, nước tiểu đỏ. Đắp ngoài trị sưng ứ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Liều dùng: Dùng từ 8 – 20g.

Kiêng kỵ:

+ Trị tâm phiền, bứt rứt, cơ thể nóng, mắt đỏ, thổ huyết, chảy máu cam (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Tỳ hư, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn mà không có thấp nhiệt, uất hỏa: cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Cách dùng: Dùng sống có tác dụng thanh nhiệt (dùng chữa sốt), sao vàng có tác dụng tả hỏa (nóng nảy trong người), sao đen có tác dụng cầm máu.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị sau khi bị thương hàn có mồ hôi ra, mửa, ngủ không được, bứt rứt không yên: Chi tử 14 trái, Hương xị 4 chén, sắc uống (Chi Tử Xị Thang – Thương Hàn Luận).

+ Trị chảy máu cam: Sơn chi tử, sao cháy đen, thổi vào mũi nhiều lần có hiệu quả (Lê Cư Sỉ Giản Dị phương).

+ Trị tiểu tiện không thông: Chi tử 14 quả, Tỏi (loại 1 tép) 1 củ, 1 chút muối, gĩa nát, dán vào chỗ rốn và bọng đái một chốc sẽ thông ngay (Phổ Tế phương).

+ Trị tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu: Sơn chi sống tán bột, Hoạt thạch, lượng bằng nhau, uống với nước Hành (Kinh Nghiệm Lương phương).

+ Trị đại tiện ra máu tươi: Chi tử nhân, sao cháy đen, uống 1 muỗng với nước (Thực Liệu phương).

+ Trị tiêu ra máu do độc rượu: Sơn chi gìa, sấy khô, tán bột, uống với nước ở giữa lòng sông (Thánh Huệ phương).

+ Trị tiêu ra máu do nhiệt độc: Chi tử 14 trái, bỏ vỏ, gĩa nát, tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần, có thể uống với nước (Trửu Hậu phương).

+ Trị kiết lỵ lúc sinh: Chi tử tán bột, uống với rượu nóng, lúc đói, mỗi lần một muỗng canh, bệnh nặng uống không quá 7 lần (Thắng Kim phương).

+ Trị phụ nữ bị phù do thấp nhiệt khi có thai: Sơn chi tử 1 chén, sao, tán bột. Mỗi lần uống 8 – 12g với nước cơm hoặc làm viên uống (Đan Khê Tâm Pháp).

+ Trị phù thủng do nhiệt: Sơn chi tử nhân, sao, nghiền. Mỗi lần uống 12g với nước cơm. Nếu nhiệt ở thượng tiêu thì dùng luôn cả xác (Đan Khê Tâm Pháp).

+ Trị hoắc loạn chuyển gân, chuột rút, bụng ngực căng đầy, chưa nôn vàtiêu được: Chi tử 27 trái, tán bột, uống với rượu nóng (Trửu Hậu phương).

+ Trị trong bụng đau xóc do lạnh và nóng xung đột nhau, ăn uống không được: Sơn chi tử, Xuyên ô đầu, 2 vị bằng nhau, tán bột, hồ với rượu làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 15 viên với nước Gừng sống. Nếu đau ở bụng dưới thì uống với nước Hồi hương (Bác Tễ phương).

+ Trị đau nóng ở vùng dạ dày: Sơn chi tử lớn 7 - 9 trái, sao đen, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống với nước Gừng sống. Nếu không bớt thì dùng với 4g Huyền minh phấn thì ngưng ngay (Đan Khê Tâm Pháp).

+ Trị bệnh về khí của Ngũ tạng, bổ âm huyết: Chi tử sao đen, tán bột, sắc với Gừng sống uống (Đan Khê Tâm Pháp).

+ Trị bệnh thi chú, đau xóc lên tim ngực liên tục: Chi tử 21 trái, đốt, tán bột, uống với nước (Trửu Hậu phương).

+ Trị sốt cao sau khi ăn hoặc sau khi giao hợp đau muốn chết: Chi tử 30 trái, nước 3 thăng. Sắc còn 1 thăng, uống cho ra mồ hôi (Mai Sư phương).

+ Trị trẻ nhỏ bứ rứt, nổi cuồng, tích nhiệt ở dưới, mình nóng phát cuồng, hôn mê, không ăn: Chi tử 7 trái, Đậu xị 20g. Sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống vào công hiệu ngay, có thể mửa (Tập Hiệu phương).

+ Trị bàn trường điếu khí: Đào nhân 20g, 1 chút Thảo ô đầu, tất cả sao qua rồi bỏ Ô đầu đi, thêm Bạch chỉ 4g. Tán bột, mỗi lần uống 2g với rượu Hồi hương và Hành trắng (Phổ Tế phương).

+ Trị mắt đỏ kèm táo bón: Sơn chi tử 7 trái, dùi lỗ, nướng chín, sắc với 1 thăng nước còn nửa thăng, bỏ bã, đồng thời cho vào 12g bột Đại hoàng, uống nóng (Phổ Tế phương).

+ Trị ăn vào mửa ra ngay: Chi tử 20 trái, sao qua, bỏ vỏ, sắc uống (Quái Chứng Kỳ phương).

+ Trị đầu đau do phong đàm không chịu nổi: Chi tử (bột), trộn mật, ngậm trên lưỡi, hễ nôn ra là bớt (Binh Bộ Thủ Tập phương).

+ Trị mũi nổi hột thịt đỏ như mũi sư tử: Chi tử sao, tán bột, cùng với sáp vàng làm viên bằng viên đạn lớn. Mỗi lần dùng 1 viên, nhai nhỏ với nước trà, ngày 2 lần. Kiêng rượu, thức ăn chiên, xào (Bản Sự phương).

+ Trị mũi nổi hột thịt đỏ như mũi sư tử: Sơn chi, Tang bạch bì, Hoàng cầm, Cam thảo, Cát cánh, Ngũ vị tử, Can cát, các vị bằng nhau, sắc uống (Bản Sự phương).

+ Trị đơn độc do hỏa nhiệt: Chi tử nhân, đốt, tán bột, trộn nước tẩm vào (Mai Sư phương).

+ Trị phỏng chưa phát ra: Chi tử nhân, đốt, tán bột, trộn với dầu mè, đắp, băng lại (Thiên Kim phương).

+ Trị lở ngứa trong mí mắt: Chi tử, đốt, tán bột, xức vào (Bảo Ấu Đại Toàn phương).

+ Trị sưng đau do gãy xương: Chi tử gĩa nát, trộn với Bạch miến, đắp vào (Tập Giản phương).

+ Trị chó dại cắn: Chi tử bì (đốt, tán bột), Thạch lưu hoàng, 2 vị bằng nhau, tán bột xức vào (Mai Sư phương).

+ Trị phỏng do nhiệt: Chi tử, tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, phết lên chỗ đau (Cấp Cứu phương).

+ Trị thương hàn thấp nhiệt sinh ra vàng úa, bụng lớn dần: Chi tử 14 trái, Nhân trần 240g, Đại hoàng 120g, 1 đấu nước. Trước hết sắc Nhân trần giảm 6 phần rồi bỏ cả 2 vị vào sắc còn 3 thăng, chia làm 3 lần. Khi nào tiêu thông như nước Bồ kết (có khi đỏ), uống một đêm thì giảm, màu vàng khè trên da tự nhiên theo nước tiểu mà ra hết (Nhân Trần Đại Hoàng Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị vàng da, mình nóng: Sơn chi, Cam thảo, Hoàng bá sắc uống (Chi Tử Hoàng Bá Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị sau khi bị thương hàn sinh đầy bụng, bứt rứt, nằm ngồi không yên, mửa ra thì đỡ: Sơn chi, Hậu phác, Chỉ thực, sắc uống (Chi Tử Hậu Phác Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Tả hỏa ở tiểu trường: dùng Sơn chi, Xích phục linh, Mộc thông, Hoạt thạch, Trạch tả các vị bằng nhau. Tả hỏa hữu dư của Tâm kinh, dùng Sơn chi, Liên kiều, Mạch môn đông, Trúc diệp, Đăng tâm thảo, Cam thảo (sống). Hoàng liên các vị bằng nhau (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị vàng da vì dùng nhiều rượu sinh nóng người: Sơn chi, Nhân trần cao, Hoạt thạch, Xa tiền tử, Tần giao, Hoàng liên thảo, Mục túc, các vị bằng nhau, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị chảy máu cam, mửa ra máu do huyết nhiệt, lỵ ra máu, huyết ra lai rai: Chi tử 16g, Hoàng cầm 12g, Bạch mao căn 20g, Tri mẫu 12g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Trắc bá diệp 12g, Xích thược 12g, sắc uống (Lương Huyết Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị bàng quang viêm cấp tính, tiểu ra máu: Chi nhân 16g, Mao căn 20g, Đông quỳ tử 12g, Cam thảo 8g, sắc uống (Chi Tử Nhân Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị viêm gan vàng da cấp tính do thấp nhiệt, nóng nảy trong ngực, tiểu vàng, tiểu đỏ, vàng toàn thân: Chi tử 16g, Hoàng bá 12g, Cam thảo 4g, sắc uống (Chi Tử Bá Bì Thang - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo:

+ Chi tử nhẹ thoảng có hình phổi màu đỏ là tượng của hỏa nên tả được hỏa trong Phế, dùng nó có 4 tác dụng: Thứ nhất là nhiệt bám vào Tâm kinh, hai là trừ được bứt rứt, ba là khử hư nhiệt ở thượng tiêu, bốn là trị phong (Trân Châu Nang).

+ Chi tử tả hỏa của tam tiêu và uất hỏa trong bỉ khối, thanh huyết trong vị quản, tính nó chạy quanh co khuất khúc, xuống dưới có thể giáng hỏa theo đường tiểu ra ngoài. Người đau tim hơi lâu không nên uống ấm, uất hỏa ngược lên sườn, vì vậy các phương thuốc có dùng Chi tử làm thuốc dẫn nhiệt thì tà dễ phục núp và bệnh dễ lui (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

+ Sơn chi giải được độc của Ngọc chi hoa [Dương trịch trục] (Bản Thảo Tập Chú).

+ Sơn chi tử giải được phong nhiệt độc, giải được nhiệt độc lúc thời dịch, 5 chứng vàng da, ngũ lâm, thông tiểu, tiêu khát, sáng mắt, trúng độc, sát trùng độc (Dược Tính Bản Thảo).

+ Chi tử bẩm thụ được cái khí đắng mà rất lạnh, đắng lạnh thì tổn vị thương huyết. Hễ Tỳ Vị suy nhược thì cấm dùng. Huyết hư phát sốt cấm dùng. Tính nó có thể tả được hỏa hữu dư, Tâm Phế không có tà nhiệt kết ở tiểu trường thì không nên dùng. Lở loét vì khí huyết hư không thể thu liễm, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Màu vàng của Chi tử còn được dân gian dùng làm màu nhuộm trong lúc nấu hoặc chế biến thức ăn, vì không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Phân biệt:

(1) Cây Dành dành bắc (Gardenia tonkinensis Pitard): cây cao nhỡ 1-4m, rất nhẵn. Cành non dẹt, màu nâu đậm, sau màu xám, nhạt, tròn. Lá hình trái xoan nhọn đầu và gốc, màu nâu đỏ và hơi bóng ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới cuống ngắn, lá kèm hình bầu dục, nhọn đầu, mặt trong có lông tơ trắng. Hoa nở tháng 5-6 quả chín từ tháng 8-11. Cây mọc phổ biến, thường trồng làm cảnh vì có hoa lớn, dẹp. Quả có thể dùng để nhuộm.

(2) Cần phân biệt với cây Dành dành láng (G. philastrei Pit) có ở Phước Tuy, Nha Trang. Dành dành Ăng co (G, angkorensis Pitard), có ở Nha Trang, Hòn Tre. Dành dành Thái (G. sotepensis Hutc in Craib) có ở Đà Lạt. Dành dành GODFROY (G. godlefroyana O, Ktze).

(3) Ở Trung Quốc có cây Thủy chi tử (Gardenia radicans Thumb) là cây bụi thấp xanh quanh năm, thân có nhiều cành, mọc nghiêng như Chi tử, chỉ khác là hoa xếp chồng, thông thường thì không kết quả hay kết quả rất ít, hoa quả nhỏ hơn Chi tử. Lá hình nhọn, lộn ngược hay hình trứng đảo ngược, có 2 loại lá to và lá nhỏ. Thường trồng ở công viên làm cảnh, quả không làm thuốc.

(4) Cần phân biệt với quả Giun hay Sử quân tử (xem) là quả khô của cây Sử quân (Quisqualis indica L.) họ Combretaceae là vị thuốc dùng để tẩy giun có hình giáng hao hao giống quả Chi tử (loại nguyên).

(5) Ngoài loài Chi tử nói trên, ở miền núi có một loài mọc hoang gọi là Sơn chi tử, dáng cây nhỏ hơn, người ta cũng dùng làm thuốc.

Tên gọi: Chi có nghĩa là chén đựng rượu, tử là hạt quả. Vì quả như cái chén uống rượu nên gọi là Chi tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).