Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Câu hỏi 205 : Uống nhiều và ăn nhiều thức ăn hàn lạnh không tiêu làm tăng áp huyết và lười tập là nhân-qủa của bệnh tật.

Lời đầu con kính chúc Thầy và toàn thể gia đình và tất cả mọi người ở Khí Công Y Đạo luôn có sức khỏe tốt để cứu độ cho mọi người.

Thưa thầy con có 1người bạn anh ta 41 tuổi bị bệnh như thế này thưa thầy

Huyết áp tay trái 136/93/73 tay phải 129/86/65

Chân trái 151 /104/73 chân phải 159/101/69

Sau khi ăn xong 30 phút : tay trái 128/88/74 tay phải 133/89/77

Nhiệt độ thân nhiệt chưa bao giờ lên tới 37độ cả nhiệt độ : huyệt bách hội 31.3 độ, trong lòng bàn tay 32.2độ, ngoài lòng bàn tay la 31.2độ c, chân 27.3 độ, thân du bên phải 31.5độ, bên trái 32.0độ.

Thưa Thầy trong người còn triệu chứng người hay bị lạnh chân tay buốt 2 chân khi có gió trời và buốt cả 2 tai, và thưa thầy con triệu chứng nữa hay bị đi ngoài phân lỏng và chảy ra máu tươi

Trả lời :

Áp huyết tay trái : 136/93mmHg 73, sau khi ăn 128/88mmHg 73

Áp huyết tay phải : 139/86mmHg 65, sau khi ăn 133/89mmHg 77

Thân nhiệt 31.2-32.2 độ, lạnh tay buốt hai chân và tai, đi phân lỏng, chảy máu tươi

Chân trái 151/104mmHg 73, chân phải 159/101mmHg 69

Chẩn đoán :

Sau khi ăn, áp huyết tay trái xuống thấp hơn trước khi ăn, là chức năng bao tử yếu, không đủ khí giúp chức năng chuyển hóa.

Áp huyết tay phải có nhịp tim thấp là can hàn, số thứ nhất là khí thực, kết luận can khí thực hàn.

Số thứ hai chỉ hoạt động co bóp của van tim thấp nhất là 86, cao nhất là 93 so với tuổi là hở van tim, còn số thứ hai ở chân từ 101-104 là do uống nhiều làm cơ thể hàn, thận hàn, động mạch và tĩnh mạch háng bị phù mạch, liệt cơ ruột nên đi phân lỏng, do hàn, xệ ruột gây ra trĩ, khi phân ra làm trầy xước múi hậu môn gây chảy máu tươi..

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

So với tuổi thì bệnh nhân có áp huyết cao cả 2 bên, thân nhiệt thấp hai bên thận, đông y gọi là thực hàn, theo đông y khi Đởm hàn, Vị hàn và Bàng Quang hàn, lâu dần tạo ra bệnh sạn thận, sẽ có dấu hiệu bệnh đường tiểu ra sạn, tiểu buốt hoặc nước tiểu có máu.

Cách điều chỉnh bệnh và phòng ngừa bệnh :

Nên uống nước ít một, sau bữa ăn uống trà gừng mật ong làm tăng thân nhiệt, vì lười tập, nên cần phải tập toàn bài khí công, sau bữa ăn 30 phút, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần trước khi tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần. Phải áp dụng theo sự hướng dẫn trong 3-6 tháng., và theo dõi áp huyết cho lọt vào tiêu chuẩn mới khỏi bệnh.

Thân

doducngoc