Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

Câu hỏi 213 : Hậu qủa của thiếu máu áp huyết thấp. Viêm họng hạt mãn tính.Thiếu máu lên não. Huyết áp thấp. Men gan cao. Can xi thấp. Thoái hóa xương khớp, có gai, mất ngủ. Đau trên bả vai phải, cảm giác tê, mỏi, và đau rất khó chịu.

Con chào thầy,

Đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy, vì thầy đã không ngại khó để giúp đỡ mọi người, chỉ mọi người cách để chữa bệnh, có thể nói, thầy là niềm hy vọng của nhiều người, vì lúc đau ốm

bệnh tật, có thể họ đã rất bi quan, chán nản, tìm đến thầy như là tìm đến một lối thoát giúp họ hy vọng vượt qua được bệnh tật, vượt qua chính mình...để tiếp tục sống, tiếp tục vui và hy vọng. Nên thực tình con rất cảm kích về cái tài, và cái đức của thầy. Con vào trang web http://khicongydaododucngoc.blogspot.com, nhưng con không biết cách post câu hỏi, nên con mạn phép gửi email cho thầy, có gì thầy thông cảm cho con ạ. Con cũng nhờ thầy giải đáp giúp con các triệu chứng bệnh sau :

+ Đầu tiên là bệnh của má con :

Má con năm nay 52 tuổi, vừa rồi bị viêm họng, má còn bị mất ngủ nguyên 1 tuần, đi khám bệnh thì bác sĩ bảo bị Viêm họng hạt mãn tính.Thiếu máu lên não. Huyết áp thấp. Men gan cao. Can xi thấp. Thoái hóa xương khớp, có gai. Và việc má con bị mất ngủ là thường xuyên, có đêm không ngủ được chút nào, có đêm may lắm chỉ ngủ được 2-3 giờ đồng hồ. Con nghĩ cũng một phần là do má con ăn uống không đủ chất, và lười vận động, nên cơ thể yếu, sức đề kháng yếu, và hay mệt mỏi. Vậy con nhờ thầy chỉ cho con cách cải thiện tình hình để sức khỏe má con đỡ hơn, con ở xa nhà, cách đến 1000km, con làm việc ở Sàigòn, còn má ở quê, nên con rất lo lắng cho sức khỏe của má, những khi má đau ốm thì con không ở bên cạnh được, nên càng cảm thấy lo và buồn hơn. Kính mong thầy giúp đỡ.

+ Sau nữa là bệnh của con :

Con năm nay 27 tuổi, khoảng nửa tháng gần đây, con hay bị đau trên bả vai phải, cảm giác tê, mỏi, và đau rất khó chịu, dù là đau không nhiều. Gần đây thì đau xuống chân, tay, rồi tê tê nơi bàn tay, con lo lắm, con sợ để lâu sẽ bị tê luôn nửa người, đi chụp phim thì bác sĩ bảo không có gai, có thể do tính chất công việc, ngồi máy tính, ít vận động, nên bị chèn ép dây thần kinh, gây nên tê mỏi một bên người, đo huyết áp, bác sĩ cũng nói hơi thấp. (nhưng con quên hỏi huyết áp của con bao nhiêu). Con đi bác sĩ đông ý, bác sĩ chỉ đo huyết áp, rồi cũng nói con là bị chèn ép dây thần kinh, và bảo con đi châm cứu kèm uống thuốc sẽ nhanh hết hơn, nhưng con đang lu bu nhiều việc nên chưa đi châm cứu được. Nay con cũng nhờ thầy chẩn bệnh giúp con, chỉ cho con và má con cách ăn uống và tập luyện để sống vui khỏe và không âu lo. Con chân thành cảm ơn thầy !Con mong sớm nhận được tin thầy.( Thầy định bệnh giúp con 2 trường hợp , con và má con luôn nha thầy.)

Chúc thầy và gia đình sức khỏe để cống hiến nhiều hơn cho cuộc đời.

Trả lời :

Cả hai bệnh mẹ và con đều do thiếu máu và thiếu khí. Kết qủa đo áp huyết thấp giống như kết qủa đã tìm ra nguyên nhân bệnh của tây y rồi. Do đó, cách chữa rất đơn giản, nếu hiểu được ý nghĩa của các con số của máy đo áp huyết.

Số thứ nhất thuộc khí, số thứ ba chỉ nhịp tim thuộc huyết, số thứ hai chỉ sức co bóp của cơ tim thuộc van tim.

Nếu tất cả các số này đều nằm trong tiêu chuẩn theo tuổi như kinh nghiệm của khí công thì cơ thể sẽ đầy đủ khí và huyết, nên khỏe mạnh, không bệnh tật. Còn cao hơn hay thấp hơn tiêu chuẩn đều là bệnh.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.  (5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Nhờ bảng tiêu chuẩn này mà người bệnh phát hiện sớm và chữa kịp thời ngăn chặn được những bệnh nan y.

Thí dụ như người lớn có áp huyết 160mmHg, có nghĩa là áp huyết đã nhiều hơn 20mmHg so với tiêu chuẩn 140mmHg, được bác sĩ kết luận là cao áp huyết, cần phải được uống thuốc điều trị bệnh cao áp huyết.

Thế nhưng, trẻ 12 tuổi áp huyết tăng cao thêm 20mmHg thì nó cũng đang bị bệnh cao áp huyết làm vỡ mạch máu mũi chảy máu cam, thì bệnh này bác sĩ chữa không được, chỉ nói là khi lớn tuổi sẽ hết chảy máu cam, điều đó cũng đúng, vì khi lớn tuổi, áp huyết tăng theo tuổi lên đến 120mmHg thì áp lực khí huyết trở lại bình thường, nhưng đứa trẻ này khi lớn tuổi hơn nữa thì áp huyết lại tăng cao hơn nữa, nên nó vẫn bị bệnh cao áp huyết.

Kinh nghiệm dân gian thường chữa cho những trẻ chảy máu cam uống nước nấu Kim Châm 100g, vài ngày làm khỏi bệnh chảy máu cam. Như vậy có nghĩa là nước Kim Châm có công dụng làm hạ áp huyết.

Ngược lại, các bác sĩ thường nói, những người có áp huyết thấp là người sung sướng nhất, không cần phải uống thuốc khổ sở như những người có bệnh áp huyết cao. Trên thực tế, đây là một quan niệm sai lầm, những người mắc bệnh nan y khó chữa nhất là những người có áp huyết thấp nhất mà đông y khí công đã định nghĩa là : máy đo áp huyết là máy đo khí huyết trong cơ thể con người. Áp huyết thấp nhất là cơ thể vừa thiếu khí vừa thiếu máu nhiều nhất là nguyên nhân sinh đau nhức, vì các tế bào không đủ máu và oxy nuôi dưỡng sẽ trở thành các tế bào thoái hóa, tế bào ung thư, làm hư hỏng tế bào thần kinh, và nơi nào thiếu máu là nơi đó bị ung thư, còn ung thư toàn thân là ung thư máu, xương, tủy, não...

Với định nghĩa này, người lớn tuổi thay vì áp huyết tiêu chuẩn là :

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Nhưng trên thực tế, áp huyết chỉ bằng đứa trẻ 10 tuổi :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.  (5 tuổi-12 tuổi)

Khi áp huyết của người lớn xuống thấp do ăn uống sai lầm, kiêng cữ, lại lười tập luyện thể dục, áp huyết xuống 80 là áp huyết của những người bị bệnh ung thư. Và cách chữa ung thư thay vì làm tăng khí huyết làm bổ máu, tăng oxy để phục hồi nuôi dưỡng tế bào, thì ngược lại không nuôi dưỡng tế bào, bảo vệ tế bào lành, mà chỉ đánh cho cơ thể mất thêm khí huyết, áp huyết xuống 70 thì chết, còn sau khi chữa thành công, có nghĩa áp huyết lên đến 100, nhưng theo khí công chưa đủ khí huyêt lọt vào tiêu chuẩn 130-140, và không ăn uống tẩm bổ máu, tập luyện tăng cường oxy, khi áp huyết xuống lại 80, có nghĩa là đã có nhiều tế bào mất máu nuôi dưỡng lại bị hủy hoại trở thành tế bào ung thư, lúc đó tây y gọi là di căn.

Như vậy, tại sao mỗi nhà, mỗi gia đình không chịu mua một máy đo áp huyết, chính máy mới là một bác sĩ gia đình giỏi nhất cho mình biết bệnh của mình mỗi ngày, do nguyên nhân cao áp huyết hay thấp áp huyết, để mình còn biết tự điều chỉnh ăn uống để bổ máu, và luyện tập để bổ khí.

Nếu chúng ta có máy đo áp huyết, thì chính chúng ta cũng sẽ biết được những thuốc men trị bệnh đúng hay sai theo tiêu chuẩn áp huyết, và chúng ta phải tự hỏi tại sao uống những viên thuốc đắt tiền nhất, những phương pháp mà tây y hay đông y nói là thuốc mới, phương pháp mới hiện đại tiên tiến nhất mà tại sao không khỏi bệnh, chính là những viên thuốc đó chữa ngọn bệnh, còn chữa gốc bệnh thì cao áp huyết phải làm cho áp huyết thấp, thiếu khí huyết, áp huyết thấp, phải ăn uống những chất bổ máu, tập luyện khí công giúp áp huyết lên đúng tiêu chuẩn thì khỏi bệnh.

Nhưng con người ưa chuộng cầu kỳ, không thích không tin những gì đơn giản, lại ăn sai, lười tập nên hậu qủa của những bệnh nan y đều là bệnh thiếu khí huyết và lười tập luyện.

Xem thêm :

Thông Tin Y Tế : Bệnh thiếu máu, nguyên nhân và các loại thuốc điều trị

Bài 131: Bệnh nan y, áp huyết thấp, khí huyết thiếu, tâm can tỳ phế thận hư yếu sinh ra nhiều biến chứng..

Bài 63: Bệnh khí huyết suy nhược

Bài 387 : Những thức ăn thuốc uống chữa bệnh thiếu máu áp huyết thấp.

Ngoài việc ăn uống có chất bổ máu, cần phải tạo chất nhờn nuôi các đĩa đệm, khớp nối xương cổ gáy, vai, lưng ngón tay, mắt cá chân, gối, mỗi ngày rửa sạch 10 đậu bắp, thái mỏng, bỏ vào trong tô, lọ, đổ nước sôi cho ngập đậu vào buổi sáng, đến chiều chất nhớt đậu bắp chảy ra, lấy uống mỗi tối, thì các khớp sẽ được chất nhờn bảo vệ, sẽ hết đau, nó có công dụng chữa được bệnh tiều đường.

Viêm họng hạt mãn tính do thức ăn ở bao tử không chuyển hóa, mà biến thành đàm vướng ở họng, trước mỗi bữa ăn 30 phút ngậm dưới lưỡi 20 viên thuốc Bổ Trung Ích Khí Hoàn, mua ở tiệm thuốc bắc.

Thoái hóa xương cổ gáy vai, thiếu máu lên não, mất trí nhớ... thì tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp, Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần.

Ăn uống không tiêu, biếng ăn, tiêu hóa kém, táo bón hay tiêu chảy, men gan tăng cao...tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, rồi tập liền bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần để làm tăng áp huyết.

Đau cổ gáy tay vai tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần.

Sau khi tập khí công mà vẫn còn cảm giác đau, tê, hay còn bất kỳ một chỗ đau nào nhất định..... thì dùng kim thử tiểu đưởng châm nặn máu vào a-thị-huyệt là nơi có điểm đau ấy, rồi lại tập tiếp tục.

Tất cả các bài tập đều làm thông khí, tăng khí, cần phải tập đủ và đều đặn hằng ngày để không còn tìm ra được một điểm đau nào nữa thì khỏi bệnh đúng theo như câu :" Thông thì bất thống, thống thì bất thông."

Tối trước khi đi ngủ, nằm tập theo dõi hơi thở ở Đan Điền Thần 30 phút, thở tự nhiên bằng mũi, cuốn lưỡi ngậm miệng, cứ theo dõi hơi thở tự nhiên, cho đến khi buồn ngủ thì cứ thả lỏng người để ngủ được ngon giấc, trước khi đi ngủ không được uống nước, cơ thể sẽ bị thức giấc đi tiểu làm mất ngủ.

Khi đã khỏe mạnh có thể tập toàn bài thể dục khí công để duy trì sức khỏe lâu dài không bệnh tật.

DVD Động Công và Tĩnh Công

http://www.youtube.com/watch?v=AKiSfUb30Z8

Thân

doducngoc