Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Câu hỏi 265 : Chẩn đoán bệnh bằng máy đo áp huyết ở chân...

Thưa thầy!

Con có trường hợp này muốn thầy chỉ dạy cho con!

1-Một trường hợp 60 tuổi, huyết áp tay đúng tiểu chuẩn nhưng mạch chỉ có 64-68 nhưng huyết áp hai chân thì lại rất cao :

Chân phải 174/102/85, chân trái 170/95/82

Như thế là do hiện tượng gì con chưa rành lắm nên con xin thầy chỉ cho con

2-Con có gặp một số trường hợp mạch ở tay thì chậm nhưng mạch chân thì rất cao vậy con số thứ 2 ở chân có giá trị gì liên quan đến van tim không ạ

3-Con thấy có người khi con số thứ 2 ở chân cao cũng gây đau ngực hiện tại bệnh nhân đang đau ngực và con cần thầy chỉ dạy cho con và nếu trường hợp mạch chân cao như thế thì cách ăn uống sao cho mạch chân chậm lại trong khi mạch tay thì quá cao!

Con cám ơn thầy!

Học trò của thầy!

Trả lời :

Theo lý thuyết KCYĐ :

Tuổi 60 , áp huyết tiêu chuẩn ở tay sẽ là :

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Áp huyết ở chân hơn 10mmHg ở số đầu, như vậy áp huyết tiêu chuẩn ở chân sẽ là :

140-150/80-90mmHg mạch 70-80.

1-Trường hợp 60 tuổi áp huyết ở tay đúng tiêu chuẩn, nhưng nhịp tim thấp 64-68 thay vì 70-80, như vậy là mạch đập chậm thì người lạnh, chân tay lạnh.

Nếu bên tay trái nhịp tim thấp do ăn uống những chất hàn lạnh. Nếu bên tay phải thấp là do chức năng gan hàn thì không cung cấp đủ nhiệt lượng cho tim tuần hoàn, gân tay chân sẽ co rút đau do hàn lạnh

Nếu áp huyết ở chân có số đo : Chân phải 174/102/85, chân trái 170/95/82

Số đầu chỉ áp lực khí ờ chân cao (174, 170) là khí lực bị ép tăng cao do động mạch háng bị chèn ép. Số thứ 2 chân phải chỉ ống mạch ở chân trương căng phình (102), nếu ở phụ nữ số này qúa cao là tắc ống mạch như bệnh mạch lươn (varice), do uống nước nhiều hay do sau khi sinh..

Số thứ 3 ở chân, là mạch nhảy đo được ở chân cao (82-85), theo lý thuyết là nhiệt vì mạch đập nhanh hơn tiêu chuẩn (70-80), nếu sờ vào gan bàn chân nóng, thì do bệnh tiểu đường cao, bệnh nhức xương, nếu chân lạnh thì do uống nước nhiều làm nặng và xệ ruột, bụng dưới to chèn ép động mạch háng, làm chân căng phù nề.

2- Số thứ 2 ở chân, chỉ sự giãn nở ống mạch của động mạch và tĩnh mạch ở chân, chứ không phảI biên độ giao đông co bóp của van tim như đo ở tay.

Số thứ 3 ở chân, chỉ nhịp mạch chạy ở chân nhanh hay chậm cũng giống như tiêu chuẩn ở tay, chứ không phải nhịp mạch đập của tim..

3-Số thứ 2 ở chân cao cũng gây ra đau ngực.

Đau ngực theo kinh nghiệm khí công, khi đo áp huyết máy bị bơm nhồi 2-3 lần, và kết qủa đo áp huyết thay đổi khi thật cao, khi hơi cao, ở tay phải là do cholesterol đóng quanh ống mạch tim, hay hở van tim khi số thứ hai cao, hoặc do uống nước nhiều không được thận dương chuyển hóa, nước ứ đọng dưới đáy tim...Những dấu hiệu này cũng gây ra đau ngực.

Tùy theo nguyên nhân mà cách chữa khác nhau :

a-Do cholesterol thì uống Trà Sơn Tra, nấu 10-20 miếng Sơn Tra với 1 lít nước cạn còn 1/2 lít tương đương 2 ly, sau mỗi bữa cơm, uống 1 ly như nước trà làm tiêu mỡ, tiêu cholesterol, cho đến khi nào đo áp huyết không còn bị máy bơm nhồi 2-3 lần và áp huyết xuống lọt vào trong tiêu chuẩn. Khi đang bị lên cơn nhói đau tim ngực, dùng kim thử tiểu đường châm vào huyệt Thương Dương (góc móng tay trỏ) bên tay phải, nặn cho ra máu nhiều làm thông cholesterol nơi tim, và châm nặn máu ngay nơi nhói đau ở ngực, thường đau ở huyệt Chiên Trung sẽ hết đau nhói ngực.

b-Do hở van tim vì lười tập thể dục để kích thích tim co bóp đều đặn, tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần.

3-Do uống nước nhiều thì bớt uống nước lọc, mỗi lần khát nước chỉ nên uống chậm từng ngụm nước trà, nhớ rằng cổ họng khô khát, chứ không phải bao tử hay thận khô khát, nên mục đích cần thấm nước nơi cổ họng lâu, không nên uống ừng ực 1 hơi cho đầy bụng làm mệt tim.

Nếu đã lỡ uống nước nhiều làm liệt ruột bị xa xệ ruội gây tắc động mạch háng, phù những ống mạch nơi chân. Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu làm co rút lại cơ ruột và bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa cơm 30 phút, áp huyết ở tay và chân sẽ xuống thấp.

Hậu qủa của uống nước nhiều cho đến khi bụng to, sẽ gây biến chứng sưng chân gối, xệ ruột chèn ép động mạch háng, chèn ép dây thần kinh cột sống gây đau lưng, thần kinh tọa, chèn ép bọng đái gây bí tiểu, sưng tuyến tiền liệt, sa xệ tử cung, liệt ruột, táo bón giả, ung thư trực trường, thận sưng có sạn. Tùy theo mỗi trường hợp đã hướng dẫn những cách chữa nơi trang nhà.

Để ngăn ngừa ung thư, thận hư đi tiểu nhiều phải lọc thận, nên uống thuốc Phụ Tử Lý Trung Hoàn.

Thân

doducngoc