Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

176 - Hỏi cách chữa co giật cứng cánh tay trái và co rút cứng 2 ngón tay út và áp út.

Chào thầy,không biết lá thư này có đến được với thầy không vì con ở Việt Nam, đầu thư con chúc thầy có nhiều sức khỏe,luôn hạnh phúc

Con bị mắc một bệnh khoảng một năm nay hễ cứ nằm ngủ khoảng 5 phút bắt đầu tay trái nó co giật xong, nằm ngủ tiếp khoảng 1 tiếng sau lại tiếp tục, ban đêm cũng như ban ngày. Đó là những cơn co giật nhẹ cứ khoảng 10 ngày xuất hiện 1 cơn co giật mạnh, ”nó làm co cứng tay trái kéo không ra” đặc biệt ngón út với ngón áp út co vào rất mạnh, làm cho con xỉu khoảng 15 phút sau con mới tỉnh lại. Mong thầy định bệnh con cám ơn thầy rất nhiều.

Con có đi khám bên tây y bác sĩ nói con thiếu calcium có cho con uống calcium sandoz nhưng chỉ giảm mà không hết, con rất khổ vì căn bệnh này. Mong thầy giúp con.

A- Nguyên nhân :

Sự co giật có nhiều nguyên nhân :

1-Do cơ thể thiếu máu, đo áp huyết ở hai tay trrước khi ăn và sau khi ăn 30 phút để biết tay nào cao, tay nào thấp, lấy cả 3 số : Tâm thu, tâm trương và nhịp tim đập, so với tiêu chuẩn :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Nếu cao hơn tiêu chuẩn là có bệnh cao áp huyết, dưới tiêu chuẩn là có bệnh áp huyết thấp do thiếu máu. Nếu bệnh co giật do áp huyết thấp là thiếu máu, cần phải uống thuốc bổ máu thì mới khỏi bệnh.

2-Do đường trong máu :

Dùng kim thử tiểu đường châm vào 3 nơi :

a-Châm nơi ngón tay nặn máu, thử độ đường trong máu là bao nhiêu.

b-Châm vào huyệt Đại Đôn bên chân phải, để thử đường trong gan, nặn máu rồi thử đường là bao nhiêu.

c-Châm vào huyệt Ẩn Bạch bên chân trái để thử đường trong lá mía, nặn máu rồi thử đường là bao nhiêu.

Nếu kết qủa 3 số bằng nhau, lọt vào tiêu chuẩn 6.0-8.3mmol/l là không phải nguyên nhân do đường. Còn 3 số chênh lệch khác nhau là có bệnh tiểu đường cao hay thấp.

Bệnh co giật nguyên nhân do đường thấp hơn tiêu chuẩn, có hai trường hợp : Trong gan thiếu đường làm gân co rút, và nơi tay bị co rút là đường trong những ống gân máu thiếu làm gân co rút.

3-Do dư hay thiếu chất vôi : Thiếu chất vôi trong máu làm người lạnh, áp huyết thấp. Dư chất vôi làm người nóng, áp huyết cao. Trong máu dư vôi khi máu tuần hoàn bị tắc, có điểm đau rõ rệt sẽ trở thành chất kết tủa thành cục nhỏ làm tắc nghẽn sự lưu thông của máu làm gân từ từ co rút. Thử bằng máy bắn đo nhiệt kế trên da, tìm sự khác biệt của nhiệt độ của 6 đường kinh trên tay, đo từ đầu ngón tay dọc theo đường kinh lên vai, nếu có chỗ nào nhiệt độ bất bình thường, cao hơn hay thấp hơn những chỗ khác, thì nơi đó chính là nguyên nhân làm gân co rút. Nên châm nặn máu các đấu ngón tay để thông khí huyết ra tay.

4-Do huyết hóa vôi hay cholesterol kết tủa nơi những ống mạch của bên tay trái, làm gân co rút.

5-Do khí huyết làm tắc dây thần kinh vận động trên đầu.

6-Do chức năng khí hóa của đường kinh Tam Tiêu và Tâm Bào.

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

1-Chữa theo Tinh :

a-Nguyên nhân do thiếu máu, cần phải bổ máu Acti-B12 hay Đương Quy Tửu cho đến khi áp huyết lên đúng tiêu chuẩn so với số tuổi.

b-Nguyên nhân do thiếu đường trong gan, hay thiếu calcium, phải ăn thêm những chất ngọt, và bắp cải, brocoli, sữa đậu nành, tôm tép, cá…

c-Kiêng ăn chất chua sẽ hại gân, mất máu, kiêng ăn chất béo, hàn lạnh, dễ làm kết tủa cholesterol.

2-Chữa theo Khí :

a-Điều chỉnh phản xạ âm-dương bằng cách tập bấm ép các ngón tay vào sát lòng bàn tay khi thở hơi ra, có nghĩa là, các ngón tay có khuynh hướng co vào, mình bấm mạnh ép nó co vào luôn, tự nhiên thần kinh chức năng phản xạ chống đối lại bắt nó bật ra, cứ ép nó vào đau, nó sẽ tự động bật ra, chứ không cần kéo ra, nếu kéo ra, thần kinh phản xạ tự nhiên sẽ co rút lại.

Cũng dùng cách này chữa co giật cánh tay trái, bằng cách ép khuỷu tay, cánh tay ngoài ép vào cánh tay trong cho bàn tay chạm vào vai, trong thì thở ra, rồI buông lỏng, chờ hơi thở ra kế tiếp lạI ép cánh tay vào, tập 10 lần, cho đến khi cách tay đè vào không còn cảm giác đau nữa mới thôi.

b-Để giúp cho gân cơ bàn tay không bị co rút do khí huyết tắc nghẽn, dùng kim thử tiểu đường châm vào đầu các ngón tay út và áp út, ép ngón tay vào sát lòng bàn tay, máu ở đầu ngón tay sẽ chảy ra, lúc đầu, có thể khi châm xong không có máu ra, khi ép ngón tay vào, đầu ngón tay rịn ra một tí máu bầm, tiếp tục nặn ra máu đỏ lúc đó hai ngón tay mới đủ máu tuần hoàn đến đầu ngón tay, sẽ không bị co rút do thiếu máu tuần hoàn đến đầu ngón tay. Nếu đo nhiệt độ ở lòng bàn tay và đầu ngón tay sẽ thấy chênh lệch, lòng bàn tay ấm nóng, mà đầu ngón tay lạnh.

c-Hai cách trên là chữa ngọn tại chỗ có bệnh, để duy trì không bị tái phát, cần phải tập khí công tác động kích thích hệ thần kinh trên đầu bằng cách tập 7 bài đầu khí công, sau đó giúp cho khí huyết thông ra tới đầu ngón tay bằng bài tập Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, Quay Vai (10 lần trong 1 hơi thở), tập quay vai 5 hơi thở, bài Đứng Hát Kéo Gối lên Ngực 200 lần để chữa kinh Tâm, làm tăng áp huyết và bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần để thông khí huyết toàn thân.

3-Chữa theo Thần :

Trước khi đi ngủ, tập lại bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, sau đó ngậm miệng, cuốn lưỡi, giữ khí, theo dõi hơi thở ở Đan Điền Thần 30 phút, giúp thư giãn thân kinh, giảm đau, an thần, ngủ ngon.

Thân

doducngoc