Vì không có điều kiện đến phòng mạch của thầy, mong thầy thứ lỗi và chỉ dùm chứng bịnh và điều trị như thế nào.
Tôi thường hay bị mất ngủ (4 hoặc 5 tiếng đồng hồ một đêm ), nên đi làm hay bị ngủ gục ,có khi ngủ 2 tới 3 tiếng thì bị thức giấc rồi ngủ một, hai tiếng nửa rồi thúc dậy luôn, không ngủ lại được.
Đi cầu thường phân lỏng, nát. Đi bộ lên cầu thang một lầu muốn đứt hơi, khom lưng xuống củng bị mệt ,dưới 2 bàn chân hay bị nóng, có cảm giác dầy lên khó chịu,đôi khi bị hoa mắt nhìn không rỏ lắm, 2 đầu gối hay bị ê, hơi đau, uống lục vị bị tiêu chảy, ăn uống biết ngon bình thường. Xin thầy chỉ dùm.Rất cám ơn.
A-Giải thích theo bệnh chứng :
a-Mất ngủ ban đêm, ban ngày ngủ gục, thức rồi ngủ rồi thức :
Xét theo chu kỳ ngủ thức không đều do khí huyết không đều, nhịp tim mạch không đều, âm dương không đều, lại còn bị trái nghịch âm dương. Trong con người ngủ nhiều là do thiếu dương, thức nhiều không ngủ được là do dư dương, hay hiểu nôm na là dương làm thức, âm làm ngủ. Âm nhiều do ăn nhiều, dương là chức năng làm việc, vận động tiêu hóa, chuyển hóa.
Trường hợp này đêm mất ngủ do dư dương phải thức để làm việc chuyển hóa thức ăn do ăn nhiều vào buổi tối không tiêu hóa được, muốn chữa hết gốc bệnh thì không được ăn tối trước khi đi ngủ sẽ làm mất ngủ. Sáng ngủ ngục, vì ban đêm dương phải làm việc, ban ngày dương trong cơ thể suy yếu mệt mỏi cần phải nghỉ ngơi để phục hồi lại sức. Đây không phài là bệnh mất ngủ, vì tính theo tổng số giờ ngủ cả đêm lẫn ngày vẫn được ngủ đầy đủ 8 giờ, chỉ là trái giờ do ăn uống nghỉ ngơi không đúng cách.
Cách chữa, nên ăn ít lại, và nên vận động tập thể dục thể thao nhiều hơn. Ăn ngủ đúng giờ, điều độ để chỉnh lại chu kỳ sinh học của cơ thể.
b-Đi cầu phân lỏng nát : do ăn nhiều chất âm như chua, hàn lạnh, thiếu chất dương.
c-Đi bộ lên cầu thang muốn đứt hơi : thuộc bệnh tim suy, cần đo lại áp huyết ở 2 tay trước khi ăn và sau khi ăn 30 phút, lấy cả 3 số tâm thu, tâm trương, nhịp tim đập, để biết chức năng tim mạch, số đo tâm thu để biết áp huyết cao hay thấp, số đo tâm trương để biết sự đàn hồi của van tim, số đo nhịp tim để biết hàn hay nhiệt, đo trước và sau bữa ăn để biết chức năng hấp thụ của tỳ và chức năng chuyển hóa của gan.
d-Khom lưng xuống bị mệt : do chức năng phế thận suy.
e-Dưới bàn chân có cảm giác nóng và dầy lên, hoa mắt : Do lượng đường trong máu dư, tây y gọi là bệnh tiểu đường, nhưng lượng đường dự trữ trong gan thấp, và chức năng tỳ không chuyển hóa.
f-Đầu gối bị ê đau, uống Lục Vị bị tiêu chảy : Do uống dư nước, hại tim mất hỏa, dư nước thận thủy, có nghĩa là dư âm. Lục Vị lại là thuốc bổ âm, nên không hợp làm thành bệnh tiêu chảy.
B-Cách chữa theo Tinh-Khì-Thần :
Tinh :
Ăn ít, bớt rau, nước, bớt những chất béo, không tiêu. Ăn thêm chất cay như ớt, gừng, tiêu làm ấm phổi, bao tử và ấm thận. Kiêng ăn chất chua như cam chanh, chất hàn lạnh như nước đá, sữa, crème, yaourt…
Khí :
a-Mỗi ngày tập thể dục khí công bài động công trong lớp theo DVD hướng dẫn, mỗi ngày tập 2 lần.
b-Sau mỗi bữa ăn 30 phút, tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần để tăng dương, và tập ngay bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần để đìều chỉnh chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn của gan tỳ, biến thành chất bổ nuôi cơ thể, thải lọc cặn bã nhanh, giúp thông khí toàn thân, mạnh tim mạch, mạnh thận, tiêu hóa tốt, không bị táo bón hay tiêu chảy.
c-Chú ý tập thêm bài Vỗ Tay 4 Nhĩp 200 lần làm tăng dương khí tâm-phế và bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau và Chachacha 5 phút/ lần, ngày tập 3 lần, để chữa đầu gối, tê chân.
Thần :
Trước khi đi ngủ 30 phút, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần rồi cuốn lưỡi, nhắm mắt, ngậm miệng, hít thở bằng mũi tự nhiên theo dõi hơi thở ở Mệnh Môn, để điều chỉnh âm dương, điều chỉnh áp huyết, giúp an thần, ngủ ngon.
Thân
doducngoc
Xin xem thêm trong trang nhà : khicongydaovietnam.wordpress.com