Khí Công Y Đạo khám và tìm bệnh bằng máy đo áp huyết thay cho cách bắt mạch của đông y và thay cho cách xét nghiệm của tây y. Nó vừa có kết qủa chính xác bằng con số, vừa nhanh vừa tiện lợi, để biết được tình trạng khí và huyết (âm-dương) thiếu hay dư (hư hay thực), mạch nhịp tim đập chậm hay nhanh ( hàn hay nhiệt) ở tạng phủ nào…
Máy đo áp huyết có đủ 3 số, theo tây y số thứ nhất chỉ tâm thu, qủa tim co bóp thu nhỏ để bơm máu ra, số thứ hai chỉ tâm trương, qủa tim trương nở rộng ra để hút máu về tim, số thứ ba chỉ số lần co bóp gọi là nhịp đập của mạch trong một phút. Ba số này, khí công y đạo gọi số thứ nhất là số chỉ về khí lực là Khí, số thứ hai là chức năng đàn hồi của van tim, từ 70-90 là an toàn, nếu dưới 70 là hẹp van tim, trên 90 là hở van tim, số thứ ba, nhịp của mạch máu chạy, gọi là Huyết. Đối với đông y bắt mạch đâp chậm là hàn (mạch Trì) , đập nhanh là nhiệt (mạch Sác).
Có những điều khác nhau khi sử dụng máy đo áp huyết giữa tây y và đông y khí công :
1-Tây y chỉ đo áp huyết bên tay trái, nếu có số đo từ 95 đến 140mHg vẫn cho là tốt mà không phân hạng tuổi như khí công y đạo, mỗi lứa tuổi áp huyết khác nhau như sau :
85-90 (dưới 1 tuổi) mạch nhanh không chính xác
90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
A-Áp huyết :
Nếu trong giới hạn áp huyết của mỗi lứa tuổi, nếu ai có áp huyết cao hơn là đã có áp huyết cao, nếu thấp hơn tiêu chuẩn là áp huyết bị thấp. Cao hay thấp hơn tiêu chuẩn trong lứa tuổi của mình là đã có bệnh trong cơ thể liên quan đến khí và huyết.
Như vậy, nếu cơ thể của một người lớn như trung niên, chỉ có khí huyết của một em bé, dĩ nhiên khí và huyết đều thiếu rất nhiều đó là nguồn gốc sinh ra nhiều biến chứng của bệnh tật như yếu sức, chân tay vô lực, chóng mặt, mệt mỏi, hay quên, đau nhức, kém ăn, ăn không tiêu, rụng tóc, mất ngủ, về nội tạng tim suy, phế khí suy, tỳ vị suy, thận suy, gan suy, đủ thứ bệnh nan y, nặng hơn là ung thư nội tạng, nặng nhất là ung thư máu.. Nhiều người bệnh khí huyết thiếu do áp huyết thấp, cơ thể cảm thấy bất ổn, lúc nào cũng cảm thấy trong người có bệnh, mà tây y không thể tìm ra, vì khi khám, chụp hình, thử máu không thấy bệnh, vì cơ thể không tổn thương thực thể, ngay cả khi môt người ở tuổi lão niên, áp huyết đủ phải ít nhất ở khoảng 130, nhưng thực tế áp huyết chỉ có 95-100, tây y vẫn cho là tốt không có bệnh. Những người già có áp huyết thấp như vậy, người hay mệt mỏi, mất sức, ăn uống không tiêu, mất ngủ, đau nhức, cơ thẻ suy nhược triền mien, đó là nguyên nhân của những bệnh nan y và những bệnh ung thư, vì thân thể của người lớn mà khí huyết ít chỉ đủ nuôi một đứa trẻ, thì số khí huyết đó không đủ nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể, dĩ nhiên cơ thể sẽ có bệnh.
Đối với đông y, áp huyết lệ thuộc vào Tinh-Khí-Thần :
Lệ thuộc vào Tinh :
Tinh là tinh chất của thức ăn tạo ra máu. Nếu ăn uống nhiều chất âm (như chua, hàn lạnh) áp huyết xuống, nhiều chất dương ( như ngọt, cay, nóng nhiệt) áp huyết lên, những chất làm tiêu chảy, áp huyết xuống, những chất làm táo bón, áp huyết lên.
Lệ thuộc vào Khí :
a-Khi ăn nhiều bội thực, khí đình trệ không chuyển hóa làm áp huyết xuống thấp, cơ thể bỗng cảm thấy mệt mỏi, khó thở, buồn ngủ, nhịp tim phải đập nhanh để tăng nhiệt giúp bao tử chuyển hóa.
Khi cơ thể chán ăn, cơ thể thiếu khí huyết, làm áp huyết xuống. Khi cơ thể ăn nhiều mau đói, áp huyết tăng
b-Cũng tương tự như vậy, những người ở tuổi lão niên có khí huyết nhiều hơn tiêu chuẩn gọi là bệnh cao áp huyết, nếu uống thuốc trị áp huyết có công hiệu, sẽ làm giảm áp huyết từ từ lọt vào tiêu chuẩn là khỏi bệnh, thì không cần phải điều trị tiếp, nhưng theo tây y vẫn uống thuốc tiếp tục cho đến suốt đời khi áp huyết hạ bằng áp huyết của thiếu nhi, tây y cho là tốt, nhưng theo khí công y đạo lại rơi vào trường hợp như trên, cơ thể của người lớn mà khí huyết chỉ đủ nuôi một đứa trẻ, sẽ sinh biến chứng gây ra một bệnh khác. Như vậy theo đông y, khi chỉnh lại khí huyêt đúng và đủ là khỏi bệnh, thì không có thuốc nào cần phải uống suốt đời.
c-Trường hợp ngược lại, một đứa trẻ dưới 12 tuổi, có áp huyết của người lớn, thì nó có bệnh cao áp huyết sẽ gây ra bệnh vỡ mạch máu mũi là bệnh chảy máu cam, hoặc sung huyết não gây ra bệnh viêm màng não, hay bệnh động kinh co giật, khi áp huyết hạ, cơn động kinh co giật chấm dứt, đó là bệnh cao áp huyết ở trẻ em.
Trường hợp động kinh ở trên thuộc thực chứng, lệ thuộc vào thời tiết nóng bên ngoài, thân nhiệt nóng bên trong do ăn uống làm tăng áp huyết mới gây ra động kinh.
Trường hợp động kinh thuộc hư chứng do áp huyết qúa thấp, khí huyết không đủ nuôi dưỡng gân cơ và dây thần kinh, nên bị co giật thường xuyên.
Ba trường hợp trên chúng ta chỉ mới đề cập đến áp lực khí đẩy huyết tạo nên hư hay thực, so với lứa tuổi khác nhau, khi áp huyết không đúng lứa tuổi là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng bệnh khác nhau.
B-Nguyên nhân thay đổi nhịp tim mạch :
Còn trường hợp tim mạch đập quá nhanh hay qúa chậm cũng quan trọng không kém trong việc khám và tìm bệnh, trường hợp này tây y ít để ý đến nguyên nhân gốc gây ra bệnh, mà chỉ chữa ở ngọn là triệu chứng. Đây cũng là trường hợp chẩn đoán bệnh nan y đối với những vị thầy thuốc giỏi.
a-Nhịp tim đập nhanh hay chậm, nếu tính theo bắt mạch của đông y là mạch sác (nhanh là nhiệt) và mạch trì (chậm là hàn). Ở những bệnh nan y, thầy thuốc không biết bắt mạch, dễ bị lừa, vì nếu mạch sác là nhiệt nhưng cơ thể và chân tay bệnh nhân lại lạnh, khiến thầy thuốc chưa kinh nghiệm lầm lẫn chữa lạnh bằng cách thêm nóng làm bệnh thực càng thêm thực, nóng càng thêm nóng. Ngược lại mạch trì là hàn, nhưng cơ thể và chân tay bệnh nhân lại nóng, thầy thuốc lại chữa lầm cho mát khiến bệnh hư càng thêm hư, lạnh càng thêm lạnh. Những bệnh nan y như thế, đông y gọi là nhiệt giả hàn hay hàn giả nhiệt, đó là do huyết.
b-Bệnh về khí cũng vậy, bệnh khí hư giả thực, bệnh thực giả hư. Những trường hợp bệnh nan y khó chữa, người học đông y phải biết đến cách lý luận của môn học khó nhất của đông y là thương hàn luận.
Tuy nhiên ngày nay nhờ máy móc và thử nghiệm của tây y đem áp dụng vào cách lý luận của đông y, có những con số cụ thể sẽ dễ dàng khám tìm bệnh hơn. Và môn học đông y khí công của Khí Công Y Đạo đã chia ra những trường hợp sau đây :
- Trường hợp 1 : Áp huyết thấp, nhịp tim nhanh, người nóng, bàn tay nóng.
- Trường hợp 2 : Áp huyết thấp, nhịp tim nhanh, người lạnh, bàn tay lạnh.
- Trường hợp 3 : Áp huyết thấp, nhịp tim chậm, người nóng, bàn tay nóng.
- Trường hợp 4 : Áp huyết thấp, nhịp tim chậm, người lạnh, bàn tay lạnh.
- Trường hợp 5 : Áp huyết cao, nhịp tim nhanh, người nóng, bàn tay nóng.
- Trường hợp 6 : Áp huyết cao, nhịp tim nhanh, người lạnh, bàn tay lạnh.
Trường hợp 7 : Áp huyết cao, nhịp tim chậm, người nóng, bàn tay nóng. - Trường hợp 8 : Áp huyết cao, nhịp tim chậm, người lạnh, bàn tay lạnh.
- Trường hợp 9 : Áp huyết đúng tiêu chuẩn bình thường, nhịp tim nhanh, người không nóng không lạnh.
- Trường hợp10: Áp huyết đúng tiêu chuẩn bình thường, nhịp tim chậm, người không nóng không lạnh.
C-Phân tích từng trường hợp :
Trường hợp 1 : Áp huyết thấp, nhịp tim nhanh, người nóng, bàn tay nóng :
Theo đông y gọi là chứng khí hư, huyết nhiệt, người nóng bàn tay nóng là thực nhiệt.
Thí dụ áp huyết đo được 105/80mmHg mạch 105, theo đông y, khí hư làm huyết hư không trao đổi oxy , công thức máu Fe2O2 bị phá vỡ nên thiếu máu, thiếu hồng cầu, cơ thể dư chất sắt, theo đông y, âm hư sinh nội nhiệt, nên lòng bàn tay bị nhiệt, khác với trường hợp mu bàn tay bị nóng là nóng do ngoại cảm, áp huyết tăng. Trường hợp này chỉ cần uống thuốc bổ máu và tập khí công tăng cường oxy cho cơ thể chuyển hóa khí huyết lưu thông đầy đủ theo tiêu chuẩn áp huyết của khí công là khỏi bệnh, nếu không bổ máu và tập khí công kịp thời sẽ biến chứng thành bệnh ung thư nội tạng.
Trường hợp 2 : Áp huyết thấp, nhịp tim nhanh, người lạnh, bàn tay lạnh.
Theo đông y gọi là chứng khí huyết đều hư. Khi huyết hư do bệnh cấp tính như bệnh sốt rét thiếu máu không đủ theo tiêu chuẩn, nên bàn tay chân đều lạnh.Thí dụ áp huyết đo được 105/80mmHg mạch 95. Theo khí công, tuổi càng tăng, khí và huyết cũng phải tăng theo đúng tiêu chuẩn thì cơ thể không bệnh tật, ngược lại cơ thể người lớn tuổi mà khí huyết vẫn chỉ bằng trẻ em vị thành nhiên, làm cho tế bào chết dần sẽ là mầm mống của những bệnh ung thư, nhất là ung thư máu, tủy bất sản, không sinh sản ra tế bào. Do thiếu máu tuần hoàn, nên mạch tim phải đập nhanh thêm 15 nhịp để đẩy máu đi áp huyết mới lên được 105 để duy trì sư sống, nếu mạch chạy bình thường là 80, thì áp huyết thật chỉ còn 105-15=80 (80/80mmHg mạch 80), khi áp huyết xuống đến 70 bệnh nhân sẽ chết vì khí huyết không đủ tuần hoàn.
Trường hợp 3 : Áp huyết thấp, nhịp tim chậm, người nóng, bàn tay nóng.
Người nóng, bàn tay nóng do thấp nhiệt, âm huyết hư nên can dương vượng. Thí dụ áp huyết 105/80mmHg mạch 50. Thay vì can dương vượng, áp huyết phải cao, nhưng ngược lại áp huyết thấp, thuộc bệnh nan y, chức năng gan tỳ không chuyển hóa, lượng đường trong máu cao.
Trường hợp 4 : Áp huyết thấp, nhịp tim chậm, người lạnh, bàn tay lạnh.
Thí dụ áp huyết đo được 105/80mmHg mạch 50. Trường hợp này cơ thể thiếu khí huyết bẩm sinh, thuộc bệnh mãn tính, cơ thể không có vi trùng virus gì, cơ thể suy nhược mệt mỏi, nhất là hay buồn ngủ hay xỉu nếu trong máu lại bị thiếu đường.
Nếu đo áp huyết bên tay trái sau khi ăn, có số đo thấp, nhịp tim chậm, như 116/74mmHg 49, đó là dấu hiệu ăn không tiêu, sau khi ăn thì buồn ngủ.
Trường hợp 5 : Áp huyết cao, nhịp tim nhanh, người nóng, bàn tay nóng.
Thí dụ áp huyết đo được 160/90mmHg mạch 100, đo ở bên tay trái cao thì do ăn nhiều thức ăn nhiệt, ăn nhiều, bao tử chậm tiêu nên bao tử bị nhiệt, khiến áp huyết tăng sau khi ăn. Nếu đo ở bên tay phải cao, do men gan tăng cao mà không chuyển hóa nên gan bị nhiệt gây sốt.
Trường hợp 6 : Áp huyết cao, nhịp tim nhanh, người lạnh, bàn tay lạnh.
Thí dụ áp huyết đo được 140/90mmHg mạch 120, mạch cao thay vì sốt nhưng người lạnh bàn tay lạnh là trường hợp ung thư máu cấp tính, vì ung thư máu do thiếu máu, thiếu hồng cầu, người lạnh, nhưng áo huyết cao là áp huyết giả xảy ra trong trường hợp cấp tính để giúp cho tim còn hoạt động. Áp huyết thực theo mạch tim đập bình thường 75, thì mạch đã phải đập nhanh thêm 45 lần đưa áp huyết tăng lên, áp huyết thực còn 95mmHg.
Trường hợp 7 : Áp huyết cao, nhịp tim chậm, người nóng, bàn tay nóng.
Thí dụ áp huyết đo được 160/90mmHg, mạch 45. Mạch thấp thay vì cơ thể hàn, nhưng người lại nóng sốt, đó là thương hàn, vì áp huyết sẽ thay đổi thành thấp, mạch cao thay vì nóng, cơ thể lại trở thành lạnh.
Trường hợp 8 : Áp huyết cao, nhịp tim chậm, người lạnh, bàn tay lạnh.
Thí dụ áp huyết đo được 160/90mmHg, mạch 50. Mạch chậm là mạch trì, người lạnh là đúng. Do thường ăn thức ăn hàn lạnh không tiêu, bụng đầy nên áp huyết tăng cao mà người lạnh, mệt, người không có năng lượng.
Trường hợp 9 : Áp huyết đúng tiêu chuẩn bình thường, nhịp tim nhanh, người không nóng không lạnh.
Thí dụ áp huyết đo được 135/90mmHg, mạch 85 do tiêu hóa chậm, nếu so với nhịp bình thường 75, tim đã phải đập nhanh thêm 10 nhịp, thì áp huyết thật chỉ còn 125, vì thế mà người không nóng không lạnh, áp huyết không cao hay thấp.
Trường hợp10: Áp huyết đúng tiêu chuẩn bình thường, nhịp tim chậm, người không nóng không lạnh.
Thí dụ áp huyết đo được 135/90mmHg mạch 60, thay vì mạch trì cơ thể lạnh, nhưng khí là áp huyết đủ, mạch thấp là thiếu máu, cơ thể không ăn những thức ăn đúng để bổ máu giúp cơ thể nóng ấm, mà ăn những thức ăn hàn lạnh, chứ không phải ăn chất chua, nếu ăn những chất chua thì áp huyết sẽ thấp. Trường hợp này do ăn uống không đúng khiến bao tử hàn, huyết thiếu khí đủ. Dưới đây là những trường hợp bệnh nhân có số đo áp huyết thuộc bệnh bao tử hàn :
130/79mmHg-54, 134/76mmHg-52, 144/80mmHg-55, 156/83mmHg-64,122/76mmHg-52, 125/81mmHg-58
D- Đem áp huyết giả trở về áp huyết thật trước khi định bệnh và chữa bệnh :
Đo áp huyết trước khi tập khí công là áp huyết giả. Sau khi tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần rồi 5 phút sau đo lại áp huyết mới là áp huyết thật của người bệnh, lúc đó sẽ điều chỉnh áp huyết của bên bao tử tay trái hay của bên gan bên tay phải bằng những bài tập khí công..
Những bài tập khí công chữa bệnh như Khí Công Y Đạo, Càn Khôn Thập Linh, Thái Cực Quyền, Pháp Luân Công đều trích ra từ kinh nghiệm học của Chư Phật Thánh Thần chỉ điểm, nên nó có công dụng chữa bệnh, tuy nhiên con người trần tục không biết định bệnh khám bệnh để biết áp dụng đúng vào bài cần tập để chữa bệnh, vì chưa kiểm chứng và nghiên cứu khí công dùng trong chữa bệnh để biết bài tập nào làm tăng oxy, tăng hồng cầu, tăng áp huyết, tăng máu, tăng đường, bài nào làm hạ áp huyết, hạ đường.... Mọi người chỉ quan niệm tập khí công là khỏe, thích tập tất cả toàn bài đủ các thế từ đầu đến cuối, nên không phù hợp để chữa vào đúng bệnh đang cần chữa.
Khi nhờ đến thần lực của chư Phật Thánh Thần, thì chư vị đã biết mình bị bệnh gì, chư vị sẽ dạy bài khí công chữa đúng vào bệnh đó ngay, như trường hợp bệnh nhân N. kể dưới đây (Cô N. đã bị bệnh đau lưng thoái hóa cột sống và đau đầu gối nhiều năm tây y chữa không khỏi) :
N. vẫn hàng ngày ngồi Thiền hai lần đều đặn, sáng lúc vừa mới thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Sau khi tỉnh tâm ngồi thiền trung bình từ mười lăm phút đến nữa tiếng, vừa thiền vừa trì NBC. Sau đó chắp tay lên trán, lực vô hình của Chư Vị Phật Tổ bắt N. vái lạy sáu lần và hai tay chắp lại đi một bài quyền vòng vèo theo hình tròn hoặc hình số tám ... hết bài quyền N. lạy sáu lạy xin xả. Khi đứng trước sân, N. vẫn tập những động tác như vậy nhưng hai chân đi lên, đi xuống theo bộ tấn, người lắc qua trái, qua phải, theo ấn tâm N. biết đang được Thầy Tổ tập cho những động tác chữa đau lưng và đau đầu gối, vẫn lạy sáu lạy trước và sau khi đi bài quyền.
N. vẫn tập đều đặn như vậy cho đến hôm qua, sau khi ngồi thiền, chắp tay lên trán lực vô hình của Chư Vị Phật Tổ bắt lạy 42 lạy, sau đó N. đưa hai tay ra xòe trước mặt, theo ấn tâm N. biết có lẽ Phật Bà hay Chư Vị Phật Tổ đang trao cho N. một vật gì đó, N. cũng không biết là vật gì có lẽ là Ấn lịnh hay cái gì đó, sau đó hai tay xòe ra đưa cao trước trán, và đưa cao lên trên đầu, vừa đưa vừa xá lạy như lạy tạ ơn, sau đó hai tay cứ úp vào ngực và vẫn xá lạy tạ ơn. Cuối cùng N. lạy tạ 42 xá và xin xả.
Sáng nay sau khi ngồi Thiền, N. đưa hai tay lên trước trán, lực vô hình của Chư vị Phật Tổ bắt N. vái lạy 42 lạy sau đó hai tay đi một bài quyền vòng vèo theo những thao tác của Phật nghìn tay chấm dứt bằng 42 vái lạy, rồi xin xả.
Con cám ơn Chư Vị Phật Tổ đã dạy cho con những bài học đầu tiên trong bước đường tu học đạo. 08/22/2010
Khi cô N. được khỏi bệnh, cô nhớ những động tác đã được học, cô cảm nhận được động tác nào có công dụng hữu hiệu nhất chữa đau lưng và đau đầu gối, cô sẽ trích ra theo từng thế để có thể truyền dạy cho những người có bệnh giống như cô, bệnh nhân cũng sẽ được hết bệnh, thì chính đó là môn khí công chữaThân Bệnh n ếu những người trần tục không tin vào thế giới tâm linh vô hình.
Nhưng kết qủa vẫn không bằng cầu xin giải Nghiệp Bệnh, nếu không bỏ tính kiêu ngạo sở tri kiến chấp của mình .