Kính chào Bác Đỗ Đức Ngọc.
Cháu tên là TMH, năm nay cháu 29t, Cháu mới lâp gia đình được hơn 1 năm.
Cũng từ một năm trở lại đây do áp lực công việc nhiều nên cháu thường xuyên tiếp xúc với máy tính và do tâm lý nên sức khoẻ của cháu không được như trước đây và có những triệu chứng rất khác thường. Lúc đầu cháu cảm thấy mờ mắt nhất là lúc chiều tối, nặng nề ở vùng trán. Sau đó mấy ngày cháu ăn nhưng không có cảm giác no, rất nhanh đói, hay bị nấc, người lạnh toát, hơi run và mắt hơi vàng. Cháu đã đi khám tại bệnh viện thì được chuẩn đoán là bị Viêm Hành Tá Tràng, nhưng trong thời gian nằm viện khoảng một tuần điều trị bệnh này thì các triệu chứng trên không những không khỏi mà còn thêm nhiều triệu chứng: hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi thở gấp, buồn nôn, lạnh đau bụng đi ngoài phân sống, nhão có khi lại bị tiêu chảy, đêm ngủ cháu hay bị lạnh hai đầu gối, lạnh cổ gáy và vùng trán, thỉnh thoảng cháu cũng bị ho, người cháu run lên mắt mờ tịt đi. Có những đêm đang ngủ tự nhiên cánh tay trái bị tê và lúc ngủ cháu hay bị mộng mị như bị bóng đè khi dậy người cháu rất mệt chỉ thèm ngủ. Khi ra ngoài mà gặp gió nửa người bên trái gồm (đầu, tay, cổ, vai, lưng, chân) hay bị tê, mỏi, đau, lạnh và làm ngạt mũi rồi sau đó lạnh cả ở má và làm rung giật các cơ, nhưng cháu chỉ bị những triệu chứng này ở nửa người bên trái. Cứ đến chiều tối người cháu như bị sốt, hồi hộp, khó thở, lo lắng, tụt huyết áp bên tay trái nhưng khi cháu đi chiếu chụp tim phổi thì vẫn bình thường và cặp nhiệt độ cũng vẫn bình thường. Cháu rất sợ rất hoang mang và tới tất cả các bệnh viện khám, chiếu chụp, làm tất cả các xét nghiệp và các Bác Sĩ chuẩn đoán là: Suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh chức năng. Cháu cũng đã uồng tất cả các loại thuốc tây Y, rồi uống cả Đông Y nhưng cũng không thấy tiến triển gì. Hiện nay cháu rất hoang mang về bệnh của mình? Vì sao cháu hay bị :
- Đau mỏi toàn thân nhưng hay bị đau ở vùng trán và hố mắt.
- Khi vận động ra nhiều mồ hôi, người hay bị lạnh run, sợ lạnh sợ tối, da hay bị khô và ngứa.
- Đau đầu hoa mắt chóng mặt, mắt mờ, tim hồi hộp khó thở.
- Khi ăn thì nhanh đói mà lúc ăn no thì mệt nhưng khi đói thì run.
- Đi ngoài phân nhão, khi đi đại tiện xong thì bị ù tai nhẹ.
Và nhiều triệu chứng cháu đã kể trên.
Cháu đã đọc được bài " Khí Công Y Đạo" của Bác và cháu có niềm tin với Phương Pháp chữa bệnh này, thưc sự cháu rất muốn được cải thiện tình hình sức khoẻ của bản thân.
Cháu mong Bác cho cháu lời khuyên trong thời gian sớm nhất có thể.
Cháu cảm ơn Bác!
A-Phân tích dấu hiệu bệnh theo ngũ hành :
Mờ mắt, hơi run và mắt hơi vàng, bệnh thuộc gan hư không cung cấp máu lên nuôi mắt.
Lạnh và nặng nề ở vùng trán, rất nhanh đói, hay bị nấc, thuộc bệnh bao tử ăn nhiều không chuyển hóa.
Người lạnh toát, dương khí hư
Hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi thở gấp, buồn nôn, bệnh thuộc tâm hỏa hư .
Lạnh đau bụng đi ngoài phân sống, nhão có khi lại bị tiêu chảy, bệnh thuộc tâm tỳ hư hàn.
Lạnh hai đầu gối, người run thuộc thận hư hàn.
Lạnh cổ gáy, thỉnh thoảng bị ho, chiều tối bị sốt do phế hư hàn gọi là sốt âm, dấu hiệu của bệnh phổi.
Cánh tay trái bị tê do không đủ khí huyết tuần hoàn.
Bị mộng mị, hồi hộp: thuộc tâm hư
Gặp gió nửa người bên trái gồm (đầu, tay, cổ, vai, lưng, chân) hay bị tê, mỏi, đau, lạnh cả ở má và làm rung giật các cơ, do gan không đủ máu.
Ngạt mũi rồi sau đó lạnh, khó thở, do chức năng phế hư hàn.
Chỉ bị những triệu chứng này ở nửa người bên trái do khí huyết bị tắc nghẽn không đủ lưu thông bên trái
Lo lắng, tụt huyết áp bên tay trái do chức năng tỳ vị hư.
Như vậy bệnh đã truyền kinh đủ 5 tạng phủ thuộc 5 hành, nếu chữa theo tây y sẽ có 6 vị bác sĩ chuyên khoa về thần kinh, tim mạch (chữa tâm hỏa), tiêu hóa (chữa bao tử và ruột), chữa phổi, chữa gan, chữa thận. Và thuốc chữa của bệnh này lại khắc nghịch với thuốc của bệnh kia, gây nên phản ứng phụ và biến chứng trầm trọng.
Đông y không chữa vào ngọn theo dấu hiệu bệnh, mà chữa vào gốc bệnh mục đích làm tăng hỏa, tăng áp huyết, tăng thân nhiệt, tăng khí huyết tuần hoàn để điều chỉnh thân nhiệt, tức là điều chỉnh chức năng tâm thận.
B-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :
a-Tinh :
Sáng ngủ dạy, uống 1 ống Acti-B12 làm tăng áp huyết, bổ máu, thần kinh, và theo dõi áp huyết đo ở 2 bên tay mỗi ngày, so sánh với bảng tiêu chuẩn của khí công dưới đây :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Kiêng ăn nhiều, qúa no sẽ đầy bụng không tiêu làm nấc cục, ợ hơi. Thức ăn không chuyển hóa do chức năng trung tiêu thiếu khí, và gan, tỳ, vị hàn, nên không ăn những chất hàn lạnh, chua làm mất máu, mất hồng cầu. Cần ngậm trong miệng 20 viên thuốc Bổ Trung Ích Khí Hoàn trước mỗi bữa ăn 1 giờ để chuẩn bị giúp cho chức năng tỳ vị làm công việc hấp thụ và chuyển hóa thức ăn.
Sau khi ăn, uống trà gừng mật ong làm ấm bao tử, giúp chức năng bao tử chuyển hóa thức ăn mà không bị biến thành đàm.
Tối ngậm 20 viên Phụ Tử Lý Trung Hoàn giúp cơ thể tăng nhiệt, ấm phổi, thận, để chuyển thận thủy thành thận khí, làm tăng dương, cầm tiêu chảy, chống lạnh, run.
Không được uống nước sau 8 giờ tối, để khỏi bị đi tiểu đêm làm mất ngủ.
Thuốc bổ máu B12 ống uống
Bổ Trung Ích Khí Hoàn (Bu Zhong Yi Qi wan)
Phụ Tử Lý Trung Hoàn ( Fu Tzu Li Chung Wan)
b-Khí :
Mỗi ngày tắm nước nóng pha với 2 muỗng bột gừng, trong bồn tắm, nằm ngâm ngập người trong bồn 30 phút, làm tăng dương nhiệt và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần làm mạnh tâm phế, thông mũi.
Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm mạnh tâm-phế, tăng áp huyết, tăng nhiệt. Tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để cung cấp máu lên nuôi não.
Tập Đứng Tấn Ngũ Hành 5 phút. làm mạnh thận, tăng dương.
Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần rồi ngâm miệng để cho khí ra bằng mũi làm thông mũi, và tập tiếp bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, sau đó nằm nghỉ ngơi, cuốn lưỡi ngậm miệng nhắm mắt, thở bằng mũi bình thường, để giữ khí và hơi ấm đang chuyển động thông khí huyết lưu thông khắp toàn thân .
c-Thần :
Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần.
Thân
doducngoc
Khi cơ thể khỏe mạnh, cần tập hết các bài tập khí công theo 41 video clips dưới đây :
Link để download video clips của từng bài tập khí công.