Kính thưa thầy
Thời gian gần đây con có đọc thông tin chữa bệnh bằng khí công y đạo, con rất thích và có đọc và xem các video của thầy, đọc hồi con cũng không biết bệnh của con chữa như thế nào xin thầy chỉ giúp con.
1-Tình trạng bệnh của con như sau:
Hay đau đầu, ngồi lên hoặc đứng dậy là chóng mặt, ăn mặc kín qúa hoặc trùm kín qúa lúc đó con cảm thấy khó chịu và muốn xỉu, đội nón bảo hiểm lâu lâu con phải nhấc nón lên cho thông thoáng nếu không con thấy mệt và đau đầu, người lúc nào cũng thấy uể oải giống như thiếu sinh khí, đi khám bác sĩ bảo không sao đo huyết áp thì 120/80, thỉnh thoảng con hay đau nhói từ phía sau lan ra phía trước ngực và đau nhói lúc đó tưởng chừng nghẹt thở, cũng có lúc chỉ đau nhói phía sau lưng, ăn uống giống như không tiêu, bụng cứ tưng tức thế nào đó, và giống như có cái gì đó nằm ở cổ (trước đây con bị viêm loét dạ dày). Con có một đặc điểm nữ̉a trong người con lạnh nhưng da nóng. Gần đây con có đi bấm huyệt thầy bấm huyệt bảo con thiếu máu não và thần kinh liên sườn, con đã theo thầy bấm huyệt cả tháng mà thấy bệnh tình không thuyên giảm, xin thầy chỉ con cách chữa ạ.
2-Còn đây là bệnh con trai con:
Cháu nó năm nay 5 tuổi nhưng bị viêm phế quản dạng hen từ lúc mới sanh, lâu lâu trở trời cháu hay lên cơn hen, đi bác sĩ thường bác sĩ cho uống thuốc và kèm theo xông mũi, mỗi lần xông mũi như vậy về cháu dễ thở và nhanh lành bệnh hơn, còn chỉ uống thuốc mà không xông mũi cháu sẽ lâu lành hơn. Con cũng cho cháu đi bấm huyệt cả tháng nay rồi nhưng thấy cứ nử̃a đêm là cháu ho (nếu đi xông mũi và uống thuốc cháu sẽ hết rồi) lúc nặng hơn lúc nhẹ hơn. Con băn khoăn qúa, không biết phải làm sao. Còn một điểm nữ̉a bụng cháu yếu đi đại tiện rất là thối, có khi lỏng nát mỗi lần như vậy con cho cháu uống nước dừa thì thấy cháu đỡ hơn, đi khám tây y bác sĩ bảo không sao, xin thầy chỉ giúp cho.con tạ ơn Thầy, cầu chúc Thầy luôn bình an và khỏe mạnh
Trả lời :
I-Bệnh của mẹ :
Tại sao chữa tây y hay bấm huyệt mà bệnh không khỏi, mặc dù là chẩn đoán bệnh đều đúng. Đó là cách chữa ngọn mà không chữa gốc bệnh. Vì cơ thể thiếu khí huyết giống như cơ thể không có điện, bấm huyệt mà huyệt không có phản ứng chuyển hóa khí huyết.
A-Khám Bệnh :
Hãy sắp dấu hiệu bệnh theo khí huyết thì tìm ra nguyên nhân :
Đau đầu, ngồi lên hoặc đứng dậy là chóng mặt : là thiếu máu não.
Trùm kín qúa lúc đó con cảm thấy khó chịu và muốn xỉu : thiếu khí oxy
Người lúc nào cũng thấy uể oải giống như thiếu sinh khí : hậu quả của thiếu khí huyết.
Huyết áp thì 120/80, thỉnh thoảng con hay đau nhói từ phía sau lan ra phía trước ngực và đau Nhói lúc đó tưởng chừng nghẹt thở, cũng có lúc chỉ đau nhói phía sau lưng : Thiếu máu và thiếu đường trong gan, không cung cấp đủ máu cho tim hoạt động, kiểm tra bằng cách đo áp huyết bên tay phải, lấy cả 3 số tâm thu, tâm trương và nhịp mạch tim đập.
Nếu áp huyết đo được sau khi ăn 30 phút bị thấp so với áp huyết tiêu chuẩn lứa tuổi của khí công dưới đây, thì trong gan đã vừa bị thiếu khí thiếu huyết, số thứ hai là tâm trương sẽ thay đổi bất thường khi cao khi thấp do lượng máu qua tim :
90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Ăn uống giống như không tiêu, bụng cứ tưng tức thế nào đó, và giống như có cái gì đó nằm ở cổ
trong người con lạnh nhưng da nóng : Chức năng bao tử không chuyển hóa, bao tử lạnh, thức ăn sẽ biến thành đàm vướng cổ, người lạnh da nóng nhưng nếu đo nhiệt độ da không cao, đông y gọi là âm hư nội nhiệt, đó là do thiếu máu trầm trọng, sẽ có hai loại mạch, mạch thật nhanh hơn bình thường từ 80 đến 100 hay hơn, hoặc mạch thật chậm dưới 65, nặng nhất là dưới 50
B-Định Bệnh :
Kết luận vừa thiếu khí thiếu huyết, chức năng tim không đủ nhiệt, gan thiếu đường thiếu máu và oxy, bao tử hàn lạnh. Ba tạng đều hư là tạng mộc (gan), tạng hỏa (tim), tạng thổ (tỳ vị).
C-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
Theo ngũ hành, 3 hành mộc hỏa thổ đều hư, để ngừa biến chứng tâm tỳ hư càng hư khi gan chưa kịp bổ sung máu kịp, nên chữa bổ tâm tỳ vị trước.
1-Ăn uống những chất bổ máu và làm ấm cơ thể như B-Complex, B12, Multivitamines, Swical Energy đều đặn mỗi sáng. Tránh ăn những chất chua hàn lạnh làm mất máu, mất hồng cầu, chất hàn làm máu lưu thông chậm.
2-Trước mỗi bữa ăn 5 phút uống 2 muỗng lớn Sirop Đương Quy Tửu (Tankwe-gin) để bổ máu, bổ tỳ vị. Sau khi ăn, uống nước trà gừng mật ong hay trà quế chi mật ong, làm mạnh tim, ấm bao tử, ấm cơ thể để giữ thân nhiệt giữ áp huyết không bị tụt.
3-Có thể nấu Lá Bạch Quả (Ginkgo) có bán ở tiệm thuốc bắc, lấy 1 nắm Lá Bạch Qủa, 1 nắm trà xanh hay trà đen, nấu chung với nước uống như nước trà trong ngày, giúp thông khí huyết trong cơ thể, giúp làm sạch tế bào máu, tách rời sự dính kết tế bào, giữ áp huyết ổn định.
4-Tối ngậm dưới lưỡi 20 viên Phụ Tử Lý Trung Hoàn, giúp tăng áp huyết, thân nhiệt, tiêu đàm, tăng khí lực, giúp chức năng gan tỳ thận tim chuyển hóa.
Khí :
1-Tập 7 bài đầu khí công làm tăng khí huyết lên đầu, tỉnh não.
2-Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm ấm cơ thể, mạnh tim hết đau nhói ngực.
3-Tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để cung cấp máu lên nuôi não sẽ hết bệnh chóng mặt.
4-Tập bài Vỗ Lưng Thận 20 lần để thông tim..
5-Quay Vặn Khớp Vai 5 lần làm ấm phổi..
6-Day huyệt Hà Đồ Lạc Thư trên đầu thông khí huyết lên đầu.
7-Sau khi ăn cơm 30 phút, nằm Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, tập liền bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, tập xong, cuốn lưỡi ngậm miệng, thở bằng mũi để giữ khí, giữ cho áp huyết không bị tụt thấp, trong khi đó hai bàn tay đặt chồng kên rốn, nữ đặt bàn tay trái ở dưới, bàn tay phải đặt chồng lên trên, nhắm mắt nằm theo dõi khí huyết chuyển động trong bụng dưới bàn tay, sẽ cảm nhận bụng đang phồng lên xẹp xuống, người nóng ấm dần, hơi thở mạnh, ấm đầu, ấm bụng, bụng mềm, hai bàn tay rịn mồ hôi.
Thần:
Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở ở Đan Điền Thần, làm tăng hồng cầu, tăng áp huyết, giúp chức năng hấp thụ chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu nhanh, giảm đau, an thần, ngủ ngon.
II-Bệnh của con trai :
A-Khám Bệnh :
Phổi của cháu hư hàn, phổi thuộc kim, con hư bổ mẹ, là bổ tỳ vị thổ, hàn thì kiêng ăn những chất hàn làm phổi có đàm, trời lạnh phế quản đóng đàm làm nghẹt mũi, cần phải ăn chất ấm nóng, và phải tăng khí ấm cho phổi.
B-Chữa theo Tinh-Khi-Thần :
Tinh :
1-Uống 10 viên cùng lúc hai loại thuốc : 5 viên Bổ Trung Ích Khí Hoàn và 5 viên Bách Hợp Cố Kim Hoàn vừa bổ tỳ vị khí và bổ phổi tan hạ đàm. Ngày 3 lần trước khi ăn sáng, trưa, chiều.
2-Sau khi ăn cơm xong, uống 1 ly nước gừng pha mật ong làm ấm bao tử.
3-Tối đi ngủ uống 5 viên Phụ Tử Lý Trung Hoàn để làm mạnh tim gan tỳ thận, ấm phổi.
Khí :
1-Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm vào 1 ly nước sôi để xông mũi, cho nước mũi chảy ra thì xịt ra cho hết, không được hít vào nó sẽ làm nghẹt lâu dần thành viêm xoang mũi.
2-Day huyệt Hà Đồ Lạc Thư trên đầu làm thông khí huyết lên đầu.
3-Tập bài Vỗ tay 4 Nhịp 50 lần làm mạnh tim phổi.
4-Tập bài Quay Vặn Khớp Vai làm ấm cổ gáy
5-Tập Nhẩy Dây 200 lần cho người toát mồ hôi hàn và làm ấm phổi, mạnh tim. giúp khí huyết lưu thông mạnh.
6-Khi trời lạnh, mua lá xông nấu nước xông cùng xông với mẹ, để điều khiển nồi nước xông cho cho hơi thuốc xông lên mặt mũi, hít hơi vào mũi cho mũi thông, và cũng để đề phòng an toàn không bị phỏng cho con trai. Sau 5 phút, lau khô người .
7-Tối đi ngủ, dùng dầu Vick xoa sau cổ gáy lưng trên, trước mũi, trước ngực, và dưới gan bàn chân, ngừa cảm sổ mũi ho, tối ngủ ngon.
8-Lúc nào cảm thấy người lạnh, sắp bị nghẹt mũi, thì tập bài Nạp khí Trung Tiêu và Vỗ Tay 4 Nhịp.
Thần
Trước khi đi ngủ cũng chỉ cháu tập bài Nạp Khí Trung Tiêu rồi nằm tập thở ở Đan Điền Thần, tập ngậm miệng, thở tự nhiên bằng mũi cho thông mũi.
Thân
doducngoc