Kính thưa thầy!
Con là bênh nhân của bài viết 310 ngày 12/11/ 2010 vừa quạ Hôm nay con gửi thư đến thầy để tỏ lòng cảm ơn thầy. Đầu thư cho con được gửi lời chúc mừng năm mới dương lịch đến Thầy cùng gia đình, chị Kim Duyên lời chúc sức khỏe, an khang thịnh vượng! Thưa thầy nhờ bài trả lời 310 của thầy tận tình hướng dẫn, nhờ đó mà con có thêm niềm lạc quan, hy vọng để chữa bênh..
Từ đó đến nay con đã tích cực luyên tập đều đặn các bài tâp trong video và đón đọc tất cả các bài viết mới và cũ trên trang Web của thầy, càng vô cùng ngưỡng mộ và khâm phục tài năng và công đức cứu nhân độ thế của thầy. Con rất ham thích luyện tập các bài tâp theo hướng dẫn, nhờ bác sĩ đo huyết áp và theo dõi hàng tuần, có thấy chỉ số nhích lên và người ấm hơn, khỏe hợn.
Tuy nhiên bệnh lạnh của con đã bị từ lâu, sau khi sinh cháu đầu vì thiếu hiểu biết mà không kiêng quạt, kiêng nước, cộng với cơn mưa to lần đó..Vì vậy con xác định sẽ kiên trì hơn trong luyên tập và uống thuốc. Vì lần trước chưa trình bày rõ, nên lần này con xin hỏi thêm thầy một chút xíu, mong thầy giúp con với. Vì con chỉ tin mỗi thầy thôi!
Sau khi điều hòa, con bị đi bộ đến gần hai cây số, sau đó thấy mệt nhừ đau ở hai bên bẹn, nội soi bác sĩ ghi là xung huyết tử cung và không cho thuốc, nhưng bây giờ thỉnh thoảng đi bộ, nhất là ngày có kinh lại đau ở bẹn. Mỗi tháng, đến chu kì kinh nguyệt, chỉ đau nhức người chứ không ra được (có phải tử cung bị suy yếu do tổn thương). Tháng nào cũng phải uống cao ích mẫu, hoặc cắt thuốc bắc uống nhưng chỉ ra có một ngày, trưa hôm sau thì hết. Các ngày còn lại khô khan và đau rát bên ngoài, không như trước đây. Chân tay có khi cảm thấy vô lực. Các bạn con khỏe mạnh mỗi lần có chu kì những 5 ngày. Con muốn làm sao để được bình thường như các bạn. Con mong được sự hướng dẫn của thầy...Năm nay con 40 tuổi, sợ vài năm nữa sẽ bị những bệnh do tiền mãn kinh gây ra, nên con mạo muội kính nhờ thầy chỉ cách phòng những bệnh hay xảy ra vào thời ki khủng hoảng tiền mãn kinh của phụ nữ?
-Đương quy tửu ở VN không có, con uống theo thang thuốc hướng dẫn của thầy (bát trân ) có gia giảm thêm của thầy Đông y, họ bắt mạch nói là mạch sác. Con có thể uống thêm các loại thuốc Tây bổ máu như SaPeron có được không ạ!
Cuối thư, môt lần nữa con xin kính chúc thầycùng gia đình, chị Kim Duyên và các anh chị trong Hội Khí Công Y Đạo Việt Nam môt năm mới tràn ngập niềm vui, hạnh phúc!
Kính thư!
Trả lời :
Thầy thuốc thiếu kinh nghiệm khi bắt mạch thì nói là mạch sác (nhiệt), nhưng bệnh nan y thì hàn giả nhiệt, nhiệt giả hàn, mua máy đo áp huyết để dùng mỗi ngày theo dõi bệnh, chứ mỗi lần đi bác sĩ khám tốn tiền hơn mua 1 cái máy đo. Nếu chữa xong 1 tháng, mới đi bác sĩ đo áp huyết, lúc đó áp huyết thấp là đã chữa sai, làm sao mà điều chỉnh ăn uống thuốc men cho kịp lúc được.
Dưới đây là bẳng so sánh áp huyết trong thời gian chữa bệnh :
90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Nếu mạch nhanh gọi là mạch sác, nhưng chân tay lạnh, gọi là nhiệt giả hàn, mạch thật chậm là mạch trì lạnh, nhưng chân tay lại nóng, gọi là hàn giả nhiệt.
Trước khi uống thuốc của thầy thuốc, đo áp huyết hai tay lấy 3 số. Sau khi uống thuốc 30 phút hay 1 giờ. đo lại áp huyết hai tay, áp huyết phải lên, nhưng lên bên phải là thuốc bổ máu cho gan, lên bên trái là bổ tỳ vị cho ăn ngon tạo máu thì thuốc này chữa chậm. Trong khi bệnh kinh nguyệt liên quan đến gan tỳ thận, thì ưu tiên chữa gan trước, áp huyết bên phải lên trước mới không bị đau bụng khi hành kinh.
Thuốc bồ máu SaPeron cũng cần phải đo áp huyết trước và sau khi uống đo lại xem áp huyết có lên hay không, nếu không, phải đổi loại thuốc ống loại thuốc bổ trích từ gan bò tên Extrait de foie. Đo áp huyết trước và sau khi ăn uống bất cứ thức ăn thuốc uống nào, áp huyết lên thì đúng, áp huyết xuống thì sai.
Dưới đây là hai chứng bệnh thuộc gan :
Chứng can huyết hư :
Sắc mặt vàng uá, thị lực giảm, hư phiền, mất ngủ, kinh nguyệt không đều, thường gặp ở bệnh thiếu máu, bần huyết, bệnh thần kinh đau nhức, bệnh mắt, bệnh kinh nguyệt.
Can huyết hư sinh phong làm rút gân, chân tay co quắp, da tê, kinh nguyệt ra ít mầu nhạt.
Chứng can thịnh âm hư :
Một trong hai tạng suy đều có ảnh hưởng cả hai, nên dấu hiệu cả hai tạng đều xuất hiện cùng lúc như xây xẩm, tai ù, mắt mờ, lòng bàn tay bàn chân nóng, di tinh, mất ngủ, lưng gối mỏi, lưỡi đỏ ít nước bọt, thường gặp ở các bệnh nhiệt cấp tính thời kỳ cuối, bệnh rối loạn tiền đình, bệnh thiếu máu, bệnh thần kinh, bệnh nội thương, bệnh kinh nguyệt.
Xung huyết tử cung là do đi bộ nhiều làm xệ dây chằng nên đau bẹn, và bị chèn ép nên kinh khó ra, cần phải tập bài kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng nhiều, sau khi tập thì cuốn lưỡi ngậm miệng giữ khí thở bằng mũi tự nhiên, giúp cho áp huyết không bị tụt thấp.
Thân
doducngoc