Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

360 - Những biến chứng của bệnh thiếu máu áp huyết thấp

Kính gửi thầy,

Con rất mừng khi biết được trang web của thầy. Đọc những bài thầy hướng dẫn chữa bệnh cho mọi người con rất cảm động và cảm kích tấm lòng của thầy.

Xin thầy giúp đỡ cho trường hợp của con. Con là nữ, ở Việt Nam, năm nay 24 tuổi, cao 1,6m, nặng 52kg. Huyết áp tay phải 96/68mmHg 91, tay trái 102/72mmHg 89. Con đã đi khám tây y nhiều nơi và không tìm ra bệnh gì cụ thể, mọi chỉ số đều trong phạm vi bình thường. Tuy nhiên, cuộc sống của con hết sức mệt mỏi và khó khăn vì những triệu chứng sau đây:

1.Hơi thở của con rất nông và đứt đoạn. Con cảm thấy nhiều khi phổi của con quên cả thở, và đến khi bí hơi quá thì lại thở hắt ra một hơi thật dài. Mọi người đều bảo con hay thở dài nhưng thật ra là do con bị thiếu khí, không khí vào ra rất khó khăn, luôn bị nghẹn lại ở ngực, ở cổ. Con đi khám Tây y thì bác sỹ bảo con bị chứng Tăng thông khí, rối loạn cơ năng.

2.Con bị xoang trán và mũi hơn 10 năm nay. Cứ đến mùa đông thì mũi con bị tắc hoặc chảy dịch, rất hôi, uống nhiều đợt thuốc tây y rồi mà không khỏi.

3.Mùa hè thì không khí khô nóng khiến con khó thở, khó nhận khí, nên rất mệt mỏi. Môi con khô nẻ cả mùa đông lẫn mùa hè dù con uống đủ 2l nước mỗi ngày. Mùa đông thì tệ hơn cả, đóng từng mảng vẩy, bôi sáp không đỡ.

4.Mùa đông thì khi con thở khí trời lạnh xông lên não, khiến hai thái dương con như thắt lại, đau buốt. Mắt cũng lồi và căng, nhức. Khi viết những dòng này gửi thầy, hai thái dương con cũng đang căng buốt lên, mũi thì tắc, thở phì phò. Chân tay con vào mùa đông thì luôn lạnh buốt, người không tỏa nhiệt, có đắp 2 chăn bông dày thì vẫn lạnh.

5. Con bị cận nặng 9 độ hai mắt, đã mổ laser 2 năm trước, nhưng giờ lại bị lại 1,5 độ. Mắt con rất yếu và dễ bị nhức, căng lồi ra nếu làm việc trên máy tính hay đi đường gió, khiến con buồn nôn.

6.Con hay bị bóng đè và ban đêm, nhiều đêm bị 2,3 lần. Đêm thì con ngủ không sâu, còn ban ngày thì con triền miên buồn ngủ. Sáng, chiều con đều buồn ngủ vặt, rất khó tập trung vào công việc. Con làm việc gì cũng thấy dễ bị mất tập trung, nôn nóng. Con cũng không tham gia những hoạt động như Aerobic, hay chạy được vì tập được một lúc là nhức buốt cả hai thái dương dù là đông hay hè. Trông con béo mập bên ngoài nhưng lại yếu hơn nhiều người gầy khác.

7.Da mặt con nhiều nếp nhăn, sần sùi và nám. Da người thì nhẽo và bị rạn nứt tùm lum đến mức mọi người còn hỏi con: vừa sinh em bé hả?

8.Con hay bị hoảng hốt, hoặc tự dưng thấy ngực hẫng đi một lát. Có lúc thì tim trầm nặng xuống, khiến đôi lúc con thấy rất chán đời.

Con có khám ở 2 thầy dạy khí công ở Việt Nam thì họ nói người con hỏng rất nặng, tim, phổi, thận, bang quang và cả kinh mạch gì đó ở gáy cũng đều tắc hết, phải chữa trị bằng cách truyền năng lượng đả thông huyệt mạch. Con rất hoang mang và lo lắng, không biết có đúng không?

Xin thầy giúp đỡ cho con, con hết sức cảm kích thầy cô.

Kính chúc thầy cô cùng gia đình một năm mới hạnh phúc và may mắn!

Diệu Linh

Trả lời :

A-Nguyên nhân :

Dưới đây là tiêu chuẩn áp huyết theo khí công :

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Cháu 24 tuổi áp huyết thấp là cơ thể thiếu máu, nếu áp huyết vẫn không thay đổi theo sự tăng trưởng với tuổi thì các tế bào không đủ máu nuôi dưỡng sẽ trở thành tế bào ung thư tích lũy dần cho đến khi thành hình khối u tây y mới biết được.

Cháu thử nghĩ các máy móc điện tử trong nhà cần điện 110v mà máy phát điện chỉ cung cấp 90-100v thì các máy sẽ chạy yếu và từ từ bị hỏng.

Việc đầu tiên do thiếu máu làm cho không đủ máu hành kinh, kinh ra ít, đau bụng, chóng mặt hoa mắt vì không đủ máu nuôi đầu, đau đầu một bên là máu một bên đầu thiếu, tây y sẽ cho thuốc giảm đau, cuối cùng thì ung thư sọ nảo, khi tạng nào yếu thì ung thư tạng đó trước.

Khi chưa đến tình trạng ung thư thì cơ thể mỏi mệt , đau nhức mình mẩy tay chân, khó thở, mất ngủ, hồi hộp hoa mắt, lạnh người, trong người nóng, da khô, môi khô, tóc rụng..... đó là 8 dâu hiệu bệnh mà cháu kể....tình trạng giống như một cây thiếu tưới nước cành sẽ khô, tróc vỏ, lá bị sâu, rụng, hoa không ra, qủa không có rồi cây chết, đối với cơ thể thì lục phủ ngũ tạng đều hư yếu, nên không thể chữa vào tạng phủ nào là chính được, cần phải ăn tẩm bổ lại.

Tây y chữa ngọn vào những điều mình khai. Còn đông y không chữa ngọn vào những điều bệnh nhân khai, mà cần điều chỉnh lại Tinh-Khí-Thần.

B-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1-Không được ăn những chất làm mất thêm máu, và làm hạ áp huyết như chanh, cam, bưởi, dưa, dứa, yaourt, kem, nước đá, đậu xanh, khổ qua, không được uống nước nhiều sẽ làm bệnh nặng thêm....

2-Cần uống thuốc bổ máu, và ăn những thức ăn bổ máu như B12. Mulitivitamines, B-Complex, Swical Energy, Đương Quy Tửu. Chích B12 và truyền nước biển, theo dõi kết qủa máy đo áp huyết mỗi ngày mỗi tăng lên đúng tiêu chuẩn thì khỏi bệnh.

3-Trước khi ăn, ngậm dưới lưỡi 20 viên thuốc Bổ Trung Ích Khí Hoàn để giúp ăn ngon, hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu mà không bị biến thành đàm.

4-Sau khi ăn, uống trà Đương Quy, Táo Đỏ, Mật ong thay nước trà làm tăng tính hấp thụ chuyển hóa thức ăn thành máu.

5-Tối ngậm trong miệng 20 viên Bách Hợp Cố Kim Hoàn để bổ phế thận.

Khí :

1-Đi bơi lội, nhẩy dây, thể dục khí công theo DVD hương dẫn, mỗi ngày tập 2 lần.

2-Sau khi ăn 30 phút, tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, tập tiếp bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100 lần, ăn bao nhiêu bữa tập bấy nhiêu lần.

3-Sau khi tập xong, cuốn lưỡi ngậm miệng, hai tay để trên rốn nhắm mắt nằm nghe khí huyết trong bụng chuyển động, cảm thấy bụng phồng lên xẹp xuống, bụng mềm, ấm nóng, bàn tay rịn mồ hôi, mặt hồng hào là tập đúng.

Thần :

Trước khi đi ngủ 30 phút tập lại bài Nạp Khí Trung Tiêu/Kép Éo Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100 lần. Sau đó tập thở ở Đan Điền Thần.

Thân

doducngoc