Kính chào thầy Ngọc
Từ khi có Internet, em là người rất thích tìm hiểu những thông tin mới trong nhiều lĩnh vực.Hiện nay em đang ở miền Bắc việt Nam đã về hưu, nên có nhiều thời gian để quan tâm những lĩnh vực mình thích. Trước đó, em cũng rất thích tìm hiểu về khí công, yoga, và tự tập 1 số bài đơn giản để nâng cao sức khoẻ. Nhưng càng tìm hiểu sâu về khí công mới thấy vấn đề rất phức tạp, phức tạp ở chỗ về lý thì không khó, nhưng khi thực hành nếu không có pháp sư bên cạnh thì rất dễ tẩu hoả nhập ma( tức là tai biến)vì phải dùng ý dẫn khí.
Rất may trong quá trình lướt net, em gặp khí công y đạo của thầy. Thầy là người có tâm trong sáng, không vụ lợi, muốn truyền bá kiến thức của mình cho tất cả mọi người để chữa bệnh. Trái với đa phần các bác sĩ tây y ngày nay, họ cứ làm ra vẻ quan trọng giấu nghề và phục vụ mục đích kiếm tiền là chính.
Từ ngày biết khí công y đạo của thầy (khoảng 2 tháng nay), ngày nào em cũng lên mạng vài giờ để tìm hiểu tất cả các bài viết và các video của thầy. Nhưng vì thiếu kiến thức căn bản về y học nên 1 số vấn đề vẫn chưa hiểu, nếu có giúp đỡ ai chữa bệnh thì cũng chỉ chữa theo các bài có sẵn mà chưa hiểu được biện chứng luận trị để chữa tận gốc bệnh được.
Các bài viết của thầy đa phần đề cập từng lĩnh vực của từng loại bệnh, nên người áp dụng chỉ sử dụng máy móc theo bài bản có sẵn mà chưa hiểu được căn nguyên tận gốc.Theo em thầy nên có 1 số bài viết tổng thể về kiến thức y học đông y, về các khái niệm của khí công đông y để người đọc được trang bị kiến thức cơ bản giống như các ngành khoa học khác. Cụ thể giống như toán học thì phải biết các tiên đề, các định nghĩa định lý, các khái niệm thì mới hiểu ngọn nguồn được.
Trong quá trình tìm hiểu, còn nhiều vấn đề em chưa hiểu thấu đáo.Nhưng hôm nay em mạnh dạn hỏi thầy 1 số câu hỏi để việc tìm hiểu của em dễ dàng hơn, và nếu có giúp ai đó chữa bệnh thì việc giúp chắc chắn có hiệu quả hơn nhiều.
1)Em là người có huyết áp bình thường đúng theo tiêu chuẩn huyết áp khí công là 120-130/70-80, mạch 70-75. sau khi biết khí công y đạo, em có tập các bài theo video của thầy như: kéo ép gối thở ra làm mềm bụng ; đứng hát kéo gối; đứng ngũ hành tấn; thở mệnh môn....thì thấy sức khoẻ có tốt lên rất nhiều, nhưng không hiểu tại sao huyết áp cứ loạn lên: lúc cao, lúc thấp.Lúc cao em phải thổi bằng miệng, Lúc thấp lại phải tập những bài thở bằng mũi. Vậy để nâng cao sức khỏe khi chưa có bệnh thì nên tập những bài nào? Mong thầy chỉ bảo cho.
2)Khi dùng máy đo huyết áp xem lục phủ ngũ tạng nào bị bệnh, em rất mê.Nhuưg có nhiều vấn đề em chưa hiểu.VD: Hàn thì chữa thế nào? Nhiệt thì chữa thế nào? Bấm vào huyệt gì? khi kiểm tra 1 tạng phủ nào, thì em chưa phân biệt được tạng bị bệnh hay phủ bị bệnh.tức là dựa vào đâu để biết dương mắc bệnh hay âm mắc bệnh.VD : kiểm tra phổi (phổi là kim) thì làm thế nào để biết dương kim hay âm kim bị bệnh?
Còn khi điều trị, thầy nói là âm bệnh thì lấy dương để chữa, tức là mẹ âm bệnh có thể lấy con dương dể chữa (hoặc con âm bệnh có thể lấy mẹ dương để chữa) Nhưng chữa như thế nào và bấm vào huyệt gì? Vậy khi nào thì lấy mẹ, khi nào thì lấy con để chữa?Mong thầy chỉ giúp.
3)Một số khái niệm như ''hư''; ''thực'',''hàn'', ''nhiệt''và 1 số khái niệm ''giả hư'', ''giả nhiệt''..Mong thầy giải thích rõ hơn
4) Trong tài liệu của thầy cũng như em đã đọc1 số tài liệu về khí công dưỡng sinh, thấy có nói đến mối giao hoà giữa thận thuỷ và tâm hoà.Vậy làm thế nào để mối giao hoà đó tạo thành quẻ thuỷ hoả ký tế ? Để tạo cơ thể khoẻ mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân, giống như bơi ngược dòng tìm về cội nguồn và có sức sống mãnh liệt thuần dương như 1 đứa trẻ.Còn nếu không mối quan hệ đó lại trở thành quẻ hoả thuỷ vị tế? tức là nên tập những bài nào trong video của thầy để thực hiện quẻ thuỷ hoả ký tế? Hình như trong bài hát kéo gối lên ngực thầy cũng nói về vấn đề đó, bài này với người có huyết áp bình thường có tập được không? Thầy trả lời 1 cách tổng thể giúp em với
5)Ở Việt Nam trong những mùa cưới xin, vì cuộc vui và lâu ngày mới gặp nhau nên thường uống nhiều rượu.Em có kiểm tra huyết áp sau khi uống rượu thì thấy huyết áp hơi tăng nhưng mạch thì tăng nhiều.VD huyết áp 140/95; mạch 120.Theo như bài huyết áp thật, giả thì khi uống rượu nhiều huyết áp giảm phải không thầy? Vậy với các chỉ số huyết áp như thế có hại đến cơ thể nhiều không? Và mong thầy chỉ cho cách giải rượu cũng như cách khắc phục những độc hại khi uống nhiều rượu.
6)Khi bị bệnh đau chân tay, có thể sử dụng biện pháp vuốt 6 đường kinh ở chân và tay được không thầy? Liệu có sợ tai biến gì không? Khi thầy nói dùng kim tiểu đường để châm các đầu ngón tay, chân để nặn máu thì có thể dùng kim khác (như kim băng, kim khâu) được không? Khi châm vào đầu ngón chân tay thì cần đúng huyệt nào không? Hay chỉ giống như bác sĩ tây y lấy kim châm vào đầu ngón tay lấy máu để thử máu? Khi châm vào các huyệt a thị thì có cần châm sâu không? Đối với các u cục của bệnh gút khi châm vào u cục đó để nặn các chất trong u cục đó ra hay khóet cả u cục? Mong thầy chỉ giúp (vì em chưa làm bao giờ và cũng không có chuyên môn về ngành y nên phải hỏi thật kỹ trước khi thực hiện, mong thầy thông cảm)
Hôm nay em viết quá dài, mong thầy đọc và trả lời giúp em. cuối cùng chúc thầy luôn mạnh khoẻ, tâm trong sáng để giúp ích được nhiều cho đời.
Kính thư
Em Minh
Trả lời theo câu hỏi :
1-Các bài tập thể dục động công, tĩnh công, thở thiền đối với áp huyết, và lượng đường trong máu có những bài làm tăng, làm giảm, khi một người không có bệnh thì có thể tập hết các bài, dĩ nhiên áp huyết có rối loạn lúc tập bài này thì cao, lúc tập bài kia thì thấp, nhưng sau khi tập xong 30 phút hay 1 giờ, đo áp huyết lại thì căn cứ vào kết qủa áp huyết đó để xem cao hơn tiêu chuẩn hay thấp hơn tiêu chuẩn. Nếu thấp hơn tiêu chuẩn thì bỏ đi những bài đã làm cho áp huyết thấp, nếu cao hơn tiêu chuẩn thì bỏ đi những bài đã làm tăng áp huyết.
Đó mới là phương pháp dùng khí công chữa bệnh, chứ không phải cứ tập mãi mà không kiểm soát áp huyết trước và sau khi tập. Về hơi thở cũng vậy, thở hơi ra bằng miệng nhiều gọi là thở bụng thì áp huyết xuống, hít hơi vào bằng mũi gọi là thở bằng ngực thì làm tăng áp huyết. Do đó, khi đứng quan sát hơi thở của một người thở bằng ngực hay thở bằng bụng mình có thể biết ngay áp huyết họ cao hay thấp.
Khi chưa có bệnh, để phòng bệnh, tăng cường sức khỏe, tập hết toàn bài thể dục động công trong lớp theo DVD hướng dẫn và tập theo mỗi ngày. Để khỏi lười, mình tổ chức những lớp dạy tập thể dục khí công chung cho một nhóm người, mỗi ngày 1:30, mình trở thành huấn luyện viên thì vừa có lợi cho sức khỏe của mình và vừa có thể giúp những người bệnh tập luyện để khỏi bệnh.
2-Cách chữa điều chỉnh hàn nhiệt ở bài viết dưới đây.
3-Cách chữa hư thực, giả hư giả thực hàn nhiệt ở bài viết dưới đây.
4-Tâm thận giao hoà là nhiệt khí của tim phải đưa xuống Mệnh Môn để chuyển hóa thận thủy âm biến ra khí, giống như nhiệt của mặt trời giao hòa với nước biển ở trái đất biến nước bốc hơi thành khí tụ lại lên trời thành mây, giúp điều hòa thời tiết sáng thì mát mẻ, trưa thì nóng bức, chiều thì khô ráo, đêm thì lạnh lẽo, theo chu kỳ mặt trời mọc mặt trời lặn theo 1 vòng quay, và theo vòng quay 360 ngày thì tạo ra thời tiết 4 mùa xuân hạ thu đông, xuân thì mát mẻ, hè nóng bức, thu khô ráo, đông lạnh lẽo...do đó bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực đưa tâm hỏa xuống kéo thận khí lên làm tăng áp huyết tăng nhiệt. Ờ thế nằm, bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mền Bụng cũng là tâm thận giao hòa làm giảm áp huyết, thân nhiệt và làm giảm đường trong máu.
Tâm thận bất giao có nghĩa là nửa trên người nóng, áp huyết tăng cao, uống nước nhiều cũng không làm giảm thân nhiệt, tử bụng xuống chân vẫn lạnh, đầu vẫn nóng, vì hoả khí của tim không giao xuống Mệnh Môn để chuyển hóa, vì không biết tập bài kéo Ép Gối để thông sự bế tắc ở trung tiêu do sự ngăn nghẹn ở gan và bao tử, do ăn nhiều lười tập, bụng to, nhiều nước...
5-Dưới đây là tiêu chuẩn áp huyết theo khí công :
90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Trước khi đi ăn tiệc, đo áp huyết thấy cao hơn tiêu chuẩn thì không được uống bia, rượu, những chất cay nóng, nhiệt làm tăng áp huyết. Còn mạch cao thì thân nhiệt tăng, chứ không phái áp huyết giảm. Chỉ trừ trường hợp mạch nhanh, thay vì cơ thể nóng thì ngược lại chân tay lạnh là do thiếu máu, cơ thể không đủ máu nên tim phải đập nhanh để đẩy máu đi nuôi cơ thể, vì thiếu máu nên chân tay lạnh mà mạch đập nhanh khiến khí phổi tăng gấp nên ngộp khó thờ và mệt, đó là dấu hiệu ung thư, sau một thời gian dài những tế bào không đủ máu nuôi dưỡng sẽ bị hư hoại biến thành tế bào ung thư kết khối dần thành khối u khi áp huyết xuống thấp dưới 100 đối với người lớn tuổi 50 trở lên.
Khi có dấu hiệu nặng đầu chóng mặt trán nóng, hơi thở gấp là áp huyết tăng, không nên uống rượu tiếp, mà phải uống ngay một ly nước chanh không đường, miệng thổi hơi ra tức là thở bụng cho bụng mềm lại, không được hít vào bằng mũi khiến lồng ngực bị căng làm vỡ tim, khi thổi hơi ra bằng bụng qua miệng thì hoành cách mô, lồng ngực và tim được thư giãn sẽ không bị rối loạn áp huyết, tập cho đến khi sờ trán mát, người tỉnh táo, không nói líu lưỡi là an toàn.
6-Vuốt thông 6 đường kinh chân tay hay vuốt khích đoạn thì an toàn, còn phải đo áp huyết nếu cao thì vuốt tả, thấp thì vuốt bổ rõ ràng sẽ có hiệt qủa hơn. Kim thử tiểu đường có bán ở nhà thuốc tây, đã khử trùng và có giới hạn độ sâu 2 ly tối đa, còn châm các kim khác đầu kim to, không khử trùng, mũi kim dài làm vết châm tổn thương không có lợi, chỉ trường hợp cấp cứu bất đắc dĩ. Những cục u huyết hóa vôi hay tụ mủ ở những cục do bệnh gút gây ra, cần phải châm nặn ra hết máu, vôi bột, mủ rồi sát trùng bằng rượu cồn. Châm nặn nhiều lần cho hết cục u.
Uống thêm nước ép trái dâu đen Blackberry một thời gian và lọc chất vôi cặn trong thận bằng nấu nước rau Ngò Tây sẽ thấy nước tiểu ra đục như nước vôi cát.
Dưới đây là bài viết tóm tắt lý thuyết chữa bệnh bằng đông y khí công :
Tóm tắt lý thuyết chữa bệnh bằng đông y khí công điều chỉnh lại Tinh-Khí-Thần .
Phần một : Cách Khám Bệnh bằng máy đo áp huyết :
Cách sử dụng máy đo áp huyết chính là cách bắt mạch của khí công thay cho cách bắt mạch của đông y, để biết được hư thực hàn nhiệt của bệnh, nên phải đo ở cả hai tay, trước khi ăn và sau khi ăn 30 phút, lấy cả 3 số. Số thứ nhất chỉ tâm thu là lực co bóp của tim để đẩy máu đi nuôi cơ thể, đông y gọi là Khí, số thứ hai chỉ tâm trương, là quả tim nở ra để hút máu về tim, khí công gọi là sự đàn hồi của van tim (tối thiểu và tối đa), số thứ ba chỉ mạch tim đập, hay vận tốc máu đi qua tim trong 1 phút, đông y gọi là Huyết.
Tất cả các bệnh xảy ra trong cơ thể đều do sự biến đổi Khí và Huyết, khi khám bệnh bằng máy đo áp huyết sẽ biết được sự thay đổi khí huyết do thiếu hay dư mới làm ra bệnh, nếu thiếu thì khí thiếu hay khí dư, huyết thiếu hay huyết dư, có khi khí dư huyết thiếu, có khi khí thiếu huyết dư, tất cả các kết qủa đó đều hiện trên máy đo áp huyết.
1-Khám Bệnh Hư-Thực :
Thí dụ tiêu chuẩn áp huyết theo khí công của trẻ em 5-12 tuổi là :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
Nếu một cháu nhỏ, có kết qủa số đầu thuộc khí là 110, gọi là khí dư thì cháu sẽ bị chảy máu cam vì áp huyết như vậy là cao đối với cháu.. 110/60mmHg mạch 60.
Nếu kết qủa số thứ ba thấp hơn 60 là thiếu máu sẽ làm cho người lạnh gọi là mạch hàn (khi máu còn chạy thì cơ thể ấm, người chết máu hết chạy thì cơ thể lạnh, mạch 0), nếu mạch chạy nhanh hơn thì cơ thể nóng gọi là nhiệt do huyết thực.
Thí dụ tiêu chuẩn áp huyết theo khí công của người lớn là :
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
Nếu kết qủa số đầu thuộc khí chỉ dưới 100 là khí thiếu, không đủ nuôi các tế bào trong cơ thể của người lớn, thì đó là dấu hiệu của một bệnh ung thư, các tế bào ở một nơi nào đã bị thiếu máu nuôi dưỡng do khí lực không đẩy máu đi đến đó trong suốt thời gian kéo dài từ tuổi thiếu nhi đến tuổi trung niên (khoảng 50 năm dài), nên các tế bào đó trở thành tế bào ung thư tích lũy dần kết thành khối u.
2-Khám Bệnh Hàn-Nhiệt :
Còn hàn hay nhiệt dựa vào kết qủa nhịp tim đập, nếu tim đập chậm dưới tiêu chuẩn là hàn, nhanh hơn tiêu chuẩn là nhiệt, nhanh hơn 100 đến 120 là cơ thể bị sốt do nhiễm trùng.
Bệnh nan y là bệnh hư hàn giả nhiệt, hư nhiệt gỉa hàn. Hư ở đây là áp lực khí thiếu dưới tiêu chuẩn, hàn giả nhiệt là nhịp tim đập chậm thay vì lý thuyết đông y gọi là hàn, nhưng tay chân da thịt nóng hừng hực, còn nhiệt giả hàn là mạch đập rất nhanh, lý thuyết đông y gọi là nhiệt, thì cơ thể, da thịt chân tay bệnh nhân lại lạnh. Hai trường hợp này chữa sai bệnh nhân sẽ chết.
3-Quy luật Khí-Huyết,Tạng-Phủ :
Theo quy ước ngũ hành tạng phủ, cơ quan nào có nhiều máu hay cơ quan đặc gọi là tạng, chủ huyết (tức là máu nhiều hơn khí), cơ quan nào rỗng, ít máu hơn khí, chủ khí gọi là phủ. Tạng ví như người vợ trong gia đình, gọi là âm huyết, phủ ví như người chồng trong gia đình, gọi là dương khí. Âm lo về việc của máu, khí là các cơ quan phủ dương phụ giúp việc sinh hóa hấp thụ chuyển hóa để biến đổi máu nuôi tế bào, làm thay đổi hồng cầu bạch cầu, dịch chất, da thịt gân xương, râu tóc, móng, thần kinh…trong cơ thể.
4-Lục Khí và Ngũ Tạng Khí :
Mỗi cặp phủ tạng lo phần việc của mình khác với các cặp tạng phủ khác, nên đông y quan sát theo sự biến đổi chức năng của chúng tương ứng với biến dịch của vũ trụ. Vũ trụ biến đổi thời tiết theo hai yếu tố chính là âm và dương, dương là hỏa ở mặt trời và âm là thủy ở nước biển, theo tỷ lệ trao đổi âm dương mà tạo ra thời tiết 4 mùa mưa thuận gió hoà, giúp vạn vật cây cỏ, thực phẩm hoa màu đầy đủ, đúng lúc đúng thời để nuôi con người là một tế bào trong vũ trụ. Thời tiết do dương là hỏa của mặt trời giao hòa với âm là nước biển của trái đất, khiến nước bốc hơi sinh ra gió, hơi tụ lại thành mây, mây tụ lại thành mưa hoàn lại nước cho biển, đó là 1 chu kỳ tuần hoàn…mỗi biến đổi khác nhau đều do tỷ lệ âm dương khác nhau tạo ra, nên có các loại khí khác nhau như phong (gió), hàn (lạnh), thử (nóng oi bức), thấp (ẩm thấp), táo (khô, hanh), nhiệt (nóng).
Đối với cơ thể là một tiểu vũ trụ thu nhỏ, sự giao hòa giữ sức nóng của qủa tim tương đương với hỏa của mặt trời,và thận thủy trong con người tương đương với nước biển của quả đất, cũng tạo ra 6 khí trong con người là phong, hàn, thấp, táo, hỏa.
Ở trời thì có lục khí, ở người thì có ngũ tạng khí, theo quy ước hỏa khí chỉ cho tim gọi là tâm hỏa, phong khí chỉ cho gan gọi là can phong, hàn khí do nước là thận thủy, khí trong phổi khô ráo gọi là táo khí, khí thấp nóng âm ỉ oi bức để làm nát chín thức ăn trong cơ thể chỉ cho bao tử.
5-Ngũ hành tạng phủ :
Khi dùng để lý luận tìm bệnh, đông y xếp những chức năng tạng phủ theo ngũ hành, đặt tim là hỏa, tỳ là thổ, phế là kim, thận là thủy, gan là mộc. Tâm, tỳ, phế, thận can, là tạng thuộc âm huyết, như vậy các tạng được gọi là hỏa âm, thổ âm, kim âm, thủy âm, mộc âm.
Những phủ để giúp tạng làm việc, theo quy ước giống như định đề, không cần thắc mắc, thì ruột non giúp tâm gọi là hỏa dương, vị giúp tỳ là thổ dương, đại trường giúp phế là kim dương, bàng quang giúp thận là thủy dương, mật giúp gan là mộc dương.
Tại sao phải đặt ra ngũ hành tạng phủ ? Chính là để tìm nguyên nhân gây ra bệnh, khác hẳn với tây y đau ở đâu chữa ở đó, là chữa ngọn mà không chữa nguyên nhân gốc bệnh.
Bệnh có thể sinh ra không phải chỉ ở 1 tạng hay phủ mà đông y gọi là chính kinh bị bệnh, mà còn có thể do mẹ nó truyền bệnh cho nó, gọi là ngũ hành tương sinh, hay do ngũ hành khắc kỵ với nó.
Ngũ hành tương sinh là hỏa sinh thổ (cháy nhà ra tro đất), thổ sinh kim (trong đất tìm ra kim loại quặng mỏ), kim sinh thủy (kim loại chảy ra nước), thủy sinh mộc (chỗ nào có nước thì có cây cỏ mọc), mộc sinh hỏa (cây làm chất cháy), rồi hỏa lại sinh thổ…
Đông y quy ước hỏa là tim (hỏa âm) và ruột non (hỏa dương). Thổ là tỳ thổ âm, vị thổ dương. Kim là Phế kim âm , Đại Trường kim dương. Thủy là Thận thủy âm và Bàng Quang thủy dương. Mộc là Gan mộc âm, Đởm mộc dương. Chức năng của mỗi hành là vừa nuôi dưỡng nó, vừa cung cấp năng lượng nuôi con nó, theo quy ước ai sinh ta là mẹ ta, thí dụ hỏa sinh thổ, thì hỏa là mẹ của thổ
Ngũ hành tương khắc là thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy.
6-Bệnh truyền kinh :
Bệnh truyền kinh có những nguyên tắc sau đây :
Khi bệnh mới phát chỉ một đường kinh, sẽ có dấu hiệu bệnh nằm trong một bệnh chứng trong tài liệu dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học. đông y gọi là chính kinh bị bệnh.
Nhưng khi bệnh không chữa khỏi, để lâu sinh biến chứng truyền kinh, có hai đặc điểm, nếu nó có dấu hiệu hư thiếu (theo kết qủa máy đo áp huyết, máy nhiệt kết, máy oxymter), thì nó cũng không đủ năng lượng nuôi con nó, con nó sẽ hư theo, nghĩa là những bệnh thuộc hư chứng chỉ có liên quan đến mẹ-con.
Còn bệnh thực chứng, tức là một kinh dư thừa sẽ vừa truyền kinh, vừa xung khắc phá hại kinh nào hư yếu nhất trong các kinh còn lại.
7-Nguyên nhân gây bệnh :
Để chữa đúng vào nguyên nhân gây bệnh, thì có 3 nguyên nhân :
a-Nguyên nhân do Tinh :
Do ăn uống thuốc men không đúng nhu cầu cơ thể cần mà gây ra bệnh, đông y xếp loại nguyên nhân thuộc Tinh.
Tinh là những thức ăn thuốc uống phải hợp với ngũ hành tạng phủ để bổ sung năng lượng cho tạng phủ, không dựa theo tiêu chuẩn tây y là vitamines, glucid, protid, lipid, chất khoáng, mà dựa vào tính-khí-vị của thức ăn đi vào tạng phủ như :
Vị ngọt vào tỳ, chất cay vào phế, chất mặn vào thận, chất chua vào gan, chất đắng vào tim.
Thức ăn có thấp khí vào tỳ, táo khí vào phổi, hàn khí vào thận, phong khí vào gan, hỏa khí vào tim.
Tính của thức ăn làm cho khí của thức ăn có tính chất thăng lên, giáng xuống, xuất ra bằng mồ hôi, liễm giữ lại, thổ ói mửa ra, hay hạ làm cho tiêu tiểu ra.
Thí dụ như ăn hột mít có tính làm hạ khí (đánh dắm), ớt có vị cay vào phổi, khí nhiệt làn ấm phổi, tính xuất mồ hôi. Thí dụ bao tử lạnh, muối ói mửa, ăn gừng, vị cay ngọt vào phế tỳ, khí nhiệt làm ấm bao tử và phổi, tính của gừng giữ lại không cho khí thăng lên để bị ói hay không cho khí hạ để bị đau bụng đai cầu, không cho khí xuất ra mồi hôi, đông y gọi là tính liễm....
b-Nguyên nhân do Khí :
Do khí làm bệnh thì có hai loại khí là khí bên ngoài do môi trường thời tiết gọi là lục khí xâm nhập, gọi là dâm, nên gọi là lục dâm, là phong, hàn, thử, thấp, táo, nhiệt như cảm lạnh, cảm nóng, cảm gió, khí độc,....
Loại thứ hai là khí trong người là nội khí do ăn uống sai lầm làm người nóng sốt, nóng, lạnh, như đau bụng lạnh, đau bụng nóng, nhức đầu, chóng mặt... do ăn dư hay thiếu những chất cần thiết cho cơ thể.
c-Nguyên nhân do Thần :
Do tính tình thay đổi bất thường tác động lên thần kinh làm thay đổi khí huyế trong tạng phủ gây ra bệnh như :
Vui cười qúa làm thần kinh hưng phấn làm điên dại, Lo qúa làm ăn mất ngon, không ăn uống được, Buồn qúa làm hại phổi thở dài khiến cơ thể mất oxy, Sợ quá hại thận vãi đái, Giận quá hại gan làm gân chân tay co rút.
Phần hai : Cách Định Bệnh :
Cách khám bệnh của đông y là tứ chẩn : vọng (nhìn), Văn (nghe hơi thở, tiếng nói), Vấn (hỏi bệnh) và Thiết (sờ nắn, bắt mạch) mục đích tìm ra tạng phủ nào bệnh, và bệnh của tạng phủ nào hư hay thực, hàn hay nhiệt, bệnh mới bị gọi là bệnh còn ở biểu bên ngoài kinh mạch tạng phủ, ở ngoài da như ớn ớn, nóng lạnh, hay bệnh nặng đã lâu, đã vào kinh mạch phủ tạng, gọi là bệnh vào lý, những bệnh do bao tử làm ra là bệnh đã thuộc lý. Khí công cũng áp dụng tứ chẩn, nhưng thay bắt mạch bằng máy đo áp huyết.
Tất cả những dữ kiện khám được, xét nghiệm được dựa vào kết qủa của tây y, nhưng chưa chữa ngay vào những dấu hiệu bệnh đó, vì như thế thì chỉ là chữa ngọn. Nên đông y khí công cần phải lý luận ngũ hành để tìm nguyên nhân gốc, gọi là định bệnh.
Câu hỏi đặt ra là : Tại sao nó hư, có hai nguyên nhân, nó hư do nó phải cung cấp năng lượng nuôi con nó, hoặc nó hư do mẹ nó không đủ năng lượng cung cấp nuôi nó, như vậy cần phải tìm liên hệ mẹ-con của ngũ hành.
Tại sao nó thực, nó thực (dư thừa năng lượng) do mẹ nó dư thừa truyền cho nó, trong khi nó đã đủ, hoặc con nó đã đủ không cần sự cung cấp năng lượng của mẹ nó. Hoặc do một hành khắc với nó, dư thừa năng lượng, mà con nó đã đủ, nó không truyền bệnh cho con nó, mà nó truyền sang hành mà nó khắc.
Một thí dụ đơn giản, mình bị bệnh mất ngủ do tình trạng căng thẳng, áp huyết cao, đi bác sĩ đo thấy áp huyết cao và mất ngủ, sẽ chữa vào ngọn là cho mình dùng thuốc hạ áp huyết và thuốc ngủ, nhưng chữa hoài áp huyết vẫn cao và vẫn không ngủ được, vì đó là chữa ngọn.
Chữa gốc là tìm ra nguyên nhân bệnh theo liên hệ mẹ con, mới hiểu ra rằng, mẹ của mình bệnh, mình phải lo lắng cho mẹ, tinh thần căng thẳng, thức khuya dậy sớm nấu thức ăn, sáng vào thăm mẹ, rồi mới đi làm, chiều về ghé thăm mệ rồi mới về nhà lại lo cơm nước cho sáng mai vào thăm mẹ, như vậy mình bị bệnh nguyên nhân do mẹ mình bệnh. Thật ra không cần chữa vào bệnh của mình bằng thuốc, mà chữa vào mẹ mình, nếu chữa cho mẹ mình khỏi sau một ngày, được về nhà, khỏe mạnh ăn ngủ được, mình hết lo lắng, hết phải thức khuya dậy sớm thì bệnh mình tự khỏi...
Do đó đông y có câu : Con hư bổ mẹ. Như vậy thì tỳ thổ hư, thỉ phải bổ tâm hỏa, tâm hỏa hư thì phải bổ gan mộc, gan mộc hư phải bổ thận thủy, thận thủy hư phải bổ phế kim, phế kim hư phải bổ tỳ thổ....
Cho nên khi khám bệnh, thấy có nhiều dấu hiệu bệnh, căn cứ theo dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học, mình vừa có bệnh gan, bệnh tim, bệnh bao tử, bệnh thận, bệnh phổi.... đông y không bao giờ chữa riêng lẻ từng bệnh, vì tất cả thuốc cũng có phân loại ngũ hành, sẽ bị khắc kỵ nhau theo phản ứng hóa học sẽ biến thành độc tố, dồn vào bao tử sẽ trở thành thùng rác làm biến chất thành một loại hỗn hợp độc hại. Nên định bệnh phải tìm ưu tiên hành nào cần chữa. Cách chữa thông thường của đông y đã biến thành ca dao : Ăn được ngủ được là tiên. Như vậy không cần chữa vào bệnh, chỉ cần giúp bệnh nhân ăn được, hấp thụ được, tiêu hóa được, chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu và bổ khí nuôi cơ thể được, loại bỏ độc tố trong cơ thể bằng tiêu tiểu đều đặn mỗi ngày, làm giảm đau an thần.
Nên cách định bệnh của đông y khí công cuối cùng phải đi đến kết luận đủ các yếu tố theo bát cương ( 8 điều cốt yếu) sau : tạng-phủ nào bệnh, bệnh do khí hay huyết, dư thừa hay thiếu (thực hay hư), do nóng hay lạnh (nhiệt hay hàn)
Phần ba : Cách chữa bệnh .
Khi đã định bệnh tìm ra đượng nguyên nhân gốc bệnh, thì cách chữa bệnh là điều chỉnh lại sự quân bình của bát cương như khí huyết (âm-dương), nếu bệnh khí hư thiếu thì bổ khí, huyết hư bổ huyết, khí huyết đều hư thì bổ vừa khí vừa huyết, nếu bệnh dư thừa thực thì tả là cắt giảm bớt, như bớt khí bớt huyết, nóng thì giảm nóng, lạnh thì cắt lạnh tăng ấm.
1-Điều chỉnh theo Tinh :
Nhưng đi vào chi tiết, bổ huyết là bổ Tinh, điều chỉnh các thức ăn uống thuốc men phải phù hợp, chọn thứ ăn nào bổ khí, thức ăn nào bổ huyết, thức ăn nào vừa bổ khí bổ huyết, thức ăn nào tăng hàn, thức ăn nào tăng nhiệt, thức ăn nào làm người ấm, làm người lạnh, làm tăng áp huyết, làm giảm áp huyết, làm tăng đường, làm giảm đường, thức ăn nào giúp thông khí huyết, thức ăn nào làm giảm đau, thức ăn nào làm thăng khí, giáng khí, liễm khí, xuất khí, hạ khí, thức ăn nào giúp an thần ngủ ngon, thức ăn nào làm mất táo bón, làm mất tiêu chảy...
Thầy thuốc phải chọn những thức ăn thuốc uống nào thật đơn giản, và có nhiều công dụng chữa bệnh nhất, theo dõi kết qủa bằng máy đo áp huyết trước và sau khi ăn uống hay dùng thuốc, nếu kết qủa so với ban đầu dần dần lọt vào tiêu chuẩn là cách chữa đúng.
Cần nhất, cơ thể thiếu máu phải bổ máu bằng ăn uống và uống hay chích thuốc bổ máu của tây nhanh có kết qủa nhanh hơn.
Nếu dùng thuốc bắc thì thầy giỏi dùng độc vị làm chủ lực thì phải giỏi lý luận ngũ hành để chọn đúng một vị thuốc, thông thường các thầy thuốc phải biết phối hợp các vị thuốc theo tiêu chuẩn quân, thần, tá, sứ. vị thuốc làm quân là vị thuốc chủ lực để bổ hay tả, thì vị đó phải có công lực mạnh, hoặc nhiều hơn các vị khác, thuốc hổ trợ cho thuốc chủ lực tác dụng nhanh mạnh hơn làm thần, vị thuốc làm tá là phò tá để ngăn ngừa những biến chứng, những xung khắc hay độc hại của thuốc, vị thuốc làm sứ giống như đại sứ dẫn thuốc đến nơi cần chữa, cho nên khi sắc thuốc xong, người ta nếm thử thuốc có vị ngọt là vị thuốc làm sứ đó có chức năng dẫn thuốc vào tỳ để chữa bệnh ăn uống, thuốc có vị sứ là mặn chữa thận, sứ là vị cay chữa phế, sứ có vị đắng chữa tâm...
2-Điều chỉnh theo Khí :
Ưu điểm của môn chữa bệnh bằng khí công, là biết cách sử dụng khí cũng có ngũ hành, cũng có bổ tả, cũng có hàn nhiệt, hư thì bổ hư, thực thì làm mất thực, cũng có khí làm tăng nhiệt, mất nhiệt, tăng hàn, mất hàn, khí thăng, khí giáng, khí liễm, khí xuất, khí làm tăng áp huyết, tăng đường trong maú, khí làm hạ áp huyết hạ đường trong máu, khí kàm giảm đau, an thần ngủ ngon, tiêu hóa, sinh hóa, hấp thụ, chuyển hóa tốt, khí nàp làm tăng hồng cầu, bạch cầu...
Tất cả những loại khí này tương đương với thuốc có sẵn bên trong cơ thể gọi là nội dược, nếu biết cách điều chỉnh, khác với thuốc ngoại dược phải nhờ đến ăn uống thuốc men bên ngoài đưa vào cơ thể.
Điều chỉnh khí có hai loại là loại tác động bằng huyệt, và loại thứ hai tập luyện hít thở.Loại bằng huyệt, thì phải theo kinh mạch ngũ hành, loại bằng hít thở phải theo quy luật âm-dương, tam tiêu.
A-Điều chỉnh bằng huyệt :
a-14 đường kinh :
Trên mỗi đường kinh có nhiều huyệt, đoạn huyệt ở đầu các ngón tay đền khuỷu tay có ngũ hành, mỗi đưòng kinh có ngũ hành, trên lưng bụng có ngũ hành. Vì thế mà có bổ có tả. Cách bổ thì dùng huyệt trên kinh mẹ để bổ cho kinh con, theo quy luật con hư bổ mẹ. Thí dụ muốn bổ kinh phế, thì dùng kinh tỳ-vị. Muốn tả thì theo quy luật mẹ thực tả con. Như bao tử thực làm đầu tức bụng, thì chữa trên kinh con tả đại trường cho đi cầu, thì đầu hơi trướng bụng hết...
Như vậy 6 tạng phủ có 6 đường kinh, nhưng phân đều ra hai tay chân nên mỗi hành có hai đường kinh hai bên, thành ra 12 đường kinh. Ngoài ra còn có Mạch Nhâm liên kết 6 đường kinh âm, phối hợp với Mạch Đốc liên kết 6 đường kinh dương liên hệ với hệ thần kinh trung ương.
Trên đường kinh âm, hay kinh dương, có những huyệt có chức năng hưng phấn, chức năng ức chế, có chức năng tăng hay giảm âm, tăng hay giảm dương, nên mỗi đường kinh vừa có âm có dương, nên gọi là âm trong dương, hay dương trong âm.
Ngoài ra, như phổi có hai lá, thận có hai quả, nên có hai đường kinh phổi ở hai tay, hai đường kinh thận ở hai chân, phổi hay thận bên nào bệnh thì huyệt trên đương kinh cùng bên bị đau, bên không bệnh không bị đau.
Nhưng các cơ quan tạng phủ khác có một cơ quan mà có hai đường kinh, thì đường kinh ở phía bên cơ quan đó gọi là đường kinh cơ sở, đường kinh bên kia là đường kinh chức năng, như vậy đường kinh cơ sở mang tính âm, đường kinh chức năng mang tính dương.
Thí dụ huyệt Lệ Đoài thuộc kinh Vị, nếu không giải thích theo cơ sở và chức năng, thì sẽ có người hỏi, nếu nói tôi bị đau bao tử, thì tại sao chỉ có huyệt Lệ Đoài một bên đau, mà bên kia không đau, nếu không hiểu ý nghĩa này sẽ không giải thích được, nếu Lệ Đoài bên cơ sở đường kinh Vị bên trái đau, thì chúng ta biết ngay cơ sở cái bao tử có vấn đề như trương phình, co thắt, lở loét, lạnh nóng trong bao tử... ngược lại huyệt Lệ Đoài cơ sở bao tử không đau, nhưng huyệt Lệ Đoài ở đường kinh Vị bên chân phải đau, có nghĩ là cơ sở bao tử không tổn thương, mà chức năng làm việc của bao tử như chậm tiêu, hấp thụ, chuyển hóa chậm hay nhanh...
Trên Mạch Nhâm là âm cũng có những huyệt mang tính âm hay dương, và Mạch Đốc nằm trên cột sống cũng có những huyệt âm dương.
Trong các huyệt trên 14 đường kinh, có nhiều huyệt có chức năng chữa bệnh giống nhau, nhưng khi mình có bệnh giống như thế, cũng không thể nào sử dụng tất cả những huyệt đó theo như kìểu người mới học đông y châm cứu, nhất là những người tây phương, vì như vậy là chữa ngọn, còn chữa gốc cần phải biết hư phải bổ mẹ ở kinh nào, huyệt nào , thực thì phải tả con ở kinh nào huyệt nào, như vậy chỉ được dùng 1 huyệt, biết lý luận hư thực thì chọn được đúng có 1 huyệt để chữa thì bệnh sẽ khỏi, nên thầy thuốc cần phải biết lý luận ngũ hành, như vậy huyệt ngũ hành đó nếu tìm công dụng của huyệt thì không thấy ghi chữa bệnh đó, tại sao lại như vậy. Thực ra công dụng của huyệt là do kinh nghiệm những đời sau nghiên cứu viết thêm vào, các thầy giỏi lý luận ngũ hành là người biết tự điều chế thuốc bằng huyệt hỗn hợp theo quân thần tá sứ thành một thang thuốc đặc biệt.
b-Day vuốt bổ-tả :
Như vậy việc bổ hay tả chỉ được chọn 1 huyệt theo ngũ hành mẹ con trên 1 đường kinh, và theo kinh mẹ con, hoặc vuốt trên một đoạn huyệt ngũ hành. (xem đoạn huyệt ngũ hành trong Sổ Tay Tìm Huyêt). Nếu muốn tả một huyệt thì day xoay ngược chiều kim đồng hồ, muốn bổ thì day và xoay trên huyệt thuận chiều kim đồng hồ, có những vị trí huyệt không day xoay tròn được thì vuốt qua huyệt thuận xuôi theo chiều đường kinh là vuốt bổ, vuốt qua huyệt nghịch đường kinh là vuốt tả.
c-Điều chỉnh Hàn-Nhiệt :
Cũng theo dịch lý biến đổi vạn vật, cực dương sinh âm, cực âm sinh dương, trong dịch lý sô 6 là lão âm (cực âm), số 9 là lão dương (cực dương), do đó khi day huyệt hay vuốt huyệt bổ tả, vuốt 6 lần biến âm sinh dương, đổi huyết ra khí, hay 9 lần biến dương sinh âm, đổi khí ra huyết 6 lần làm mát, 9 lần làm nóng.
d-Những công dụng của các đoạn huyệt :
Ngoài ra có những đoạn kinh gọi là vòng chân khí chúc năng và chân khí cơ sở tỳ-vị, chân khí phế-đại trường, chân khí thận-bàng quang, chân khí can-đởm, chân khí tâm-tiểu trường. Nhửng kinh đoạn thông là đoạn cùng hành với hành của đường kinh, có hỏa đoạn, khích đoạn....
Cách giảm đau cũng tương đương với thuốc ngoại dược. Đau do khí huyết hư thỉ bổ. Đau do khí huyết thực thì tả. Đau do tắc thì dùng thông đoạn, khích đoạn. Đông y có câu : Thông thì bất thống, thống thì bất thông. Có nghĩa là khí huyết lưu thông được thì không đau, cơ thể bị đau do khí huyết không thông.
e-Những huyệt có công dụng như bát cương :
Là những huyệt có tính thăng, giáng khí, huyệt bồ, huyệt tả, huyệt hòa, huyết trấn thống giảm đau, an thần, huyệt xuất, huyệt ôn, huyệt liễm, huyệt phát hãn, huyệt liễm, huyệt hạ, huyệt thanh, huyệt hàn, huyệt nhiệt...
B-Điều chỉnh bằng hơi thở gọi là khí công (luyện thở)
Có nhiều loại khí công, nhiều người công nhận nó hay, có thể chữa bệnh được, nhưng khi có bệnh thật sự thì tập rất lâu mà vẫn không khỏi bệnh là tại sao, vì không có ai nghiên cứu kiểm chứng bằng máy móc để phân loại công dụng của những động tác khí công.
Khí công có hai loại là động công bằng những động tác đi theo hơi thở, loại bất động gọi là tĩnh công theo dõi hơi thở như thiền, và dùng ý trụ vào một điểm, dùng máy đo kiểm chứng điểm nào sau khi tập làn tăng hồng cầu, tăng áp huyết, nhìệt năng, năng lượng, huyệt nào làm giảm áp huyết, giảm đường, giảm đau, an thần...
Do đó, muốn được gọi là khí công chữa bệnh thì phải phân loại công dụng của từng động tác tập động công, tĩnh công, bằng máy đo áp huyết, máy đo nhiệt độ, máy đo đường, máy đo oxy....Sau đó đem áp dụng trong chữa bệnh để điều chỉnh lại sự mất thăng bằng âm dương, và đo áp huyết lọt vào tiêu chuẩn là khỏi bệnh.
Xem thêm những tài liệu đính kèm : Click vào link này :