Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

403 - Chữa bệnh cận thị

Con thưa thầy,

Như lời thầy chỉ, con vẫn hàng ngày tập bài " Đạt Ma Dịch Cân Kinh"

(http://my.opera.com/amthucxanh/blog/phuong-phap-luyen-tap).

Con thấy có người mách bài tập dưới đây. con không biết con có thể tập kết hợp cả 2 bài được không ạ? Uống trà kỷ tử có tác dụng hỗ trợ không ạ?

"Chữa Bệnh Về Mắt Bằng Lục Tự Quyết:

Chữa trị các bệnh về mắt như Cận thị, Viễn thị, Loạn thị, Mù màu, Thoái hóa võng mạc, Viêm hoàng điểm v..v..So sánh với bảng Lục tự qui nạp vào cơ thể thì Mắt ứng với Chữ HƯ trong lục tự quyết, vì vậy chọn chữ HƯ làm tâm điểm cho quá trình tập luyện. Khi đã biết chữ HƯ là Tự quyết trung tâm thì nên chọn vòng Lục tự tương sinh Nhật Khởi Đông Khai để luyện là tốt nhất, vòng lục tự tương sinh này thời gian thích ứng cho thực hành là vào buổi sáng. Quá trình thực hành tiết tự như sau:

Buổi sáng, sau khi vệ sinh cá nhân sạch sẽ, áo quần rộng rãi thoải mái, tìm nơi yên tĩnh, chọn tư thế ngồi thích hợp thả lỏng toàn thân, hai mắt nhắm hờ, cổ ngay, lưng thẳng. Hít vào từ từ bằng mũi, đồng thời bụng hơi phình ra, đặt sự chú ý lên đỉnh đầu để tạo cảm giác như có một luồng thanh khí đi vào từ đây chứ không phải đi vào bằng mũi, hơi vào vừa đủ, miệng chuẩn bị tư thế để phát âm chữ HƯ(xem cách phát âm ở phần Lục Tự Khí Công), đồng thời ép bụng để tiết hơi ra miệng, tư tưởng và sự chú ý hoàn toàn tập trung vào chữ HƯ, hơi thở được đẩy ra từ từ qua cấu trúc chữ HƯ của vòm miệng ra ngoài, tư tưởng suy nghĩ đang phát ra chữ HƯ nhưng chỉ tồn tại trong Tiềm thức, chứ âm hưởng không thực sự có thật. (Âm tự tồn tại và được phát ra trong tâm thức chính là ở dạng tàng ẩn bên trong, cho nên mang tải sức chấn động của Nội khí rất lớn) .Tiếp tục hơi thở vào như trước, rồi lần lượt tiết tự các Tự Quyết tiếp, theo nhịp thở như thường lệ, sau khi tiết tự chữ HƯ đủ 6 lần thì tiếp nối hơi thở để tiết tự chữ HA. Thứ tự lần lượt chữ HƯ 6 lần ,chữ HA 6 lầnà chữ HÔ 6 lần à chữ HI 6 lần à chữ SUY 6 lần à chữ HU 6 lần . Đến đây là kết thúc vòng 1 tức là vòng khởi động, không được dừng lại làm gián đoạn nhịp thở mà phải liên tục tiếp nối nhịp thở tiết tự của vòng 2. Lại hít vào bằng mũi, tư tưởng tập trung lên đỉnh đầu.....Thở ra, kèm theo việc tiết tự chữ HƯ, vì chữ HƯ là chữ trung tâm đã chọn cho liệu pháp trị bệnh về Mắt. Chữ HƯ được thực hành tiết tự 18 lần liên tục, đến đây là kết thúc vòng 2 tức là vòng hoạt hóa, cũng có nghĩa là vòng chủ chốt để trị bệnh. Tiếp tục nhịp thở tiết tự của vòng 3, lại bắt đầu từ chữ HƯ, nhưng mỗi tự quyết thực hiện đến 12 lần theo thứ tự sau: chữ HƯ 12 lầnà chữ HA 12 lần à chữ HÔ 12 lần àchữ HI 12 lần à chữ SUY 12 lần à HU 12 lần. Đến đây là kết thúc một buổi thực hành tiết tự.

Tóm lại quá trình luyện tập cho một lần vòng lục tự Nhật khởi-Đông khai để trị bệnh, bằng 126 hơi thở tiết tự như sau : Chữ HƯ 6 lầnàchữ HA 6 lầnàchữ HÔ 6 lầnàchữ HI 6 lầnàchữ SUY 6 lầnàchữ HU 6 lần è chữ HƯ 18 lần è chữ HƯ 12 lầnà chữ HA 12 lần à chữ HÔ 12 lần à chữ HI 12 lần à chữ SUY 12 lầnà chữ HU 12 lần. Hết

Đồng thời với việc luyện tập vòng Nhật Khởi Đông Khai. Bạn nên hàng ngày uống thêm Trà Kỷ Tử nữa thì càng tốt. Hạt Câu Kỷ Tử ở bất kỳ tiệm thuốc Bắc nào cũng có bán. Bạn cho khoảng 2 thìa canh đầy hạt Câu Kỷ Tử vào một bình thủy, rồi đổ vào khoảng 1 lít nước sôi. Uống trong ngày như uống nước giải khát.

Thực hiện đúng liệu trình này bảo đảm sau một thời gian 1 tháng mắt bạn sẽ tốt lên. Sau khoảng 4 đến 6 tháng thực hành LTKC. Chắc chắn cái kiếng dày như đít chai của Bạn chỉ còn là một kỷ vật."

Trả lời :

Tôi có người cháu cận nặng 11 đi-ốp, sau khi tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh 1 tháng, độ cận xuống, một mắt còn 7 đi-ốp, mắt kia còn 9 đi-ốp, sở dĩ chênh lệch do lúc tập, mắt không nhìn thẳng vào 1 điểm cố định phía trước, mà vừa tập vừa nhìn về một bên nên khí chuyển khai thông lên mắt không đều, bây giờ độ cận của cháu còn 1-2 đi-ốp

Nếu xét đến nguyên nhân của bệnh cận thị (Myopia) theo đông y khí công :

a-Cận thị nhẹ dưới 6 đi-ốp : Khi khám đáy mắt không có tổn thương, đối với người có sức khỏe bình thường, diễn tiến không thay đổi cho đến khi lớn tuổi đeo kính lão thì độ cận sẽ giảm hoặc không phải dùng kính.

b-Độ cận trên 7 đi-ốp : Mắt hơi lồi, đáy mắt có dấu hiệu suy tổn nơi võng mạc, là loại cận thị nặng trở thành bệnh cận thị.

Khi đo áp huyết, có sự chênh lệch theo lý thuyết đông y khí công có 3 nguyên nhân :

1-Về điều tiết : Do thói quen nhìn gần hơn tiêu điểm của mắt, bắt mắt phải điều tiết gần hơn trong thời gian qúa lâu ở độ sáng không thích hợp, hoặc sáng qúa hoặc tối qúa làm mỏi cơ mắt, (thí dụ vật nhìn cách xa mắt 20cm) so với khả năng bình thường của mắt (thí dụ vật nhìn cách xa mắt 30cm) làm cho mắt phải điều chỉnh tăng đi-ốp, hoặc do di truyền.

2-Theo lý thuyết đông y, gan khai khiếu lên mắt, nên mắt tốt hay xấu đều do chức năng hoạt động của gan. Khi can huyết suy không đem máu lên nuôi mắt làm mắt suy yếu. Thận thuộc thủy là mẹ của can mộc không cung cấp năng lượng nuôi con là gan, do đó theo đông y bệnh cận thị do chức năng gan thận suy. Tây y tuy không biết đến lý thuyết của đông y nhưng có thể kiểm tra được bằng máy đo áp huyết ở 2 tay, có kết qủa số đo khác nhau ở hai bên tay thì độ nhìn của 2 mắt có độ đi-ốp khác nhau. Khi nhãn áp tăng thì độ cận tăng, áp huyết thấp thì bị viễn thị.

3-Nguyên nhân do ăn uống :

Độ cận càng tăng do nhãn áp tăng nguyên nhân do ăn nhiều những chất ngọt gây ra bệnh tiểu đường, làm giảm thị lực do khả năng đàn hồi của mắt kém đi, do lượng sinh tố B1 và calcium sút giảm, theo lý luận đông y, chất ngọt vào tỳ dư thừa thì tỳ thổ sẽ khắc thận thủy làm thận không nuôi can mộc, còn những chất cay nóng, nhiều mặn, làm ảnh hưởng đến chức năng điều chỉnh khí huyết của gan thận nên áp huyết tăng.

Khi chữa bệnh về mắt, cần điều chỉnh cả 3 nguyên nhân :

1-Tập đưa vật nhìn ra xa đúng tầm 25-30cm, nhìn tập trung vào một điểm.

2-Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Phất Tay, nên đứng xa tường, dán một tiêu điểm tròn 1-2cm vuông lên tường ngang tầm nhìn của mắt. Khi phất tay đưa ra phía trước thì thở vào, phất tay ra sau thì thở ra, tự nhiên. (ở đây tôi không dùng từ hít vào, mà dùng từ thở vào, vì hít vào là dùng sức hít mạnh vào, còn thở vào là thở tự nhiên không dùng sức ). Cách tập này điều chỉnh khí của gan thận để điều chỉnh đưa khí lên nuôi mắt. Khí này do phất tay và bấm 5 ngón chân, dùng ngoại khí tác động vào khí của gan thận, khác với phương pháp chữa mắt bằng Lục Tự Quyết là dùng nội khí theo vòng Tiểu Chu Thiên. Phương pháp nào cũng có ưu khuyết điểm, có thể kiểm tra được bằng cách đo áp huyết ở 2 tay trước và sau khi tập, phương pháp nào đưa áp huyết hai tay cân bằng lọt vào tiêu chuẩn trong hạn tuổi của mình thì phương pháp đó phù hợp với bệnh của mình.

Riêng những bệnh mắt do áp huyết thấp, không đủ khí huyết dẫn lên nuôi mắt làm thị lực yếu, mờ, quáng gà, mù...thì tập Lục Tự Quyết làm tăng áp huyết tăng nhãn áp, kích thích lại chức năng điều tiết mắt sẽ có kết qủa, nhưng không phù hợp cho người bị cao áp huyết, cho nên cần phải theo dõi áp huyết 2 tay sau mỗi lần tập rồi so sánh với áp huyết tiêu chuẩn của khí công dưới đây :

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

3-Nếu không tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh phất tay, thì tập Dịch Cân Kinh 2 Nhịp của khí công y đạo, mỗi ngày 30-60 phút sẽ làm giảm độ cận, có thể áp dụng bài tập sau thay bài Lục Tự Quyết, để phòng ngừa mắt bị bệnh cận thị, khi phải làm việc nhiều bằng mắt làm mỏi mắt :

a-Ngồi ở ghế, nheo 2 mắt lại 5 giây, mở ra 5 giây. Khi nhắm mắt theo hơi thở vào, khi mở mắt theo hơi thở ra. Tập 20 lần.

b-Chớp mắt thật nhanh khoảng 2 phút.

c-Nhắm mắt, xoa bóp quanh hốc măt và bóp nhẹ dọc theo chân mày từ đầu chân mày đến cuối chân mày (từ huyệt Toàn Trúc, Ngư Yêu đến Ty Trúc Không)

Điều chỉnh bằng ăn uống :

Mắt mù lâu năm : Bổ can tán :

Mua ở tiệm thuốc bắc 100g Tật Lê Tử, dùng máy xay tiêu hay máy xay cà phê, xay thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g, công dụng điều can kh , giải uất, làm sáng mắt

Giúp sáng mắt : Bổ thủy ninh thần thang

Sinh Địa, Thục Địa, mỗi thứ 8g, Bạch Thược, Đương Quy, Phục Thần, mỗi thứ 6g, Cam Thảo sống 2g. Sắc 4 chén nước cạn còn 1 chén uống nóng buổi tối.

Cách ngày dùng 1 thang, đo áp huyết theo dõi khi áp huyết lọc vào tiêu chuẩn thì ngưng.

Hai loại thuốc làm thành viên có bán sẵn tại tiệm thuốc bắc, những người lớn tuổi nên dùng để điều chỉnh chức năng gan thận, sáng mắt, ổn định áp huyết và lượng đường trong máu. :

Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn (Qi Ju Di Huang wan)

Trị gan thận suy, chóng mặt, hoa mắt, thị lực giảm, huyết áp cao.

Minh Mục Địa Hoàng Hoàn (Ming Mu Di Huang Hoàn)

Trị mắt khô, quáng gà, thị lực kém, áp huyết cao âm hư hỏa vượng.

Trà Kỷ Cúc :

Dùng 10 Hoa Cúc khô với 2 thià Kỳ Tử khô trong 1 ly nước sôi, hay nấu trong 1 lít nước bỏ trong bình thủy, uống dần trong ngày như nước trà.

Tham khảo thêm cách chữa bằng huyệt :

Bài 1 : Day Hà Đồ Lạc Thư : Hà Đồ Lạc Thư

Bài 2 : Day bấm huyệt chữa mắt : (xem Sổ tay tìm huyệt, hay Huyệt Vị Đông Y : http://www.thaythuoccuaban.com/huyetvi/index.htm )

a : Day vào các huyệt hai bên mắt và hai bên tay chân, mỗi huyệt 18 lần theo thứ tự xong, thì dùng cao Salonpas dán vào những huyệt sau :

Toản Trúc (huyệt thứ 2 K.Bàng Quang, viết tắt BQ.2). Ngư Yêu (Kỳ huyệt 1, viết tắt KH.1), Ty Trúc Không (Tat.23=huyệt thứ 23 kinh Tam Tiêu), Tình Minh (BQ.1), Đồng Tử Liêu (Đ.1 =Kinh Đởm 1), Thừa Khấp (k.Vị 1=V.1), Ế Minh (KH.2), Tý Nhu (k. Đại Trường 14=ĐT.14), Túc Tam Lý (V.36), Quang Minh (Đ.37).

b-Day hai huyệt Phong Trì (Đ.20) và Thủy Tuyền (Th.5) hai bên, mỗi huyệt day thuận chiều kim đồng hồ 36 lần, mỗi ngày day 2 lần.

Thân

doducngoc