Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Câu hỏi 100 : Trị cổ họng có nhiều đàm nhớt, làm ngộp thở ở trẻ sơ sanh và người lớn :

Toa thuốc Đàm Lao Phương :

Bạch Phàn (phèn chua) 20g, Thanh Qua Lâu 2 cái.

Cách chế biến :

Đem Qua Lâu đập nát, cho bột phèn chua vào nướng trên ngói, phơi trong mát.

Mỗi khi dùng, lấy một ít hòa với nước, ngậm nuốt dần sau khi ho làm tan hạ đàm hoặc ói ra đàm.

Cách đây 40 năm, tôi có cháu trai, con của em gái tôi khi sanh được vài tháng tuổi, cháu bị đàm làm ho, đàm kéo lên đầy cổ họng mà không ra được làm nghẹt thở, rặn đến nỗi mặt đỏ bầm, gồng cứng cả người, các bác sĩ không có thể giúp gì được. Lúc đó tôi nghiên cứu sách đông y, thấy được bài có vị thuốc này, nên ra tiệm thuốc bắc, họ có bán sẵn, mỗi thứ tôi mua 2 chỉ nhờ họ giã thành bột. Tôi dùng 1 thìa nhỏ bột vừa đút vào miệng cháu, cháu buồn nôn ọc ra một chén đàm nhớt từ phổi và bao tử ói ra trông dễ sợ, kể từ đó đến nay cháu hơn 40 tuổi, không còn bị đàm nhớt.

Sang đến xứ phương tây, không đám áp dụng, vì tây phương không dùng phèn chua bao giờ, còn ở Việt Nam phèn chua dùng để lọc nước ăn uống là bình thường, ngoài ra trong đông y dùng phèn chua chữa được rất nhiều bệnh theo kinh nghiệm của đông y như dưới đây, tôi củng đã áp dụng cho 2 thìa bột phèn chua bỏ vào trong qúa dứa (qủa thơm gọt vỏ), nướng cho chín, rồi vắt lấy nước, chia 2 lần uống, 1lần vào buổi tối, 1 lần vào buổi sáng, sau đó di tiểu ra bột của sạn thận đã vỡ ra, nên không cần mổ.

Thân

doducngoc

Phần tham khảo thêm về công dụng của Qua Lâu và Bạch Phàn :

Công dụng của Qua Lâu :

Tên khoa học Fructus Trichosanthis, nguyên có tên là Qua lâu thực, còn gọi là Dược qua, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục, là quả chín phơi hay sấy khô của cây Qua lâu.(dân gian gọi là dưa núi, dưa trời)

Có nhiều loài, tên thực vật khác nhau như Trichosanthes Ririlowii Maxim, Trichosanthes rothrnii Harms, Trichosanthes multiloba Miq v.v.. Nhân của quả chín gọi là Qua lâu nhân, vỏ quả gọi là Qua lâu bì, dùng cả nhân và bì gọi là Toàn qua lâu. Cây Qua lâu còn cho vị thuốc Thiên hoa phấn tức rễ Qua lâu (Radix Trichosanthis).

Cây Qua lâu có mọc ở Cao bằng, Việt Nam. Các vị Qua lâu làm thuốc phần lớn nhập của Trung quốc.

Tính vị qui kinh:

Qua lâu vị ngọt tính hàn, qui kinh Phế Vị Đại tràng.

Theo các sách cổ:

Sách Nhật dụng bản thảo: vị đắng tính bình lương không độc.

Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di: ngọt nhuận.

Sách Bản thảo hội ngôn: nhập thủ thiếu âm, thái âm kinh.

Sách Bản thảo tân biên: nhập 2 kinh phế vị.

Thành phần chủ yếu:

Theo sách Trung dược học: Quả Qua lâu có saponin, triterponoid, acid hữu cơ, resin, chất đường, sắc tố và dầu béo.

Qua lâu nhân (semen Trichosanthis) có dầu béo, trong đó có nhiều loại cholesterol.

Qua lâu bì (pericarpium trichosanthis) có nhiều loại amino acid và chất giống alkaloid.

Trong rễ Qua lâu (Thiên hoa phấn) có rất nhiều tinh bột.

Viện Y học Bắc kinh nghiên cứu thấy trong Thiên hoa phấn có chừng 1% saponozit.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Qua lâu bì có tác dụng:

Thanh phế hóa đàm, lợi khí khoang hung. Chủ trị chứng ho do phế nhiệt, chứng hung tý, kết hung (ngực đau đầy tức, do khí kết tụ, có khi là do khối u).

Qua lâu nhân có tác dụng:

Nhuận phế hóa đàm, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị các chứng táo bón do trường táo, nhũ ung, trường ung, ung thư thũng độc.

Toàn qua lâu đều có tác dụng và điều trị các chứng như trên.

Trích đoạn Y văn cổ:

Sách Danh y biệt lục: " trị hung tý (đau ngực) duyệt trạch nhân diện (tươi nhuận da mặt).

Sách Bản thảo cương mục: " nhuận phế táo, giáng hỏa. Trị khái thấu, trừ đàm kết, lợi yết hầu, tiêu ung thũng sang độc".

Sách Bản thảo thuật: " Qua lâu thực dùng trị chứng đàm do nhiệt táo, nếu đem dùng cho các chứng hàn đàm, thấp đàm, khí hư, thực tích sinh đàm đều không có ích gì mà lại có hại".

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Triterpenoid saponin có tác dụng khu đàm.

Qua lâu nhân có nhiều dầu béo nên có tác dụng gây xổ mạnh, Qua lâu bì tác dụng nhẹ, Qua lâu sương thì có tác dụng hòa hoãn hơn.

Thuốc có tác dụng giãn động mạch vành rõ rệt, gia tăng lưu lượng máu của động mạch vành, chống thiếu oxy và hạ mỡ máu.

Invitro, thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lị sonnei, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn thổ tả và nấm gây bệnh ngoài da.

Thuốc có tác dụng chống hoạt tính ung thư.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị động mạch vành:

Dùng Qua lâu nhân chế thành viên dùng, ngày 3 lần mỗi lần 4 viên (lượng thuốc mỗi ngày tương đương với 31,2g thuốc sống, cá biệt bệnh nhân có cơn đau thắt ngực dùng Nitroglycerine hoặc Quan tâm tô hợp hoàn (thành phẩm)). Đã trị 100 ca và theo dõi từ 2 tuần đến 14 tháng. Có kết quả lâm sàng (triệu chứng giảm) 76% kết quả điện tâm đồ 52,9% (Tổ phòng trị bệnh động mạch vành - Bệnh viện Nhân dân số 3, trực thuộc Học viện Y số 2 Thượng hải, Tạp chí Tân y dược học 1974,3:20).

Báo cáo của 13 Bệnh viện ở Thượng hải dùng dịch chích Qua lâu trị 413 ca bệnh mạch vành, kết quả lâm sàng 78,1%, kết quả điện tâm đồ 56% (Thông tin Trung thảo dược 1976,9:47).

2.Trị viêm phế quản thể đàm nhiệt; ngực đau do đàm vàng hoặc áp-xe phổi:

Tiểu hãm hung thang (Thương hàn luận): Qua lâu thực 12g, Bán hạ 10g, Hoàng liên 4g, sắc uống.

Toàn qua lâu, Ý dĩ nhân đều 15g, Cát cánh 10g, Kim ngân hoa 10g, Bồ công anh 12g, sắc uống. Bài này trị ápxe phổi có kết hợp trụ sinh kết quả tốt.

3.Trị viêm tuyến vú cấp: sưng nóng đỏ đau sốt.

Toàn qua lâu, Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 15g sắc uống kết hợp rút ngắn thời gian điều trị.

4.Trị táo bón:

Qua lâu thực 15g, Cam thảo 3g, sắc uống, có thể hòa thêm ít mật ong.

5.Trị da xạm: Thiên hoa phấn 16g giã nhỏ, thêm nước đun sôi để nguội lọc nước uống.

6.Trị trẻ em vàng da:

Thiên hoa phấn giã nhỏ, cho nước đun sôi để nguội gạn nước uống. Có thể thêm mật ong cho dễ uống.

7.Trị phụ nữ cho con bú ít sữa: Thiên hoa phấn đốt tồn tính tán nhỏ ngày uống 16 - 20g.

8.Trị viêm họng mất tiếng:

Qua lâu bì, Bạch cương tằm, Cam thảo đều 10g, Gừng tươi 4g, nước 500ml sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày.

Liều lượng thường dùng và chú ý:

Liều: Toàn qua lâu: 10 - 20g; Qua lâu bì: 6 - 12g; Qua lâu nhân: 10 - 15g.

Kiêng kỵ : Qua lâu nhân có tác dụng nhuận tràng mạnh nên không dùng với người tỳ hư thường hay tiêu chảy. Thuốc phản Ô đầu.

Công dụng của Phèn Chua (Bạch Phàn)

Tên khoa học:

Alumen, Sulfas Alumino Potassicus.

Điều chế phèn chua từ nguyên liệu thiên nhiên là Minh phàn thạch, công thức K2S0, Sulfataluminium A12 (S04)3, A14(OH)3 có lần ít sắt nung Ming phàn thạch (Alunite) rồi hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh sẽ được phèn chua, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, khi thì một miếng to không màu hoặc trắng, có khi trong hay hơi đục, tan trong nước không tan trong cồn, Rang ở nhiệt độ cao phèn chua mất dần hết nước để thành Phèn phi, xốp nhẹ gọi là khô phàn (Alument Usium).

Thuốc Bạch phàn còn gọi Phèn chua, phèn phi, khô phèn.Vũ nát (Bản kinh), Vũ trạch (Biệt lục), Mã xĩ phàn (Bản thảo tập chú), Nát thạch (Cương mục), Minh thạch, Muôn thạch, Trấn phong thạch (Hòa hán dược khảo), Tất phàn, Sinh phàn, Khô phàn, Minh phàn, Phàn thạch..

Phàn có nghĩa là nướng, vị này do một loại khoáng chất nướng ra mà thành, nó có màu trong sáng nên gọi là Minh cho nên gọi là Minh phàn. Khi rang lên cho 1 vị xốp trắng nhẹ khô nên gọi là Khô phàn. Phàn là phèn, Minh là trong sáng, vị phèn có màu trong và sáng.

Tính vị, qui kinh:

Vị chua chát, tính lạnh Nhập kinh Tỳ

Tác dụng:

Táo thấp, sát trùng, khử đàm, chỉ huyết, đồng thời lại còn có tác dụng làm mửa mạnh nhiệt đàm.

Theo Kinh nghiệm đông y :

1-Ngứa âm hộ, huyết trắng, ngứa lở (tán bột xức hoặc sắc rửa). Cổ họng sưng đau, đờm dãi nhiều, động kinh. Dùng từ 2-1 chỉ uống, ngoài dùng tùy thích.

2- Nhức đầu không muốn ăn do đờm kết, dùng Bạch phàn 1 lượng sắc với 2 chén nước còn 1 chén trộn với 2 muỗng mật ong, uống sẽ nôn ra đờm, nếu chưa uống thêm nước để dễ mửa.

3- Trẻ con mới sinh khóc mãi vì hàn khí ở bụng mẹ, dùng Bạch phàn nung lửa 1 ngày tán bột viên bằng hạt ngô đồng, mài với sữa cho uống lần 2 viên cho đến khi hết.

4- trị sản hậu bị cấm khẩu : dùng Bạch phàn sống 1 chỉ tán bột trộn nước lạnh cho uống 2-3 lần.

5- Trị chứng trẻ em miệng lưỡi trắng không bú được : Phèn chua phi 1 chỉ, tán bột dùng lông gà rà vào miệng

6-Đại tiểu tiện không thông dùng Bạch phàn 5 chỉ tán bột, nằm ngửa bỏ vào rốn làm khí lạnh vào bụng một lát thì đi được.

7-Trị đau bụng thổ tả : dùng phèn phi 1 chỉ uống với nước đun sôi .

8-Rắn độc cắn để 1 cục Bạch phàn lên lưỡi dao đốt cho chảy ra, rồi dùng nó nhỏ một giọt vào chỗ vết thương.

9-Hôi nách dùng phèn phi tán bột bọc vào khăn lụa hoặc khăn tay xát vào nách hàng ngày.

10-Tai chảy nước chảy mủ, miệng lưỡi lở dùng phèn phi rắc tại chỗ hoặc trộn nước lạnh để rửa

11-Sát trùng chỉ ngứa: Dùng trong trường hợp lở ngứa, chảy nước, ký sinh trùng trong ruột.

12- Giải độc y sang: Dùng trong trường hợp lở láy do thấp nhiệt, dưới miệng lở chảy mủ trong tai.

13-“Hóa đờm hoàn” dùng Bạch phàn 1 lượng, Tế trà (chè tàu) nhỏ cánh, lâu năm càng tốt 5 chỉ, Tán bột luyện với mật ong bằng hạt đậu đen, trẻ con lần uống 5-6 viên, người lớn lần 15 viên với nước nóng, uống đại tiện ra nhiều đờm trị động kinh bởi phong đờm.

14-“Hoàng lạp hoàn” gồm Bạch phàn 1 lượng sống, luyện với sáp ong nóng chảy viên to bằng hạt đậu đen, lần uống 10 viên đến 20 viên với nước nóng, nếu nhọt chưa thành thì tan đi, nếu có mủ thì vỡ mủ, mau lành miệng bài này trị đinh nhọt, phát bối (nhọt độc ở lưng), nhọt độc đầy người.

15-Trúng phong cấm khẩu dùng Bạch phàn 1 lượng, Tạo giáp 5 chỉ tất cả tán bột (từng vị 1) uống một lần 1 chỉ với nước sôi để nguội, dần dần đờm sẽ ra thì bớt.

16-Liễm huyết, chỉ huyết: Dùng trong nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng lậu xuất huyết do dao cắt “Chỉ huyết tán” Bạch phàn, Hài nhi trà, tán bột các vị bằng nhau, mỗi lần 3-4 phân uống với nước nóng. Trị xuất huyết ở phổi.

Kiêng kỵ: Chứng ho âm hư cấm dùng. Không nên uống nhiều uống lâu.