Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

Câu hỏi 174 : Hỏi cách day bấm bổ tả trên một huyệt và Toa thuốc chữa bệnh đái dầm.

Kính thưa Thầy,

Con Kim Tiến hiện sống ở Đức muốn hỏi Thấy cách tự chữa bệnh. Con đọc trang bấm huyệt chữa bệnh ở câu 16 trạng 51 nói về Tỷ Vị Hư Hàn thì bấm huyệt Túc Tam Lý (V 36) ) và ở Tam Âm Giao (tỳ 6) . Con hiểu thế này có đúng không hả Thầy. Con hiểu là 36 x 6 = 210 lần là Túc Tam Lý. Tam Âm Giao là 6 x 6 = 36 lần. Con xin cảm ơn Thầy và kinh chúc Thầy vạn sự bình an.

Trả lời :

1-Huyệt Túc Tam Lý (V.36).

Túc là chân, tam là 3, lý là 1 dặm đường dài khoảng 1 mile (1609m), có nghĩa là sử dụng hơ cứu vào huyệt này, thì có gía trị thể đi được 3 dặm đường mà không bị mệt mỏi.

Còn số V.36 là sự thống nhất quốc tế, không dùng huyệt bằng tên, khó nhớ nên huyệt được đánh số thứ tự, là huyệt thứ 36 trên đường kinh Vị, nên Việt Nam viết tắt kinh Vị bằng chữ V.và huyệt thứ 36 là (V.36), còn Pháp viết tắt kinh Vị bằng chữ Estomac là (Es.36) Anh viết tắt ch ư ữ Stomac là (St.36).

Còn cách day bổ trên 1 huyệt là day thuận chiều kim đồng hồ 6 lần là số lão âm trong qủe dịch, để tăng âm bổ huyết, day 9 lần là số lão dương để bổ khí. Day tả là day nghịch chiều kim đồng hồ, tả huyết day nghịch chiều 6 lần tả khí day nghịch chiều 9 lần. Còn day bổ hay tả vừa khí vừa huyết là 18 lần, nó không có liên quan gì đến số thứ tử của huyệt đó. Thay vì mình nói day bổ huyệt Túc Tam Lý, nếu mình học theo lối tây phương, quên mất tên huyệt, chỉ nhớ vị trí huyệt theo số thứ tự, thì mình nói day bổ huyệt thứ 36 trên kinh Vị, thì số 36, 37,38.. này không có ảnh hưởng làm tăng giảm lần day 6 lần hay 9 lần, nên không có nghiã là day đến 210 lần.

Công dụng của huyệt Túc Tam Lý nói chung về cả hai phương diện bổ hay tả để tùy theo cách định bệnh của thầy thuốc cần bổ hay tả :

Lý tỳ vị, điều trung khí, hòa trường, tiêu trệ, thông kinh lạc, thông khí huyết, phò chính, bồi nguyên, bổ hư tổn, tăng bạch, hồng cầu. làm mạnh chân, tăng sức phòng bệnh... những trường hợp này cần day bổ., còn công dụng sơ phong hóa thấp, đuổi tà trị sưng đau nhức...những trường hợp này cần day tả.

2-Huyệt Tam Âm Giao (Tỳ 6)

Tam là 3, Âm là đường kinh âm dưới chân là kinh Can, Tỳ, Thận, giao là giao nhau tại huyệt này, gọi là giao hội huyệt, nên dùng huyệt này để điều chỉnh được cả 3 đường kinh. Thay vì nói huyệt Tam Âm Giao, thì người ngoại quốc nói huyệt thừ 6 ủa Kinh Tỳ nên viết tắt là (Tỳ 6), tiếng Pháp là Rate Pancréas, viết tắt là (Rp.6), tiếng anh là Spleen viết tắt tên huyệt là (Sp.6)

Nguyên tắc day bồ trên huyệt là thuận chiều kim đồng, day tả là nghịch chiều, về huyết thì 6 lần, về khí là 9 lần vừa khí vừa huyết là 18 lần, cho bất kỳ huyệt nào.

Còn công dụng của một huyệt đều nói chung đến hai mặt của bổ tả, nên phải chia công dụng của huyệt thành hai phần như :

Công dụng của huyệt Tam Âm Giao :

Thí dụ kiện tỳ, sơ can, ích thận thì day bổ 6 lần bổ huyết, day 9 lần là bổ khí làm mạnh chức năng can tỳ thận.

Thí dụ muồn trừ phong thấp kinh lạc, hóa thấp, phải day tả 6 lần do huyết tắc, tả 9 lần do khí tắc.

Còn công dụng khác là : Trợ vận hóa, thông khí trệ hạ tiêu, điều huyết thất tinh cung, nếu do thiếu khí huyết không thông thì day bổ thận chiều, bổ thêm huyết day 6 lần, bổ thêm khí day 9 lần, bổ cà khí huyết, day thuận 18 lần. Ngược lại do khí huyết tắc, thì day tả nghịch chiều, tả huyết ứ tắc day nghịch 6 lần, do khí tắc, day nghịch 9 lần, cả khí và huyết tắc, day nghịch 18 lần.

Thân

doducngoc

----------------

Kính thưa Thầy,

Thầy là vị cứu tinh, là ân nhân của trần thế, giống như Ông Tiên.

Con xin vô cũng biết ơn những tài liệu thật là qúy trị biết bao Thầy đã gửi cho con. Thầy ơi! Gia đình con gửi cho con bài thuốc chữa đái dầm của Thầy đã cắt thuốc cho con. Nhưng còn lại nhận được 3 vị Ô Dược, Ích Trí Nhân, Hoài Sơn (mỗi thứ 20g) và tất cả là nguyên số chứ chưa được tận hoặc làm hoàn. Kính mong Thầy chỉ cho con cách dùng như thế nào. Con cho vào máy xay và uống hay là con sắc như thuốc bắc hà Thầy. Con xin cảm tạ sự hồng phúc của Thầy.

Kính chúc Thầy và GD vạn sự bình an.

Kinh thứ

Còn Kim Tiến

Trả lời :

1-Toa thuc trị bệnh : Đái Dầm :

Ô Dược, Ích Trí Nhân, Hoài Sơn (chưng rượu), lượng bằng nhau, mỗi thứ 20g. Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 8g-12g, ngày 2-3 lần (Súc Tuyền Hoàn - Phụ Nhân Đại Toàn Lương phương),

Khi có đủ 3 vị, đem Hoài Sơn bỏ vào chén đổ ít rượu trắng, cho vào nồi hấp cách thủy gọi là chưng rưọu. Sau bỏ cả 3 vị vào sấy khô, rồi bỏ chung vào máy xay ra được 60g bột, chia làm 6 gói nhỏ cất đi. Mỗi lần uống 1 gói, ngày uống 2 lần, uống 3 ngày, hoặc bệnh nặng, ngày uống 3 lần, uống làm 2 ngày với nước nóng ấm vào sáng, trưa, tối.

Thuốc này không cần sắc.

Thân

doducngoc