Kính thầy,
Một hôm, tra cứu trên website, con tình cờ được biết, Thầy đã chữa lành rất nhiều bệnh nhân, trong đó có cả những người ngoại quốc nữa.
Con rất muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về KCYD để có thể giúp đở mọi người.
Hôm nay, con xin Thầy chữa bệnh giúp con :
Nam, 54 tuổi, HA đo được (con không uống thuốc HA) :
Sáng Tay trái 121/88/80 Tay phải 124/86/78 (trước ăn)
Tay trái 119/83/72 Tay phải 124/88/76 (sau ăn)
Trưa Tay trái 126/85/80 Tay phải 129/89/78 (trước ăn)
Tay trái 123/82/81 Tay phải 137/89/76 (sau ăn)
HA tay phải con thường cao hơn tay trái, trước cũng như sau ăn.
Con bị các chứng sau :
1/- Cổ gáy và hai bên vai thường bị đau và mỏi.
2/- Các ngón tay trái thường bị lạnh; phần trên cánh tay trái-gần bả vai- bị đau nhức, sau khi giác hơi thì nơi ấy tím bầm, và cánh tay cảm thấy đở mỏi hơn.
Trước đây, con có chụp X-ray, thì BS nói bị thoái hóa cột sống cổ.
3/- Hay chóng mặt (không biết có phải bị rối loạn tiền đình không).
4/- Khi cử động khớp vai trái thường kêu lụp cụp (bác sĩ cho con uống Glucosamin, nhưng không đở)
5/- Các đầu ngón chân bị nhức, nhất là vào sáng sớm, đôi khi cả ngày.
6/- Bị ra mồ hôi vàng (hoàng đản), mùi khó chịu, nhất là từ lưng trở xuống.
(Không thể mặc áo trắng)
7/- Mắt : bị đục thủy tinh thể, hay mỏi, đỏ và nóng mắt.
8/- Khi con cúi chổng mông tập bài "Cúi ngửa ", con bị đau nhói ở phần mông trái (huyệt hoàn khiêu).
9/- Trong bài "Công bố kết quả 30 năm nghiên cứu về áp huyết" có đoạn :
"Số đo thứ hai là tâm trương, nếu lớn hơn 100 sẽ làm cho van tim bị hẹp dần, do đó van tim phải co bóp nhiều lần mới đưa đủ máu trở về tim, nếu số đo dưới 70 hay 65 là van tim bị hở không đóng chặt để giữ được máu vào tim.
Nhưng ở Bài 227: "So sánh 2 cách chữa" :
số thứ hai chỉ tâm trương, theo KC là chỉ chức năng đàn hồi của van tim . số thứ hai trên 90 là bị hở van (140/100mmHg)
số thứ hai dưới 70 là van tim bị hẹp (140/66mmHg)
Xin Thầy giải thích giúp để con hiểu rõ hơn: khi nào van tim bị hở (>90 hay <90), hẹp (<70 hay >90).
Rất mong được Thầy hướng dẩn cụ thể để con sớm lành bệnh.
Trả lời :
Bệnh của cháu so với áp huyết tiêu chuẩn ở lứa tuổi trung niên thì sau khi ăn hơi cao, nhịp tim hơi nhanh và sự co bóp cơ tim không khép chặt, do đó sinh ra nhiều biến chứng .
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
1,2-Cổ gáy hai bên vai thường đau mỏi, ngón tay trái lạnh, cánh tay trái và bả vai đau :
Theo khí công, khi thần kinh ngoại biên bị co thắt thì áp huyết tăng, ngược lại áp huyết tăng cao thì thần kinh ngoại biên bị co thắt, áp huyết cao là cao hơn tiêu chuẩn của lứa tuổi.
Cần phải châm nặn máu ở 5 đầu ngón tay để làm hạ áp huyết, tập cúi ngửa cổ tìm điểm đau chân nặm máu ở cổ gáy vai.
3-Hay chóng mặt có dấu hiệu rối loạn tiền đình vì áp huyết hai bên chệnh lệch không đồng đều, có nghĩa máu lên đầu bị ứ tắc không thông. Cần tập bài Cúi Ngừa 4 Nhịp, tập 7 bài đầu khí công. Vỗ Tay 4 Nhịp, Vặn Mình 4 Nhịp.
4-Khi cử động khớp vai trái kêu lụp cụp :
Do thiếu chất nhờn, cần uống nhớt Đậu Bắp làm trơn các khớp và tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần cho khí huyết lưu thông tay vai sẽ hết đau. Lấy 5 trái Đậu Bắp, rửa sạch, thái mỏng, bỏ vào tô lớn, đổ nước nóng ngập tô, ngâm từ sáng đến chiều, nó chảy ra nhớt, tối uống nhớt đó giống như lòng trắng trứng gà hay mủ chôm, không có mùi vị gì, dễ uống, làm trơn và giảm các khớp.
5-Các đầu ngón chân bị nhức là bệnh gout (thống phong) do áp huyết cao, ăn nhiều đồ biển có nhiều chất vôi, và lười tập khí công, khí huyết không ra đến đầu tay chân. Cần phải châm nặn máu vào 5 đầu ngón chân và vào các điểm đau để thông khí huyết có lối thoát, sẽ ra máu ứ bầm và đôi khi chỗ nặn máu ra mủ trắng hay vôi bột trắng như bột calcium gọi là huyết hóa vôi. Sau đó tập bài Dậm Chân Phía Trước, Phía Sau/Chachacha, Dịch Cân Kinh 4 Nhịp 20 lần cho khí huyết thông xuống chân.
6-Bị ra mồ hôi vàng :
Do gan bị nhiệt, cần phải tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, và tập thêm hai lần sáng và tối để thanh lọc độc trong gan. Uống thêm Phan Tả Diệp để lọc máu độc trong gan vào 2 ngày cuối tuần trong 3 tháng, có công dụng làm hạ áp huyết, giải độc trong gan.
7-Mắt bị đục thủy tinh thể, mỏi, đỏ, nóng :
Do gan nhiệt độc, độ đường trong gan và trong máu cao, gan khai khiếu ra mắt đưa nhiệt lên mắt làm mắt đỏ, mờ, có thể tạo ra cườm hạt trong mắt. Nằm tập thở ở Đan Điền Tinh làm hạ áp huyết, giảm áp lực cho mắt. Sau mỗi bữa ăn uống 1 ly trà Hoa Cúc, ngày 4 lần sáng, tối, sau hai bữa ăn. làm mát gan, hạ nhiệt, hạ áp huyết. Dùng xác hoa đắp chườm mắt sẽ hết nóng đỏ, giúp sáng mắt, có thể nhai một vài xác hoa cúc trong ly trà Hoa Cúc cũng được.
8-Tập bài Cúi Ngửa, bị đau ở Hoàn Khiêu :
Do gan nhiệt co rút gân cơ lưng khiến các đốt sống lưng bị ép, sau lưng vùng gan thận bị căng cứng nổi cộm một bên, nên thần kinh tọa bị ảnh hưởng, do đĩa đệm vủng Mệnh Môn bị chèn ép, cần châm nặn máu ở những điểm đau giữa lưng cột sống, tập thở thông cột sống, nhờ người khác ép gót chân vào mông để làm thông thần kinh tọa.
9-Van tim hở hay hẹp :
Van tim bên trái cần phải co bóp mạnh và chặt để bơm máu ra khỏi tim, thì ngược lại van tim bên phải cần phải mở ra đưa hút máu về tim.
Hở van tim có hai trường hợp :
Do tim nở lớn là hở van tim thì số thứ hai lớn hơn tiêu chuẩn, có dấu hiệu máu thiếu oxy, làm đầu ngón tay bị thâm, và môi dưới bị xệ cũng có mầu hơi thâm do thiếu oxy, trường hợp suy tim mãn tính, giống như khung cửa lớn hơn cánh cửa, đóng không kín.
Còn khi chụp hình thấy hở van tim mà số thứ hai nhỏ hơn tiêu chuẩn là do cholesterol kết tủa đóng cục nhỏ chặn nơi van tim, nên van tim không đóng chặt, là trường hợp bệnh cấp tính, giống như cửa đã đóng kín mà còn vướng 1 cục đá kẹt nơi cửa, đo đó khi đóng mở rất khó, làm tim ngưng đập không tiếp nhận được oxy cho máu bơm lên não dễ nguy hiểm đến tính mạng hơn.
Do đó hở hay hẹp là nói tổng quát, nhưng tùy theo dấu hiệu bệnh để biết hở hay hẹp thuộc trường hợp nào, bên trái hay phải khác nhau về chức năng bơm ra, hút vào lệ thuộc vào van tim.
Thân
doducngoc